Top 6 # Xem Nhiều Nhất Uống Zinnat Khi Mang Thai Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Tobsill.com

Thai Phụ Uống Phải Zinnat Giả Có Nguy Hiểm?

(Dân trí) – Ngay sau khi Dân trí đưa tin xuất hiện kháng sinh Zinat giả, nhiều độc giả đã gọi điện đến cho biết đã mua phải loại thuốc này. Đặc biệt, có cả bà bầu đang mang thai tháng thứ 8 gọi điện đến tòa soạn bày tỏ sự lo lắng.Chị Phan Thu Trang đang mang bầu tháng thứ 8 cho biết: Chị bị viêm họng, sốt, đi khám và được bác sĩ kê dùng kháng sinh Zinat loại 500mg. Tuy nhiên, sau hơn 1 ngày dùng thuốc vẫn không thấy thuyên giảm. Đang lo lắng thì đọc được thông tin thuốc giả. Chị Trang vội kiểm tra và nhận thấy các dấu hiệu nhận diện đều trùng khớp với vỏ hộp thuốc chị đã mua và đang uống. Chị vô cùng lo lắng vì không biết thuốc giả này có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? #Dongtayy #Đông_tây_y

Khi phát hiện, mua phải thuốc kháng sinh Zinat giả, hãy báo cho cơ quan công an gần nhất.

Trao đổi với nguyên Trưởng khoa Dược, bệnh viện Quân đội TƯ 108, bác sĩ Nguyễn Hữu Minh cho biết: “Thuốc không có phản ứng định tính Cefuroxim axetil tức là hoàn toàn không có tác dụng điều trị các bệnh hô hấp cũng như viêm nhiễm đường sinh dục. Việc chị uống thuốc không thấy biểu hiện bệnh thuyên giảm chứng tỏ đó chỉ là những viên bột… Còn việc lo lắng liệu uống thuốc giả có gây tác dụng phụ nguy hiểm cho thai nhi và người mẹ hay không thì cần phải theo dõi xem có sốt cao, nổi mẩn hay có các hiện tượng lạ khác không và cần thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa đã khám và kê thuốc cho mình để được tư vấn trực tiếp”.

Còn theo một bác sĩ phụ sản giấu tên đang công tác tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội, việc dùng phải thuốc giả không có phản ứng định tính Cefuroxim axetil ở 3 tháng cuối thai kỳ không có nhiều nguy cơ bằng giai đoạn đầu thai kỳ. Thai phụ nên tới phòng khám gặp bác sĩ trực tiếp để được tư vấn và khám cụ thể.

Nguồn ảnh: Cục quản lý Dược

Cây Cà gai leo, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây

Cây Hoàng cầm, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây

Cây Hồng hoa, Rum, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây

Cây Hoàng cầm râu, Bán chi liên, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây

Cây Mạch môn đông, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây

Nấm Linh chi, Nấm lim – Ganoderma lucidum, tác dụng chữa bệnh của Nấm

Cây Me rừng, Chùm ruột núi, Phyllanthus emblica L, và tác dụng chữa bệnh của cây

Cây Hà thủ ô trắng, Dây sữa bò, Streptocaulon juventas và tác dụng chữa bệnh của cây

Cây Hà thủ ô, Hà thủ ô đỏ, Polygonum multiflorum Thumb và tác dụng chữa bệnh của cây

Cây Hàm ếch, Trầu nước, Saururus chinensis và tác dụng chữa bệnh của cây

Cây Cỏ tranh, Bạch mao, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây

Cây Cỏ xạ hương, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây

(Dân trí) – Ngay sau khi Dân trí đưa tin xuất hiện kháng sinh Zinat giả, nhiều độc giả đã gọi điện đến cho biết đã mua phải loại thuốc này. Đặc biệt, có cả bà bầu đang mang thai tháng thứ 8 gọi điện đến tòa soạn bày tỏ sự lo lắng.Chị Phan Thu Trang đang mang bầu tháng thứ 8 cho biết: Chị bị viêm họng, sốt, đi khám và được bác sĩ kê dùng kháng sinh Zinat loại 500mg. Tuy nhiên, sau hơn 1 ngày dùng thuốc vẫn không thấy thuyên giảm. Đang lo lắng thì đọc được thông tin thuốc giả. Chị Trang vội kiểm tra và nhận thấy các dấu hiệu nhận diện đều trùng khớp với vỏ hộp thuốc chị đã mua và đang uống. Chị vô cùng lo lắng vì không biết thuốc giả này có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? #Dongtayy #Đông_tây_y

Khi phát hiện, mua phải thuốc kháng sinh Zinat giả, hãy báo cho cơ quan công an gần nhất.

