Top 7 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Bà Bầu Bị Chảy Máu Mũi Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Tobsill.com

Tại Sao Bà Bầu Bị Chảy Máu Mũi Khi Mang Thai

Trong quá trình mang thai, thì có khoảng 20% mẹ bầu bị chảy máu mũi trong thai kỳ và thường là trong tam cá nguyệt thứ hai. Vậy tại sao bà bầu bị chảy máu mũi, hiện tượng này có gây nguy hiểm cho thai nhi hay không?

Nguyên nhân bà bầu bị chảy máu mũi

Thay đôi hormone

Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone khi mang thai, cơ thể các mẹ sản xuất ra nhiều máu hơn, các hormone thai kỳ ( progesterone và estrogen) thúc đẩy sự giãn nở và gây ra áp lực cho các mạch máu trong mũi.

Mở rộng mạch máu

Khi mang thai, các mạch máu trong mũi các mẹ sẽ “mở rộng ra”, cộng với việc lượng máu tăng lên trong khắp cơ thể để nuôi thai nhi khiến áp lực lên thành mạch máu cao hơn khiến chúng dễ vỡ hơn. Đó là lý do gây chảy máu mũi ở phụ nữ mang thai và có khoảng 20% bà bầu bị chảy máu cam trong thai kỳ.

Khô mũi

Khô mũi là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu mũi trong thời kỳ mang thai. Khô mũi có thể là do các nguyên nhân như cảm lạnh, viêm xoang, dị ứng hoặc thậm chí do thay đổi thời tiết. Một nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng khô mũi là do việc ngồi trong phòng điều hòa quá lâu.

Do sức khỏe mẹ bầu

Bà bầu bị chảy máu cam còn do bị cảm lạnh, viêm xoang, dị ứng, mũi khô khi ngồi trong phòng điều hòa, trời hanh khô, ngồi máy bay hoặc các điều kiện môi trường quá khô và lạnh khiến mũi bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, các mẹ bầu bị chảy máu mũi trong thai kì còn do một số vấn đề về sức khỏe như huyết áp cao, rối loạn đông máu cũng có thể gây chảy máu cam.

Bà bầu bị chảy máu mũi có nguy hiểm cho thai nhi không?

là hiện tượng thường xảy ra trong thời gian mang thai, hiếm khi gây nguy hiểm đến thai nhi nhưng có thể làm tăng hiện tượng băng huyết sau sinh. Tuỳ theo trường hợp và mức độ nguy hiểm của triệu chứng mà bác sĩ có thể cho các mẹ những tiên lượng khác nhau như sinh thường hay sinh mổ.

Chảy máu mũi khi mang thai, bà bầu nên làm gì?

Khi phát hiện ra mình bị máu cam mẹ bầu nên làm theo hướng dẫn sau đây:

Ngồi xuống và bịt mũi lại trong khoảng 10 đến 15 phút và thở bằng miệng

Các mẹ nên nghiêng người về phía trước để máu chảy xuống mũi và miệng thay vì xuống cổ họng. Điều này cũng giảm nguy cơ máu chảy xuống dạ dày khiến mẹ có cảm giác buồn nôn.

Thông thường, máu mũi sẽ tự động ngưng chảy sau 20 phút nhưng đển không bị chảy trong 24 giờ tiếp theo thì mẹ nên hạn chế :

Hạn chế vận động mạnh như tập thể dục

Hạn chế thổi, ngoái mũi hay dụi mũi mạnh

Không nên uống rượu hoặc đồ nóng vì có thể làm giãn các mạch máu trong mũi gây chảy máu trong mũi

Trong trường hợp máu mũi chảy không ngừng thì các mẹ nên tới cơ sở y tế ngay để có biện pháp cầm máu kịp thời.

Phòng tránh chảy máu mũi khi mang thai?

