Top 4 # Xem Nhiều Nhất Uống Kháng Sinh Trong 3 Tháng Đầu Mang Thai Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Tobsill.com

Uống Thuốc Kháng Sinh Trong Tháng Đầu Mang Thai Có Sao Không

– Đa số các trường hợp mang thai thì sau 1 tháng đầu hoặc 2 tuần sau mới biết mình có thai. Vì vậy mà khoảng thời gian đầu mang thai có thể bạn sẽ không ngần ngại mà uống kháng sinh nếu mắc bệnh. Và sau đó bạn phát hiện mình có thai nên rất lo lắng không biết việc có thai tháng đầu uống thuốc kháng sinh có sao không , có ảnh hưởng gì đến thai nhi không.

– Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn phải uống kháng sinh như cảm cúm, sốt virus,…trong thời gian bạn chưa biết mình có thai, điều này khiến cho bạn rất lo lắng. Khi uống kháng sinh trong tháng đầu nghĩa là trong khoản từ tuần 1 đến tuần 4 của thai kỳ thì có thể phần nào yên tâm. Vì theo các chuyên gia thì kháng sinh có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi gây dị tật từ khoảng tuần thứ 6 cho đến tuần thứ 10 của thai kỳ.

Rất nhiều chị em không biết mình mang thai tháng đầu nên rất lo lắng khi lỡ uống kháng sinh

– Thời gian đầu thai còn rất nhỏ, mới hình thành nên có thể chỉ là còn đang nằm lơ lửng trong vòi trứng chứ chưa làm tổ ở tử cung. Cho nên nếu có lỡ uống kháng sinh thì yên tâm sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. Còn vào giai đoạn từ tuần thứ 5 trở đi, thai đang vào giai đoạn hình thành, phát triển nên dễ dàng bị tác động đến quá trình hình thành các cơ quan cho nên dễ gây dị tật.

– Tuy nhiên nếu lỡ uống kháng sinh khi chưa biết mình mang thai thì có thể đi khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán để biết được tình trạng và sự phát triển của thai nhi có bình thường hay không. Khi đó thì có thể tùy từng trường hợp để bạn có những quyết định xử lý kịp thời.

– Tốt nhất, trước khi chuẩn bị mang thai cần phải thực hiện đầy đủ việc tiêm phòng để tránh mắc phải các bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra trong quá trình mang thai cũng cần phải thường xuyên theo dõi sự phát triển của thai nhi, tiêm đầy đủ vắc xin và uống thêm các loại bổ sung như canxi, sắt, magie theo chỉ định của bác sĩ.

Khi có bệnh lúc mang thai cần đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Lỡ Uống Kháng Sinh Khi Mang Thai Tháng Đầu Có Sao Không?

Phụ nữ có thai sử dụng một số thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết tố, thuốc chống ung thư… có thể gây ra quái thai, dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng đến trí lực của thai nhi

Bị cúm nhẹ khi mang thai 3 tháng đầu cũng rất nguy hiểm

Bị thủy đậu khi mang thai 3 tháng đầu không nên xem thường?

Uống thuốc cảm, thuốc kháng sinh mới biết mình có thai, có ảnh hưởng gì không?

Em có thai đã được 4 tuần tuổi. nhưng do không biết mình có thai nên khoảng thời gian 1 tuần đầu khi có thai em bị cúm và bị sốt virus em đã uống thuốc cảm và tiêm 2 mũi kháng sinh. bác si cho em hỏi liệu em bé có bị ảnh hưởng gì không ạ. em thật sự rất lo lắng, Chào bạn! Hiện nay bạn đang rất băn khoăn vì bạn đã có thai được 4 tuần rồi nhưng khoảng một tuần đầu do không biết đã có thai cho nên bị cúm, bị sốt virus vì vậy bạn uống thuốc cảm và tiêm 2 mũi kháng sinh. Chính vì thế bạn đang rất lo lắng không biết là có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không?

Trong trường hợp của bạn thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm được vì lúc đó thai còn đang rất nhỏ, thậm chí mới còn đang lơ lửng ở vòi trứng chứ chưa xuống làm tổ ở trong tử cung. Trong trường hợp có thai, đặc biệt là nhiễm virus cúm hoặc là sốt rubella hoặc là do các tác dụng phụ của thuốc có thể gây dị tật thai nhi thì thường gặp khi mà thai ở tuần tuổi khoảng thứ 5, thứ 6 cho đến tuần thứ 10. Ở những tuần tuổi như thế là thai đang hình thành và phát triển các cơ quan, vì vậy khi bị nhiễm các loại virus hoặc là các tác dụng phụ của thuốc mới tác động đến quá trình phân chia tế bào tạo thành các cơ quan và có thể gây dị tật cho thai nhi. Còn trong trường hợp của bạn thì thai lúc đó mới đang rất là nhỏ vì vậy bạn cũng không nên quá lo lắng.