Trao đổi với nguyên Trưởng khoa Dược, bệnh viện Quân đội TƯ 108, bác sĩ Nguyễn Hữu Minh cho biết: “Thuốc không có phản ứng định tính Cefuroxim axetil tức là hoàn toàn không có tác dụng điều trị các bệnh hô hấp cũng như viêm nhiễm đường sinh dục. Việc chị uống thuốc không thấy biểu hiện bệnh thuyên giảm chứng tỏ đó chỉ là những viên bột… Còn việc lo lắng liệu uống thuốc giả có gây tác dụng phụ nguy hiểm cho thai nhi và người mẹ hay không thì cần phải theo dõi xem có sốt cao, nổi mẩn hay có các hiện tượng lạ khác không và cần thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa đã khám và kê thuốc cho mình để được tư vấn trực tiếp”.

Còn theo một bác sĩ phụ sản giấu tên đang công tác tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội, việc dùng phải thuốc giả không có phản ứng định tính Cefuroxim axetil ở 3 tháng cuối thai kỳ không có nhiều nguy cơ bằng giai đoạn đầu thai kỳ. Thai phụ nên tới phòng khám gặp bác sĩ trực tiếp để được tư vấn và khám cụ thể.

Nguồn ảnh: Cục quản lý Dược

Thuốc Kháng Sinh Zinnat 500

Chỉ định Zinnat

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như nhiễm khuẩn ở tai, mũi, họng ví dụ như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm amidan ,viêm họng.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới như viêm phổi và viêm phế quản cấp.

Nhiễm khuẩn niệu-sinh dục như viêm bể thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo.

Nhiễm khuẩn da và mô mềm như bệnh nhọt, mủ da, chốc lở.

Bệnh lậu, như viêm bể thận và viêm cổ tử cung cấp không biến chứng do lậu cầu.

Chống chỉ định Zinnat

Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn cảm với các kháng sinh nhóm cephalosporin.

Tác dụng phụ Zinnat

Nhìn chung, các tác dụng ngoại ý do cefuroxime axetil thường nhẹ và chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. Một số ít bệnh nhân dùng cefuroxime axetil đã bị rối loạn tiêu hóa, bao gồm tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa. Cũng như với các kháng sinh phổ rộng, cũng có một vài báo cáo (rất hiếm) về viêm đại tràng giả mạc. Nhức đầu cũng đã được báo cáo.

Tăng bạch cầu ưa eosine và sự gia tăng thoáng qua của các enzyme ở gan [ALT(SGPT) và AST (SGOT)+ đã được ghi nhận trong quá trình điều trị bằng Zinnat. Một phản ứng Coombs dương tính đã được báo cáo trong quá trình điều trị bằng céphalosporine ; hiện tượng này có thể can thiệp vào thử nghiệm chéo của máu.

Chú ý đề phòng Zinnat

Thông thường, các kháng sinh nhóm céphalosporine có thể được dùng một cách an toàn cho bệnh nhân mẫn cảm với pénicilline, mặc dù cũng đã có một số báo cáo về phản ứng chéo. Cần chú { đặc biệt khi dùng cho bệnh nhân đã bị sốc phản vệ với các pénicilline. Giống như những kháng sinh khác, dùng céfuroxime axetil dài ngày có thể đưa đến tăng sinh các vi khuẩn không nhạy cảm (Candida, Enterococci, Clostridium difficile), trường hợp này có thể phải ngưng thuốc.

Chứng viêm đại tràng giả mạc đã được báo cáo khi dùng kháng sinh phổ rộng ; do đó, điều quan trọng là cần phải cân nhắc khi chẩn đoán bệnh ở bệnh nhân bị tiêu chảy trầm trọng trong hoặc sau quá trình sử dụng kháng sinh.

Các phương pháp glucose oxidase hay hexokinase được khuyến cáo dùng để xác định nồng độ glucose trong máu hay trong huyết tương cho bệnh nhân dùng céfuroxime axetil. Kháng sinh này không ảnh hưởng đến xét nghiệm picrate kiềm cho créatinine.

Có thai và cho con bú

Không có bằng chứng thử nghiệm nào cho thấy céfuroxime axetil có tác dụng gây bệnh phôi hay sinh quái thai. Tuy nhiên, cũng như với tất cả các thuốc khác, nên cẩn thận khi dùng trong những tháng đầu của thai kỳ. Cefuroxime được bài tiết qua sữa mẹ và do đó cần cẩn trọng khi dùng cefuroxime axetil cho người mẹ cho con bú.

