Top 7 # Xem Nhiều Nhất Phụ Nữ Trước Khi Mang Thai Nên Ăn Gì Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Tobsill.com

Phụ Nữ Trước Khi Mang Thai Không Nên Ăn Gì ?

” Trước khi mang thai không nên ăn gì ” là câu hỏi thường được nhiều chị em phụ nữ tìm hiểu khi chuẩn bị lên kế hoạch có con cho mình. Trước khi mang thai, các bà mẹ cần đặc biệt chú ý đến vấn đề ăn uống và sức khỏe của mình, bởi nó ảnh hưởng rất nhiều đến suốt quá trình mang thai của bạn. Vì vậy, để có một sức khỏe tốt trước khi mang thai, các bạn cần hạn chế ăn những món ăn được nhắc đến qua bài viết sau đây.

1. Không nên ăn một số loại cá chứa thủy ngân

Các loại cá chứa nhiều thủy ngân như cá kiếm, cá mập, cá thu, cá ngừ, các pecca,… chị em không nên ăn vì hàm lượng thủy ngân cao sẽ gây ảnh hưởng đến não của thai nhi. Đây là thực phẩm đầu tiên mà quý vị phải cẩn thận, giải đáp cho câu hỏi trước khi mang thai không nên ăn gì.

2. Không ăn những món ăn chưa qua tiệt trùng hay chưa nấu chín

Đối với các sản phẩm được làm từ sữa, phomat, bơ chưa qua tiệt trùng; trứng, cá, thịt còn tái; thức ăn ôi thiu, có mùi lạ chứa nhiều vi khuẩn và các mầm bệnh. Trứng lòng đào, trứng còn sống, các món ăn làm từ trứng còn sống như sốt mayonnaise, kem lạnh, kem tự làm. Thịt cá chưa được nấu chín như hải sản, thịt bò, sushi, cá hồi hun khói, mắm sống, nem chua,… Các loại phô mai như phô mai gân xanh, phô mai ý, phô mai Pháp. Một số món ăn khác như: gan cá biển, pate, gỏi, thịt nướng, và những thực phẩm làm bạn bị dị ứng.

3. Không nên uống các thức uống có cồn

Những đồ uống có nồng độ cồn như rượu, bia. Nồng độ cồn trong rượu bia khi vào cơ thể, đến thai nhi sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, làm thai nhi phát triển chậm và có nhiều biến chứng ảnh hưởng sau này, nguy hiểm có thể dẫn đến việc sảy thai. Đây là điều hết sức chú ý của các chị em có dự định sắp làm mẹ.

4. Không sử dụng đồ uống có gas, cafein, cocain, các chất kích thích

Phụ nữ trước khi mang thai không ướng những đồ uống có gas như nước ngọt các loại; cà phê, trà chứa nhiều cafein, không sử dụng những chất kích thích như ma túy, những chất chứa cocain, heroin,…vì sẽ gây hại trực tiếp đến thai nhi, gây nên hiện tượng thiếu vitamin B1, kìm hãm quá trình hấp thụ của các thành phần kẽm, sắt,…dẫn đến tình trạng thiếu máu. Các chất kích thích có thể gây nhiều biến chứng cho thai nhi, có thể dẫn đến tình trạng sảy thai.

5. Không ăn những món ăn quá mặn

Ngọc Hoài (Tổng hợp) Làm mẹ – Tags: dinh dưỡng trước khi mang thai, sức khỏe trước khi mang thai, trước khi mang thai, trước khi mang thai không nên ăn gì

Phụ Nữ Mang Thai Không Nên Ăn Gì Trước Khi Lên Bàn Đẻ?

1. Dinh dưỡng vào tuần cuối thai kỳ

Nếu mẹ đã ở vào những tuần cuối của thai kỳ, thai nhi đã ổn định về cân nặng và khi đi siêu âm thai, độ vôi hóa nhau thai đã ở độ 3 thì không cần phải nạp quá nhiều dưỡng chất vào cơ thể nữa. Hiện tại, mẹ chỉ cần bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho bản thân đến khi đi đẻ.

