Top 7 # Xem Nhiều Nhất Tức Bụng Trên Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Tobsill.com

Tức Bụng Trên Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Dầu Hiệu Cảnh Báo Mẹ Nên Biết.

Đau tức bụng trên khi mang thai 3 tháng đầu là điều thường gặp với phụ nữ, bởi lúc này thai nhi đang tìm cách làm tổ trong tử cung nên có thể sẽ làm mẹ bị đau lâm râm phần bụng. Song cũng không nên chủ quan, mẹ bầu lưu ý dấu hiệu đau tức bung trên khi mang thai có thể dẫn đến những biến chứng quan trọng. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Tức bụng trên khi mang thai 3 tháng đầu nguyên dân do đâu

Tử cung phát triển

Thai nhi lớn dần lên điều đó đồng nghĩa với việc tử cung của mẹ sẽ phải nở rộng ra và gây ra những chèn ép, áp lực lên đường ruột. Tình trạng này khiến mẹ bầu có thể thấy xuất hiện hiện tượng buồn nôn và đau bụng trên. Trong trường hợp này, mẹ bầu không cần quá lo lắng vì đó là dấu hiệu bình thường của một chu kỳ mang thai.

Khi bất ngờ bị những cơn đau bụng trên tấn công, các mẹ bầu hãy nghĩ đến vấn đề bong nhau thai sớm. Nếu thai phụ bị bong nhau thai ở mức độ nhẹ thì âm đạo sẽ xuất hiện một chút máu và đi kèm với nó là hiện tượng đau nhẹ vùng bụng trên.

Nếu bong nhau thai ở mức độ trung bình, lượng máu âm đạo ra sẽ khoảng 400ml và cơn đau bụng cũng mạnh hơn. Đặc biệt nếu đau bụng dữ dội và lượng máu mất đi khá nhiều thì mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay vì đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm.

Triệu chứng táo bón, đầy hơi

Tình trạng táo bón, đầy hơi cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau bụng trên. Trong trường hợp này, phụ nữ mang thai nên bổ sung thêm những thực phẩm giàu chất xơ như súp lơ, các loại đậu, bí ngô… để cải thiện tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón. Đồng thời, việc uống nhiều nước sẽ giúp lợi tiểu, hạn chế được nguy cơ khó tiêu ở mẹ bầu. Ngoài nước lọc, bà bầu có thể uống thêm nước dừa, nước mía nhưng không nên uống quá nhiều.

me bau can canh giac voi hien tuong dau bung tren khi mang thai – 2

Tiền sản giật

Tiền sản giật là một vấn đề vô cùng nguy hiểm ở phụ nữ mang thai. Hiện tượng này thường xảy ra từ tuần thứ 20 của thai kì trở đi. Những mẹ bầu bị cao huyết áo, có lượng protein trong nước tiểu, mặt, chân tay bị phù nề… thường có nguy cơ mắc tiền sản giật cao hơn.

Nếu nhận thấy những cơn đau bụng trên bất ngờ xuất hiện cùng với các triệu chứng khác như đau đầu dữ dội, thị giác bị thuyên giảm, luôn có cảm giác buồn nôn và nôn thì mẹ bầu cần đi bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt

Với những ai lần đầu làm mẹ, hiện tượng đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu có thể làm bạn trở nên lo lắng bất an vì cho rằng đây là dấu hiệu nguy hiểm với thai nhi. Thực tế, hiện tượng đau bụng khi mang thai có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào việc mẹ đau như thế nào cũng như các dấu hiệu khác đi kèm.

Tình trạng tức bụng trên khi mang thai 3 tháng đầu là bình thường

1. Sự làm tổ của trứng Hiện tượng đau bụng lâm râm khi mang thai 3 tháng đầu là điều hết sức bình thường, nhất là trong tháng đầu tiên của thai kỳ. Trong quá trình làm tổ, do phôi nang dính vào niên mạc tử cung cũng như các chân giả của lá nuôi bám vào niêm mạc, hiện tượng này gọi là bám rễ. Đây chính là nguyên nhân khiến mẹ bị đau bụng. Khi đã ổn định sau vài ngày, các cơn đau bụng giảm dần hoặc hết hẳn.

