Top 4 # Xem Nhiều Nhất Tức Bụng Dưới Khi Mang Thai Tháng Thứ 5 Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Tobsill.com

Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Tháng Thứ 5

Khi mang thai tháng thứ 5, nhiều mẹ thường cảm thấy đau bụng dưới và rất lo lắng. Liệu những cơn đau bụng dưới ở giai đoạn này có nguyên nhân do đâu và có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi là những câu hỏi thường gặp.

Nguyên nhân khiến bà bầu đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 5

Nhóm cơ dây chằng căng. Theo các chuyên gia y tế, khi mẹ mang thai tháng thứ 5 và cảm thấy cơn đau bụng dưới ngày càng tăng có thể là do các nhóm cơ và dây chằng căng ra nhằm hỗ trợ cho sự mở rộng tử cung.

Nói một cách khoa học thì những cơn đau này được biết tới như là “đau dây chằng tròn” (nhưng có thể mẹ sẽ không thèm quan tâm những chuyên gia gọi nó là gì khi mẹ bị cơn đau này tấn công), hầu hết phụ nữ mang thai đều trải qua chuyện này.

Tử cung căng. Tử cung của mẹ được nâng đỡ bởi những dây chằng đi từ vùng bụng và chạy xuống háng (bẹn) cho nên khi khi mang thai, tử cung ngày càng phát triển lớn lên sẽ khiến những dây chằng này căng ra, và mẹ sẽ thấy những cơn đau xuất hiện ở vùng bụng dưới và lan rộng tới háng.

Sự tích tụ của niêm mạc tử cung hay do lưu lượng máu tăng để nuôi dưỡng thai cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu đau vùng bụng dưới.

Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 5

Mặc dù đây là tình trạng thường gặp, nhưng mỗi mẹ bầu lại có những trải nghiệm đau khác nhau.

Cơn đau có thể giống như bị co rút, đau nhói và giống như ai đó bị đâm.

Thường xuất hiện khi mẹ thay đổi vị trí đột ngột, khi mẹ đứng/ngồi dậy, hoặc đơn giản là khi mẹ ho, hắt hơi và cả khi cười.

Có thể xảy ra nhanh hoặc kéo dài nhiều giờ.

Nếu những cơn đau bụng dưới khi mang thai chỉ thỉnh thoảng xuất hiện, không kéo dài và không có triệu chứng nào đi kèm (như sốt, ớn lạnh, chảy máu, hoặc choáng váng) thì mẹ có thể yên tâm, đó chỉ là một biểu hiện bình thường của phụ nữ mang thai.

Đau bụng dưới là dấu hiệu sẩy thai?

Những cơn đau bụng dưới cũng có thể là dấu hiệu mẹ bị sẩy thai muộn nhưng mẹ hãy nhớ rằng khả năng sẩy thai muộn là rất ít (chỉ khoảng 1% thôi) và thường sẽ đi kèm với việc đau bụng và chảy máu nhiều.

Trong trường hợp mẹ bị đau kèm theo chảy máu/dịch âm hộ ít thì hãy gọi cho bác sĩ để hỏi thêm ý kiến, còn khi bạn chảy nhiều máu hãy đến cơ sở y tế gần nhất ngay nhé.

Mẹo hay giúp mẹ giảm đau bụng dưới khi mang thai

Thư giãn và nghỉ ngơi trong tư thế thoải mái như ngồi hoặc nằm sẽ mang đến cho mẹ bầu một cảm giác dễ chịu, tránh được tình trạng chuột rút.

Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng thêm những cách dưới đây:

Nếu đau bụng bên trái, mẹ cần nằm nghiêng bên phải và gác chân lên.

Dùng túi ấm chườm ở vùng bụng dưới.

Thư giãn tinh thần bằng việc nghe nhạc, đọc báo hay xem hài để quên đi cơn đau.

Nếu đi tắm, mẹ nên tắm với nước ấm để thả lỏng toàn bộ cơ thể.

Nhờ chồng hoặc người thân massage vùng lưng.

