Top 11 # Xem Nhiều Nhất Phụ Nữ Mang Thai Giai Đoạn Đầu Nên Ăn Gì Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Tobsill.com

Chăm Sóc Phụ Nữ Mang Thai Giai Đoạn Đầu

Những tháng đầu tiên rất nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi, vì thế cần chú ý trong việc chăm sóc phụ nữ mang thai những tháng đầu tiên.

Khi biết mình có bầu, ai cũng sẽ vô cùng vui mừng và hạnh phúc. Tuy nhiên, bên cạnh đó là những lo lắng về những thay đổi cơ thể và những căn bệnh gây nguy hiểm cho bà bầu và thai nhi.

Dưới đây là một số bí quyết chăm sóc phụ nữ mang thai trong giai đoạn đầu tiên. Các chị em nên lưu ý và làm theo để có một thai kỳ khỏe mạnh và vui vẻ nhất.

Cân bằng trạng thái tâm lý:

Khi mang thai, phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi về sinh lý lẫn tâm lý. Nhất là trong những tuần đầu tiên, cần chăm sóc phụ nữ mang thai cẩn thận vì giai đoạn này chị em rất dễ nóng nảy, buồn bực, căng thẳng… Để tránh tình trạng này chị em nên:

– Tham khảo sách báo, tài liệu về sự phát triển của thai nhi và những thay đổi của cơ thể khi mang thai.

– Chia sẻ với người thân về những thay đổi để có thêm kinh nghiệm và được sẻ chia nhiều hơn.

– Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, ngủ, đi dạo, nghe nhạc, đọc sách hay làm những điều mình thích.

-Không làm việc quá sức, không làm việc áp lực cao.

– Đến khám bác sĩ nếu tình trạng mệt mỏi kéo dài.

Tăng cường hệ miễn dịch:

Khi mang thai, một hệ miễn dịch khỏe mạnh không chỉ giúp bà bầu khỏe mạnh mà còn giúp thai nhi phát triển tốt. Để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh, bà bầu cần lưu ý đế vấn đề dinh dưỡng, và nghỉ ngơi hợp lý.

Dinh dưỡng:

Dinh dưỡng khoa học là một cách chăm sóc phụ nữ mang thai. Ngoài ra, dinh dưỡng tốt còn giúp thai nhi phát triển toàn diện và phòng tránh các bệnh tật.

Dưới đây là một số lời khuyên về dinh dưỡng khi mang thai:

– Ăn đầy đủ các loại thực phẩm để bổ sung đầy đủ các chất đạm, chất bột đường, chất béo, các vitamin và chất khoáng.

– Phụ nữ mang thai cần ăn nhiều hơn bình thường đặc biệt là ăn thêm chất đạm. Những thực phẩm giàu chất đạm là các loại đậu, thịt, cá, trứng, sữa…

– Bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất qua thực phẩm và thuốc (có sự chỉ dẫn của bác sĩ).

– Không nên ăn quá nhiều các thực phẩm nhân tạo, đồ hộp, thực phẩm chiên, xào giàu chất béo không tốt cho sức khỏe.

– Không hút thuốc lá, uống rượu bia, cà phê khi mang thai.

Tập thể dục: Những môn thể dục phù hợp với bà bầu là đi bộ, bơi lội, yoga…Những môn thể dục này giúp bà bầu thư giãn, giảm mệt mỏi và dễ sinh hơn.

Quan hệ tình dục khi mang thai:

Trong giai đoạn đầu mang thai, các chuyên gia đều khuyên không nên quan hệ tình dục để không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Vì trong giai đoạn này, thai nhi vẫn trong giai đoạn phát triển không dính chặt vào tử cung nên dễ bị sảy thai. Nếu quan hệ tình dục cũng chỉ nên quan hệ vừa phải, dùng tư thế thích hợp và tuyệt đối không sử dụng những động tác mạnh. Tốt nhất bà bầu nên đi khám sức khỏe và hỏi ý kiến bác sĩ về việc quan hệ tình dục khi mang thai.

TT

Mang Thai Giai Đoạn Đầu Nên Và Không Nên Ăn Gì?

Rate this post

Mang thai giai đoạn đầu nên ăn gì?