Tại sao uống thuốc gây ảnh hưởng đến thai nhi

Thời gian từ khi thụ thai đến khi đứa trẻ được sinh ra gọi là thời kỳ bào thai, chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn phát triển phôi thai gồm 3 tháng đầu của kỳ thai, dành cho sự tượng hình và biệt hóa các bộ phận của bào thai, bào thai chưa có hình dạng đầy đủ. Do đó, bà bầu sử dụng thuốc khi mang thai trong khoảng thời gian này có tác dụng cản trở sự tượng hình và biệt hóa, như một số thuốc an thần, một số thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết tố, thuốc chống ung thư… có thể gây ra quái thai, dị tật bẩm sinh.

Dị tật bẩm sinh có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào nếu sử dụng thuốc khi có thai như tim, mạch máu, đầu, mặt, bộ phận tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa, xương, cơ, các chi… Trước đây đã có hàng nghìn phụ nữ châu Âu sinh ra quái thai cụt chi do đã uống thuốc an thần Thalidomid trong 3 tháng đầu của thai kỳ Từ tháng thứ tư trở đi, giai đoạn phát triển nhau thai, bào thai đã tượng hình và chỉ còn việc phát triển, tăng trưởng thì sử dụng thuốc khi mang thai giai đoạn này có thể ảnh hưởng xấu đến các cơ quan sau này của trẻ, do có độc tính đối với các mô đang phát triển của bào thai. Ví dụ kháng sinh Tetracylin ảnh hưởng xấu đến mô xương và răng, thuốc kháng sinh thuộc họ aminosid như Streptomycin gây độc tính với cơ quan thính giác và thận. Ngay trước khi trở dạ, một số thuốc vẫn có thể tác động đến thai nhi, như Morphin, Reserpin… Dấu hiệu thai chết lưu trong 3 tháng đầu sớm nhất

Dược sĩ Đức nhấn mạnh, trước đây người ta tin rằng nhau thai là hàng rào bảo vệ thai nhi nhưng nay quan niệm đó không còn nữa. Nhiều thuốc có thể qua nhau thai dễ dàng, theo cơ chế khuếch tán thụ động để tác động đến thai nhi. Chỉ có một số ít thuốc vận chuyển chủ động qua lớp màng của nhau thai.

Tốt nhất là bà bầu không nên uống thuốc kháng sinh. Tuy nhiên vẫn có trường hợp phải dùng thuốc, nếu không dùng chữa bệnh cho thai phụ, thai phụ bệnh thì cũng sẽ nguy hiểm cho thai nhi. Đó là trường hợp thai phụ bị các bệnh như tăng huyết áp, hen suyễn, tiểu đường, động kinh, một số bệnh nhiễm khuẩn. Trường hợp này bắt buộc dùng thuốc chữa bệnh, nếu không dùng có thể ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi, thậm chí gây ra quái thai. Trong trường hợp này bác sĩ sẽ phải cân nhắc để quyết định liệu trình phù hợp, theo dõi thường xuyên để có biện pháp xử lý

Theo BS Vệ, với bà bầu, thuốc kháng sinh có thể xếp thành 3 nhóm:

Nhóm có thể dùng: gồm có beta-lactamin (như: penicillin, ampicillin, amoxicillin, cephalosporin…) dùng trong điều trị các bệnh răng miệng, viêm đường hô hấp trên, viêm màng não…; macrolid (như: erythromycin, clarithromycin, roxithromycin…) để điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp (viêm phổi, viêm phế quản, viêm amidan…), nhiễm trùng tai, mũi, họng, viêm phế quản, viêm xoang… Đây là nhóm kháng sinh tương đối an toàn đối với thai nghén, lượng thuốc đi qua rau thai tương đối ít so với các kháng sinh khác nên nồng độ thuốc trong máu thai nhi thấp.

Nhóm không thể dùng: gồm có: Nhóm tetracycline (doxycylin, minocyclin…) vì nguy cơ làm hỏng men răng của trẻ; Nhóm aminoglycosid (streptomycin, kanamycin…) vì có thể gây tổn thương thận và gây độc cho tai trong của em bé (gây điếc không hồi phục hồi. Nhóm quinolon (offloxacin, ciprofloxacin…) có nguy cơ gây ra rối loạn sự phát triển xương khớp trẻ em. Ketoconazol có thể gây ra dị tật dính ngón tay cho em bé.Biseptol gây thiếu máu nặng cho cả mẹ và bé.