Khi bánh nhau vôi hóa độ 3 thì thai nhi không còn nhận được chất dinh dưỡng từ người mẹ nữa, chính vì vậy nếu bổ sung quá nhiều sẽ chỉ khiến cơ thể mẹ trở nên quá tải hơn.

Điều này không có nghĩa là mẹ không cần ăn uống đủ chất và kiêng khem nữa. Không phải thực phẩm nào cũng tốt cho thai nhi và mẹ. Mẹ nên đảm bảo chế độ ăn cân bằng và khoa học cho bản thân.

Ngoài ra, mẹ vẫn cần phải tránh những thực phẩm có thể gây sảy thai hoặc sinh non như ngải cứu, mướp đắng, táo mèo, đu đủ xanh, rau ngót, rau răm, các chất kích thích,…. Ra đời sớm do tác động bên ngoài dù là ở tuần cuối thai kỳ cũng không bao giờ là tốt cho đứa trẻ.

2. Quy tắc chuyển dạ mẹ nên biết

Khi cơn chuyển dạ bắt đầu, mẹ cần biết những dấu hiệu rằng mình đang đến gần thời điểm sinh. Cơn chuyển dạ lâu nhất mẹ cảm nhận được là trong vòng 24 giờ.

Đầu tiên, âm đạo sẽ ra máu báo. Máu báo này xuất hiện là do tử cung và nhau thai tiết ra tiết tố hòa cùng với máu do cổ tử cung mở rộng chèn lên các mạch máu nhỏ khiến chúng vỡ ra. Máu báo có thể là màu vàng pha chút máu, màu nâu cà phê hoặc màu đỏ tươi.

Bụng bắt đầu đau từng cơn đều đặn với khoảng cách thời gian ngắn dần. Có những người, cơn đau có thể xuất hiện trước 48 giờ với nhịp đau cách xa nhau khoảng vài tiếng 1 lần, sau đó, khoảng thời gian giữa các cơn sẽ co dần lại đến khi đẻ sẽ đau dồn dập.

Ngay khi có hiện tượng vỡ ối, mẹ cần lập tức đến bệnh viện. Đây là tình huống nguy hiểm đối với thai nhi khi môi trường nuôi thai đã bị phá vỡ. Vỡ ối là do màng thai tách ra, nước ối chảy ồ ạt qua đường âm đạo. Khi đã vỡ ối mà không thấy hiện tượng lên các cơn co thì cần phải quyết định sinh mổ ngay. Nếu có các cơn co thì mẹ cần chuẩn bị sẵn sàng cho việc sinh nở.

Thời gian tử cung mở rộng hoàn toàn ở mỗi người là khác nhau, đây là thời gian vô cùng đau đớn và mệt mỏi, nếu cơn đau quá lâu, mẹ cần ăn thêm đồ ăn có nhiều chất dinh dưỡng để truyền năng lượng cho cơ thể. Tránh tình trạng nhiều thai phụ đến khi lên bàn đẻ bị kiệt sức, không thể sinh thường, có những trường hợp bị tụt huyết áp và ngất xỉu.

Những mẹ sinh con đầu lòng thường sẽ có thời gian chuyển dạ lâu hơn gấp rưỡi hoặc gấp đôi so với những mẹ sinh con thứ.

3. Phụ nữ mang thai không nên ăn gì trước khi “vượt cạn”

Không phải thực phẩm nào mẹ ăn cũng tốt cho quá trình chuyển dạ. Có những loại thức ăn có thể khiến mẹ bị đau đầu, buồn nôn và đau bụng.

Phụ nữ mang thai không nên ăn gì: những thực phẩm nên ăn

Các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo và khó tiêu như thức ăn đóng hộp, đồ chiên rán, các loại thịt.

Các loại bánh ngọt, kẹo, bánh quy,…những thực phẩm chứa lượng đường cao.

