Top 4 # Xem Nhiều Nhất Tức Bụng Khi Mang Thai Tháng Thứ 5 Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Tobsill.com

Tức Bụng Khi Mang Thai Tháng Thứ 6 Có Sao Ko Ạ?

Cảm giác không thoải mái ở vùng bụng rất phổ biến khi có thai. Nguyên nhân của cảm giác đau phụ thuộc vào giai đoạn bầu bí.

Trong quá trình mang thai, thỉnh thoảng bụng dưới lại có cảm giác đau nhói. Điều này có bình thường?

Trong những tuần đầu của thai kỳ, bụng dưới có cảm giác tưng tức khi thai đang tìm cách bám vào tử cung. Bạn cũng có thể đau bụng nếu bạn ốm nghén và nôn ọe.

Khi thai lớn hơn, cảm giác đau thường là do sự căng cơ và dây chằng vì đang phải nâng đỡ tử cung đang ngày càng lớn. Bạn có thể cảm thấy điều này khi thay đổi tư thế, khi ho hay khi ngồi xổm và đứng dậy. Dịch vị tăng, cảm giác đầy bụng cũng có thể gây ra cảm giác đau trong những tháng cuối trước sinh.

Nếu cảm giác đau chỉ thoáng qua thì hoàn toàn vô hại nhưng nếu đau dữ dội hay dai dẳng thì cần tới cơ sở y tế ngay lập tức.

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Đừng do dự gọi cho bác sĩ nếu cơn đau bụng kéo dài hay trở nên dữ dội hoặc cảm giác bị chuột rút, chảy máu, sốt hay xỉu dần. Bởi vì đó có thể là biểu hiện của các chứng bệnh khác như đau dạ dày, nhiễm trùng đường tiểu, viêm ruột thừa hay đơn giản là do táo bón.

Làm gì để cảm thấy dễ chịu hơn?

Hãy ngồi xuống, nhấc cao chân và thư giãn. Khi cảm thấy đau nhói, nghỉ ngơi sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu.

Khi trở dậy, hãy nghiên người và dậy từ từ. Dùng tay làm điểm tựa. Điều này sẽ giúp giảm áp lực chơ cơ bụng dưới.

Nếu tính chất công việc phải ngồi nhiều thì hãy thường xuyên đứng dậy đi lại.

Vào những tháng mùa hè nóng nực, hãy luôn uống nước để tránh bị khử nước.

Hạn chế tối đa các thực phẩm cay nóng mà có thể gây trở ngại cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là vào bữa tối.

Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Tháng Thứ 5

Khi mang thai tháng thứ 5, nhiều mẹ thường cảm thấy đau bụng dưới và rất lo lắng. Liệu những cơn đau bụng dưới ở giai đoạn này có nguyên nhân do đâu và có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi là những câu hỏi thường gặp.

Nguyên nhân khiến bà bầu đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 5

Nhóm cơ dây chằng căng. Theo các chuyên gia y tế, khi mẹ mang thai tháng thứ 5 và cảm thấy cơn đau bụng dưới ngày càng tăng có thể là do các nhóm cơ và dây chằng căng ra nhằm hỗ trợ cho sự mở rộng tử cung.

Nói một cách khoa học thì những cơn đau này được biết tới như là “đau dây chằng tròn” (nhưng có thể mẹ sẽ không thèm quan tâm những chuyên gia gọi nó là gì khi mẹ bị cơn đau này tấn công), hầu hết phụ nữ mang thai đều trải qua chuyện này.

Tử cung căng. Tử cung của mẹ được nâng đỡ bởi những dây chằng đi từ vùng bụng và chạy xuống háng (bẹn) cho nên khi khi mang thai, tử cung ngày càng phát triển lớn lên sẽ khiến những dây chằng này căng ra, và mẹ sẽ thấy những cơn đau xuất hiện ở vùng bụng dưới và lan rộng tới háng.

Sự tích tụ của niêm mạc tử cung hay do lưu lượng máu tăng để nuôi dưỡng thai cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu đau vùng bụng dưới.

Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 5

Mặc dù đây là tình trạng thường gặp, nhưng mỗi mẹ bầu lại có những trải nghiệm đau khác nhau.

Cơn đau có thể giống như bị co rút, đau nhói và giống như ai đó bị đâm.

Thường xuất hiện khi mẹ thay đổi vị trí đột ngột, khi mẹ đứng/ngồi dậy, hoặc đơn giản là khi mẹ ho, hắt hơi và cả khi cười.

Có thể xảy ra nhanh hoặc kéo dài nhiều giờ.

Nếu những cơn đau bụng dưới khi mang thai chỉ thỉnh thoảng xuất hiện, không kéo dài và không có triệu chứng nào đi kèm (như sốt, ớn lạnh, chảy máu, hoặc choáng váng) thì mẹ có thể yên tâm, đó chỉ là một biểu hiện bình thường của phụ nữ mang thai.

Đau bụng dưới là dấu hiệu sẩy thai?

Những cơn đau bụng dưới cũng có thể là dấu hiệu mẹ bị sẩy thai muộn nhưng mẹ hãy nhớ rằng khả năng sẩy thai muộn là rất ít (chỉ khoảng 1% thôi) và thường sẽ đi kèm với việc đau bụng và chảy máu nhiều.

Trong trường hợp mẹ bị đau kèm theo chảy máu/dịch âm hộ ít thì hãy gọi cho bác sĩ để hỏi thêm ý kiến, còn khi bạn chảy nhiều máu hãy đến cơ sở y tế gần nhất ngay nhé.

Mẹo hay giúp mẹ giảm đau bụng dưới khi mang thai

Thư giãn và nghỉ ngơi trong tư thế thoải mái như ngồi hoặc nằm sẽ mang đến cho mẹ bầu một cảm giác dễ chịu, tránh được tình trạng chuột rút.

Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng thêm những cách dưới đây:

Nếu đau bụng bên trái, mẹ cần nằm nghiêng bên phải và gác chân lên.

Dùng túi ấm chườm ở vùng bụng dưới.

Thư giãn tinh thần bằng việc nghe nhạc, đọc báo hay xem hài để quên đi cơn đau.

Nếu đi tắm, mẹ nên tắm với nước ấm để thả lỏng toàn bộ cơ thể.

Nhờ chồng hoặc người thân massage vùng lưng.

Và nếu những cơn đau bụng dưới này thật sự khó chịu, hãy nói cho bác sĩ của mẹ biết vào lần khám thai tiếp theo nhé, có thể sự chia sẻ với những người có chuyên môn sẽ giúp mẹ cảm thấy an tâm hơn và đảm bảo những cơn đau này chỉ là một phần trong quá trình mang thai mà thôi.

Đau Bụng Khi Mang Thai Tháng Thứ 5 Có Nguy Hiểm Không?

Đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 có thể đến từ nhiều nguyên nhân, do đó mẹ bầu không nên quá hốt hoảng, ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển của em bé.

Giai đoạn mang thai tháng thứ 5, em bé đã lớn và cứng cáp rất nhiều, không còn nhạy cảm như 3 tháng đầu.

Do đó những cơn đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 không còn quá nguy hiểm, chủ yếu là các nguyên nhân bình thường do thay đổi bên trong cơ thể.

Tuy nhiên, vẫn có những nguyên nhân tới từ các bệnh lý nguy hiểm mà mẹ bầu không thể lơ là.

Đau bụng khi mang thai tháng thứ 5: nguyên nhân thông thường

Có khá nhiều nguyên nhân gây hiện tượng đau bụng khi mang thai tháng thứ 5, đa số là các nguyên nhân thông thường do thay đổi của cơ thể khi mang thai.

Dãn cơ bụng và dây chằng

Vào tam cá nguyệt thứ 2, kích thước của thai nhi và tử cung tăng nhanh chóng và chiếm khá nhiều diện tích, bụng mẹ bầu to ra.

Lúc này, cơ bụng và các dây chằng phải dãn ra, bị kéo căng để phù hợp với kích thước mới, từ đó gây ra hiện tượng đau bụng lâm râm, các cơn đau thường nhanh hết và không quá nặng.