Uống nhiều nước để giữ độ ẩm cho màng nhầy ở mũi

Hít thở nhẹ nhàng

Để miệng mở thay vì che đi khi hắt hơi

Hạn chế tiếp xúc môi trường khô, đặc biệt mùa đông hoặc khí hậu khô bằng cách tự tạo không khí ẩm trong nhà

Không nên ngủ trong phòng quá nóng

Nên tránh xa các chất kích ứng như khói thuốc

Dùng sáp hoặc dầu bôi có sẵn tại các nhà thuốc tây để giữ ẩm cho mũi

Nhỏ hoặc xịt dung dịch muối loãng cũng giúp ngăn ngừa chảy máu mũi ở mẹ bầu.

Không nên lạm dụng quá nhiều thuốc giảm đau hoặc thuốc xịt mũi vì chúng có thể gây khô lớp nhầy và kích ứng mũi.

Khi nào bà bầu bị chảy máu mũi cần đi khám bác sĩ?

Tình trạng chảy máu mũi sẽ trở nên nghiêm trọng, bắt buộc các mẹ phải đến gặp bác sĩ trong một số trường hợp sau:

Chảy máu mũi xảy ra sau khi các mẹ bị va chạm ở vùng đầu.

Các mẹ bị huyết áp cao kèm theo chảy máu mũi thường xuyên.

Đã thực hiện các bước cầm máu nhưng tình trạng chảy máu mũi không dừng lại sau 20 phút

Các mẹ gặp khó khăn khi thở bằng miệng trong lúc bóp mũi cầm máu.

Chảy một lượng lớn máu hoặc nuốt phải rất nhiều máu và nôn ói nhiều.

Bị chảy máu cam và kèm theo bị sốt hoặc ớn lạnh.

Mẹ Bầu Bị Nghẹt Mũi, Chảy Máu Cam

Người ta nói lúc mang thai là cả một hành trình vất vả, điều ấy thật đúng đắn đó các mẹ ạ.

Trong thai kỳ, mẹ bầu phải gặp phải hàng tá các vấn đề khác nhau, một trong số đó là nghẹt mũi và chảy máu cam. Sẽ chẳng lạ lẫm gì khi một ngày thức dậy mà mẹ hỉ mũi ra máu. Với vấn đề này thì mẹ bầu cần thêm thông tin và cách giải quyết như thế nào?

Vì sao mẹ bị chảy máu cam khi mang thai?

Chảy máu cam rất phổ biến khi mang thai. Cứ 8 mẹ lại có 1 mẹ bị chảy máu mũi. Trên thực tế, khả năng chảy máu cam tăng gấp đôi khi đang mang bầu.

Hormone progesterone và estrogen trong thai kỳ ảnh hưởng đến hoạt động của các mạch máu. Estrogen khiến cách mạch máu mở rộng ra (giãn ra). Progesterone làm gia tăng nguồn cung máu, tạo áp lực lên tĩnh mạch mỏng manh trong mũi.

Các lớp lót ẩm trong mũi (màng nhầy) có thể bị sưng và khô. Mẹ có thể cảm thấy tồi tệ hơn vào mùa đông, khi cái lạnh ùa về, và căn nhà thì khô và ấm bởi hệ thống sưởi tại gia.

Những điều này khiến cho các mạch máu trong mũi dễ dàng vỡ ra, khiến mẹ bị chảy máu một chút. Kể cả khi mẹ không bị chảy quá nhiều máu, mẹ có thể nhận thấy những vệt máu trên khăn khi xì mũi.

Mẹ bầu bị chảy máu cam

Vậy nên việc bà bầu chảy máu cam khi mang thai là chuyện không cần quá lo lắng khi chúng không quá nặng nề và không đi kèm các dấu hiệu bất thường khác.

Rất hiếm trường hợp chảy máu cam trong thai kỳ ảnh hưởng đến chuyện sinh con. Nếu như bạn bị chảy máu cam 3 tháng cuối thai kỳ có thể cân nhắc đến gặp bác sĩ.

Nếu như bà bầu bị chảy máu cam nhiều hơn 4 lần 1 tuần thì có thể tới gặp bác sĩ xem mình có bị bệnh gì khi mang thai nghiêm trọng không.

Làm thế nào để ngưng chảy máu mũi?