Đồ uống có ga, các loại đồ uống chứa chất kích thích, chất béo, chất bảo quản, hương liệu có hại cho sức khỏe. Những đồ uống này với người bình thường đã rất có hại rồi nhưng với thai phụ còn nguy hiểm hơn rất nhiều, không chỉ cho bà mẹ mà cả thai nhi. Những loại đồ uống này không chỉ bây giờ mới tránh mà bạn cần kiêng trong suốt thai kỳ.

Đồ uống chứa cồn, chứa caffeine. Những đồ uống này không những không giúp bạn giảm đau mà nó còn khiến bạn bị tăng nhịp tim, ảnh hưởng đến sự ổn định của huyết áp, lượng nước tiểu. Chúng rất nguy hiểm cho thai nhi.

Ngoài những thực phẩm trên thì phụ nữ mang thai không nên ăn gì kể cả các loại thuốc bổ trợ khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.

Tránh các đồ cay, nóng. Nhiều người nghe đồn rằng ăn đồ này sẽ kích thích quá trình chuyển dạ nhưng hoàn toàn không phải. Những cơn ợ nóng do chúng tạo ra sẽ làm gián đoạn các cơn co và nhịp thở của bạn.

Mẹ không nên ép mình ăn để có sức nếu bản thân cảm thấy không muốn. Sự căng thẳng sẽ khiến dạ dày của mẹ khó chịu hơn. Mặt khác, mẹ nên ăn nếu bản thân thực sự muốn và thấy cần phải ăn.

4. Những loại đồ ăn nên sử dụng trước khi lên bàn đẻ

Mẹ nên sử dụng những đồ chứa tinh bột để giữ sức như cơm, cháo, bánh mỳ, khoai tây, các loại hạt, ngũ cốc. Tuy nhiên, những đồ này bạn nên ăn từ sớm vì chúng tiêu hóa chậm.

Nếu mẹ thực sự thấy thèm một thứ gì đó ngọt ngào để giảm bớt cơn đau, bạn có thể sử dụng chocolate hoặc mật ong, chúng giúp cho bạn đủ tỉnh táo và giảm bớt sự đau đớn khi các cơn co đang dần dần nhiều lên.

Mẹ và người nhà nên chuẩn bị chút hoa quả, những loại quả mềm mà bạn thích để ăn khi đói. Lúc này, sức lực cũng quan trọng nhưng quan trọng hơn cả chính là tâm trạng của bạn. Bạn phải thực sự thoải mái thì việc chuyển dạ diễn ra sẽ suôn sẻ và dễ dàng hơn.

Mẹ không nên ăn nhiều thức ăn một lúc mà nên chia nhỏ các bữa ra để thức ăn được tiêu hóa từ từ. Ăn nhiều một lúc có thể khiến mẹ bị đầy bụng, trào ngược khi các cơn co dồn dập và bạn cần rặn đẻ.

Mẹ nên uống nhiều nước, nên chia thành các ngụm nhỏ. Điều này giúp bạn đỡ khát sau các cơn co. Mẹ sẽ bị ngất nếu cơ thể bị mất nước mà không được bù nước kịp thời. Cho dù không phải là người la hét quá nhiều khi các cơn co đến thì sự đau đớn cũng khiến mẹ cảm thấy mất sức và thiếu nước.

5. Những lưu ý quan trọng khi đi đẻ

Trước khi vào phòng chờ sinh, mẹ sẽ được tháo thụt trước, sau đó mẹ ăn theo giờ quy định của bệnh viện, nếu mẹ đói bụng bất cứ thời gian nào có thể sử dụng những thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa. Không phải bệnh viện nào cũng khám kỹ càng vấn đề này. Có những bệnh viện thoải mái, bạn có thể ăn bất cứ khi nào cảm thấy đói.

Nếu bạn sinh mổ hoặc lựa chọn sinh không đau, những loại thuốc giảm đau làm chậm lại việc tiêu hóa của dạ dày. Đặc biệt, nếu bạn sử dụng những loại thuốc giảm đau như diamorphine, pethidine hoặc sử dụng biện pháp gây tê ngoài màng cứng thì bạn chỉ nên uống nước lọc chứ không được ăn nữa.

