Top 6 # Xem Nhiều Nhất Nhật Ký Mang Thai Tuần Thứ 8 Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Tobsill.com

Nhật Ký Thai Kỳ: Tuần Thai Thứ 32

Em bé phát triển như thế nào?

Tuần này cân nặng của bé nhỉnh hơn 1,8kg một chút và dài qua mốc 43cm. Bé nhanh chóng mất đi cái vẻ ngoài nhăn nheo như người ngoài hành tinh và hệ xương cũng đang cứng hơn lên. Xương trên hộp sọ bé chưa chụm vào, giúp chúng có thể dịch chyển và hơi chồng lên nhau để bé dễ chui lọt qua đường sinh hơn. (Áp lực tác động lên đầu bé trong quá trình sinh ra lớn đến nỗi nhiều đứa trẻ sinh ra có hình dạng đầu như hình nón.) Những xương này vẫn chưa khít hẳn lại cho đến khi con bạn bắt đầu vào tuổi trưởng thành, chúng có thể tiếp tục phát triển cùng với sự phát triển của não bé cũng như các mô khác trong suốt khoảng thời gian thơ ấu, thiếu nhi.

Ngày thứ 218: Hiện thời, bộ não của bé đã gia tăng sự phát triển. Chu vi đường tròn của đầu bé là khoảng 25cm.

Mẹ làm cho bé: Không chắc chắn được là bạn đã có đủ áo quần cho bé mặc vào những tháng đầu tiên khi bé chào đời. Bạn cần chuẩn bị cho bé 4-5 bộ đồ và những gói đồ dùng cho trẻ sơ sinh từ 0-3 tháng tuổi bao gồm áo tay dài và tay cộc. (phụ thuộc vào mùa). 8-9 đôi vớ và vài chiếc mũ vải để giữ ấm cho bé khi thời tiết lạnh. Nên mua thật đa dạng các loại vớ và giày bằng vải trơn để dễ dàng tháo, cởi cho bé.

Ngày thứ 219: Cơ thể bé bắt đầu tích trữ canxi, sắt và phốt pho để hỗ trợ cho sự phát triển của khung xương.

Mẹ làm cho bé: Bé cần được bổ sung canxi để giúp khung xương bé chắc khỏe hơn, đó là lý do bạn cần ăn nhiều thức ăn chứa canxi và vitamin D để bé hấp thu tốt hơn. Những chất này có trong thịt, cá, trứng, sữa cao năng lượng, dầu cá các loại hoặc chỉ cần 10 phút tắm nắng sớm cũng giúp bạn hấp thu được một lượng vitamin D tương đối.

Ngày thứ 220: Bé bây giờ dài khoảng 43cm và nặng cỡ khoảng 1 túi bột (hơn 2kg)

Mẹ làm cho bé: Cân nặng trung bình của các bé sơ sinh vào khoảng 3 – 3.2kg (bé gái có xu hướng nhẹ cân hương bé trai). Ở tuần đầu tiên sau ngày chào đời, hầu hết các bé sẽ mất đi khoảng 170gr – 283gr, đây chính là lượng mỡ và nước ối được truyền qua từ bạn. Sau đó bé sẽ tăng khoảng 113gr – 198gr đều đặn mỗi tuần.

Ngày thứ 221: Làn da bé chuyển từ đỏ sang hồng và mịn màng hơn.

Mẹ làm cho bé: Bạn cảm giác stress ngày hôm nay thì hãy dành một chút thời gian cho bản thân. Nên gọi cho bạn bè cùng nhau đi spa, cắt tỉa móng tay, chải chuốt lại mái tóc, tắm lâu một chút. Hãy thư giãn và tận hưởng cảm giác hạnh phúc. Một bà mẹ hạnh phúc sẽ sinh ra một bé con hạnh phúc.

Ngày thứ 222: Bé đã có thể thè lưỡi vài lần trong ngày, đây là hành vi phổ biến của hầu hết các bé ở tầm tuổi này khi ở trong bụng mẹ. Tương tự như vậy, bé có thể nếm được nước ối, mùi vị thức ăn và thức uống mà mẹ nạp vào cơ thể.