Chảy máu mũi hầu hết bắt đầu từ những mạch máu nhỏ ở trước mũi bạn, và khá dễ để ngăn chặn chúng.

Chảy máu mũi nếu bắt đầu từ những mạch máu lớn phía sau của mũi, thường nặng hơn và khó để ngăn chặn.

Ngồi xuống và giữ chắc phần mềm mại ngay trước lỗ mũi. Thở bằng miệng.

Giữ khoảng 10-15 phút, không lỏng tay.

Nghiêng người ra trước, mở miệng, để máu chảy từ từ qua mũi, hoặc mẹ có thể nhổ máu vào một cái bát hoặc chậu. Điều này giúp giảm lượng máu chảy xuống họng và vào dạ dày, có thể khiến mẹ cảm thấy buồn nôn.

Bọc một túi chườm đá hoặc rau đông lạnh trong một chiếc khăn hoặc vải rồi đặt lên sống mũi.

Hãy đứng thẳng thay vì ngồi xuống. Điều này giúp giảm huyết áp trên các mạch máu mũi và ngăn máu chảy.

Chỉ nằm nghiêng về một bên nếu cảm thấy choáng.

Để ngăn máu cháu lần nữa, trong vòng 24h sau, không:

Nằm thẳng

Xì hoặc ngoáy mũi

Tập thể dục mạnh

Nâng, vác nặng

Uống đồ uống có cồn hoặc đồ nóng, bởi những chất này có thể khiến mạch máu giãn ra.

Để tránh hiện tượng chảy máu cam bà bầu nên làm gì?

Bà bầu nên hít thở nhẹ nhàng thôi và nhớ để miệng mở khi hắt xì.

Không nên sinh hoạt hoặc ngủ trong phòng quá nóng và hạn chế tiếp xúc trong môi trường khô, đặc biệt là trong mùa đông. Bạn có thể tạo khí ẩm trong nhà để bài bầu thoải mái hơn.

Những chất kích thích như khói thuốc, rượu bia sẽ khiến cho bà bầu chảy máu cam nhanh hơn đấy.

Có thể dùng dầu bôi hoặc sáp có sẵn tại các cửa hàng thuốc để giúp mũi giữ ẩm. Một mẹo khác đó là nhỏ hoặc xịt dung dịch muối loãng để ngăn ngừa chảy máu cam.

Việc lạm dụng quá nhiều thuốc xịt mũi, giảm đau cũng có thể gây khô lớp nhầy hay kích ứng mũi.

Ngoài ra mẹ bầu nên lưu ý, khi chảy máu cam từ phần sau của mũi và trào ngược ra cũng là một trường hợp nguy hiểm đó các mẹ ạ. Khi tới các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ giúp mẹ có phương án cầm máu và chữa trị nhanh chóng.

Chảy máu mũi có nguy hiểm với mẹ và bé không?

Chảy máu mũi khi mang thai có thể dẫn đến nguy cơ chảy máu nặng sau sinh.

Một nghiên cứu lớn cho thấy nguy cơ băng huyết là cứ 10 phụ nữ lại có 1 phụ nữ bị chảy máu cam khi mang thai, so với số lượng phụ nữ không chảy máu cam là 1/17. Tuy vậy, cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn để chắc chắn chảy máu cam làm tăng nguy cơ gây ra biến chứng này.

Rất hiếm khi chảy máu cam ảnh hưởng đến sinh nở. Tuy vậy, nếu mẹ bị chảy máu cam nghiêm trọng trong 3 tháng cuối, bác sĩ sản khoa có thể khuyên mẹ sinh mổ.

Một khả năng nhỏ là quá trình sinh con có thể gây ra chảy máu cam khó kiểm soát. Đội ngũ y tế sẽ giúp mẹ cân nhắc những rủi ro và lợi ích.

Khi nào mẹ cần đến sự trợ giúp?

Gặp bác sĩ nếu mẹ bị chảy máu cam thường xuyên. Mẹ có thể được kê một loại kem sát trùng, hoặc bác sĩ sẽ đốt mạch máu mũi có vấn đề và sau đó kê toa kem. Đốt mạch máu mũi là chặn điểm chảy máu lại bằng cách đốt nó. Mẹ sẽ không cảm thấy gì cả, vì bác sĩ sẽ xịt thuốc gây mê vào bên trong mũi.