Nếu bạn sinh mổ thì cần ngừng ăn trong vòng 6 – 8 tiếng để tránh nguy cơ trào ngược gây đột tử. Khi bạn sinh mổ, bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết cho bạn những điều cần chú ý. Tất nhiên, trong trường hợp mổ cấp cứu thì vấn đề này sẽ được lưu ý để tránh gây ra những hệ quả không mong muốn.

Phụ Nữ Cần Làm Gì Trước Khi Mang Thai?

Trước khi mang thai phụ nữ cần chuẩn bị tốt cả về thể chất và tinh thần.

Kiểm tra sức khỏe

Nên đọc

Đây là thời điểm bạn nên kiểm tra sức khỏe và tham khảo ý kiến của bác sỹ về tất cả những thắc mắc và lo lắng của mình về việc chăm sóc trước và trong khi mang thai. Bạn có thể hỏi bác sỹ về lối sống, thói quen ăn uống, mức độ hoạt động thể chất mỗi ngày hay những ảnh hưởng bởi công việc của mình tới sức khỏe.

Tuy thuộc vào kết quả khám sức khỏe tổng quát của bạn, bác sỹ có thể đề nghị kiểm tra thêm một số vấn đề sau đây:

– Xét nghiệm máu để xác định lượng hemoglobin nếu bác sỹ thấy rằng bạn có nguy cơ bị thiếu máu.

– Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

– Ngoài ra bạn có thể được đề nghị kiểm tra về nguy cơ ung thư cổ tử cung bởi xét nghiệm này thường không được thực hiện ở những phụ nữ đang mang thai.

Tiêm vaccine

Tiêm vaccine trước khi mang thai là cách tốt nhất giúp ngăn ngừa một số bệnh truyền nhiễm có thể dẫn đến sẩy thai hoặc dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Vì vậy, đừng quên tham khảo ý kiến của bác sỹ về việc tiêm chủngvà những điều cần lưu ý trước khi sinh.

Có nên dùng thuốc bổ khi mang thai?

Nhìn chung, phụ nữ trước khi mang thai thường được khuyến cáo bổ sung acid folic, vitamin và một số loại thuốc bổ khác để có sức khỏe và điều kiện tốt nhất cho thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc bổ cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ để không gây ra các tác dụng không mong muốn.

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc bổ, phụ nữ trước khi mang thai có thể sử dụng một số loại thực phẩm chức năng giúp cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, vitamin và acid folic cần thiết để có một thể chất và sức khỏe tốt nhất cho thai kỳ.

H+

Phụ Nữ Khi Mang Thai Nên Ăn Gì

Medonthan – Khi mang thai nên ăn gì, là câu hỏi trăn trở của tất cả mẹ bầu. Các chất dinh dưỡng bổ sung sẽ đảm bảo là mẹ vẫn khỏe mạnh và có thể thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển bình thường cho bé yêu.

Khi mang thai, bạn cần phải ăn “2 suất”, nhưng không có nghĩa là quá khẩu phần. Ngoài việc tăng nhẹ lượng calo, bữa ăn của bạn trong thời kỳ mang thai cũng cần bổ sung một loạt các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Vì thế bạn cũng nên tìm hiểu những thông tin về các loại thực phẩm cần thiết cho bà bầu để giúp mang lại kết quả tốt nhất cho bạn và em bé.

Khi trẻ ở trong bụng mẹ, dinh dưỡng tốt là một yếu tố vô cùng quan trọng. Tất cả những gì bạn ăn đều được chuyển đến bé.

Mục tiêu chính không hề quá phức tạp: Tăng cường bổ sung dinh dưỡng trong chế độ ăn uống khi mang thai. Các chất dinh dưỡng bổ sung sẽ đảm bảo là mẹ vẫn khỏe mạnh và có thể thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển bình thường cho bé yêu.

Các loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao cũng giúp ngăn chặn sự tăng cân quá mức có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động và quá trình sinh đẻ. Phụ nữ béo phì có nguy cơ bị tiểu đường khi mang thai hoặc dị tật bẩm sinh tăng cao, đặc biệt nguy cơ thai chết lưu cao hơn gấp 4-5 lần so với bình thường.