Mẹ làm cho bé: Nếu muốn nuôi con bằng sữa ngoài thì cũng nên cho bé bú sữa mẹ từ 4-6 tuần sau khi bé chào đời rồi mới chuyển. Mua sẵn núm vú cao su giả và tập dần cho bé.

Ngày thứ 223: Bây giờ bé đã có thân nhiệt riêng và cơ chế ổn định thân nhiệt đã vận hành khá tốt.

Mẹ làm cho bé: Một thứ mà bạn nên chuẩn bị sẵn khi bé chào đời là một chiếc nhiệt kế. Nhiệt kế giúp bạn đo chính xác thân nhiệt của bé.

Ngày thứ 224: Bé trưởng thành đều đặn và sẽ tiếp tục như thế cho đến lúc chào đời

Mẹ làm cho bé: Bạn hãy yên lòng khi biết rằng có rất nhiều loại dược phẩm và công cụ y tế có thể hỗ trợ cho toàn bộ việc sinh nở nếu ở tuần 41 -42 mà bé vẫn chưa muốn chào đời. Bé tăng thêm 0.2 gr mỗi tuần, tỉ lệ thuận với việc này là bé sẽ tiếp tục dài ra, điều này sẽ cực kỳ khó khăn để có thể chào đời dễ dàng.

Lưu ý: Các em bé phát triển hơi khác nhau – thậm chí cả khi còn trong bụng mẹ. Những thông tin chúng tôi đưa ra chỉ nhằm cho bạn cái nhìn tổng quát về sự phát triển của bé.

Tìm hiểu thêm mang thai tháng thứ 8.

Chủ đề đáng quan tâm 3 tháng cuối

Mang thai 3 tháng cuối (tầng 83), cùng về đích an toàn, đủ ngày đủ tháng, mẹ tròn con vuông nào!

Câu chuyện đầu tiên của bé – 2013

Bạn sinh con ở tuần thứ bao nhiêu (theo kì kinh cuối)

Nhật ký ngày vượt cạn (tầng 2)

Nhật Ký Thai Kỳ: Mang Thai Tuần Thứ 37

Em bé của bạn phát triển như thế nào?

Bé của bạn thật sự đã tròn trĩnh lên rồi. Bé nặng khoảng 3kg và dài hơn 50cm (như cây tỏi tây). Bé có cái nắm tay rất chặt, mà bạn sẽ sớm được kiểm nghiệm khi nắm tay bé lần đầu tiên! Các cơ quan của bé đã trưởng thành và sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ.

Bạn đang tự hỏi không biết mắt bé có màu gì? Chưa thể nói được. Nếu bé sinh ra với màu mắt nâu, chúng sẽ vẫn giữ màu nâu. Nếu bé sinh ra với mắt màu xám thép hay màu xanh đậm, chúng có thể vẫn sẽ giữ màu xám hoặc xanh, hoặc chuyển sang màu xanh lá, màu hạt dẻ hay màu nâu khi bé được 9 tháng tuổi. Đó là bởi vì mống mắt của bé (phần màu của mắt) có thể tăng sắc tố vài tháng sau khi bé được sinh ra, nhưng thường nó sẽ không “nhạt” đi hay có màu xanh lam. (Màu xanh lá, hạt dẻ và nâu có nhiều sắc tố hơn màu xám hay màu lam.)

Ngày thứ 253: 80% thai nhi rời bụng mẹ sớm hơn 2 tuần so với ngày dự sinh. Bé của bạn cũng có thể nằm trong số ấy.

Mẹ làm cho bé: Bạn chuẩn bị nôi cho bé chưa? Hẳn nhiên là rồi! À há! Nôi sắp có chủ rồi đây!

Ngày thứ 254: Bé đã có thể mút ngón tay và phùng má lên nữa đấy.

Ngày thứ 255: Bé tự điều chỉnh vị trí của mình trong bụng mẹ. Nếu đầu bé nằm xuôi xuống thì thật là tốt, bé sẽ tự đẩy mình ra khỏi tử cung bằng cách đạp chân cho đến khi nào hết vướng vào cổ tử cung.

Ngày thứ 256: Hôm nay bé nặng khoảng 2 tỉ gram đấy bạn ạ! Chỉ là đùa thôi, thời gian này bé không tăng cân nữa.