Các chuyên gia y tế cho biết rằng, giai đoạn đầu mang thai là giai đoạn quan trọng nhất của cả thai kỳ và ở giai đoạn này thì chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe cho người mẹ và sự phát triển toàn diện của trẻ, đây chính là bước đệm để thai nhi phát triển về sau. Do đó, các thai phụ cần chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý và cần bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm giàu protein, canxi, chất sắt, acid folic và vitamin A, C, D,… có nhiều trong rau củ quả tươi, thịt, trứng, cá, sữa, các loại đậu đỗ, rau xanh,…

Vậy mang thai giai đoạn đầu không nên ăn gì?

Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thì giai đoạn đầu mang thai, chị em không nên ăn những loại thực phẩm như:

Không nên ăn thịt tái, sống, gỏi sống, thức ăn để lạnh, các loại trứng sống,…

Không ăn những loại thực phẩm lên men như: dưa chua, cà pháo, nem chua, măng chua,…

Không ăn các loại thức ăn bị ôi thiu, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ hộp, thức ăn đã để lâu hoặc bơ, sữa, pho mát chưa tiệt trùng,…

Không ăn các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá mập hay cá ngừ,…

Không ăn các loại hoa quả như: đào, nhãn, đu đủ xanh, dứa, táo mèo,… và các loại rau như rau ngót, rau răm, rau sam, rau ngãi cứu, mướp đắng, ớt chuông,… có thể gây sẩy thai.

Không sử dụng các loại bia, rượu, thuốc lá, đồ uống có cồn, có ga, các chất kích thích, cafein và cocain, …. sẽ gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

Bên cạnh việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình thì chị em thai phụ cũng cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, hạn chế quan hệ tình dục trong thời kỳ đầu mang thai, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, khám thai định kỳ,… và đặc biệt khi có những dấu hiệu bất thường trong quá trình mang thai thì cần tư vấn bác sỹ chuyên khoa.

Copy ghi rõ nguồn: http://intellitape.com

Giai Đoạn Thai Nhi Quay Đầu Nên Và Không Nên Ăn Gì?

Giai đoạn thai nhi quay đầu nên và không nên ăn gì?

Nếu mẹ cảm thấy “buồn mồm” thì mẹ nên nhấm nháp trái cây khô, chuối…, nó sẽ giúp việc sinh nở dễ dàng hơn. Mẹ cần ăn nhiều thức ăn thanh đạm, dùng dầu thực vật để chế biến món ăn, ăn ít các món ăn chính, ăn nhiều các món ăn phụ như rau, hoa quả, các chế phẩm sữa. Ăn uống thanh đạm là tiêu chuẩn cho người mẹ mang thai ở thời điểm cuối này.

Nên làm gì khi thai nhi chưa chịu quay đầu?

Đến tuần thứ 34 thai nhi bắt đầu xoay đầu xuống dưới để chuẩn bị chào đời. Lúc này, mẹ bầu sẽ cảm thấy bụng dưới nặng hơn, và càng gần đến gần ngày sinh mẹ càng cảm thấy nặng nề và mỏi mệt. Thế nhưng nếu bé không chịu quay đầu, vẫn nằm ngang hoặc đưa mông xuống dưới… sẽ khiến cho việc sinh nở của mẹ bầu gặp khó khăn và nguy hiểm hơn rất nhiều. Những trường hợp bé không quay đầu được gọi là ngôi thai ngược, thường mẹ được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con.

+ Chống chân: Mẹ bầu trong tư thế chống tay và chân trên sàn bằng phẳng, sau đó hạ tay xuống thấp, chân vẫn chống để nâng mông lên cao. Động tác này cũng có tác dụng tương tự như động tác trên. Mẹ nên thực hiện từ tuần thai 37 để giúp bé đổi ngôi thuận.

+ Bơi lội: Bơi lội có tác dụng rõ rệt trong việc giúp em bé xoay đầu đúng hướng. Mẹ có thể bơi lội suốt trong thai kỳ hay bắt đầu từ tuần thai thứ 30. Bơi lội ngoài giúp xoay ngôi thai còn giúp mẹ bầu được thư giãn và giảm hẳn các triệu chứng đau đớn cơ bắp trong thai kỳ.

+ Tập luyện với bóng: Xoay hông và mông với một quả bóng hàng ngày cũng là một cách mẹ bầu giúp bé xoay chuyển dễ dàng hơn về vị trí sinh nở thuận lợi.