Và nếu những cơn đau bụng dưới này thật sự khó chịu, hãy nói cho bác sĩ của mẹ biết vào lần khám thai tiếp theo nhé, có thể sự chia sẻ với những người có chuyên môn sẽ giúp mẹ cảm thấy an tâm hơn và đảm bảo những cơn đau này chỉ là một phần trong quá trình mang thai mà thôi.

Đau Tức Bụng Dưới Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm?

Đau bụng dưới khi mang thai không phải lúc nào cũng gây nguy hiểm như suy nghĩ của nhiều người. Tuy nhiên, bạn vẫn cần tinh ý nhận biết những dấu hiệu đáng lo ngại đi kèm cơn đau bụng

Đau bụng dưới khi mang thai là hiện tượng phổ biến

Ở những tuần đầu tiên của thai kỳ, hầu hết mẹ bầu nào cũng có cảm giác đau hoặc căng tức vùng bụng, nhất là vùng bụng dưới. Đi kèm với cảm giác đau bụng, một số mẹ còn cảm thấy buồn nôn, chóng mặt, và điều này gây hoang mang rất nhiều mẹ bầu, nhất là những người lần đầu làm mẹ.

Thực tế, theo các chuyên gia, “nàng” trứng là thủ phạm chịu trách nhiệm chính gây nên những cơn đau bụng khó chịu này. Bởi đây là giai đoạn, “nàng ta” đang khá vất vả để tìm cách xây tổ trong tử cung của bạn.

Thậm chí, khoảng tháng thứ 2-3 của thai kỳ, một số mẹ bầu còn phải chịu những cơn đau dữ dội hơn, do dây chằng phải căng ra để phù hợp hơn với sự phát triển đang ngày càng lớn của thai nhi. Cảm giác đau bụng sẽ tăng lên khi mẹ bầu độ ngột thay đổi tư thế, hoặc khi bầu ho hoặc hắt hơi bất ngờ.

Ngược lại, đau bụng khi mang thai ở những tháng cuối thai kỳ lại là “nhắc nhở” để bầu xem lại những thứ mình đã tiêu thụ trong ngày. Nếu bạn ăn quá nhiều, hoặc ăn những thứ “không tốt”, chúng có thể khiến cho hệ tiêu hóa của bạn “đình công” và gây đau bụng. Sự gia tăng dịch vị và một số loại hóc-môn khi mang thai cũng khiến hệ tiêu hóa của mẹ bầu bị chậm lại, và gây nên một số rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, ợ nóng, táo bón..

Những trường hợp đau bụng nguy hiểm

– Đau bụng do thai ngoài tử cung thường bắt đầu với những cơn đau một bên bụng rồi từ từ lan khắp vùng bụng. Ngoài ra, mẹ bầu có thể bị chảy máu âm đạo, đau vai hoặc cảm thấy đau khi vận động… Thai ngoài tử cung nếu không được can thiệp sớm có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe mẹ bầu, nghiêm trọng nhất có thể gây tử vong.

– Đau bụng do bị sảy thai hoặc sinh non thường kéo dài từ vài giờ đến ngày và đi kèm với xuất huyết dữ dội. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng sẽ nhận thấy sự thay đổi bất thường của dịch tiết âm đạo, cảm giác gia tăng áp lực dưới xương chậu, đau lưng dưới, chuột rút…

– Nhiễm trùng đường tiểu: Không chỉ đau bụng dưới, những mẹ bầu bị nhiễm trùng tiết niệu thường có cảm giác đau rát khi đi tiểu, đi tiểu ra máu hoặc nước tiểu đục và có mùi hôi.

– Khi đau bụng kết hợp với những triệu chứng như đau đầu nặng, đau, đau bụng trên, mờ mắt, buồn nôn, nôn mửa, mẹ bầu nên đặc biệt cẩn thận. Bởi đây là những dấu hiệu thường thấy của tiền sản giật, một trong những biến chứng cực kỳ nguy hiểm trong thai kỳ.

MarryBaby

Chữa Căng Tức Bụng Dưới Khi Mang Thai Ở Hải Phòng

Tôi bị căng tức bụng dưới khi mang thai tìm hiểu trên mạng thấy đây là dấu hiệu bình thường, không đáng lo ngại nên đã chủ quan. Đến khi cơn đau tăng lên và âm đạo rỉ máu tôi đến Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ tại Hải Phòng, bác sĩ cho biết tôi bị bong nhau thai suýt nữa thì mất con.Thai phụ bị căng tức bụng dưới bấm vào khung tư vấn bên dưới để được bác sĩ tư vấn!