2. Do căng cơ và dây chằng Thai nhi càng lớn, tử cung của mẹ cũng phải lớn theo. Điều này sẽ làm mẹ cảm thấy đau, căng tức phần bụng. Thông thường mẹ bầu hay bị đau bụng khi ho, những lúc ngồi xổm hay khi đứng dậy, đây cũng là nguyên nhân gây nên đau tức bụng trên khi mang thai 3 tháng đầu.

3. Những cơn ốm nghén “hoành hành” Khi mang thai cơ thể người mẹ có nhiều sự thay đổi khác nhau, một trong số đó là sự thay đổi bên trong hệ tiêu hóa. Thời kỳ đầu của thai kỳ, mức độ progesterone trong tử cung tăng lên đáng kể nhằm hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi cũng kéo theo sự gia tăng progesterone trong dạ dày, ruột và thực quản. Đây là một trong những nguyên nhân gây ốm nghén. Những bà bầu bị ốm nghén, nôn ói nhiều sẽ dẫn tới tình trạng bị co thắt vùng bụng gây nên những cơn đau bụng khó chịu.

4. Chứng táo bón, khó tiêu Đây là trường hợp thường gặp đối với bà bầu vì khi mang thai tử cung sẽ cản trở hoạt động của dạ dày cùng với sự thay đổi của hoóc môn làm chậm quá trình tiêu hóa, dẫn đến tình trạng táo bón, khó tiêu, đầy hơi. Tình trạng tức bụng trên khi mang thai 3 tháng đầu gây nguy hiểm

Tức bụng trên khi mang thai 3 tháng đầu có thể gây nguy hiểm

Nếu mẹ bầu bị đau bụng dữ dội, đặc biệt là phần bụng dưới kèm theo các dấu hiệu như ra máu âm đạo, choáng váng mặt mày, cơ thể mệt mỏi không còn sức lực…, mẹ và bé có thể đang phải đối mặt với một trong những nguy cơ sau:

1. Thai ngoài tử cung là tình trạng nguy hiểm của tức bụng trên khi mang thai 3 tháng đầu. Thường xảy ta từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 10 của thai kỳ, thai ngoài tử cung là trường hợp thai nhi nằm ở những vị trí khác bên ngoài tử cung. Triệu chứng ban đầu của hiện tượng này thường không rõ ràng và dễ gây nhầm lần cho mẹ bầu. Các cơn đau bụng dồn dập, quặn thắt, xuất huyết âm đạo bất thường có màu sẫm và loãng là những dấu hiệu của thai ngoài tử cung.

2. Tức bụng trên khi mang thai 3 tháng đầu có thể là dọa sảy thai sớm. Khi mẹ bầu bị đau bụng, đau lưng, ra những mảng huyết dày sẫm màu rất có thể đây là những cảnh báo dọa sảy thai sớm. Nếu tình trạng này không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến sảy thai thật, mẹ bầu cần hết sức lưu ý.

3. Đau tức bụng trên khi mang thai 3 tháng đầu kèm khối u. Phụ nữ có tiền sử mắc khối u buồng trứng, u xơ tử cung khi có thai thường xuất hiện chứng đảo ngược cuống u nang buồng trứng hoặc đảo ngược u cơ dưới tử cung, dẫn đến cơn đau quặn một phần bụng dưới. Cơn đau có thể dữ dội hay tự giảm dần.

4. Viêm ruột thừa khi mang thai có thể dẫn tới đau tức bụng trên khi mang thai 3 tháng đầu. Hiện tượng này có thể xảy ra trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Tuy rất ít nhưng không phải không có, mẹ bầu cần lưu ý bởi nếu không cứu chữa kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến mẹ và thai nhi. Biểu hiện bị đau ruột thừa là người mẹ có cảm giác bị đau thắt 1/3 vùng bụng, đau âm ỉ kéo dài.

5. Bị ký sinh trùng đường ruột khi mang thai Loại ký sinh trùng thường gặp là giun đũa, khi mang thai nếu mắc bệnh này mẹ bầu sẽ bị đau ê ẩm phần bụng quanh rốn. Nếu giun đã chui vào ống mật hoặc ruột thừa sẽ càng làm cho bụng đau dữ dội hơn.