+ Phương pháp nóng – lạnh: Phương pháp này đơn giản là mẹ dùng khăn thấm nước lạnh để lau nhẹ bụng, sau đó lại lau nhẹ bụng với khăn ấm. Sự tác động bằng nhiệt độ cũng kích thích bé di chuyển về vị trí ngôi thuận.

+ Bài tập với đầu gối – ngực: Với bài tập này mẹ bầu nên thực hành từ tuần thai 30 đến 37. Để thực hiện bài tập này mẹ chỉ cần đứng thẳng lưng, rồi ngồi xuống, đưa đầu gối sát vào ngực. Động tác nên được thực hiện chậm rãi và mỗi ngày chỉ cần làm 2 lần, mỗi lần chừng 5 phút. Cách này giúp thai nhi nhào lộn và quay về đúng vị trí cần thiết để dễ sinh nở.

+ Cho bé nghe nhạc hay nói chuyện với bé: Hãy để loa nghe nhạc ở phía bụng dưới và trò chuyện với bé hàng ngày. Cách này khiến giúp bé di chuyển đến gần vị trí có âm thanh hơn và cũng giúp quay đầu.

Cách nhận biết ngôi thai thuận

Thông thường sẽ không có một dấu hiệu đặc trưng nào cho thấy thai trong bụng mẹ đã thuận hay chưa. Phương tốt nhất để kiểm tra là dựa trên hình ảnh siêu âm hoặc mẹ tự phán đoán bằng cách dùng tay. Để nhận biết được thai nhi đã quay đầu xuống chưa, mẹ bầu có thể áp dụng phương pháp phán đoán bằng tay. Khi thực hiện, mẹ bầu nên nằm xuống và nhờ chồng của mình làm theo các bước sau một cách nhẹ nhàng:

+ Bước 1: Đặt hai tay vào vị trí đáy tử cung. Sau đó dùng cả hai bàn tay lần lượt đẩy nhẹ để nhận biết xem bộ phận nào của thai nhi ở đáy tử cung. Nếu có cảm giác cưng cứng thì là phần đầu thai nhi.

+ Bước 2: Hay tay lần lượt đặt vào bên phải và bên trái của vùng bụng. Đầu tiên giữa tay phải cố định, tay trái nhẹ nhàng sờ nắn kiểm tra. Sau đó, đổi ngược lại, tay trái cố định, tay phải sờ nắn để xác định vùng lưng thai nhi ở bên nào.

+ Bước 3: Đặt ngón tay cái và 4 ngón còn lại vào vị trí đầu ra của thai nhi để phán đoán đó là phần đầu hay phần mông. Nếu chưa nhận biết được thì hãy nhẹ nhàng xoay sang bên phải, bên trái để xác định xem đầu quay xuống chưa.

Ngoài ra, siêu âm thai cũng là phương pháp giúp mẹ bầu nhận biết chính xác được thai nhi đã quay đầu xuống chưa nhờ vào hình ảnh. Vào tuần thai thứ 32, mẹ bầu nên đi siêu âm vì đây là dấu mốc quan trọng để kiểm tra các dị tật thai nhi. Tại đây bác sĩ cũng sẽ thông báo cho mẹ là thai nhi đã quay xuống ngôi thuận hay chưa.Nếu chưa, mẹ nên hẹn lịch khám thai vào tuần thứ 35, 36. Vì đây là thời điểm thai nhi thường trở về ngôi thuận. Đồng thời siêu âm vào lúc này cũng sẽ giúp mẹ đưa ra được biện pháp xử lý kịp thời khi thai nhi vẫn chưa chịu quay đầu. Mẹ không nên để tới gần sinh mới đi siêu âm. Bởi khi đó nếu ngôi thai chưa thuận, mẹ bầu có thể sẽ phải lựa chọn phương pháp sinh mổ.

Vì Sao Nên Bổ Sung Yến Sào Cho Phụ Nữ Mang Thai Giai Đoạn 3 Tháng Đầu

Gợi ý cách chế biến yến sào thơm ngon

1 tai yến thô hoặc yến tinh chế. Nếu không có thời gian nên chọn yến tinh chế để rút ngắn công đoạn nấu nướng.

Đường phèn tinh luyện vừa đủ

Một ít gừng tươi thái sợi, hạt sen.

Chưng tổ yến như thế nào để đặt chất lượng cao ?

Tổ yến ngâm nở trong nước ấm. Nếu là yến sào thô thì cần làm sạch lông và tạp chất nhiều lần. Nếu là yến tinh chế thì cần ngâm nở và rửa sạch là được.

