Top 7 # Xem Nhiều Nhất Uống Nước Dừa Trong Thời Gian Mang Thai Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Tobsill.com

Uống Nước Dừa Trong Thời Gian Mang Thai Có Giúp Con Trắng Hồng?

Chào bác sĩ, em nay năm 29 tuổi vừa mang bầu được hai tháng nên vợ chồng em rất vui. Em nghe nói nước dừa rất tốt cho thai nhi giúp con sau này có nước da hồng hào, trắng mịn nên ngày nào em cũng uống 1 quả. Thế nhưng mẹ chồng em nói uống nước dừa trong những tháng đầu sẽ khiến phụ nữ mang thai bị lạnh bụng, thậm chí gây nguy cơ sẩy thai và càng không có chuyện giúp da trẻ sau sinh ra được trắng hồng đó chỉ là đồn thổi. Em rất băn khoăn không biết lời mẹ chồng em nói có chính xác… Em mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! (Nguyễn Lan Anh)

Lan Anh thân mến!

Nước dừa là loại nước uống thiên nhiên sạch, có tác dụng giải khát. Trong nước dừa, ngoài tác dụng giải khát còn chứa nhiều chất khoáng, một tỷ lệ đường nhất định có tác dụng tốt với con người. Với thực phẩm có tính hàn, nhiệt, ôn, lương thì nước dừa có tính hàn.

Với các bà bầu, trong 3 tháng đầu, các chuyển hóa cơ bản xảy ra mạnh mẽ và phức tạp do sự thay đổi nội tiết. Nước dừa có tính hàn khi uống sẽ đưa lạnh vào cơ thể làm cho quá trình chuyển hóa cơ bản bị giảm đi. Thậm chí, cơ thể sẽ bị lạnh dẫn đến rối loạn về mặt chuyển hóa. Điều này gây nên những tác động xấu đối với giai đoạn đầu của thai kỳ. Vì vậy, bà bầu trong 3 tháng đầu tốt nhất không nên uống nước dừa.

Ngoài ra, sở dĩ nước dừa thường được các bác sĩ khuyên không nên sử dụng trong giai đoạn đầu của thai kỳ bởi trong nước dừa ngoài chất khoáng, còn có nhiều chất béo… Mà như chúng ta đã biết thì trong nước dừa có chứa một hàm lượng chất béo rất cao (2%) nên khi uống sẽ gây đầy bụng, khó tiêu và làm tăng biểu hiện của sự nghén.

Bên cạnh đó, nước dừa thuộc âm, có tính hàn, làm mát, làm mềm yếu gân cơ. Vì vậy, nó không tốt tí nào cho mẹ bầu những tháng đầu. Ở một số trường hợp nhạy cảm, khi uống nước dừa có thể gây co bóp tử cung và làm động thai.

Hiện nay, một số bà bầu quan niệm uống nước dừa giúp con trắng da, hồng hào và xinh đẹp, tuy nhiên hiện nay chưa có một nghiên cứu cụ thể hay thống kê chính xác về vấn đề này nên chưa thể đưa ra kết luận cụ thể. Đây chỉ là một kinh nghiệm do các mẹ bầu truyền miệng nên mức độ tin cậy vẫn chưa hoàn toàn được đảm bảo.

Chị em phụ nữ mang bầu từ sau 3 tháng trở đi có thể dùng nước dừa với lượng vừa phải nên uống nước dừa vào thời điểm ban ngày và không nên uống trước khi đi ngủ.

Những mẹ bầu có hiện tượng cao huyết áp hoặc huyết áp thấp không nên uống nước dừa vì trong dừa vẫn chứa một hàm lượng đường nhất định.

Cách uống nước cũng quan trọng không kém, nên uống từ từ chứ không uống hết cả cốc nước một lúc. Bản chất nước dừa có tính hàn, vì vậy không nên dùng với đá. Khi đi bộ hoặc tập thể dục về, cơ thể đang mệt mỏi và nóng, không nên uống nước dừa ngay bởi dễ gây cảm đột ngột. Cần nghỉ ngơi trước khi uống nước hoặc nước dừa.

Để yên tâm hơn, bạn có thể tham khảo tư vấn của bác sĩ để biết thể trạng của mình có nên uống nước dừa hay không.