Liều lượng – Cách dùng Zinnat

Người lớn: trong bệnh viêm phế quản và viêm phổi, nên dùng 500 mg hai lần mỗi ngày. Đa số các nhiễm trùng ở vị trí khác sẽ đáp ứng với liều 250 mg hai lần mỗi ngày. Trong nhiễm trùng đường niệu, dùng 125 mg hai lần mỗi ngày. Liều duy nhất 1g được khuyến cáo dùng cho điều trị bệnh lậu không biến chứng.

Trẻ em: liều thông thường là 125 mg hai lần mỗi ngày hay 10 mg/kg hai lần mỗi ngày tới tối đa 250 mg/ngày. Ở trẻ em 2 tuổi hay lớn hơn mắc bệnh viêm tai giữa, có thể dùng 250 mg hai lần mỗi ngày hay 15 mg/kg hai lần mỗi ngày tới tối đa 500 mg/ngày. Do ce furoxime axetil có vị đắng, không nên nghiền nát và do đó, dạng viên không thích hợp cho bệnh nhân không thể nuốt viên thuốc như ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.

Quá liều

Quá liều céphalosporine có thể gây kích thích não dẫn đến co giật.

Nồng độ céfuroxime có thể được giảm bằng cách thẩm phân máu hay thẩm phân phúc mạc.

Bảo quản Zinnat

Bảo quản dưới 250C.

Khi để ở nhiệt độ thấp hơn 300C trong vòng tối đa hai tháng cũng không ảnh hưởng có hại đến thuốc.

*** Vui lòng xem thông tin chi tiết Miễn trừ trách nhiễm

*** Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.

*** Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. *** ( Thực phẩm chức năng ) Thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, không có tác dụng điều trị và không thể thay thế thuốc chữa bệnh.

*** Website chúng tôi không bán lẻ dược phẩm, mọi thông tin trên website nhằm cung cấp thông tin tham khảo sản phẩm. Website hoạt đồng dưới hình thức hợp đồng mua bán với các đối tác có đủ điều kiện kinh doanh Dược phẩm như: Bệnh viện, Nhà Thuốc,… Chúng tôi không hoạt động bán lẻ dược phẩm dưới bất kỳ hình thức nào trên Website.

Những Câu Hỏi Thường Gặp Khi Dùng Thuốc Kháng Sinh Zinnat

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Quang Ánh Nguyệt – Khoa Dược – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Zinnat là một kháng sinh được sử dụng rất phổ biến cho nhiều trường hợp nhiễm khuẩn với nhiều dạng bào chế và hàm lượng phù hợp cho nhiều đối tượng và lứa tuổi. Hoạt chất chính là cefuroxim, thuộc nhóm kháng sinh diệt khuẩn cephalosporin phổ rộng với vi khuẩn Gram dương và Gram âm.

1. Điều gì sẽ xảy ra nếu người bệnh sử dụng thuốc Zinnat quá liều?

Ngay cả ở liều bình thường, Zinnat cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa), viêm đại tràng giả mạc, nhức đầu, tăng bạch cầu ưa eosin, tăng men gan.

Do thuốc được thải trừ chủ yếu qua thận nên với bệnh nhân suy giảm chức năng thận, liều dùng của thuốc sẽ được điều chỉnh tương ứng với mức độ suy giảm.

Quá liều Zinnat có thể gây ra kích thích não dẫn đến co giật. Nồng độ cefuroxim có thể được giảm bằng cách thẩm phân máu hay thẩm phân phúc mạc.

2. Người bị bệnh gan có nên uống thuốc Zinnat hay không?

Do thuốc không được chuyển hóa qua gan nên có thể dùng cho bệnh nhân bị bệnh gan.

Thuốc được thải trừ chủ yếu qua thận (ở dạng không chuyển hóa) nên phải điều chỉnh liều với bệnh nhân suy giảm chức năng thận.

Không được sử dụng thuốc ở bệnh nhân bị quá mẫn với cefuroxime hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc, hoặc bệnh nhân có tiền sử quá mẫn (như sốc phản vệ…) với penicillin hoặc kháng sinh nhóm betalactam (như amoxicillin, cefalexine, cefaclor, cefixime…) do nguy cơ dị ứng chéo.

3. Thuốc Zinnat có được dùng cho phụ nữ mang thai?

Thuốc qua được nhau thai, nhưng không có bằng chứng thử nghiệm nào cho thấy thuốc có ảnh hưởng trên phôi hay thai nhi. Tuy nhiên, cũng như với tất cả các thuốc khác, nên cẩn thận khi dùng trong những tháng đầu của thai kỳ.