6. Đau tức bụng trên khi mang thai 3 tháng đầu có thể là tiền sản giật Là biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ và thai nhi, khi tình trạng trở nên nghiêm trọng mẹ bầu bị đau căng vùng bụng trên, cơn đau liên tục kéo dài kèm theo cảm giác buồn nôn. Lúc này, người mẹ cần được đưa đến bệnh viện để được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời.

Căng Tức Bụng Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Có Nguy Hiểm Không?

Mang thai 3 tháng đầu là thời điểm rất nhạy cảm đối với các mẹ. Tất cả các dấu hiệu căng tức bụng khi mang thai đều khiến các mẹ lo lắng và đều có thể tiềm ẩn những nguy hiểm.

Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu là bình thường

Về căng tức bụng khi mang thai giai đoạn 3 tháng đầu sẽ chia ra làm 2 loại là căng tức bụng trên và căng tức bụng dưới.

1. Căng tức bụng trên khi mang thai 3 tháng đầu

Căng tức bụng trên 3 tháng đầu là một hiện tượng bình thường mẹ không cần phải quá lo lắng. Những nguyên nhân gây căng tức này đó là:

– Trứng làm tổ trong tử cung: Đặt biệt nhất là trong tháng đầu tiên của thai kỳ, khi trứng được thụ thai và đang làm tổ. Trong quá trình làm tổ phôi nang trứng bám vào niêm mạc tử cung cũng như những chân giả của lá nuôi bám vào niêm mạc, đây là nguyên nhân khiến mẹ cảm thấy đau bụng và căng tức bụng.

– Căng cơ, căng dây chằng: Đặc biệt là sau tháng đầu tiên, thai nhi đã được hình thành và to dần lên chèn vào các dây chằng của tử cung, mẹ cảm thấy căng tức vì tử cung phải to dần lên. Đặc biệt những lúc mẹ ngồi xổm, ho thì hiện tượng này càng rõ rệt hơn.

– Ốm nghén: Khi mang thai cơ thể mẹ có nhiều thay đổi, đặc biệt là những cơn ốm nghén xuất hiện gây nên những khó khăn trong ăn uống, sinh hoạt của mẹ và ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của mẹ. Giai đoạn đầu khi mang thai, progesterone trong tử cung tăng lên đáng kể nhằm hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi cũng kéo theo sự gia tăng progesterone trong dạ dày, ruột và thực quản gây nên những cơn ốm nghén, ói, nôn mửa… và khi các cơn nôn xuất hiện mẹ sẽ cảm thấy căng tức bụng.

2. Căng tức bụng dưới khi mang thai

Trong 3 tháng đầu tiên hiện tượng căng tức bụng dưới, bụng dưới đau lâm râm là hiện tượng bình thường. Khi trứng được thụ tinh và di chuyển vào tử cung làm tổ sẽ gây nên những thay đổi và cũng xuất hiện các cơn đau lâm râm, bụng căng tức giống như mẹ đang đến tháng. Hiện tượng đau bụng này kéo dài 2 – 3 ngày, không tăng lên cũng không giảm đi và trong thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ cũng sẽ thỉnh thoảng xuất hiện.

Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu nguy hiểm

Đối với thời điểm 3 tháng đầu mang thai thì các hiện tượng đau bụng lâm râm, căng tức là bình thường nhưng khi có những dấu hiệu sau đây thì các mẹ cần phải đi gặp bác sĩ ngay bởi có thể là những dấu hiệu nguy hiểm cho thai nhi:

– Đau bụng dưới dữ dội kèm theo máu đen như bã cà phê, buồn nôn, ói mửa, người choáng váng, mệt mỏi, ngất xỉu. Đây có thể là những dấu hiệu mẹ đang mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm.

– Các dấu hiệu căng tức, đau không giảm, đặc biệt là bụng cuộn đau từng cơn kèm theo đó là ra máu tươi, máu đóng cục… đó là những dấu hiệu mẹ bị sảy thai sớm.

– Mẹ bị đau vùng bụng trên căng, đau liên tục kèm theo cảm giác buồn nôn và nôn thì đó có thể là những dấu hiệu mẹ bị tiền sản giật cần phải đi gặp bác sĩ ngay.