Khi yến đã ngâm nở và rửa sạch thì vớt ra để ráo rồi cho vào thố cách chưng yến sào đun trong 30 phút với nhiệt thấp.

Hạt sen có thể đun trước cho mềm rồi cho vào thố chưng yến cùng đường phèn, chưng thêm 20 phút nữa thì cho gừng vào là được.

Cách chưng yến sào với táo đỏ, hạt sen, nhãn nhục, bạch quả (yến chưng tứ bảo)

Nguyên liệu thực hiện món ăn:

– Tổ yến: 5gram (Yến tinh chế) hoặc 20gram yến tươi (đã nhặt sạch lông).

– Hạt sen: 30 gram

– Táo đỏ (táo tàu): 5 – 8 quả.

– Nhãn nhục: 2 muỗng nhỏ.

– Đường phèn: 1-2 muỗng nhỏ hoặc tùy vào khẩu vị của mỗi người.

– Vài lát gừng (nếu muốn giảm bớt đi mùi tanh tự nhiên của yến).

Các bước thực hiện món ăn:

Bước 1: Lấy yến sào đã chuẩn bị ngâm vào nước ấm khoảng 20 – 30 phút cho yến nở đều. Kiểm tra thấy các yến đã nở ra thành sợi mềm thì vớt ra để ráo nước.

Bước 2: Ngâm nhãn nhục vào nước ấm cho nở đều, sau đó rửa sạch lại cùng với các nguyên liệu khác.

Bước 3: Khi hạt sen mềm, cho táo đỏ, nhãn nhục, bạch quả vào cùng và đun tiếp, để lửa riu riu cho hỗn hợp chín đều và hòa vào nhau. Cho thêm một ít đường phèn vào tạo độ ngọt vừa ý.

Bước 4: Yến đã làm sạch và để ráo nước, các bạn cho vào chén sứ có nắp, chưng cách thủy trong khoảng 30 phút. Sau đó bạn nêm đường phèn vừa đủ độ ngọt, chưng thêm khoảng 10 phút nữa rồi tắt bếp.

Bước 5: Cho yến sào đã chưng vào hỗn hợp hạt sen táo đỏ,… và đun thêm khoảng 5 phút, thế là bạn đã có ngay một món yến chưng tứ bảo thơm ngon đúng điệu.

Một vài lưu ý khi chế biến món yến chưng tứ bảo:

– Bạn có thể chưng yến hạt sen táo đỏ và bạch quả vào thố chưng yến để tiết kiệm thời gian. Chưng bằng thố điện sẽ đảm bảo hơn vì lượng nhiệt vừa phải, không làm mất chất dinh dưỡng của món ăn.

– Các nguyên liệu phải đảm bảo độ tươi ngon.

– Món ăn dùng lạnh sẽ ngon hơn.

Nên dùng yến vào buổi sáng hay tối ?

Trong cách chế biến tổ yến cho bà bầu bằng việc chưng cách thủy với đường phèn là phương pháp giúp đảm bảo dưỡng chất hiệu quả. Tuy nhiên không nên dùng quá ngọt sẽ làm mất đi dinh dưỡng trong yến cũng như không có lợi với sức khỏe.

Bắt đầu từ tháng thứ 3 của thai kì là mẹ bầu có thể dùng tổ yến chưng đường phèn. Nên dùng thường xuyên đến khi sinh và sau khi sinh. Tuy nhiên không nên dùng quá nhiều sẽ khiến cơ thể không hấp thu được hết, gây lãng phí cũng như có thể xảy ra tác dụng phụ.

Mẹ bầu nên dùng tổ yến vào trước bữa ăn sáng hoặc trước khi đi ngủ để giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả. Có thể thường xuyên đổi cách chế biến tổ yến cho bà bầu như: tổ yến nấu cháo thịt băm, tổ yến hầm bồ câu, tổ yến chưng trứng sữa….vừa ngon miệng lại tránh nhàm chán.

Tổ yến sau khi đã làm sạch, ngâm nở nếu không dùng hết thì có thể bảo quản trong tủ lạnh không quá 7 ngày.

Trong cuộc sống hiện nay, bênh cạnh việc chăm lo kinh tế gia đình thì tương lai con cái là mối quan tâm hàng đầu. Các bố mẹ quan tâm và chăm sóc con ngay từ những tin vui đầu tiên (lúc mà mẹ báo tin vui cho bố). Và đây cũng là lúc sức khỏe của người mẹ được đặc biệt chú ý. Điều các mẹ thường lo lắng trong thời gian này là: dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu và bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu?