Không Được Uống Nước Dừa Thời Kì Đầu Mang Thai

Thêm vào đó, nước dừa nhất là dừa xiêm thuộc âm, tức là có tính giải nhiệt, làm mát, làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp vì vậy nó không tốt tí nào cho mẹ bầu những tháng đầu.

Ngoài ra, những người sau không nên uống nước dừa: người mắc các bệnh suy nhược, huyết áp thấp, người hay lạnh, người mới ốm dậy. Những người bị bệnh trĩ, nhức đầu do huyết áp thấp, cảm lạnh, thấp khớp, mệt tim do lạnh thì không nên uống nước dừa và các sản phẩm từ dừa vì có thể gặp những tai hại khôn cùng.

Vào mùa hè nóng bức, khi bạn muốn thoả cơn khát thì không gì tốt bằng nước dừa. Nó hoàn toàn có thể thay thế cho các loại nước có đường và năng lượng cao như các loại đồ uống có ga hay nước hoa quả.

Nước dừa cũng là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên và cũng giúp tăng tiết nước tiểu, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm đường tiết niệu cũng như giảm nguy cơ sỏi thận.

Nước dừa cũng giúp giảm tình trạng táo bón, cải thiện chức năng đường ruột và các vấn đề về tiêu hoá như tăng tiết axít dạ dày, viêm loét dạ dày.

Táo bón, đầy bụng, ợ hơi là những vấn đề thường gặp khi mang thai và nước dừa hoàn toàn có thể khắc phục được vấn đề này.

Nước dừa cũng rất giàu axit lauric mà khi vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành monolaurin, có tác dụng chống lại các vi rút, vi khuẩn có lớp vỏ lipit; kháng nấm giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch.

Với tất cả những lợi ích tuyệt vời kể trên, nước dừa luôn được khuyến nghị cho các bà mẹ đang mang thai.

Các cách chế biến nước dừa

Uống trực tiếp: Nếu không có thời gian chế biến, bạn có thể bổ dừa ra và lấy nước uống trực tiếp, không cần pha chế thêm đường nữa.

Thạch dừa: Thạch dừa không chứa đường là thạch hoàn toàn tự nhiên, do chính tay bạn làm sẽ đảm bảo vệ sinh và có thêm một món ăn tráng miệng ngon, bổ.

Thạch dừa rau câu: Được chế biến từ rau câu và nước dừa, những loại hoa quả hoàn toàn mát cho cơ thể của phụ nữ mang thai.

Ngoài nước dừa, bà bầu cũng có thể hấp thụ dinh dưỡng từ nước dừa thông qua những món ăn chế biến với nước dừa: thịt kho nước dừa, bò hầm nước dừa, gà om nước dừa…

Lưu ý khi uống nước dừa

Dừa và những loại quả nhiều nước (dưa hấu…) đều có tính làm mát (ẩm, thấp), khi đi nắng về ta không nên ăn, uống nhiều vì Đông y cho rằng “ẩm khốn tỳ”, ẩm nhiều gây hại tỳ vị, đầy bụng, khó tiêu, người ớn lạnh, đặc biệt có hại cho đường tiêu hóa và lá lách.

Khi uống nước dừa nên tránh uống vào buổi tối với nước đá. Đó là ba yếu tố âm cộng lại (nước dừa, nước đá, ban đêm) thì càng dễ bị bệnh.

Uống Nước Mía Trong Thời Gian Mang Thai, Mẹ Bầu Nhất Định Phải Nhớ Những Điều Này

Cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất cần thiết: Canxi, magie, kali, sắt, các loại vitamin A, B, C và gần 30 axit hữu cơ khá c

Mang đến cho mẹ làn da tuyệt đẹp: Axit alpha hydroxy có trong nước mía sẽ giúp làn da của mẹ luôn trắng sáng, không hề bị mụn

Tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu: Một lượng chất chống oxy hóa có trong nước mía sẽ giúp mẹ bầu phòng tránh được nhiều mầm bệnh.