– Căng tức khó chịu kèm theo đau vùng bàng quang, đau khi đi tiểu hay buồn đi tiểu thường xuyên… là dấu hiệu mẹ bị viêm đường tiết niệu, một trong những bệnh có thể gây nhiễm trùng thận, sinh non, sinh bé nhẹ cân.

Khi mẹ có cảm giác căng tức bụng khi mang thai hãy bình tĩnh và theo dõi. Nếu hiện tượng căng tức kèm theo các biểu hiện khó chịu kể trên thì hãy lập tức tới gặp bác sĩ để chẩn đoán và có cách xử lý.

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/cang-tuc-bung-khi-mang-thai-3-thang-dau-co-nguy-hiem-…

Theo Hường Cao (T/h) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Bà Bầu Đau Tức Bụng Trên

Nhiều bà bầu bị tức bụng trên hoặc đau dạ dày trong khi mang thai, gây ra những lo lắng không đáng có. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp sản phụ có thể cần phải thăm khám bác sĩ để tìm ra biện pháp điều trị đau bụng. Vậy, nguyên nhân nào đã gây đau, tức bụng trên ở bà bầu và phải làm thế nào để giảm bớt các triệu chứng khó chịu trên, và khi nào bà bầu cần đi khám bác sĩ?

Nguyên nhân khiến bà bầu bị tức bụng trên

Các nguyên nhân dưới đây có thể gây đau bụng cho bà bầu, bao gồm:

Tức bụng do táo bón và trướng khí trong đường ruột

Táo bón là một trong những phiền toái phổ biến nhất cho bà bầu khi mang thai. Trong giai đoạn 3 tháng đầu, do sự thay đổi của hormone, nội tiết tố có thể gây ra tình trạng táo bón. Vào những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi sẽ phát triển rất nhanh chóng để có thể hoàn thiện các bộ phận, từ đó sẵn sàng chào đời.

Tức bụng do táo bón và trướng khí trong đường ruột

Điều này khiến cho thai nhi sẽ chèn ép vào thành tử cung, gây áp lực lên vùng xương chậu nên sản phụ sẽ rất khó đi tiêu. Cùng với đó là tình trạng tăng cân nhanh, ít luyện tập thể dục thể thao cũng gây ra tình trạng táo bón ở cuối thai kỳ.

Ăn các thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp bà bầu giải quyết vấn đề táo bón trong khi mang thai. Ngoài ra, sản phụ cũng có thể uống các loại thuốc nhuận tràng để giúp giảm đau. Nhưng điều quan trọng là mẹ bầu cần hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc nữ hộ sinh trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong khi mang thai.

Bà bầu bị đau bụng trên bên phải do trào ngược axit

Chứng ợ nóng là một triệu chứng rất phổ biến của bà bầu, ảnh hưởng đến khoảng 17 45% phụ nữ trong khi mang thai. Một loại hormone trong thai kỳ có tên gọi là progesterone có thể gây ra tình trạng trào ngược axit và ợ nóng.

Khi thai nhi phát triển mạnh mẽ gây áp lực lên đường tiêu hóa có thể làm cho tình trạng trào ngược axit của mẹ bầu trở nên nghiêm trọng hơn. Thậm chí, nhiều sản phụ còn bị trào ngược axit trong khi nằm.

Bà bầu bị đau bụng trên bên phải do trào ngược axit

Tình trạng đau tức ở vùng bụng trên có thể có nguyên nhân là do trào ngược axit nếu như cơn đau kéo dài lên tận ngực và tràn vào cổ họng với cảm giác khó chịu, nóng rát. Để giải quyết triệt để tình trạng này, sản phụ có thể sử dụng một số loại thuốc uống giúp trị chứng ợ nóng mà không cần phải kê đơn. Mẹ cũng có thể ăn các bữa ăn phụ và lựa chọn chế độ ăn có ít axit và các gia vị cay nóng, dầu mỡ có thể cải thiện triệu chứng này.