Vì sao nên ăn yến vào 3 tháng đầu mang thai ?

Ngay từ khi nhận được tin vui, các mẹ bầu cần áp dụng ngay lập tức chế độ ăn uống hợp lý để đảm bảo sự phát triển tối ưu cho thai nhi và sức khoẻ bà mẹ. Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng thông qua các nguồn thực phẩm như : thịt, cá, trứng , sữa,…và các nguồn giàu vitamin và khoáng vi lượng khác như rau xanh, đậu, trái cây,…các mẹ cần chú trọng những loại thực phẩm giàu folate như đậu đen, măng tây, rau bina, trái cây và nước trái cây, đậu lăng, các loại ngũ cốc, bột mì… trong khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày để giúp phát triển tốt hệ thần kinh cho thai nhi.

Hiện nay, nhiều mẹ bầu hiểu rằng ăn yến sào tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi, giúp tăng cường sức khỏe của mẹ, nuôi dưỡng tốt thai nhi đề cho trẻ sau này khỏe mạnh và thông minh. Nhưng các mẹ cũng lo lắng liệu có nên ăn yến sào khi mang thai 3 tháng đầu? Một số ý kiến khuyên không nên ăn yến sào trong thai kỳ này, nhưng số khác thì ngược lại: bà bầu nên ăn yến sào ngay những tháng đầu tiên.

Một thông tin đáng chú ý, tại Singapore, phụ nữ mang thai tin tưởng yến sào rất tốt cho phụ nhữ mang thai nên họ bồi dưỡng bằng yến sào trong suốt thai kỳ, ngay tháng đầu tiên, để cho ra đời những đứa con khỏe mạnh và thông minh, Bác sĩ Lim Siew Choo, trưởng khoa Dinh dưỡng và ăn uống thuộc Bệnh viện bà mẹ và trẻ em Singapore cũng xác nhận như thế.

Những lý do có thể bạn chưa biết khi bổ sung yến sào

Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi đang trong quá trình hình thành các cơ quan tim mạch, hệ thần kinh và gần như hoàn chỉnh các bộ phận của cơ thể. Nhu cầu dinh dưỡng cho thai nhi tuy chưa nhiều nhưng cần đầy đũ các dưỡng chất, vitamin và các khoáng vi lượng. Nếu mẹ bầu không bổ sung đủ dinh dưỡng và các khoáng vi lượng cần thiết, thai nhi phát triển kém, một số trường hợp gây khiếm khuyết ống thần kinh và gây nên dị tật ở thai nhi.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, các mẹ bầu thường gặp phải các vấn đề nghén như ăn uống kém, khó tiêu, hay buồn nôn, việc hấp thu các chất dinh dương kém, sức khỏe của mẹ bầu trở nên kém, nên cần bổ sung yến sào vào danh sách thực đơn hàng ngày cho mẹ bầu.

Thành phần các chất dinh dưỡng quý giá có trong yến sào sẽ giúp mẹ bầu tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng, giảm các triệu chứng mệt mỏi trong 3 tháng đầu mang thai, và tăng cường sức khỏe cho người mẹ. Yến sào cũng cung cấp đầy đủ (8 trong 9) các axit amin thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi, giúp thai nhi tránh hiện tượng tắc nghẽn ống thần kinh, giúp hoàn thiện tốt hệ thần kinh cho thai nhi, giúp trẻ sau này khỏe mạnh và thông minh.

Tuy nhiên, nếu bạn có triệu chứng nghén nặng, bạn nên ăn vào những lúc ít xảy ra nôn ói, vì ăn vào mà nôn ra hết thì thật là uổng phí công sức và tiền bạc.

Để phát huy được hết hiệu quả của việc ăn yến sào khi mang thai 3 tháng đầu, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Không nên sử dụng nhiều lượng tổ yến (không quá 3g tổ yến/ngày), vì cơ thể người mẹ lúc này rất nhạy cảm và thai nhi lúc này chưa cần lượng lớn dinh dưỡng cùng một lúc.

Nên cho thêm 1 – 2 lát gừng mỏng khi nấu tổ yến (giúp giữ ấm cơ thể, đồng thời cũng quân bình tính mát của tổ yến).