Để đạt được trọng lượng tiêu chuẩn là tăng 11-13.5kg, chế độ ăn uống cho phụ nữ mang thai nên đạt khoảng 300 calo mỗi ngày, nên tập trung vào các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Hầu hết các bác sĩ khuyên bà bầu nên dùng các loại vitamin trước khi sinh để đảm bảo lượng vitamin phù hợp trong suốt thai kỳ.

Folate

Chất dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển bình thường và không bị dị tật ống thần kinh.

Tầm quan trọng: Vitamin nhóm B là thành phần quan trọng trong sự phát triển của ống thần kinh của thai nhi, sự khởi đầu cho bộ não và tủy sống của trẻ. Dùng axit folic (bổ sung folate) có thể làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh tủy sống, đặc biệt là nguy cơ nứt đốt sống cho trẻ. Nó còn giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu, gây nên những biến chứng nghiêm trọng cho thai nhi. Vì dị tật bẩm sinh có thể xảy ra vào giai đoạn đầu của thai kỳ, nên bạn nên uống axit folic ngay từ đầu. Nếu có thể, bạn nên uống từ trước khi thụ thai khoảng 1 thoáng.

Chế độ ăn uống: Theo Viện Y tế Quốc gia của Mỹ nên có khoảng 600 mcg axit folic trong bữa ăn cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên vẫn có những nguồn thực phẩm bổ sung khác. Ví dụ, bạn có thể tăng cường axit folic trong giai đoạn thai kỳ với nước cam và cam tươi, các loại thực phẩm nguyên hạt, rau quả xanh, đậu, chuối, xúp lơ xanh và ngũ cốc.

Vitamin B12

Tầm quan trọng: Loại vitamin này đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ thống thần kinh, và cùng với axit folic, nó tham gia vào quá trình phát triển ống thần kinh.

Chế độ ăn uống: Phụ nữ mang thai nên tiếp nhận khoảng 2.6 mcg vitamin B12 mỗi ngày. Hầu hết phụ nữ đều hấp thụ nhiều hơn trong quá trình mang thai. Sẽ rất tốt nếu bạn có một chế độ ăn uống khỏe mạnh và bổ sung vitamin trước khi sinh.

Vì các nguồn thực phẩm chính thường là từ động vật, Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ khuyến cáo nên bổ sung vitamin B12 đối với những bà bầu ăn chay nghiêm ngặt trong giai đoạn mang thai và cho con bú. Điều này giúp đảm bảo đủ vitamin chuyển đến thai nhi và trẻ sơ sinh.

Vitamin B12 cũng có thể có trong sữa và sản phẩm sữa, thịt nạc, thịt gia cầm, cá, trứng, cũng như các loại hạt, và ngũ cốc bổ dưỡng.

Chất sắt

Tầm quan trọng: Sắt là một phần của hemoglobin có trong các tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể. Khi bạn mang thai, cơ thể của bạn sản sinh thêm 30% máu để chia sẻ thêm với em bé. Thiếu chất sắt có thể làm tổn thương khả năng tạo thêm các thế bào hồng cầu, đẩy bạn đến nguy cơ bị bệnh thiếu máu vì thiếu sắt (và làm tăng nguy cơ bị thiếu máu ở trẻ sơ sinh). Các bác sĩ thường khuyên phụ nữ mang thai bổ sung chất sắt trong chế độ ăn uống, đặc biệt là nếu họ đang bị thiếu máu hoặc có nguy cơ bị bệnh thiếu máu.

Chế độ ăn uống: Mỗi ngày một phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần khoảng 30 mg chất sắt. Lượng sắt này có trong các loại vitamin trước khi sinh, nhưng cũng có thể có trong các loại thực phẩm ăn hàng ngày. Sự thay đổi này có thể gây táo bón ở phụ nữ mang thai, vì thế bạn nên uống nước đầy đủ (ít nhất 8 ly nước mỗi ngày) và tăng cường ăn chất xơ từ các loại thực phẩm nguyên hạt, trái cây và rau quả.