Tốt cho hệ tiêu hóa, đẩy lùi táo bón

Ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ở dạ dày

Giảm thiểu tình trạng ốm nghén, buồn nôn

Trước câu hỏi mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước mía không, các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra câu trả lời là Có. Loại nước uống này sẽ mang đến cho cơ thể người mẹ rất nhiều lợi ích, điển hình như:

Không nên uống quá nhiều trong ngày, tuần vì có thể dẫn đến tiểu đường thai kỳ

Không uống nước mía vào sáng sớm, trước bữa ăn hoặc chiều tối

Không uống nước mía trước khi đi ngủ

Không uống nước mía khi mẹ đang sử dụng thuốc chống đông máu

Không uống nước mía đã để qua đêm

Nước mía mang đến rất nhiều ích lợi cho sức khỏe mẹ bầu thế nhưng nó chỉ phát huy hết hiệu quả nếu mẹ sử dụng đúng cách. Khi uống nước mía, các mẹ lưu ý một số điểm quan trọng như:

Mang thai 3 tháng đầu không nên uống nước gì?

1. Có bầu 3 tháng uống nước dừa được không?

Theo lời truyền miệng của dân gian, mẹ bầu thường xuyên uống nước dừa, con sinh ra sẽ trắng trẻo hồng hào. Tuy nhiên chưa có bất cứ một tài liệu y khoa nào chứng nhận điều này là đúng.

Các chuyên gia y tế cho biết việc uống nước trong thời gian mang thai sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho mẹ, đồng thời hạn chế được tình trạng mất nước. Thế nhưng có thai 3 tháng đầu uống nước dừa được không ?

Theo Th.S, Lương y Vũ Quốc Trung, 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu hay bị ốm nghén, buồn nôn. Nếu uống nước dừa trong thời điểm này sẽ khiến tình hình thêm trầm trọng. Mẹ chỉ nên uống nước dừa khi bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ.

Bà bầu 3 tháng cuối có nên uống nước dừa không ? – Câu trả lời đương nhiên là Có. Theo các chuyên gia, nước dừa được xem là “ứng cử viên” hàng đầu cho mẹ bầu mang thai 3 tháng cuối giúp lợi tiểu, giảm ợ nóng và táo bón…

2. Bầu 3 tháng không nên uống nước dứa

Mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước mía không ? Bầu 3 tháng có được uống nước dứa không? – Là thắc mắc của rất nhiều mẹ, đặc biệt là những người lần đầu mang thai. Trước câu hỏi bà bầu 3 tháng có nên uống nước dứa không, hầu hết các chuyên gia y tế đều khuyên là Không.

Được biết, trong dứa có n hiều enzym bromelain , nếu cơ thể mẹ bầu hấp thụ quá nhiều có thể khiến cho tử cung bị mềm, gây co thắt và nguy hiểm nhất là dẫn đến sảy thai. Chính vì thế, 3 tháng đầu mẹ nên nói không hoàn toàn với loại nước này.

Bên cạnh 2 loại nước trên, mẹ bầu cũng không nên uống trà đặc, đồ uống có ga, cà phê, đồ uống lạnh, bia rượu…

Các loại nước cực tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu

1. Mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước cam không?

Nước cam từ trước đến nay đã được mệnh danh là loại thức uống hàng đầu cung cấp nguồn vitamin C dồi dào cho cơ thể. Cho dù người lớn hay trẻ nhỏ đều được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên uống đều đặn nước cam hàng tuần.

Với phụ nữ mang thai, việc thường xuyên uống nước cam sẽ hạn chế tình trạng dị tật ống thần kinh bởi trong loại nước giải khát này có chứa axit folic. Đồng thời, thành phần canxi trong nước cam sẽ giúp hệ xương khớp của bé thêm chắc khỏe.

2. Bầu 3 tháng đầu có được uống mật ong không?

Ngoài thắc mắc mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước mía không, nhiều mẹ bầu còn băn khoăn không biết bầu 3 tháng đầu có được uống mật ong không . Trước vấn đề, các chuyên gia dinh dưỡng và sản phụ khoa cho rằng việc uống mật ong trong thời gian này là hoàn toàn có thể.

Nó không những không gây hại cho bà bầu mà còn đem lại rất nhiều lợi ích tốt đẹp, điển hình như hỗ trợ quá trình tái tạo lại làn da cho mẹ bầu, đem đến một làn da mịn màng hơn. Đặc biệt, việc mẹ bầu uống mật ong sẽ rất tốt cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là trí não.