Bà bầu bị đau bụng trên rốn do căng da

Khi thai phát triển mạnh cũng khiến tử cung to ra kéo giãn khiến da vùng bụng căng lên. Nếu sản phụ chỉ cảm thấy dưới da bị ngứa, đồng thời cảm thấy căng và đau tức ở bên ngoài dạ dày chứ không phải từ sâu trong bụng thì đây có thể là triệu chứng của lớp da bị căng lên khi mang thai mà thôi.

Bà bầu bị tức bụng trên do đau cơ và căng cơ

Các cơ bụng của mẹ bầu phải căng ra để phù hợp với tình trạng thai nhi đang phát triển. Áp lực từ phía tử cung lên phần dưới của cơ thể cũng có thể sẽ thay đổi cách mà sản phụ đi lại hoặc di chuyển, như vậy sẽ làm tăng khả năng và nguy cơ mẹ bầu bị chấn thương.

Cảm thấy đau khi cúi xuống hoặc nâng người lên có thể có thể là dạ dày hoặc cơ ngực của mẹ bầu bị chèn ép bởi tử cung, từ đó gây ra đau. Tuy nhiên, sản phụ cần đi gặp bác sĩ để khám nếu những cơn đau như trên không tự biến mất.

Bà bầu bị tức bụng trên do đau cơ và căng cơ

Bà bầu bị đau bụng trên bên phải do vấn đề về túi mật

Đau tức ở phần trên bên phải của bụng bầu, dưới hoặc gần phía xương sườn, có thể là triệu chứng đặc trưng của các vấn đề của bệnh về gan hoặc túi mật.

Nếu có biểu hiện buồn nôn, nôn khan hoặc có cơn đau quặn bụng, thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh sỏi mật. Nếu không được điều trị triệt để, sỏi mật có thể chặn đường ống mật và gây ra các vấn đề nghiêm trọng về gan. Nếu sỏi mật không tự tiêu và biến mất, bác sĩ có thể chỉ định sản phụ làm phẫu thuật cắt bỏ túi mật.

Bà bầu bị tức bụng trên do vấn đề về gan

Thay đổi hormone trong cơ thể liên quan đến thai kỳ có thể gây ra một tình trạng nguy hiểm, gọi là chứng ứ mật thai kỳ (tên tiếng Anh được gọi là cholestasis of pregnancy). Đối với hầu hết phụ nữ mang thai, triệu chứng đầu tiên sẽ là ngứa, một số người còn bị đau tức bụng trên, buồn nôn, nôn khan hoặc vàng mắt, vàng da.

Bác sĩ sản khoa cần theo dõi cẩn thận sức khỏe của gan đối với những sản phụ có mắc chứng ứ mật trong thai kỳ. Trong một số trường hợp cần thiết, sản phụ cần phải sinh sớm để ngăn ngừa các biến chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng, bao gồm có chứng suy gan và phòng tránh những thương tích cho thai nhi đang sinh trưởng và phát triển.

Bà bầu bị đau bụng trên từng cơn do viêm tụy

Viêm tụy là tình trạng viêm nhiễm ở tuyến tụy do nhiễm trùng, các chấn thương và mẹ bầu gặp vấn đề với các cơ quan khác chẳng hạn như gan và túi mật, tình trạng này có thể gây viêm tụy. Viêm tụy có thể khiến cho bà bầu bị tức bụng trên, kiệt sức, buồn nôn hoặc thay làm đổi màu sắc của phân.

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ra tình trạng viêm tụy, sản phụ có thể cần phải nằm lại bệnh viện để theo dõi. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định, kê đơn dùng kháng sinh hoặc cho mẹ bầu truyền dịch.

Bà bầu tức bụng trên do co thắt

Các cơn co thắt khi mẹ bầu chuyển dạ thực sự thường bắt đầu ở vùng bụng phía trên tử cung. Do đó, gây ra cảm giác co thắt chặt dữ dội và khiến mẹ bầu ngày càng đau hơn. Sản phụ sẽ cảm thấy các cơn co thắt được bắt đầu từ đỉnh bụng trên thì đây có thể đây là dấu hiệu sớm của chuyển dạ. Do đó, sản phụ cần gọi người thân chở đi ngay đến các cơ sở y tế.

Bà bầu tức bụng trên do co thắt

Bà bầu bị tức bụng trên: Điều trị thế nào mới tốt?