4. Phụ nữ cho con bú có được dùng Zinnat?

Cefuroxime (hoạt chất của Zinnat) được bài tiết qua sữa mẹ do đó cần cẩn trọng khi dùng Zinnat cho người mẹ cho con bú. Nếu bắt buộc phải dùng do cân nhắc lợi ích điều trị cho mẹ lớn hơn nguy cơ cho trẻ thì lưu ý biểu hiện rối loạn tiêu hóa hoặc dị ứng ở trẻ.

5. Thuốc có gây ảnh hưởng đến người đang lái xe không?

Vì thuốc có thể gây chóng mặt nên cảnh báo bệnh nhân thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

6. Trẻ em dưới 3 tháng tuổi có được dùng thuốc Zinnat không

Do nhà sản xuất thiếu dữ liệu nghiên cứu sử dụng Zinnat ở trẻ dưới 3 tháng tuổi nên việc sử dụng thuốc ở đối tượng này cần hết sức thận trọng, cân nhắc lợi ích và nguy cơ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Thuốc Kháng Sinh Zinnat: Công Dụng, Liều Dùng, Tác Dụng Phụ

Zinnat là thuốc kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin, thường được sử dụng ở cả người lớn và trẻ em. Thuốc được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra như viêm tai giữa, viêm amidan, viêm họng,…

I. Zinnat được chỉ định điều trị những bệnh lý nào?

Thuốc Zinnat được chỉ định để điều trị một số bệnh nhiễm trùng sau đây:

Viêm amidan và viêm họng do liên cầu khuẩn.

Nhiễm trùng da và các mô mềm không gây biến chứng.

Viêm xoang cấp tính do nhiễm khuẩn.

Viêm bể thận.

Viêm tai giữa cấp tính.

Viêm bàng quang.

Viêm phế quản mãn tính.

Bệnh Lyme (một bệnh lây lan do ký sinh trùng gây nên)

II. Không dùng Zinnat trong trường hợp nào?

Người bệnh bị dị ứng với axetil cefuroxime, thành phần của thuốc kháng sinh cephalosporin hoặc bất cứ thành phần nào có trong Zinnat, tốt nhất không nên dùng thuốc để điều trị bệnh.

Ngoài ra, nếu bạn đã từng bị dị ứng nghiêm trọng với bất cứ loại kháng sinh betalactam nào như carbapenems, penicillin và monobactam,… tuyệt đối không được dùng thuốc.

Ngoài các trường hợp nêu trên, để an tâm hơn bệnh nhân nên nhờ bác sĩ tư vấn cụ thể về những trường hợp cần tránh sử dụng thuốc Zinnat.

III. Liều dùng Zinnat dành cho người lớn và trẻ em như thế nào?

1/ Liều dùng dành cho người lớn và trẻ em trên 40kg

Viêm amidan cấp tính và viêm họng, viêm xoang cấp tính do vi khuẩn: 250 mg hai lần mỗi ngày.

Viêm tai giữa cấp: 500 mg hai lần mỗi ngày.

Các đợt cấp của viêm phế quản mãn tính: 500 mg hai lần mỗi ngày.

Viêm bể thận: 250 mg hai lần mỗi ngày.

Các đợt cấp của viêm phế quản mãn tính: 500 mg hai lần mỗi ngày.

Viêm bàng quang: 250 mg hai lần mỗi ngày.

Bệnh Lyme: 500 mg hai lần mỗi ngày trong 14 ngày (khoảng 10 đến 21 ngày).

Nhiễm trùng da và mô mềm không biến chứng: 250 mg hai lần mỗi ngày.

2/ Liều dùng thông thường dành cho trẻ dưới 40kg

Viêm amidan cấp tính, viêm xoang cấp tính và viêm họng do vi khuẩn: 10 mg/kg hai lần mỗi ngày. Tối đa 125 mg hai lần mỗi ngày.

Viêm bàng quang: 15 mg/kg hai lần mỗi ngày. Tối đa 250 mg hai lần mỗi ngày.

Nhiễm trùng da và mô mềm không biến chứng: 15 mg/kg hai lần mỗi ngày. Tối đa 250 mg hai lần mỗi ngày.

Trẻ em từ hai tuổi trở lên bị viêm tai giữa hoặc bị nhiễm trùng nặng hơn: 15 mg/kg hai lần mỗi ngày. Tối đa 250 mg hai lần mỗi ngày.

Bệnh Lyme: 15 mg/kg hai lần mỗi ngày. Tối đa 250 mg hai lần mỗi ngày trong 14 ngày (10 đến 21 ngày).

Viêm bể thận: 15 mg/kg hai lần mỗi ngày. Tối đa 250 mg hai lần mỗi ngày trong 10 đến 14 ngày.