Ngày thứ 257: Thật thú vị làm sao, bạn có biết không, chu vi vòng đầu của bé lại nhỏ hơn vòng eo bé dù là trông đầu của bé khá là to so với người.

Mẹ làm cho bé: Nuôi con trong những năm đầu đời cực kỳ vất vả, bạn nên đặt mua thêm sách hướng dẫn nuôi dạy con để dễ dàng chăm sóc bé hơn, ngoài ra bạn có thể tham khảo trên các trang web chuyên sâu về gia đình và trẻ em.

Ngày thứ 258: Bé nhận được khoảng 15% chất béo cho cơ thể mỗi ngày từ mẹ.

Mẹ làm cho bé: Giảm thiếu chứng đột quỵ ở trẻ sơ sinh (SIDS) bằng cách giữ ấm cho bé, để bé được ngủ chung phòng với bố mẹ nhằm theo dõi sát sao sức khỏe của con.

Ngày thứ 259: Tổ chức phổi vào não của bé đã rất chặt chẽ, tuy nhiên nó vẫn chưa thể hoạt động hiệu quả được cho đến lúc ra với thế giới bên ngoài.

Mẹ làm cho bé: Bạn cần biết cách thức hâm và ủ sữa để cho bé bú, nếu không sẽ làm phỏng miệng bé. Nếu bạn cho bé bú ngoài với sữa công thức thì cũng cần tiệt trùng bình sữa và hâm nóng sữa. Sữa dư có thể để vào tủ lạnh cho bé dùng dần.

Chủ đề đáng quan tâm 3 tháng cuối

Mang thai 3 tháng cuối (tầng 83), cùng về đích an toàn, đủ ngày đủ tháng, mẹ tròn con vuông nào!

Câu chuyện đầu tiên của bé – 2013

Bạn sinh con ở tuần thứ bao nhiêu (theo kì kinh cuối)

Nhật ký ngày vượt cạn (tầng 2)

Nhật Ký Thai Kỳ: Tuần Thai Thứ 22

Lúc này, bé đã có thể cảm nhận được khá tốt âm thanh của thế giới bên ngoài, hơn thế nữa, bé đã có thể cảm nhận được chuyển động của bạn. Bạn bắt đầu thấy bàn chân mình hơi sưng, đây là dấu hiệu bình thường của thai kỳ mà thôi.

Em bé phát triển như thế nào?

Hãy bật radio và đu đưa theo điệu nhạc. Với khả năng cảm nhận chuyển động đã phát triển, em bé của bạn có thể cảm giác được bạn đang khiêu vũ. Giờ đây khi bé dài hơn 28cm và nặng chỉ khoảng 500g (bằng cỡ một quả xoài lớn), bạn đã có thể cảm nhận thấy bé ngọ nguậy bên dưới lớp quần áo mình. Các mạch máu trong phổi của bé đang phát triển để chuẩn bị cho việc hít thở, và những âm thanh mà lỗ tai ngày càng thính của bé nghe được đang chuẩn bị cho bé hoà nhập vào thế giới bên ngoài.

Những tiếng động lớn đã trở nên quen thuộc, chẳng hạn như tiếng chó sủa hay tiếng máy hút bụi, có thể sẽ không khiến bé sợ khi nghe thấy chúng sau khi ra đời.

Hình ảnh thai nhi 22 tuần tuổi – Ảnh: Babycenter

Ngày thứ 148: Bé đã ra dáng một em bé sơ sinh rồi đây, ngoại trừ làn da vẫn còn hơi trong suốt và mong manh.

Mẹ làm cho bé: Cũng khá bình thường nếu dịch tiết âm đạo thải ra quá nhiều trong suốt thai kỳ, tuy nhiên sẽ là bất bình thường nếu màu sắc của nó chuyển sang vàng, xanh hoặc màu phô mai, có mùi lạ. Đó là dấu hiệu của các chứng viêm nhiễm âm đạo hoặc cổ tử cung, hãy tham vấn bác sĩ để được chữa trị, tránh nguy cơ lây cho bé.

Ngày thứ 149: Miệng bé giờ đã đầy đủ phần lợi và mầm răng nhú ra.

Mẹ làm cho bé: Có lẽ là quá sớm để mua bàn chải răng cho bé nhưng bạn cũng cần chuẩn bị dụng cụ làm sạch miệng cho bé từ bây giờ.