Chữa tức bụng trên bằng cách chia nhỏ bữa ăn

Cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu trong giai đoạn thai kỳ vì rất quan trọng. Bà bầu bị đau tức bụng trên có thể là do chế độ dinh dưỡng chưa được phù hợp. Thay vì ăn những bữa chính giống như bình thường, mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày của mình ra thành nhiều bữa nhỏ hơn như các bữa phụ để giúp cho việc tiêu hóa được tốt hơn.

Chọn thực phẩm nhiều chất xơ cho bà bầu để tránh tức bụng

Chất xơ có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe thai kỳ của mẹ bầu, đặc biệt là hạn chế được tình trạng táo bón trong suốt thai kỳ. Những thực phẩm có chứa nhiều chất xơ cực tốt như súp lơ, các loại hạt, đậu, bí ngô, bông atiso,… sẽ cung cấp đầy đủ hàm lượng chất xơ cần thiết cho nhu cầu tiêu hóa của mẹ bầu. Do đó, ngăn ngừa được táo bón – một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng bà bầu tức bụng trên.

Bà bầu bị tức bụng trên: Hãy uống nhiều nước

Trong các giai đoạn của thai kỳ, điều quan trọng nhất là mẹ bầu không được để xảy ra tình trạng cơ thể bị mất nước. Việc uống nhiều nước trong thai kỳ sẽ giúp lợi tiểu, hạn chế được nguy cơ gây ra khó tiêu ở mẹ bầu. Ngoài nước lọc, mẹ bầu uống có thể nước dừa, nước mía, nước ép trái cây cũng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, mẹ bầu chú ý không nên uống nước quá nhiều.

Tập thể dục thường xuyên để hạn chế tức bụng cho bà bầu

Tập thể dục đều đặn, thường xuyên với những bài tập đơn giản, nhẹ nhàng sẽ hạn chế tối đa nguy cơ bà bầu bị đau tức bụng trên. Chẳng hạn như: mẹ bầu có thể nằm thư giãn và nâng cao một chân lên. Bài tập đơn giản này cũng sẽ giúp cho máu lưu thông và giảm được nguy cơ phù nề rất tốt.

Cách giảm tức bụng bằng nghỉ ngơi, thư giãn

Những căng thẳng và lo âu khi mang bầu chính là nguyên nhân tiềm ẩn khiến mẹ gặp nhiều vấn đề khó chịu liên quan đến bụng, đặc biệt là chứng đau bụng trên trong khi mang thai. Mẹ bầu nên giữ cho mình một tâm lý thoải mái và bình tĩnh, thư giãn nhất có thể nhé.

Mẹ bầu nên giữ cho mình một tâm lý thoải mái và bình tĩnh

Bà bầu bị tức bụng trên: khi nào cần gọi bác sĩ?

Gọi ngay bác sĩ hoặc nữ hộ sinh để được tư vấn trong vòng 1 ngày nếu bà bầu bị tức bụng trên, đau bất thường ở dạ dày hoặc ở bụng. Ở mỗi lần khám, sản phụ hãy nói rõ ràng về bất kỳ triệu chứng nào mình gặp gần đây, cũng như bất kỳ triệu chứng, tình trạng và mức độ đau đã thay đổi, tiến triển như thế nào.

Đến đến ngay bệnh viện hoặc gọi ngay cho bác sĩ, chuyên gia y tế nếu:

Đau tức bụng trên dữ dội, đặc biệt nếu bà bầu bị đau bụng trên bên phải hoặc nếu đau quá không thể chịu được.

Đau bụng trên kèm theo hiện tượng chảy máu âm đạo.

Các cơn co thắt xảy ra thường xuyên, đều đặn.

Đau bụng và có biểu hiện sốt cao.

Các triệu chứng của bệnh huyết áp cao, chẳng hạn như: chóng mặt, buồn nôn, khó thở, đau đầu hoặc cảm thấy mệt mỏi nhiều.

Ngứa, vàng da hoặc có hiện tượng vàng mắt, nôn.

Kết luận

Đối với bà bầu bị tức bụng trên, việc chăm sóc, thăm khám thai sản định kỳ là một việc vô cùng cần thiết. Các bác sĩ sẽ giúp sản phụ có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn và thoải mái. Cho nên, khi bị đau tức bụng trên hay bất kỳ dấu hiệu khác thường nào, mẹ bầu cần đi đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám nhé.