Nguyên nhân căng tức bụng dưới khi mang thai thông thường

Căng tức bụng dưới là tình trạng thường gặp khi mang thai, thai phụ không cần phải lo lắng nếu bị đau tức bụng dưới do các nguyên nhân sau:

Tử cung của mẹ bầu sẽ mở rộng dần trong suốt quá trình mang thai để có không gian cho thai nhi phát triển. Việc tử cung mở rộng sẽ đè lên thành ruột làm mẹ bầu có cảm giác buồn nôn và đau tức bụng dưới khi mang thai.

Căng tức bụng dưới khi mang thai do táo bón xì hơi là tình trạng thường gặp. Nguyên nhân là do trong quá trình thai nghén hooc môn Progesterone tăng lên làm toàn bộ đường tiêu hóa chậm lại khiến thực phẩm khó tiêu hơn gây ra tình trạng táo bón, xì hơi dẫn đến căng tức bụng dưới. Nếu vấn đề này cứ kéo dài mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để tránh tình trạng thêm nặng.

Đau dây chằng xuất hiện và giảm dần vào sau tuần 27 của thai kỳ. Nguyên nhân đau dây chằng là do tử cung mở rộng làm căng các dây chằng lớn ở trước bụng và quanh hông khiến bụng dưới bị căng tức.

Các cơn gò sinh lý và cơn gò chuyển dạ cũng là nguyên nhân khiến mẹ bị căng tức dưới rốn. Nếu cơn đau không làm ảnh hưởng đến công việc hay sinh hoạt của mẹ thì không gì đáng lo ngại vì đây chỉ là những cơn gò sinh lý bình thường. Trường hợp các cơn đau căng cứng tăng dần và đau dữ dội mẹ bầu nên gặp bác sĩ ngay.

Trường hợp căng tức bụng dưới khi mang thai cảnh báo sự nguy hiểm

Theo các nguồn tin y khoa, căng tức bụng dưới khi mang thai là biểu hiện bình thường trong quá trình thai nghén, tuy nhiên đây cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo sự nguy hiểm đang đe dọa con của bạn:

Khi bị mang thai ngoài tử cung hay trứng làm tổ trong ống dẫn trứng sẽ khiến mẹ bầu bị đau bụng dưới dữ dội hoặc chảy máu.

Trường hợp thai làm tổ ngoài tử cung không phát hiện kịp thời thai nhi phát triển sẽ bị vỡ, các mạch máu tại nơi làm tổ cũng vỡ theo gây ra tình trạng chảy máu ồ ạt tràn vào ổ bụng. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong do sốc mất máu. Vì thế, mẹ bầu thấy liên tục căng tức bụng dưới vào cuối tháng đầu và giữa tháng thứ 3 của thai kỳ nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám.

Theo thống kê có hơn 90% tỷ lệ sảy thai trong 13 tuần đầu. Vì thế khi gặp các dấu hiệu như vùng bụng dưới bị co thắt mạnh, từng cơn kèm theo chảy máu âm đạo hoặc chuột rút mẹ nên đến cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra.

Dù là sảy thai tự nhiên mẹ bầu cũng không nên chủ quan vì nếu trường hợp sảy thai nhưng vẫn còn sót thai, sót nhau sẽ gây viêm nhiễm ảnh hưởng sức khỏe và khả năng mang thai sau này của chị em.

Cứ 200 ca thì sẽ có 1 ca sinh rơi vào tình trạng bong nhau non. Thai phụ bị bong nhau non nếu được cấp cứu kịp thời thai nhi sẽ được duy trì ổn định hoặc buộc phải kích thích sinh non nhằm đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé. Trường hợp không cứu chữa kịp thời bé có thể bị bại não hoặc tử vong; mẹ sốc do mất máu nhiều, nặng có thể cắt bỏ tử cung mất đi khả năng làm mẹ sau này.