Ngày thứ 150: Lớp lông tơ bao phủ toàn bộ cơ thể bé bây giờ đã chuyển sang màu nâu xám.

Mẹ làm cho bé: Bắt đầu nghĩ đến việc thiết kế một chỗ ngủ cho bé khi bé rời bệnh viện. Một số bố mẹ cho bé ngủ chung và một số bố mẹ cho bé ngủ riêng. Nếu cho bé bú sữa mẹ thì thời gian đầu nên cho bé ngủ chung hoặc nằm trên một chiếc nôi ngay cạnh giường bố mẹ.

Ngày thứ 151: Xương tai trong của bé đã hoàn thiện và bé có thể nghe được hầu hết mọi âm thanh.

Mẹ làm cho bé: Để tăng cường tư duy cho bé, bạn nên cho bé nghe nhạc giao hưởng từ lúc còn trong bụng mẹ, nó có thể hơi mang tính hàn lâm nhưng sẽ có tác dụng thư giãn cho cả bạn và bé.

Ngày thứ 152: Mắt bé bây giờ phát triển khá tốt, tuy nhiên mống mắt (tròng) thì vẫn chưa có màu sắc rõ ràng.

Mẹ làm cho bé: Bạn nên tránh xa lò vi sóng trong thời gian này, những tia sóng này có thể làm hại đến bào thai.

Ngày thứ 153: Bé nghe và phân biệt âm thanh khi giận dữ cũng như khi vui mừng của bạn. Và bé càng phân biệt tốt hơn những thay đổi về ngữ điệu sau khi chào đời.

Mẹ làm cho bé: Nên sử dụng găng tay khi đóng, mở tay nắm cửa hoặc cửa thông gió. Vi khuẩn có thể xâm nhập qua tay và gây các loại bệnh, hơn nữa gió trời thường không tốt cho bé sơ sinh. Nên chà rửa các vật dụng trong gia đình với giấm, suối, bột soda để đến lúc bé biết bò, sờ, nắm vào chúng sẽ ăn toàn hơn.

Ngày thứ 154: Các mạch máu của bé phát triển nhanh và phổi đang chuẩn bị đón nhận không khí từ bên ngoài.

Tìm hiểu thêm các tuần khác trong giai đoạn mang thai tháng thứ 6.

Chủ đề đáng quan tâm trong 3 tháng giữa

Mang thai 3 tháng giữa (tầng 50) Bé Rồng – Bé Rắn mạnh khỏe, phát triển vượt chuẩn, mẹ hết nghén, cả nhà đều vui

Đặt tên cho bé năm Quý Tỵ

Độ dày/độ mờ da gáy

Tham gia các nhóm dự sinh

Nhật Ký Mang Thai Tuần 35

Từ bây giờ, bạn sẽ phải gặp bác sĩ hàng tuần. Cho đến 37 tuần, bác sĩ có thể sẽ kiểm tra âm đạo và trực tràng của bạn xem có liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) hay không (Đừng lo lắng – bác sĩ sẽ kiểm tra bằng loại tăm bằng cỡ tăm bông thông thường và sẽ không gây đau chút nào). GBS thường vô hại với người lớn, nhưng nếu bạn bị nhiễm và lây sang con trong khi sinh, nó có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm phổi, viêm màng não, hoặc nhiễm trùng máu. Bởi vì có đến 10-30% phụ nữ mang thai có vi khuẩn mà không biết nên việc kiểm tra này rất quan trọng. (Các vi khuẩn này tự đến và tự đi – Đó là lý do tại sao bạn đã không được kiểm tra trong giai đoạn trước của thai kỳ). Nếu bạn có GBS, bạn sẽ được cung cấp kháng sinh IV trong quá trình sinh nở, nó có tác dụng giảm đáng kể nguy cơ bé bị nhiễm trùng.

Ba câu hỏi về việc đến bệnh viện Tôi có thể chuẩn bị thế nào để đến bệnh viện?

Ngay từ rất lâu trước thời điểm dự sinh, bạn và chồng nên tìm tuyến đường ngắn nhất tới bệnh viện hoặc trung tâm sinh sản. Hỏi xem bệnh viện có làm việc ngoài giờ hành chính hay không và nếu không thì bạn nên đến đâu trong trường hợp này.

