Thị trường hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều ngành nghề khác nhau. Mỗi ngành nghề sẽ có những sản phẩm đặc thù riêng biệt. Không những vậy, giữa những cạnh tranh để gia tăng lợi ích, mỗi cá nhân hoặc mỗi tổ chức sẽ có những cách thức khác nhau để phát triển sản phẩm của mình.
Đăng ký bảo hộ bản quyền sản phẩm là cách duy nhất để bạn bảo vệ thành quả, chất xám của chính mình. Nhờ đó, tránh được những hành vi xâm phạm đối với sản phẩm của mình bởi bên thứ ba.
Mục đích của việc đăng ký bảo hộ bản quyền sản phẩm là gì?
Đăng ký bảo hộ bản quyền là điều cần thiết phải làm. Bởi trong môi trường cạnh tranh gay gắt, thậm chí là sống còn, khi bạn không thể tự bảo vệ bản thân mình và quyền lợi của mình thì rất khó để tồn tại.
Không phải bởi vì trục lợi cho bản thân, mà để cho mọi người công nhận một sản phẩm được sáng tạo bởi đúng tác giả, chứ không phải là ý tưởng sao chép hoặc ăn cắp công sức người khác bỏ ra mà có.
Đây là một việc làm cần thiết, nhất là đối với những sản phẩm mang lại lợi ích cho cộng đồng cao, những sản phẩm mới có những công dụng đặc biệt, là những điểm nhấn mà tác giả tạo ra cần chú ý.
Có nên đi đăng ký bảo hộ bản quyền sản phẩm không?
Để sản phẩm có thể phát triển bền vững, tránh việc bị bên thứ 3 sử dụng trái phép, Quý vị nhất thiết phải tiến hành các thủ tục cần thiết để đăng ký bảo hộ sản phẩm của mình. Việc đăng ký mang lại những lợi ích sau:
Được độc quyền sử dụng tên gọi, kiểu dáng sản phẩm của mình.
Được pháp luật bảo vệ khi có hành vi xâm phạm bản quyền.
Tạo được sự phân biệt được với các sản phẩm khác và qua đó giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và phân biệt được với sản phẩm cùng loại.
Tiến hành biện pháp hành chính cần thiết để xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với sản phẩm của mình bởi bên thứ 3.
Được phép tiến hành thủ tục chuyển nhượng, tặng cho….bên thứ ba.
Cho phép bên khác sử dụng bản quyền sản phẩm và thu phí sử dụng hàng năm.
Phát triển sản phẩm lâu dài và tạo sự tin tưởng cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm.
Đăng ký bảo hộ bản quyền sản phẩm dưới dạng gì?
Để đi đăng ký bảo hộ sản phẩm thì cá nhân, tổ chức có thể đăng ký dưới dạng:
Nhãn hiệu: dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Kiểu dáng công nghiệp: hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này
Sáng chế: giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm. Như kỹ thuật sản phẩm hoặc công thức làm ra sản phẩm.
Qua bài viết hướng dẫn cách thức đăng ký bảo hộ bản quyền sản phẩm hiện nay. Để được hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi. Tự tin là nơi cung cấp dịch vụ tư vấn tận tâm, chuyên nghiệp với những luật sư giỏi, giàu kinh nghiệm.