Top 6 # Xem Nhiều Nhất Mới Mang Thai Có Bị Đau Bụng Dưới Không Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Tobsill.com

Mới Có Thai Bị Đau Bụng Dưới Bên Trái Có Sao Không?

Mới có thai bị đau bụng dưới bên trái có sao không?

Theo bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau bụng dưới bên trái khi mang thai, cụ thể như sau:

Do quá trình làm tổ của phôi thai: trong những tuần đầu tiên mang thai khi trứng thụ tinh và được cấy vào thành tử cung, đi kèm các triệu chứng ốm nghén có thể dẫn tới hiện tượng đau bụng dưới bên trái, dấu hiệu này thường xuất hiện sau 1-2 tuần rồi kết thúc.

Do sự tăng trưởng của em bé: khi bé phát triển trong buồng tử cung thì mẹ sẽ có một số triệu chứng chuột rút ở hai bên hoặc bên trái hoặc bên phải. Theo bác sĩ Sản phụ khoa thì khi các dây chằng co giãn có thể dẫn tới đau bụng nhẹ mà không kèm theo bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác.

Tuy nhiên, nếu như cơn đau bụng trái kéo dài liên tục kèm theo những triệu chứng chảy máu âm đạo hoặc choáng, ngất,…thì mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa. Bởi, lúc này có thể do nguyên nhân nguy hiểm sau đây:

Mang thai ngoài từ cung: khi trứng được thụ tinh nhưng không di chuyển vào làm tổ trong buồng tử cung mà nằm ở vị trí khác như ống dẫn trứng thì khi thai 6-7 tuần, phát triển lớn, vòi trứng không thể là môi trường cho thai phát triển dẫn tới các dấu hiệu đau bụng dữ dội, chảy máu,….cần được cấp cứu kịp thời để tránh nguy hiểm tới tính mạng người mẹ.

Cảnh báo nguy cơ dọa sảy thai: Ngoài dấu hiệu chảy máu âm đạo thì tình trạng đau bụng bên trái cũng có thể cảnh báo nguy cơ dọa sảy thau. Vì thế, nếu như có cơn đau bụng co rút âm ỉ hoặc đau dữ dội kèm theo nhói vùng lưng hoặc xương chậu thì bạn nên sớm thăm khám bác sĩ.

Nguy cơ tiền sản giật: tình trạng này xảy ra thường do mẹ bầu có tiền sử mắc bệnh tăng huyết ap gây rối loạn mạch máy dẫn tới căng, co rút gây đau vùng bụng.

Nhiễm trùng đường tiểu: gây nên triệu chứng đau rát khi đi tiểu, mẹ bầu cảm thấy nước tiểu đổi màu mùi khai nồng, kèm theo đau vùng bụng bên trái, vùng lưng….

Phương pháp khắc phục tình trạng mới có thai bị đau bụng dưới bên trái

Theo bác sĩ Huế, nếu như đau vùng bụng dưới bên trái do những nguyên nhân thông thường thì chị em chỉ cần thực hiện các cách sau sẽ cải thiện:

Thay đổi vị trí nằm nghiêng sang bên phải và nghỉ ngơi thoải mái khi có cơn đau

Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, có thể tập yoga theo hướng dẫn.

Dùng túi chườm ấm vùng bụng đau nhẹ nhàng

Ngâm hoặc tắm nước ấm có tác dụng giảm đau

Tuy nhiên, trong trường hợp đau bụng bên trái dữ dội, cơn co rút kéo dài thì mẹ bầu nên sớm đến thăm khám bác sĩ để được siêu âm thai để biết được chính xác nguyên nhân. Từ đó có hướng hỗ trợ điều trị hiệu quả, tránh ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.

Địa chỉ thăm khám, siêu âm thai uy tín tại Hà Nội

Nếu như chị em muốn thăm khám thai ngoài giờ hành chính, không cần xếp hàng chờ đợi, khám thai nhanh chóng với bác sĩ chuyên ngành Sản phụ khoa giỏi thì chị em có thể lựa chọn phòng khám Đa khoa Y Học Quốc Tế- 12 Kim Mã- Ba Đình- Hà Nội.