Nhóm thuốc dùng thận trọng: Rifamycin không nên dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ; nitrofuran, acid nalidixic không nên dùng cuối thai kỳ; metronidazol, trimethoprim, sulfamid không nên dùng giai đoạn đầu và cuối thai kỳ.

Lưu ý khi sử dụng thuốc trong thai kỳ

Nếu có thể, bà bầu tuyệt đối tránh sử dụng thuốc kháng sinh trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Một số thầy thuốc khuyến cáo, phụ nữ còn trong tuổi hoạt động sinh dục, có khả năng thụ thai thì trong nửa cuối của chu kỳ kinh nguyệt, tức là lúc rụng trứng cho đến khi có kinh cần tránh dùng mọi thứ thuốc. Bởi vì có nhiều thứ thuốc có tính tích lũy, đào thải rất chậm ra khỏi cơ thể, khi uống lúc chưa thụ thai nhưng đến khi thụ thai thì thuốc còn giữ lại trong cơ thể người mẹ gây ảnh hưởng xấu cho thai.

Nếu cần thiết phải dùng thuốc chữa bệnh, đặc biệt có những bệnh như trình bày ở trên cần dùng thuốc để chữa trị kịp thời thì tốt nhất là đến khám ở bác sĩ để chỉ định thuốc. Khi đó bác sĩ sẽ cân nhắc thật kỹ giữa lợi ích sức khỏe của bà mẹ và mức ảnh hưởng đến bào thai để chọn thuốc hiện diện trên thị trường nhiều năm được công nhận là an toàn đối với thai phụ và cho dùng liều thấp nhất có hiệu lực. Nếu đã có thai mà không biết, lỡ dùng một số loại nguy hiểm thì trong thời gian mang thai, cần khám thai định kỳ để được bác sĩ chuyên khoa theo dõi kỹ sự phát triển của thai nhi.

Một số thuốc phụ nữ có thai không nên dùng:

Thuốc giảm đau gây nghiện: dextropropropoxyphen.

Thuốc chống đau nửa đầu: erotamin.

Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương: barbiturat, benzodiazephin, rượu.

Thuốc giảm đau chống viêm: aspirin, indomethacin, aproxen…

Thuốc kháng sinh: các aminoglycosid, cloramphenicol, dapson, rifampicin, quinolon, tetracilin, Co-Trimoxazol…

Thuốc hạ huyết áp: reserpin, nifedifin, các chẹn Beta, Acei.

Thuốc lợi tiểu: các Thiazid.

Thuốc da liễu: Isotretinoinm, vitamin A liều cao, vitamin K liều cao…

Một số thuốc có thể gây quái thai: thuốc ức chế men chuyển, androgen (danazol), chống động kinh (carbamazepin, phenytoin, acid valproic), thuốc trị ung thư (antineoplastics: cyclophosphamid, methotrexat), isotretinoin diethystillbestrol, idod, lithi, thalidomid, warfarin…

tu khoa

uong thuoc khang sinh khi mang thai co sao khong

ba bau co duoc uong thuoc khang sinh

thuoc khang sinh nao duoc uong khi mang thai

mang thai uống thuốc panadol có sao không

liều dùng paracetamol cho phụ nữ có thai

uống kháng sinh khi mang thai tháng đầu

Làm mẹ – Tags: ba bau kieng gi, báo phụ nữ, dinh duong thai ky, Mang Thai

Mang Thai Có Được Uống Thuốc Kháng Sinh Không?

Trong thời kỳ mang thai, người mẹ nên thận trọng khi sử dụng thuốc, đặc biệt là kháng sinh, vì chúng có thể gây nên những hậu quả tai hại. Kháng sinh là thuốc quy định bán theo đơn nhưng trên thực tế có thể mua dễ dàng ở các nhà thuốc, hiệu thuốc để dùng.

Theo các nhà khoa học, phụ nữ mang thai có thể sử dụng những loại kháng sinh cần thiết để điều trị một số bệnh lý nhiễm trùng được phát hiện trong thời kỳ mang thai giống như những người bình thường đối với các loại kháng sinh thuộc nhóm betalactam, macrolid và polypeptid. Tuy vậy, cần phải lưu ý và thận trọng khi sử dụng các loại kháng sinh sau đây:

Tetracyclin: chống chỉ định sử dụng vì gây độc cho gan đối với người mẹ và ảnh hưởng đến men răng của trẻ, đồng thời cũng ảnh hưởng đến sự phát triển xương của trẻ.