Bác sĩ có thể giới thiệu mẹ tới bệnh viện để chữa trị. Ngưng chảy máu mũi sau rất khó bởi các mạch máu ở đó lớn hơn.

Máu chảy ra từ miệng.

Máu cam quá nhiều khiến mẹ cảm thấy khó thở.

Mẹ đã nuốt quá nhiều máu đến mức nôn mửa.

Khi mẹ đã tới ở bệnh viện, bác sĩ sẽ cố gắng tìm vị trí chảy máu để có thể đốt bỏ nó.

Sau khi đốt mạch máu mũi, bác sĩ có thể sẽ chặn điểm chảy máu lại bằng cách sử dụng bạc nitrat trên đầu tăm bông. Nếu mẹ bị chảy máu cam rất nặng, điểm chảy máu có thể phải chặn lại bởi một dòng điện (đốt điện). Những cách chữa trị này không gây nguy hiểm gì cho mẹ và bé.

Nếu phương pháp đốt mạch máu không hiệu quả, hoặc rất khó để thấy dòng máu chảy bắt nguồn từ đâu, bác sĩ sẽ đưa một cái bấc mũi vào bên trong mũi. Bấc mũi sẽ tạo áp lực lên điểm chảy máu và ngăn chặn dòng chảy.

Bấc sẽ được đặt ở đó một thời gian, vậy nên mẹ sẽ được đưa vào phòng tai, mũi, họng để quan sát. Nếu mẹ được xuất viện, mẹ sẽ phải quay lại để tháo chiếc bấc mũi ra.

Nếu mẹ bị chảy máu cam nặng, mẹ sẽ được đưa vào viện để làm tiểu phẫu. Bác sĩ buộc các mạch chảy máu (thắt). Bởi mẹ đang mang thai, có thể mẹ sẽ được gây tê cục bộ hơn là gây tê toàn thân để làm tê liệt vùng đó.

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.

Thai giáo là điều tuyệt vời nhất Ba Mẹ dành cho con yêu. POH chúc các mẹ và con yêu một thai kỳ mạnh khỏe, bình an với nhiều trải nghiệm thai giáo hạnh phúc!

Bà Bầu Bị Chảy Máu Mũi Phải Làm Sao? Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?

Bà bầu bị chảy máu mũi phải làm sao?

Chảy máu mũi hay chảy máu cam là chuyện thường gặp ở các mẹ bầu, đặc biệt là ở giai đoạn từ tháng thứ 4 trở về sau. Khoảng 20% bà bầu bị chảy máu mũi, trong khi ở các phụ nữ không mang thai thì tỉ lệ đó là 6%. Vậy bà bầu bị chảy máu mũi phải làm sao?

Nếu mẹ bầu hay bị chảy máu cam thì bên cạnh những thực phẩm giàu Vitamin C nên ăn; mẹ cũng cần hạn chế các thực phẩm cay, nóng , dầu mỡ và đồ uống có caffein.

Triệu chứng bà bầu bị chảy máu mũi

Các triệu chứng bao gồm chảy máu từ một hoặc hai bên mũi, máu cũng có thể chảy xuống thành sau họng gây khạc, ho hoặc nôn ra máu. Sau khi bị chảy một lượng khá nhiều máu từ mũi, khi đi ngoài có thể thấy phân màu đen hoặc màu hắc ín; điều đó có nghĩa là mẹ bầu đã nuốt vào một lượng lớn máu.

Những trường hợp chảy máu mũi bà bầu thường quan tâm

Bà bầu bị chảy máu trong mũi

Bà bầu bị chảy máu cam 3 tháng cuối

Bà bầu bị chảy máu cam nên ăn gì

Hỉ mũi ra máu khi mang thai

Bà bầu bị chảy máu cam tháng cuối

Bị chảy máu cam 1 bên mũi

Bà bầu bị chảy máu cam phải làm sao

Sau sinh bị chảy máu mũi

Nguyên nhân khiến bà bầu bị chảy máu mũi

Nguyên nhân khiến bà bầu bị chảy máu cam thường là do:

Khi mang thai, các hormone thai kỳ gia tăng nhanh chóng.