Xem thêm:

Đau bụng bên phải khi mang thai – nguyên nhân và hướng giải quyết Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai 1-4 Tuần – Nguyên Nhân và một số biện pháp giảm đau hiệu quả Nguồn tham khảo:

Bà Bầu Đau Tức Bụng Trên Có Đáng Lo Ngại?

Hiện tượng đau tức bụng trên khi mang thai, khiến nhiều mẹ bầu lầm tưởng mình chỉ đau bao tử. Tuy nhiên ít có ai hiểu được nguyên nhân và sự ảnh hưởng thật sự của nó. Vậy bà bầu đau tức bụng trên liệu có nguy hiểm không? Chúng tôi mời bạn xem thông tin qua bài viết sau.

Những căn bệnh có thể mắc phải khi mẹ bầu đau tức bụng trên

Đau tức bụng trên tức là phần nằm trên rốn, có thể mẹ bầu đang có vấn đề về hệ tiêu hóa, dạ dày hay gan, mật. Tuy những bệnh lí này không đáng lo lúc đầu nhưng càng lâu thì càng nguy hiểm cho sức khỏe mẹ và thai nhi.

Một số bệnh lí về dạ dày như hàm lượng axit trong dạ dày tăng cao, đau bao tử, xuất huyết bao tử, viêm loét tá tràng, trào ngược dạ dày- thực quản,… Những bệnh lí đó dễ xảy ra với phụ nữ mang thai do ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống không hợp lí (thiếu chất xơ trong khẩu phần ăn từ rau củ, ăn nhiều đồ khô cứng, thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ, ăn không đúng giờ hoặc bỏ bữa,…); ảnh hưởng tâm lí và lối sinh hoạt không đúng cách. Mẹ bầu thường gặp tình trạng ợ chua, trào ngược thức ăn, đau lâm râm bụng trên nếu nhẹ và đau quặng khi nặng, tiêu hóa kém khiến cho vùng bụng trên hay nặng nề, đau tức và khó đi vệ sinh.

Thủng dạ dày hay xuất huyết bao tử (phân có máu) là trường hợp khẩn cấp xuất phát từ đau tức bụng trên ở bà bầu. Không còn là nặng hay nhẹ mà nó ảnh hưởng cả đến tính mạng mẹ và thai nhi.

Như được biết, gan và mật tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn nhờ chất dịch được tiết ra từ hai cơ quan này. Khi mẹ bầu bị đau tức phần bụng trên dữ dội, toát mồ hôi, cơ thể nóng lạnh thất thường, tức là phần dạ dày đã chịu chi phối bởi bệnh về gan (viêm gan, nóng gan,…) và mật (viêm túi mật, sỏi mật, tắc nghẽn ống mật do giun cản trở). Đây là những bệnh nguy hiểm vì thế cách tốt nhất chính là nhờ sự can thiệp phù hợp từ bác sĩ với người đang mang thai.

Biện pháp phòng tránh và khắc phục đau tức bụng trên ở mẹ bầu

Điều chỉnh chế độ và thức ăn hợp lí dành cho mẹ bầu, bổ sung nhiều chất xơ bằng cách ăn thật nhiều rau củ tươi, cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất từ trái cây như cam, bưởi,… không ăn đồ cay và nóng, không sử dụng chất kích thích và có gas, những thực phẩm không rõ nguồn gốc, kém vệ sinh,… Không nên ăn quá tối, ăn chậm nhai kỹ và mẹ bầu nên bổ sung nhiều nước lọc hoặc nước đã đun sôi trong suốt thai kỳ.

Vận động nhẹ nhàng tăng cường thể chất. Luyện tập thể dục vào buổi sáng như đi bộ thư giãn, bổ trợ các bài tập yoga dành cho phụ nữ mang thai. Mỗi khi ngủ dậy sau một đêm hay buổi trưa, mẹ bầu nên nằm và nghiêng người nhẹ nhàng, hít thở đều sau đó mới được ngồi dậy, để cơ thể thích nghi và tránh dồn áp lực lên bụng.