Mọi thắc mắc về vấn đề mới có thai bị đau bụng dưới bên trái có sao không, bạn hãy nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc gọi (024) 38.255.599 – 083.663.3399, để được tư vấn và đặt lịch hẹn khám miễn phí.

Ngày sửa: 08-07-2020

Đau Bụng Dưới Khi Mới Mang Thai Có Bình Thường Không?

Đau bụng dưới khi mới mang thai là một hiện tượng bình thường do sự làm tổ của thai trong tử cung của mẹ bầu gây nên. Nhưng nếu tình trạng đau bụng dưới trở nên nhói hơn, dữ dội hơn thì đó lại là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.

Đau bụng dưới khi mang thai có bình thường không, kéo dài bao lâu là những thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu. Đa số các mẹ sẽ thấy hiện tượng đau bụng dưới khi mới có bầu và lo lắng không biết có an toàn cho em bé hay không.

Đau bụng dưới khi mới mang thai có bình thường không?

Đau bụng dưới khi mới có thai là do trứng đang làm tổ trong tử cung gây nên. Cảm giác đau bụng lâm râm, tưng tức nhẹ. Đặc biệt, cảm giác tưng tức càng rõ rệt hơn ở những tuần đầu tiên của thai kỳ do thai đang bám vào tử cung. Lúc này, ngoài đau bụng dưới thì có thể xuất hiện thêm máu báo thai, máu ra rất ít.

Đau bụng dưới khi mới mang bầu cũng có thể gây nên các cơn ốm nghén. Khi thai nhi lớn dần lên, tử cung của mẹ bắt đầu phải giãn nở để thai phát triển, chèn vào các cơ quan khác kéo theo các dây chằng tròn 2 bên căng ra, khi người mẹ vận động nhiều khiến dây chằng kéo căng ra hơn dẫn đến đau bụng.

Hiện tượng bụng dưới đau lâm râm, âm ẩm nhẹ và có phần tưng tức khi mới mang thai là không đáng ngại và đa phần mẹ nào cũng sẽ trải qua. Các cơn đau này thường không tăng lên và có phần giảm đi khi mẹ nghỉ ngơi.

Đau bụng dưới khi mang thai bao lâu thì hết?

Thông thường các cơn đau lâm râm hoặc đau nhói ở phần bụng dưới hay bẹn sẽ kéo dài 2 – 3 ngày, cảm giác đau không tăng lên và có xu hướng giảm đi. Đó là do trứng được thụ tinh đang làm tổ, khi làm tổ xong thì các cơn đau bắt đầu giảm dần.

Ngoài ra, đau bụng dưới cũng có thể chỉ kéo dài trong 3 tháng đầu của thai kỳ hoặc cả thai kỳ. Các cơn đau chỉ nhẹ, không tăng lên và có xu hướng giảm đi khi mẹ thư giãn.

Đau bụng dưới khi có thai như thế nào là không bình thường?

Các cơn đau bụng dưới khi mới có thai là dấu hiệu trứng làm tổ trong tử cung. Nhưng những cơn đau kéo dài, đau nhói dữ dội và kèm theo các dấu hiệu ra máu bất thường thì đó lại cảnh báo nguy hiểm, có thể là dấu hiệu sảy thai sớm. Vì vậy, khi đau bụng dưới kèm theo các biểu hiện như sau thì mẹ bầu cần lập tức tới gặp bác sĩ ngay:

– Đau bụng kèm sốt và ớn lạnh.

– Ra máu thấm băng vệ sinh hoặc chảy máu nhiều, đó là dấu hiệu sảy thai sớm

– Mẹ bị đau một bên bụng, đây là dấu hiệu nguy hiểm mẹ có thể đang có khối u, viêm ruột…

– Mẹ thấy đau bụng dữ dội thậm chí có kèm theo chóng mặt hoặc ngất xỉu.

– Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu có mùi lạ…

– Mẹ đau bụng dưới và thay đổi thị lực bao gồm mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng…

Đó đều là những dấu hiệu nguy hiểm khi mẹ bị đau bụng dưới khi mang thai cần phải được chăm sóc y tế ngay.