Khi thời tiết thay đổi hay trong giai đoạn chuyển mùa trở nên lạnh khô, bà bầu gặp phải các căn bệnh như viêm xoang; cảm cúm, dị ứng hoặc màng nhầy trong mũi bị khô do thời tiết lạnh, ngồi phòng máy lạnh,v.v… cũng đều có thể bị chảy máu cam.

Do các chấn thương và các bệnh lý như tăng huyết áp hoặc bệnh rối loạn đông máu.

Một số loại thuốc chống viêm không có steroid; thuốc làm thông mũi hoặc thuốc xịt mũi cũng có thể là nguyên nhân chảy máu mũi khi mang thai.

Cách chữa trị cho bà bầu bị chảy máu mũi

Mẹ bầu có thể thử những cách sau khi bị chảy máu mũi:

Ngồi xuống và bịt mũi lại trong khoảng 10-15 phút và thở bằng miệng

Nghiêng người về phía trước, để máu chảy xuống mũi và miệng thay vì xuống cổ họng của mẹ bầu. Cách này sẽ làm giảm lượng máu đi xuống cổ họng và dạ dày, giúp mẹ bầu hạn chế cảm giác buồn nôn.

Máu cam bình thường sẽ tự động ngừng chảy sau khoảng 20 phút. Để tình trạng không bị chảy máu cam tiếp diễn trong vòng 24 giờ tiếp theo mẹ bầu nên hạn chế:

Tránh những vận động mạnh như tập thể dục

Tránh thổi, ngoáy mũi hay dụi mũi mạnh

Tránh uống rượu hoặc đồ nóng vì có thể làm giãn các mạch máu trong mũi

Bà bầu bị chảy máu mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị chảy máu cam hiếm khi gây nguy hiểm cho mẹ bầu. Tuy nhiên hiện tượng này cũng có thể làm tăng nguy cơ bị đông máu sau sinh. Một nghiên cứu cho thấy, có khoảng 10% phụ nữ bị chảy máu cam khi đang mang thai sẽ bị băng huyết sau sinh. Tương tự, hiện tượng chảy máu cũng hiếm khi ảnh hưởng đến cách sinh con. Nguy hiểm hơn, nếu mẹ bị chảy máu cam nặng và kéo dài đến 3 tháng cuối thai kỳ thì nhiều khả năng bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc sinh mổ. Ngoài ra, chảy máu cam sẽ khiến mẹ bầu bị căng thẳng, mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Lưu ý cho bà bầu tránh bị chảy máu mũi

Uống nhiều nước để giữ độ ẩm cho màng nhầy ở mũi

Hít thở nhẹ nhàng

Để miệng mở thay vì che đi khi hắt hơi

Hạn chế tiếp xúc môi trường khô. Nếu khí hậu khô bằng cách tự tạo không khí ẩm trong nhà.

Không nên ngủ trong phòng quá nóng

Nên tránh xa các chất kích ứng như khói thuốc

Dùng sáp hoặc dầu bôi có sẵn tại các nhà thuốc tây để giữ ẩm cho mũi

Nhỏ hoặc xịt dung dịch muối loãng cũng giúp ngăn ngừa chảy máu cam

Đừng lạm dụng quá nhiều thuốc giảm đau hoặc thuốc xịt mũi vì chúng có thể gây khô lớp nhầy và kích ứng mũi

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị chảy máu cam phải làm sao? Bà bầu bị chảy máu cam có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị chảy máu cam.

Nguồn: Tổng hợp

Tại Sao Bà Bầu Lại Bị Chảy Máu Cam?