Tôi nên làm gì khi đến bệnh viện?

Nếu bạn đã đăng ký trước, bạn nên làm theo hướng dẫn đã nhận được, trong đó có thể bao gồm bỏ qua bàn lễ tân và đi thẳng đến khu hộ sinh. Nếu chưa đăng ký trước, bạn vẫn có thể đi thẳng đến khu hộ sinh. Thường sẽ có một bàn đăng ký khi bạn tới bệnh viện. Các nhân viên ở đây sẽ giúp bạn làm các thủ tục giấy tờ cần thiết.

Một y tá có thể dẫn bạn thẳng đến phòng sinh nở và giao bạn cho y tá đỡ sinh. Nếu chưa có dấu hiệu cho thấy bạn đang trong quá trình chuyển dạ tích cực hoặc cần phải nhập viện vì lý do nào đó, y tá có thể sẽ đưa bạn sang phòng kiểm tra trước. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem bạn đã sẵn sàng để nhập viện hay chưa.

Y tá sẽ yêu cầu bạn lấy mẫu nước tiểu và thay quần áo. Sau đó, cô ấy sẽ kiểm tra những dấu hiệu quan trọng của bạn, hỏi xem các cơn co thắt bắt đầu khi nào và cách nhau bao lâu, xem nước ối đã bị vỡ chưa và có chảy máu âm đạo hay không. Cô ấy cũng sẽ muốn biết xem em bé có đang cử động hay không, bạn có vừa ăn uống gì không, và bạn đang đối phó với cơn đau như thế nào.

Bác sĩ sẽ kiểm tra tần suất và thời gian của các cơn co thắt cũng như nhịp tim của bé. Sau đó, sẽ thực hiện khám bụng và âm đạo. Nếu có vẻ như bạn vẫn chưa chuyển dạ hoặc mới bắt đầu chuyển dạ, bạn và em bé vẫn bình thường – có thể bạn sẽ được cho về nhà cho đến khi cơn chuyển dạ diễn ra mạnh hơn. Còn nếu không, bạn sẽ được nhập viện.

Điều gì sẽ xảy ra khi tôi nhập viện?

Các y tá hay bác sĩ có thể sẽ hỏi về kế hoạch sinh nở của bạn, những mong muốn của bạn, hay bạn có muốn dùng thuốc giảm đau trong quá trình chuyển dạ hay không.

Sau đó, bạn sẽ được lấy máu (để xác định nhóm máu và các thông số khác) và xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B. Bạn chắc chắn sẽ cần được cung cấp kháng sinh IV nếu kết quả xét nghiệm dương tính với liên cầu khuẩn nhóm B, truyền nước nếu bạn không thể uống nước được, nếu bạn muốn gây tê cột sống hoặc ngoài màng cứng, nếu bạn cần oxytocin (Pitocin), hoặc nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe hay biến chứng thai kỳ nào.

Y tá cũng sẽ hướng dẫn và chỉ cho bạn mọi thứ trong phòng. Đừng ngại yêu cầu những thứ mà bạn có thể cần, hoặc hỏi bất cứ vấn đề nào mà bạn còn băn khoăn.

Nói chuyện với bác sĩ về việc đăng ký trước tại bệnh viện. Nếu bạn đã chuẩn bị trước các thủ tục giấy tờ, bạn sẽ không phải lo lắng về nó trong ngày trọng đại nữa.

Hoạt động của tuần này

Chuẩn bị thức ăn để ăn sau khi bé được sinh ra. Nếu bạn phải tự nấu ăn, hãy nấu gấp đôi lên và cất một nửa vào tủ lạnh. Bạn và chồng bạn sẽ mệt đến mức không thể nấu nướng trong những tuần đầu tiên sau khi đưa bé về nhà và bạn sẽ rất mừng nếu chỉ cần hâm nóng thức ăn là đã có bữa ăn bổ dưỡng. Nếu bạn không nấu ăn, hãy đi quanh khu phố nhà bạn, nhận tất cả các thực đơn và thông tin của các quán ăn có giao hàng. Bạn sẽ thấy tiện lợi khi có tất cả các lựa chọn trong tầm tay mình.