Chloramphenicol: có tác dụng nguy hại cho cơ quan tạo máu của người mẹ. Nếu người mẹ sử dụng trong những ngày trước khi sinh đẻ, thuốc sẽ tích lũy trong thai nhi và gây nên trụy tim mạch dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh, tình trạng này thường được gọi là hội chứng xám.

Aminoglycosid: chống chỉ định dùng vì gây độc cho cơ quan thính giác. Trong những trường hợp cần sử dụng để điều trị một số bệnh lý nhiễm trùng trong khi mang thai thì nên dùng khoảng thời gian ngắn dưới 1 tuần, kèm theo đó phải kiểm tra chức năng thận bằng chỉ số creatinin.

Các thuốc chống lao như isoniazid, rifampicin, ethambutol: có thể sử dụng để điều trị cho người mẹ bị mắc bệnh lao trong thời gian mang thai. Các loại thuốc này có thể đi qua bánh nhau nhưng không làm ảnh hưởng đến thai nhi nếu dùng ở liều lượng bình thường.

Sulfamid: đ ược khuyến cáo không nên dùng nhất là đối với người mẹ ở vào cuối thời kỳ thai nghén vì dễ gây nên tình trạng huyết tán, vàng da nhân ở trẻ sơ sinh. Vàng da nhân là loại vàng da bệnh lý thường gặp ở trẻ sinh non, khi sinh ra trẻ bị chứng vàng da từ đầu đến chân; nếu không được điều trị kịp thời trẻ sẽ bị nhiễm độc thần kinh, hôm mê rồi tử vong.

Các loại kháng sinh đường tiết niệu: thường được chống chỉ định sử dụng khi người mẹ mang thai vì gây ảnh hưởng có hại cho đường tiết niệu.

Flagyl, trimethoprim, pyrimethamine: cũng chống chỉ định dùng cho phụ nữ có thai, đặc biệt là tuyệt đối không sử dụng trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Những cơn đau bụng khi mang thai (Việt hóa bởi chúng tôi

Các thuốc điều trị virút: thuốc zidovudine (retrovir) có thể dùng trong thời gian mang thai, đặc biệt trong các trường hợp phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV/AIDS. Riêng acyclorvir (zovirax) cần hạn chế sử dụng khi mang thai hoặc dùng để dự phòng nhiễm Herpes.

Khi phụ nữ mang thai bị mắc bất kỳ một loại bệnh nào đó cần sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị, nhất thiết phải đến bác sĩ khám để được chỉ định, tư vấn, hướng dẫn, kê đơn mua thuốc chữa trị phù hợp. Không nên tùy tiện mua thuốc hay qua sự mách bảo của người khác để mua sử dụng vì có thể dẫn đến những hậu quả nguy hại không lường trước cho cả mẹ lẫn con.

BS. Nguyễn Trâm Anh

Sốt Trong 3 Tháng Đầu Mang Thai

Làm gì khi bị sốt trong 3 tháng đầu thai kỳ?

em năm nay 25 tuổi,do e không biết la mình có thai nên ngày thứ 27 của chu kỳ kinh e đã bị viêm họng va sốt virut có lúc lên tới 38.5độ. em đã uống 6 viên pracetamol va 6 viên kháng sinh opxill(cefalexin)và 6 viên seratiopeptidaze. bây giờ e đã chậm kinh 1 tuần và đã có thai. e lo quá nên muốn hỏi chuyên mục xem e uống thuốc va sốt như vậy ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào? (trần thị thu hường)

Trả lời:

Kết quả các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, nếu bạn bị sốt trong khoảng 3 tháng trước khi mang thai và trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây nguy cơ dị tật tim bẩm sinh ở bé (11,2%). Nếu bạn bị mắc các bệnh có triệu chứng sốt trong thời gian này cũng có thể làm tăng 80% khả năng bé bị dị tật tim (so với các bà mẹ mang thai khác), đặc biệt với bệnh cảm và sốt, khả năng này có thể tăng hơn gấp 2 lần bình thường.

Nghiên cứu cũng cho thấy cơ thể bé thường đáp ứng rất kém với tình trạng tăng nhiệt ở mẹ khi mẹ bị sốt. Vì vậy, tùy theo tuổi thai và tình trạng sức khỏe mà bạn có thể bị sảy thai, sinh non hay thai chết lưu.