Tình trạng này sẽ xuất hiện nhiều hơn nếu mẹ bầu ít hoạt động, ngồi hoặc đứng quá lâu cùng 1 tư thế hay hoạt động mạnh.

Mẹ bầu tháng thứ 5 thường bị đau bụng do căng dây chằng

Vết đau từ lần sinh mổ trước đó

Theo các chuyên gia thì sau khi sinh mổ, chị em cần nghỉ ngơi trung bình từ 5 – 6 năm, ít nhất là 2 – 3 năm để phục hồi, sau đó mới nên mang thai và sinh con trở lại.

Nếu bạn có thai quá gần với thời điểm sinh mổ trước đó, khi tử cung phát triển lớn lên sẽ tác động vào các vết khâu cũ chưa kịp lành, gây ra hiện tượng đau và nguy cơ bục vết mổ.

Táo bón thai kỳ

Một trong những nỗi lo của mẹ bầu trong thời gian mang thai là hiện tượng táo bón. Sự thay đổi nội tiết tố, chế độ dinh dưỡng và sự chèn ép của tử cung lên hệ tiêu hóa khiến mẹ bầu dễ bị táo bón.

Các cơn táo bón lại là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng đau bụng cho mẹ bầu trong tháng thứ 5.

Nhiễm trùng đường tiểu

Tuy ban đầu không quá nguy hiểm nhưng mẹ bầu cũng cần phát hiện nhiễm trùng đường tiểu sớm và có hướng điều trị để không ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Biểu hiện thường gặp của nhiễm trùng đường tiểu là các cơn đau bụng dưới kèm theo căng tức ngực, khó thở, đi tiểu khó khăn, bỏng rát, sốt, nôn và buồn nôn…

Tâm lý thay đổi

Tâm lý tác động rất nhiều đến những thay đổi trong cơ thể. Nếu trong thời gian mang thai tháng thứ 5 mà mẹ bầu bị căng thẳng, stress, áp lực trong cuộc sống và công việc thì những lo lắng trên sẽ khiến chị em bị đau bụng và căng tức ngực, khó thở.

Không chỉ vậy, tâm lý trên hoàn toàn không tốt cho sự phát triển của thai nhi, chị em nên có hướng nghỉ ngơi, giải trí để giải tỏa căng thẳng.

Các bệnh lý khác

Ngoài các nguyên nhân trên, đôi khi một số bệnh lý cũng gây hiện tượng đau bụng khi mang thai tháng thứ 5.

Những bệnh thường gặp có thể kể đến như rối loạn tiêu hóa, bệnh phụ khoa, viêm tụy, viêm ruột thừa, viêm đại tràng…

Đau bụng khi mang thai tháng thứ 5: nguyên nhân nguy hiểm

Ngoài các nguyên nhân thông thường, mẹ bầu còn có khả năng gặp phải các biến chứng nguy hiểm trong tháng thứ 5 thai kỳ. Nếu không phát hiện và xử lý sớm có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Bong nhau thai

Đây là hiện tượng khá nguy hiểm khi nhau thai bị bóc tách ra khỏi thành tử cung, tùy mức độ mà sự nguy hiểm sẽ tăng cao, nặng nhất có thể gây sẩy thai, mất máu cấp, cần cấp cứu ngay lập tức.

Triệu chứng của hiện tượng bong nhau thai là cơn đau phía dưới bên phải tăng dần lên rất nhanh. Kèm theo đó là hiện tượng chảy máu vùng kín với lượng máu nhiều, có xuất hiện máu đông.

Bong nhau thai là hiện tượng khá nguy hiểm

Sẩy thai

Biểu hiện của sẩy thai rất đa dạng, nhưng chủ yếu là mẹ bầu sẽ bị đau bụng dưới ngắt quãng, các cơn đau mỗi lần xuất hiện sẽ đau hơn lần trước. Tới khi thai nhi bị sẩy hoàn toàn thì các cơn đau biến mất.

Nhìn chung nếu xuất hiện các cơn đau thắt dữ dội, ngắt quãng kèm theo chảy máu âm đạo thì mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay.

Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa là hiện tượng khá hiếm trong giai đoạn mang thai tháng thứ 5, tuy nhiên mẹ bầu cũng không nên bỏ qua nguyên nhân này.

Đau bụng khi bị viêm ruột thừa thường kèm theo các biểu hiện như đau bụng nhiều, cơ thể mệt mỏi, thiếu nước, sốt cao, mạch nhanh…

Nếu nhận thấy các dấu hiệu viêm ruột thừa trên, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra ngay.

Những lưu ý cho mẹ bầu trong tháng thứ 5 thai kỳ?

Dù ở tháng nào thì giai đoạn mang thai đều khá nhạy cảm, do đó mẹ bầu cần một vài lưu ý để giữ bản thân và em bé luôn an toàn, khỏe mạnh.

Khi có các cơn đau bụng, cần nghỉ ngơi và chú ý các biểu hiện kèm theo. Nếu chỉ là các cơn đau nhẹ thì không có gì phải lo lắng, nhưng nếu kèm các biểu hiện như ra máu, đau quặn thì cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Không nên làm việc nặng, vận động quá mạnh. Ngoài khiến cơ thể mệt mỏi thì có thể gây tác động đến thai nhi.

Không nên đứng, ngồi hay nằm một tư thế quá lâu, đặc biệt là tư thế ngồi xổm hay khom lưng.

Luôn giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.

Có chế độ dinh dưỡng hợp lý để bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi.

Luôn uống đủ nước.

Vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vùng kín sạch sẽ để tránh các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Chọn các loại quần áo rộng rãi, thoáng mát, không được quá bó buộc gây khó khăn cho việc vận động.

Mẹ bầu nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn trong thai kỳ

Chăm sóc tốt cho mẹ bầu tháng thứ 5 thai kỳ:

Qua những thông tin trên, hy vọng bạn đã nắm rõ nguyên nhân gây ra các cơn đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 rồi.

Hiện Tượng Căng Tức Bụng Khi Mang Thai

Hiện tượng căng tức bụng khi mang thai

Hỏi

Xin chào bác sĩ! Em hiện đang mang thai tuần thú 32, nhưng cứ từ 2h chiều trở đi bụng của em lại cứ căng tức, đi lại nặng nề như muốn rơi ra ngoài vậy. Hiện tượng này xảy ra thường xuyên nên em rất lo lắng không biết là như thế nào. Lúc em được 22 tuần hiện tượng này cũng xuất hiện nhưng với mức độ nặng hơn, em có đi khám tại BV Từ Dũ, bác sĩ trả lời không thấy vấn đề gì cả rối kê thuốc Progendo hộp 30 viên, uống ngày 2 lần. Sau khi uống được 5 ngày thì hiện tượng đó không còn xuất hiện nữa và em đã ngừng uống. Bác sĩ cho hỏi nếu hiện tượng này còn xuất hiện nữa thì em có thể dùng lại thuốc đó để uống không? Hiện tượng như vậy là sao? Em có nghe nhiều người nói lại đó là do co thắt tử cung dễ gây sinh non nên em lo lắng quá, mong bác sĩ tư vấn giúp? Xin cám ơn

Trả lời

Chào em.

Hiện tượng dọa sanh non hoặc chuyển dạ sanh non thường có những cơn gò tử cung tự nhiên đều đặn lặp lại từ 5-10p bất kể thời điểm trong ngày, kèm với 1 số dấu hiệu khác như ra huyết AĐ hoặc vỡ ối. Theo như mô tả của em, tình trạng trằn nặng có thể do thai lớn, chèn ép xuống khung chậu gây cảm giác căng tức. Em nên nghỉ ngơi nhiều, vận động nhẹ nhàng, hạn chế làm việc nặng và tinh thần thoải mái. Nếu tình trạng căng tức ngày càng tăng, em nên đến

 

tham khảo ý kiến bác sĩ khám thai để được chẩn đoán và điều trị thích hợp, không nên tự ý dùng thuốc.

BS. Đặng Minh Đoan

K. Chăm sóc trước sinh – BV Từ Dũ