Các loại ngũ cốc trong bữa sáng là nguồn cung cấp chất sắt rất tốt với khoảng 18 mg chất sắt trong mỗi khẩu phần. Các nguồn chất sắt khác như thực phẩm nguyên hạt, bánh mì, thịt bò, thịt gà, trai, cua, cá, lòng đỏ trứng, tôm, sò và gà tây – và các loại hoa quả như dâu, mơ, hoa quả sấy khô, nho, cam, mận, mận khô và rau quả. Thịt bò là nguồn thực phẩm tốt nhất, bạn có thể ăn 3 lần/ tuần.

Vitamin C

Tầm quan trọng: Thiếu hụt vitamin C có thể dẫn đến trẻ sinh thiếu cân, tiền sản giật (huyết áp cao do mang thai) và thiếu máu. Các bà mẹ nên tăng cường vitamin C từ thực phẩm hơn là các chất bổ sung bằng cách ăn nhiều hoa quả tươi và rau xanh.

Chế độ ăn uống: Mỗi phụ nữ mang thai nên tiếp nhận khoảng 120 mg vitamin C mỗi ngày. Những nguồn thực phẩm tự nhiên có hàm lượng vitamin C cao như ớt chuông đỏ, súp lơ xanh, bắp cải, và rau xanh, cùng với xòai, đu đủ, dưa vàng, dâu tây, cam và nước cam.

Kẽm

Tầm quan trọng: Thiếu kẽm có thể dẫn đến bệnh tiền sản giật. Tình trạng này khiến cho các mô trên cơ thể bị sưng tấy và thừa protein trong nước tiểu. Chất kẽm giúp cơ thể hấp thụ lại protein chứ không bài tiết ra ngoài.

Chế độ ăn uống: Lượng kẽm cần thiết cho phụ nữ mang thai là 11mg và cho con bú là 12 mg. Không cần thường xuyên dùng đến các chất bổ sung kẽm nếu phụ nữ đã uống các loại vitamin trước khi sinh và ăn nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng. Các loại đồ ăn có hàm lượng protein cao như thịt, gà, và cá là nguồn cung cấp kẽm khá tốt. Thịt gà đen chứa nhiều kẽm hơn thịt gà trắng.

Canxi

Tầm quan trọng: Canxi giúp hình thành xương cho trẻ. Nếu bạn không nhận đủ lượng canxi để hỗ trợ sự phát triển xương của trẻ, cơ thể sẽ buộc phải lấy canxi từ chính bạn. Điều này lảm giảm khối lượng xương của bạn và đặt bạn vào nguy cơ bị loãng xương về sau. Trẻ vẫn sẽ có xương chắc khỏe dù bạn có uống sữa hay không.

Chế độ ăn uống: Các sản phẩm sữa ít chất béo có chứa lượng canxin cao nhất; ngòai ra rau bina, đậu và quả hạnh cũng có lượng canxi cao. Bốn khẩu phần hàng ngày với sữa và các loại thực phẩm giàu canxi trong chế độ ăn uống khi mang thai sẽ giúp bạn bổ sung canxi cần thiết.

Vitamin D

Tầm quan trọng: Cùng với canxi, vitamin “ánh nắng mặt trời” giúp hình thành nên khung xương cho bé, và loại vitamin này còn giúp hấp thụ canxi. Xương của trẻ bắt đầu được hình thành sớm (trong 3 tháng đầu tiên), vì thế điều quan trọng là phải có đủ vitamin D ngay từ khi bắt đầu chế độ ăn uống uống dành cho bà bầu.

Hàm lượng phù hợp là khoảng 800 IU (1 IU tương đương 40 mcg), hoặc nhiều hơn nếu người mẹ bị thiếu vitamin D. Không cần thiết phải kiểm tra hàm lượng vitamin D hàng ngày. Bạn có thể uống các loại thuốc vitamin D trước khi sinh để đảm bảo liều lượng. Tuy nhiên, nếu bác sĩ nghi ngờ bạn đang thiếu chất, bạn có thể làm một xét nghiệm máu để kiểm tra cho chắc chắn.