Đau Bụng Dưới Có Phải Mang Thai Không?

sas.cmd.push(function() { sas.render(“44269”); });

Đau bụng dưới có phải mang thai không?

Đau bụng dưới có phải mang thai không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó đau bụng dưới là một trong những dấu hiệu nhận biết mẹ đang có thai trong giai đoạn đầu. Sở dĩ như vậy là do, sau khi trứng thụ tinh từ 7 – 10 ngày sẽ di chuyển về tử cung làm tổ. Trong quá trình “dựng nhà”, các tế bào phôi thai sẽ cấy vào thành tử cung để tạo nên nhau thai – là nơi tiếp nhận chất dinh dưỡng từ mẹ bầu. Điều này sẽ gây ra cho mẹ cảm giác đau bụng dưới lâm râm, âm ỉ, tưng tức.

Nhưng không thể chỉ dựa vào mỗi biểu hiện đau bụng dưới để khẳng định mẹ có thai hay không mà cần phải dựa vào nhiều dấu hiệu cùng một lúc, bao gồm: đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, ngực căng tức, ra máu báo…

Tuy nhiên, mẹ có thể căn cứ vào đó để mua que thử thai về thử. Que thử thai có thể cho kết quả khá chính xác sau một tuần quan hệ. Ở thời điểm mẹ cảm thấy đau bụng, nếu que thử thai cho 2 vạch thì tức là mẹ có thai. Còn khi nó chỉ hiện thị 1 vạch, mẹ nên nghĩ tới khả năng khác.

Các dấu hiệu nhận biết có thai khác mà mẹ cần lưu ý

Bên cạnh vấn đề đau bụng dưới có phải mang thai khôngthì mẹ cần lưu ý một số dấu hiệu có thai sẽ xuất hiện đồng thời với đau bụng dưới là các dấu hiệu khác như:

Vòng một nhạy cảm bất thường

Hormone thai kỳ tăng cao khiến vòng ngực – bộ phận quan trọng đảm nhiệm vai trò tiết sữa – cũng thay đổi. Vòng một sẽ trở lên to hơn, đau tức, sưng, ngứa ngáy, núm vú cũng dần sẫm màu hơn. Các dấu hiệu này ngày càng rõ rệt trong những tháng tiếp theo, kèm theo đó là hiện tượng rạn da ở vùng ngực.

Triệu chứng ốm nghén

Ở những tuần đầu tiên của thai kỳ, nếu mẹ cảm thấy buồn nôn, khó chịu khi ngửi mùi nồng, chán ăn hoặc thèm ăn một món nào đó thì có nghĩa là thai nhi đang ổn định trong tử cung và mẹ bắt đầu bước vào thời kỳ ốm nghén. Thông thường, mẹ sẽ xuất hiện các triệu chứng ốm nghén nổi bật như: nôn ói, buồn ngủ, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, thèm ăn đồ chua, đồ ngọt,….

Ra máu báo

Như mẹ đã biết, quá trình làm tổ của phôi thai sẽ gây ra một vài vết thương nhỏ, dẫn đến chảy máu. Nhiều mẹ nhầm tưởng đây là máu kinh nguyệt nhưng trên thực tế chúng hoàn toàn khác nhau. Máu báo thường có màu hồng đỏ nhạt và chỉ xuất hiện từng đốm nhỏ trong vòng 1 – 2 ngày. Trong khi đó, máu kinh có màu đỏ đen, ra liên tục từ 3 – 7 ngày.

Tâm trạng nhạy cảm

Tâm trạng của mẹ bỗng trở nên thất thường và nhạy cảm với mọi vấn đề. Mẹ thường xuyên cảm thấy khó chịu trong mọi chuyện, hay suy nghĩ, cằn nhằn và rất khó để kiểm soát cảm xúc của mình. Sở dĩ như vậy là do tâm trạng của mẹ chịu ảnh hưởng của các hormone thai kỳ.

Đau lưng, chuột rút

Lưng và chân là hai bộ phận chịu tác động khá nhiều của quá trình mang thai. Sự lớn lên của tử cung gây ra một áp lực đối với lưng và chân khiến cho các dây chằng ở vùng này bắt đầu co giãn dần. Đó là lý do mà ở những tuần đầu có thai, mẹ sẽ cảm thấy đau mỏi vùng lưng, dọc thắt lưng và bị chuột rút ở chân.