Tuy nhiên mẹ bầu không nên uống mật ong sống mà nên hòa cùng với nước ấm. Bên cạnh đó, mẹ cần nhớ không uống quá 5 muỗng mật ong mỗi ngày. Nếu mẹ nào bị tiểu đường thai kỳ thì cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng mật ong.

3. Sinh tố trái cây hoặc nước ép trái cây

Một ly sinh tố trái cây bơ, xoài, dưa hấu, chuối, dâu tây… chắc hẳn sẽ giúp tinh thần mẹ bầu thêm sảng khoái hơn rất nhiều. Các thành phần như vitamin, chất xơ, axit folic trong trái cây sẽ giúp thai nhi phát triển ổn định, hạn chế dị tật bẩm sinh. Chỉ cần một loại quả mà mẹ thích cộng với một chiếc máy xay sinh tố, mẹ đã có ngay một ly nước thơm ngon, bổ dưỡng.

4. Nước gừng, trà gừng rất tốt cho phụ nữ mang thai

Gừng không chỉ là loại gia vị thân thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình mà nó còn là một “thần dược” rất tốt cho sức khỏe. Trong thời gian 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu thường bị ốm nghén, buồn nôn khó chịu. Lúc này, một ly trà gừng sẽ là lựa chọn hàng đầu cho các mẹ.

5. Nên uống sữa khi mang thai

Ngoài thắc mắc mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước mía không, nhiều mẹ bầu còn băn khoăn không biết nên uống sữa gì khi mang thai. Chúng tôi khuyên mẹ nên lựa chọn các loại sữa dành riêng cho bà bầu có nhãn hiệu uy tín. Bên cạnh đó, mẹ có thể uống thêm sữa tươi tách béo, sữa đậu nành…

4 Thời Điểm Bà Bầu Không Nên Uống Nước Dừa

Trong thành phần của nước dừa chứa lượng khoáng và vitamine dồi dào như canxi, kali, natri, phốt pho, vitamine A và E. Đây là những loại vi chất cần thiết cho cơ thể mẹ và bé. Do đó, nước dừa hỗ trợ hệ miễn dịch, tham gia tích cực vào quá trình chống lại các vi khuẩn gây bệnh.

Bà bầu có thể uống trực tiếp nước dừa tươi hoặc có thể thêm hạt sen để đạt được thêm mục đích an thần. Bên cạnh đó, có thể dùng nước dừa để làm thạch dừa; gà om nước dừa, thịt kho dừa, tôm hấp nước dừa, gỏi dừa… để sử dụng.

Nhiều thai phụ thường xuyên sử dụng nước dừa vì cho rằng, đây là thức uống mát, tốt cho thai nhi

Những thời điểm không nên uống nước dừa

3 tháng đầu của thai kỳ: Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu thường xuyên bị nôn ói, ốm nghén, uống loại nước này sẽ làm tình trạng trên thêm trầm trọng. Thêm vào đó, nước dừa mang tính hàn, giúp giải nhiệt, làm mát, mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp vì vậy nó không tốt cho bà bầu những tháng đầu.

Sau 3 tháng đầu, bà bầu có thể uống nước dừa để tận thu những lợi ích quý giá của nó. Tuy nhiên, chị em chỉ nên uống 1 quả mỗi ngày thay vì uống quá nhiều và không nên uống buổi tối.

Tiền sử huyết áp thấp: Theo Đông y, nước dừa có tính hàn nên bà bầu có tiền sử mắc huyết áp thấp, nếu “kết thân” với loại thức uống này, tình trạng sẽ ngày càng trở nên tồi tệ, thậm chí là nguy hiểm đến cả mẹ và bào thai.

Khi mới đi nắng về: Nước dừa giúp giải nhiệt nhanh nên khi vừa đi nắng về, bà bầu không nên uống nước dừa ngay và không nên uống quá nhiều. Bởi nếu không, sẽ gây hại đến tỳ vị, đầy bụng, khó tiêu, người ớn lạnh, đặc biệt rất nguy hiểm cho đường tiêu hóa và lá lách.

Buổi tối: Quá trình mang thai, tần suất đi tiểu của bà bầu sẽ tăng lên so với bình thường do bào thai chèn ép bàng quang. Vì thế, nếu uống nước dừa vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ dễ mất ngủ hơn do phải thức giấc vào những lần đi tiểu.