Chế độ ăn uống : Cơ thể bạn tạo nên vitamin D thông qua phản ứng với ánh sáng mặt trời trên da. Tuy nhiên, cần hết sức cẩn thận vì việc phơi nắng có thể gây ra ung thư da. Bạn có thể tiếp nhận vitamin D từ thức ăn. Cá hồi và lượng thực phẩm bổ sung như sữa, sữa đậu nành và nước cam chính là những nguồn thực phẩm cần thiết. Nếu uống thuốc bổ sung vitamin D, bạn nên dùng loại viên nang để hấp thụ tốt nhất.

DHA

Tầm quan trọng: Là một loại axit béo omega 3, DHA có vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não, mắt và tim thai. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp Chí Dinh dưỡng của Anh, thì những trẻ sơ sinh có mẹ uống DHA trong khoảng nửa cuối của thai kì sẽ có chỉ số khối cơ thể thấp hơn giúp làm giảm nguy cơ béo phì sau này.

Chế độ ăn uống: Trong thời kì mang thai, các bà mẹ cần được cung cấp ít nhất 300 mg DHA mỗi ngày. Hầu hết phụ nữ chỉ nhận được khoảng 60-80 mg DHA mỗi ngày, vì thế việc bổ sung là điều rất quan trọng. Chất DHA được tìm thấy trong một số loại cá béo nước lạnh, nhưng nhiều phụ nữ có thai và cho con bú không thích ăn cá bởi có nhiều chất gây ô nhiễm. Bạn có thể ăn khoảng 0.3kg/ tuần, hoặc hai khẩu phần gồm các loại cá và tôm cua có hàm lượng thủy ngân thấp như tôm, hoặc cá ngừ, cá hồi, cá pô lăc và cá da trơn đóng hộp.

Tránh ăn cá mập, cá kiếm, cá thu và cá kình vì mức thủy ngân của các loài này là cao nhất. Hiện nay đã có nhiều loại thực phẩm bổ sung dầu cá được chưng cất để loại bỏ độc tố

Protein

Tầm quan trọng: Protein giúp hỗ trợ sự phát triển của trẻ, đặc biệt trong giai đoạn gia tăng kích thước ở quý thứ 2 và thứ 3 của thai kì. Những phụ nữ mang thai cần bổ sung khoảng 15 gr protein mỗi ngày.

Chế độ ăn uống: Trong thời kì mang thai, mỗi ngày phụ nữ cần tiếp nhận khoảng 70gr protein từ các bữa ăn. Protein chủ yếu có trong thịt nạc, thịt gà, các loại gia cầm, cá (đặc biệt là các loại cá có chứa axit béo omega 3), các loại hạt, đậu, sản phẩm từ bơ sữa ít chất béo và đậu nành. Pho mát có chứa cả protein và canxi, nhưng có thể gây táo bón ở một số người. Nếu bạn đang ăn chay, bạn cũng không cần phải ăn thịt luôn, bạn có thể đến gặp một chuyên gia dinh dưỡng để xin tư vấn.

Hydrat-carbon

Tầm quan trọng: Thời gian mang thai không thích hợp để bạn cắt giảm lượng carbon. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Hiệp hội tiểu đường Mỹ thì các bà mẹ hạn chế tiếp nhận hydrat carbon trong 3 tháng đầu của thai kì có nhiều khả năng gây nên béo phì ở trẻ về sau. Mỗi bữa ăn của bà bầu nên có khoảng 50% là hydrat carbon.

Chế độ ăn uống: Chọn các loại thực phẩm có chứa carbon lành mạnh như thực phẩm nguyên hạt, gạo nấu thay vì bột đã qua chế biến và tinh chế, và đường. Lượng carbon hạn chế có thể làm tăng chỉ số đường huyết, dẫn đến tăng đột biến lượng đường trong máu. Các loại trái cây như chuối, dứa có thể làm tăng đường huyết. Thay vào đó, bạn có thể chọn các loại trái cây có lượng đường thấp như dâu tây, mơ, bưởi, táo, mận và đào.

Medonthan (Tổng hợp)