Trong thời gian mang thai, nếu bạn bị sốt và cảm lạnh (hoặc đôi khi là các triệu chứng của cảm như ho, sổ mũi, đau đầu…), bạn cũng không nên dùng thuốc bừa bãi. Tốt nhất là bạn nên đi khám và tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ.

Thời kỳ đầu mang thai là thời kỳ vô cùng quan trọng vì bé đang trong giai đoạn hình thành các cơ quan. Cơ thể bé vì vậy cũng rất mẫn cảm với các loại thuốc – hóa chất. Do đó, khi dùng thuốc (kể cả thuốc đã kê đơn), bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng (nếu có thể, bạn cần tìm hiểu thêm về bằng chứng an toàn của thuốc trước khi sử dụng).

Khi bạn bị sốt, bạn cũng cần làm các xét nghiệm để chuẩn đoán nguyên nhân (có thể bạn bị sốt vì nhiễm siêu virus lúc bắt đầu mang thai, lây nhiễm trong thai kỳ, hay bạn bị nhiễm khuẩn do viêm bể thận, viêm nhau, màng ối, viêm gan siêu vi B…). Tùy theo tình trạng của bạn, bác sĩ sẽ có hướng điều trị hợp lý.

Nếu bạn chỉ bị sốt nhẹ, bác sĩ có thể theo dõi trong vòng từ 24 đến 48 giờ. Bạn không nên tự ý dùng kháng sinh.

Với các triệu chứng sổ mũi, bạn nên xì mũi thật sạch rồi dùng nước muối sinh lý rửa thường xuyên để làm giảm bớt triệu chứng.

Bạn cũng nên tránh các loại thuốc dân gian chưa qua kiểm nghiệm khoa học. Đôi khi, các loại thuốc này có thể gây tác hại cho cả bạn và bé.

Nếu bạn bị ho, bạn nên cẩn thận với các loại thuốc cũng như liều lượng sử dụng. Bạn cần tránh sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc và tốt nhất nên theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Theo chúng tôi bạn nên đi khám để có được sự tư vấn từ các bác sĩ sau quá trình thăm khám trực tiếp!

Sốt trong thai kỳ.

Có nhiều bà bầu dễ nhiễm sốt trong khi mang thai do hệ miễn dịch yếu, điều này khiến chị em lo lắng, không biết có ảnh hưởng đến em bé hay không.

Việc mang thai đã là một việc làm vô cùng khó khăn, vất vả, nhưng mỗi khi thấy mình hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt thì hầu hết các bà bầu mất hết tinh thần, chỉ thấy lo lắng cho sức khỏe của thai nhi. Bạn cần làm gì để giúp hạ sốt mà không ảnh hưởng đến con?

Nếu như bình thường bị sốt, bạn có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt thông thường để điều trị nhưng chúng được khuyến cáo không nên sử dụng cho phụ nữ đang mang thai. Vậy bà bầu phải làm sao để hạ sốt?

Có nhiều biện pháp giúp hạ sốt hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc, bạn có thể áp dụng nhiều biện pháp dân gian, tuy thời gian điều trị kéo dài những sẽ không gây ảnh hưởng cho thai nhi.

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

– Dùng thuốc xịt mũi: Các loại thuốc xịt có chứa kháng thể histamin, sau khi sử dụng 2, 3 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả khác biệt. Việc giảm viêm ở xoang mũi sẽ giúp bạn thở dễ hơn, hạ sốt nhanh hơn.

– Thuốc kháng histamin: Một số loại thuốc kháng histamin an toàn khi sử dụng lúc mang thai. Chúng giúp cơ thể bạn tiết ra những chất gây phản ứng dị ứng, ngăn ngừa các triệu chứng sốt. Có một số người bị dị ứng với histamin nên cần hỏi ý kiến bác sỹ trước khi quyết định sử dụng.

– Bạn có thể liên hệ trực tiếp với bác sỹ ngay khi phát hiện ra mình bị sốt để được kê đơn thuốc an toàn trong quá trình mang thai.

Ngăn ngừa sốt khi mang thai

Trước khi mang thai, bạn nên tiêm phòng cảm cúm để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh. Ngoài ra, nếu đã mang thai, thường xuyên ăn gừng, tỏi để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Điều quan trọng nhất là khi trời thay đổi thời tiết, trở lạnh, nên mặc áo ấm và hạn chế đi mưa khi đang mang thai. Khi ngủ, để phòng thoáng đãng, không nên bật quạt quá lạnh và để thốc vào mặt. Kiểm tra thai thường xuyên để biết con có an toàn hay không.