Thật khó chịu và bất tiện, chảy máu cam là một hiện tượng rất bình thường trong thời kỳ mang thai, nhất là kể từ quý thứ II. Hoóc môn thai kỳ gọi là hoóc môn progesterone và estrogen thúc đẩy sự giãn nở của các mạch máu. Đồng thời, cơ thể bạn sản xuất ra nhiều máu hơn, và điều này gây ra áp lực cho các mạch máu trong mũi bạn.

Màng nhầy của mũi bạn có thể bị sưng lên và bị khô, đặc biệt vào mùa đông. Chính vào thời điểm này mà những bệnh như cảm cúm, cảm lạnh và ớn lạnh thường xuyên xảy ra, và không khí trong nhà chúng ta thường được làm khô. Tất cả những yếu tố này làm suy yếu các mạch máu nhỏ trong mũi bạn và có thể phá vỡ, và gây chảy máu nhẹ

Làm thế nào để máu cam ngừng chảy?

Phần lớn hiện tượng chảy máu cam là do sự vỡ mạch ở lối vào của lỗ mũi, hiện tượng chảy máu cam này nhìn chung dễ xử lý. Ngược lại, hiện tượng chảy máu cam ở sau mũi gây ra bởi các mạch lớn hơn và chứa nhiều máu hơn thì khó ngăn chặn hơn.

Khi mũi bạn bắt đầu chảy máu:

* Hãy ngồi xuống và véo mũi bạn ngay phần bên trên lỗ mũi, ở phần mềm của mũi (trước phần xương)

* Hãy ngồi trong tư thế này 10 phút.

* Nghiêng người về phía trước để máu có thể chảy ra ngoài hơn là chảy vào trong họng bạn. Nếu bạn nuốt phải máu, bạn có thể sẽ buồn nôn.

* Hãy ngồi thẳng đứng, việc này tốt hơn là nằm dài để giảm áp lực máu trong mũi bạn.

*Tiếp tục ấn mũi bạn đến tận khi máu đã đông lại. Việc này có thể mất đến 20 phút.

* Bạn cũng có thể đặt một túi nước đá lên mũi để làm dịu vùng này.

Để tránh mũi bạn chảy máu lại sau đó, trong vòng 12h tiếp theo, chú ý không:

* Đặt mình ở vị trí mà đầu bạn lại thấp hơn tim bạn

* Cố gắng quá sức.

* Hỉ mũi

Tôi có thể làm gì để tránh chảy máu cam?

* Tránh làm khô mũi, đặc biệt là vào mùa đông hoặc khi không khí khô. Để làm được điều này, hãy bôi chút kem vaseline trong lỗ mũi. Nếu không khí trong nhà bạn khô do hệ thống lò sưởi, hãy lắp đặt máy tạo độ ẩm.

* Hãy nhẹ nhàng với mũi bạn! Không mân mê mũi, và chỉ hỉ mũi khi thật sự cần thiết – và luôn làm việc này một cách nhẹ nhàng. Hỉ mũi quá mạnh có thể gây ra chảy máu cam.

* Uống nhiều nước hơn bình thường để tránh mất nước cho các cơ quan trong cơ thể bạn, bao gồm cả màng mũi.

Khi nào bạn nên khám bác sĩ?

Hãy đi khám bác sĩ nếu:

* Bạn bị chảy máu cam thường xuyên

* Bạn bị chảy máu cam nhiều

* Máu cam không ngừng chảy sau khi bạn ấn lên mũi trong vòng 20 phút

Đi khám bác sĩ đơn giản chỉ vì chảy máu cam, bạn sẽ thấy việc này khá mang tính cưỡng ép. Nhưng một khi đến nơi, bác sĩ chắc chắn sẽ đặt một miếng băng hoặc gạc xung quanh lỗ mũi để tạo áp lực lên các mạnh của mũi và làm ngưng chảy máu cam. Băng hoặc gạc sẽ được đặt trong một khoảng thời gian, và bạn có thể sẽ phải quay lại gặp bác sĩ để ông ấy tháo nó ra.

Hãy yên tâm: dù chảy máu cam rất phiền toái và khó chịu, nó chỉ là bất lợi tạm thời và sẽ biến mất khi bạn sinh em bé.

Theo chúng tôi

Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276