Lưu ý: Trẻ em dưới 3 tháng tuổi không được sử dụng Zinnat để điều trị bệnh.

(*) Điều gì sẽ xảy ra nếu người bệnh sử dụng quá liều?

Sử dụng thuốc Zinnat quá liều có thể dẫn đến các di chứng về thần kinh như bệnh não, hôn mê và co giật, động kinh. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần được đưa ngay đến bệnh viện. Ngoài ra, ở những bệnh nhân bị suy thận, quá liều có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

(*) Người bị gan có nên uống thuốc Zinnat hay không?

Người bị gan nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Bởi cefuroxime có trong Zinnat chủ yếu được đào thải qua thận. Do đó, thuốc có thể gây rối loạn chức năng gan.

(*) Thuốc Zinnat có được dùng cho phụ nữ mang thai?

Có một số tài liệu khuyến cáo nên hạn chế sử dụng cefuroxime ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, dựa trên một số nghiện cứu động vật cho thấy, thuốc không gây tác dụng có hại nào đối với sự phát triển của thai kỳ. Nhưng Zinnat chỉ được chỉ định sử dụng ở thai phụ khi bác sĩ nhận thấy lợi ích do thuốc mang lại vượt trội hơn nguy cơ có thể xảy ra.

(*) Phụ nữ cho con bú có được dùng Zinnat?

Hoạt chất Cefuroxime được bài tiết qua sữa mẹ với số lượng nhỏ và gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con như gây tiêu chảy. Do đó, mẹ không nên dùng Zinnat để điều trị bệnh, tránh những ảnh hưởng không mong muốn đến trẻ. Nếu mẹ đã sử dụng thuốc, tốt nhất, nên ngưng cho con bú một thời gian.

(*) Thuốc có gây ảnh hưởng đến người đang lái xe không?

Thuốc Zinnat không gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe của người sử dụng. Tuy nhiên, vì thuốc có thể gây chóng mặt và khiến bạn kém tập trung. Do đó, người bệnh nên thận trọng, nếu dùng thuốc, bạn không nên lái xe.

IV. Tác dụng phụ của thuốc Zinnat

Giống như các loại thuốc khác, Zinnat cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Tuy nhiên, không phải ai thuốc cũng gây tác dụng phụ giống nhau. Do đó, nếu thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường sau khi sử dụng thuốc, bệnh nhân nên đến viện để được bác sĩ kiểm tra, từ đó có hướng xử lý kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Thuốc Zinnat có thể gây ra một vài phản ứng phụ như:

1/ Dị ứng da

Một số trường hợp gây dị ứng da nghiêm trọng như:

Da bị ngứa, nổi mẩn đỏ và sưng, đôi khi biểu hiện này xuất hiện ở mặt và miệng gây khó thở.

Phát ban da có thể gây phồng rộp.

Phát ban lan rộng với các mụn nước gây bong tróc và đau nhức. Có thể đây là dấu hiệu của hoại tử biểu bì độc hại hoặc hội chứng Stevens – Johnson.

2/ Nhiễm nấm

Thuốc Zinnat có thể là nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển quá mức của nấm men Candida trong cơ thể dẫn đến nhiễm nấm ở miệng, còn gọi là tình trạng tưa miệng. Tác dụng phụ này xuất hiện có thể là do người bệnh dùng thuốc Zinnat trong một thời gian dài.

3/ Gây ảnh hưởng hệ đường ruột

Thuốc Zinnat có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ đường ruột dẫn đến tình trạng tiêu chảy nặng hay còn gọi là viêm đại tràng giả mạc. Ngoài ra, thuốc cũng có thể gây đau dạ dày, viêm đại tràng,…

4/ Phản ứng của Jarisch-Herxheimer

Trong một số trường hợp, thuốc Zinnat gây phản ứng Jarisch-Herxheimer. Người bệnh có thể bị sốt cao, cơ thể cảm thấy ớn lạnh, đau đầu, đau cơ kèm theo sốt phát ban. Phản ứng này xảy ra khi người bệnh sử dụng Zinnat điều trị bệnh Lyme. Các triệu chứng thường kết thúc sau đó vài giờ hoặc cũng có thể kéo dài vài ngày.

V. Cách bảo quản thuốc Zinnat

Thuốc Zinnat cần được bảo quản ở nơi khô ráo, dưới 30 độ C, tránh ánh nắng mặt trời.

Để thuốc khỏi tầm nhìn và xa tầm ray trẻ em.

Không sử dụng thuốc Zinnat nếu thuốc đã hết hạn sử dụng.

Nếu có bất cứ thông tin về thuốc Zinnat, bạn hãy liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.