Do những ảnh hưởng nguy hiểm do bong nhau non, thai phụ nên đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám khi bị căng tức bụng dưới kèm theo các dấu hiệu như xuất huyết âm đạo, đau lưng.

Thông thường viêm ruột thừa được nhận biết qua dấu hiệu đau ở vùng bụng dưới bên phải và co cứng bụng. Nhưng đối với thai phụ vì kích thước tử cung to, đẩy ruột thừa ra khỏi vị trí thường gặp khiến mẹ bầu cảm giác đau nửa bụng bên phải, mơ hồ không có điểm cố định, có thể đau ở bụng dưới nên khó nhận biết dấu hiệu viêm ruột thừa. Việc phát hiện chậm trễ có thể làm ruột thừa bị vỡ, đe dọa đến tính mạng của mẹ và bé.

☟ Thai phụ bị căng tức bụng dưới, bấm vào khung bên dưới để được bác sĩ tư vấn!

Địa chỉ khám căng tức bụng dưới khi mang thai

Đối với thai phụ ở Hải Phòng và khu vực phía Bắc nên đến Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ khi có dấu hiệu căng tức bụng dưới khi mang thai để được thăm khám và điều trị theo quy trình y khoa.

Phòng khám có các ưu điểm như:

✔ Có giấy phép hoạt động do Sở Y Tế Hải Phòng cấp.

✔ Y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm.

✔ Trang thiết bị y tế hiện đại, được cập nhật từ các nước có nền y khoa phát triển.

✔ Phòng khám rộng rãi, thoáng mát, đầy đủ dụng cụ y tế.

✔ Đội ngũ y tá được tuyển chọn kỹ lưỡng, thái độ phục vụ tận tình.

✔ Thông tin thai phụ được nhập liệu cẩn thận và bảo vệ bí mật.

Tức Bụng Khi Mang Thai Tháng Thứ 6 Có Sao Ko Ạ?

Cảm giác không thoải mái ở vùng bụng rất phổ biến khi có thai. Nguyên nhân của cảm giác đau phụ thuộc vào giai đoạn bầu bí.

Trong quá trình mang thai, thỉnh thoảng bụng dưới lại có cảm giác đau nhói. Điều này có bình thường?

Trong những tuần đầu của thai kỳ, bụng dưới có cảm giác tưng tức khi thai đang tìm cách bám vào tử cung. Bạn cũng có thể đau bụng nếu bạn ốm nghén và nôn ọe.

Khi thai lớn hơn, cảm giác đau thường là do sự căng cơ và dây chằng vì đang phải nâng đỡ tử cung đang ngày càng lớn. Bạn có thể cảm thấy điều này khi thay đổi tư thế, khi ho hay khi ngồi xổm và đứng dậy. Dịch vị tăng, cảm giác đầy bụng cũng có thể gây ra cảm giác đau trong những tháng cuối trước sinh.

Nếu cảm giác đau chỉ thoáng qua thì hoàn toàn vô hại nhưng nếu đau dữ dội hay dai dẳng thì cần tới cơ sở y tế ngay lập tức.

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Đừng do dự gọi cho bác sĩ nếu cơn đau bụng kéo dài hay trở nên dữ dội hoặc cảm giác bị chuột rút, chảy máu, sốt hay xỉu dần. Bởi vì đó có thể là biểu hiện của các chứng bệnh khác như đau dạ dày, nhiễm trùng đường tiểu, viêm ruột thừa hay đơn giản là do táo bón.

Làm gì để cảm thấy dễ chịu hơn?

Hãy ngồi xuống, nhấc cao chân và thư giãn. Khi cảm thấy đau nhói, nghỉ ngơi sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu.

Khi trở dậy, hãy nghiên người và dậy từ từ. Dùng tay làm điểm tựa. Điều này sẽ giúp giảm áp lực chơ cơ bụng dưới.

Nếu tính chất công việc phải ngồi nhiều thì hãy thường xuyên đứng dậy đi lại.

Vào những tháng mùa hè nóng nực, hãy luôn uống nước để tránh bị khử nước.

Hạn chế tối đa các thực phẩm cay nóng mà có thể gây trở ngại cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là vào bữa tối.