Chậm kinh

Conlatatca.vn

Bà Bầu Bị Đau Bụng Dưới Có Sao Không?

Ở những tuần đầu tiên của thai kỳ, hầu như thai phụ nào cũng có cảm giác đau tức ở vùng bụng dưới. Đây là hiện tượng bình thường, thai phụ không cần lo lắng. Bởi đây là dấu hiệu thai đang tìm cách làm tổ trong buồng tử cung. Ngoài cảm giác bị đau bụng dưới, thai phụ sẽ có thêm cảm giác chóng mặt và buồn nôn, nôn ọe.

Khi thai lớn hơn 1 chút, cụ thể vào vào khoảng 1 – 3 tháng đầu, cảm giác đau này sẽ dữ dội hơn. Nguyên nhân là do sự căng cơ và dây chằng vì phải nâng đỡ thai nhi đang ngày càng lớn trong buồng tử cung. Triệu chứng đau này sẽ tăng lên khi thai phụ ngồi xổm, đứng dậy đột ngột hoặc ho. Bên cạnh đó, cơn đau vùng bùng dưới cũng có thể xuất hiện vào những tháng cuối của thai kỳ. Và đó là do dịch vị trong dạ dày tá tràng tăng.

Hầu hết các mẹ bầu đều bị đau bụng dưới

Tuy nhiên, hiện tượng bị đau bụng dưới khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những biến chứng thai kỳ nguy hiểm mà thai phụ không biết. Chẳng hạn:

– Thai ngoài tử cung: Đau vùng bụng dưới bên trái khi mang thai là dấu hiệu đầu tiên của biến chứng thai ngoài tử cung. Trong trường hợp này, thai phụ sẽ thấy đau dữ dội hoặc từ cơn, âm đạo chảy máu bất thường, kèm theo nôn mửa dữ dội.

– Dọa sảy thai: Trong trường hợp này, do cổ tư cung co bóp mạnh nên thai phụ sẽ thấy vùng bụng dưới đau theo từng cơn, kèm theo co giật, bụng dưới nặng trĩu, và âm đạo chảy máu cục to.

– Tiền sản giật: Đau bụng dưới liên tục, kèm theo huyết áp tăng, chân tay và cơ thể bị phù nề là những biểu hiện của biến chứng này. Trường hợp này rất nguy hiểm, có thể khiến cả thai phụ và thai nhi tử vong, do đó khi gặp những dấu hiệu này thì cần đến gặp bác sĩ ngay lập tưc.

– Khác: Bên cạnh những biến chứng này, thì bong nhau, đau ruột thừa khi mang thai, mang thai kèm theo khối u, sảy thai, hoặc động thai,…cũng là những biến chứng thai kỳ có biểu hiện là đau vùng bụng dưới.

Triệu chứng bà bầu đau bụng dưới cần đi khám bác sỹ

Đừng chần chừ gọi cho bác sĩ nếu bạn cảm thấy bất kỳ điều gì bất thường theo các triệu chứng sau:

Đau bụng dưới kèm chảy máu thì cần đi gặp bác sỹ gấp

Trước 12 tuần thai, đau bụng có kèm hoặc không kèm theo chảy máu

Chảy máu hoặc chuột rút mạnh

Có hơn 4 cơn co trong 1-2 tiếng

Đau bụng dữ dội

Rối loạn thị giác

Đau đầu dữ dội

Sưng phù bàn tay, chân hoặc khuôn mặt

Đau khi đi tiểu, khó đi tiểu hoặc có máu trong nước tiểu

Tóm lại, bị đau bụng dưới khi mang thai là hiện tượng nguy hiểm. Thai phụ và gia đình nên hết sức lưu tâm, nếu thấy những cơn đau bụng dưới kéo dài và đi kèm với những dấu hiệu bất thường như xuất huyết âm đạo, cơ thể phù nề, ngất, nôn mửa dữ dội,…thì cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu để muộn, tình mạng thai phụ và thai nhi sẽ bị đe dọa.