Tuần 35, bé yêu của bạn đã dài khoảng 46 cm và nặng khoảng 2,6 kg, như một quả dừa. Bé vẫn còn đang tiếp tục tăng cân và mỗi tuần tăng thêm khoảng 30g mỗi ngày. Do chiều dài và cân nặng của bé đã vừa vặn trong tử cung nên bé không còn nhiều chỗ trống để nhào lộn nữa nhưng số lần bé đạp vẫn khá nhiều mà mẹ bầu vẫn có thể cảm nhận được.
Bé đang “rụng” dần phần lớp lớp lông tơ bao phủ cơ thể và lớp sáp bao phủ làn da của bé trong suốt chín tháng nằm trong túi nước ối. Bé nuốt vào các chất này cùng các chất bài tiết khác, và cho kết quả là một hỗn hợp màu đen, gọi là phân su, “thành phẩm” của lần bài tiết đầu tiên của bé sau khi chào đời. Thận của bé cũng đã phát triển đầy đủ, gan cũng đã có thể xử lý một số chất thải. Lớp mỡ dưới da tiếp tục phát triển để tạo dựng lên một hình hài hoàn thiện. Da bé bớt đỏ và căng ra giúp cơ thể điều chỉnh nhiệt độ. Nói chung, các phát triển thể chất của bé hoàn tất, trong những tuần tiếp theo bé chủ yếu thay đổi về cân nặng mà thôi.
Nếu mẹ chưa từng trò chuyện với bé trong thai kỳ thì đây là thời điểm rất thích hợp bởi khả năng nghe của bé đã phát triển đầy đủ. Vào cuối tuần này và đầu tuần 36 bé đã được xem là đủ ngày đủ tháng nên mẹ không cần lo lắng về nguy cơ sinh non.
Những thay đổi của mẹ bầu trong tuần 35
Ở tuần thứ 35, mẹ đã tăng tổng cộng 9 -13 kg (tính từ đầu thai kỳ). Việc tăng cân bao nhiêu, có tăng cân hay không phụ thuộc vào kích cỡ cơ thể trước khi mang thai, kích cỡ của em bé và tất nhiên là lượng thức ăn mẹ nạp vào trong thai kỳ.
Dịch âm hộ ra nhiều hơn vào thời điểm này, và bạn nên mang băng vệ sinh hàng ngày để cảm thấy thoải mái hơn. Điều này cũng bình thường, bạn đừng quá để ý trừ khi bạn ra dịch quá nhiều, cảm thấy ngứa ngáy, dịch có mùi hôi bất thường và nó khiến bạn khó chịu. Đây là kết quả tất yếu của sự ứ đọng và chèn ép đang diễn ra ở vùng xương chậu, và hoạt động của nội tiết tố.
Khoảng cách từ rốn đến đỉnh tử cung của bạn lúc này khoảng 15 cm, từ đỉnh tử cung đến khớp dính là 35 cm. Bé đã xuống khá thấp gây áp lực lên các dây thần kinh khiến mẹ hay bị đau râm ran và tê vùng xương chậu. Lúc này, chị em nên thư giãn, nghỉ ngơi và đừng quá hoang mang vì cảm giác này sẽ giảm dần khi bé chào đời. Cũng do bé đi sâu xuống dưới khung xương chậy nên sẽ khiến mẹ đi tiểu nhiều, nhất là vào ban đêm.
Khi mang thai, tử cung của bạn phát triển lớn hơn, đặt áp lực nhiều lên dạ dày khiến chứng ợ nóng ngày càng thường xuyên ở giai đoạn này. Ợ nóng gây cảm giác nóng rát khó chịu trong thực quản của mỗi người. Đây là biểu hiện của chứng khó tiêu, axit từ dạ dày quay trở lại thực quản của bạn, tạo ra cảm giác cháy rát ở cổ họng. Chứng bệnh này sẽ biến mất ngay sau khi bé chào đời.
Quá trình này gọi là sa bụng thường diễn ra vài tuần trước khi mẹ chuyển dạ nếu đây là bé đầu lòng. Nếu mẹ đã từng sinh, quá trình này có thể sẽ không xảy ra trước khi chuyển dạ.
Nếu bé đã lọt xuống, có thể mẹ sẽ thấy áp lực tăng lên ở vùng bụng dưới của mình, khiến việc đi lại thêm nặng nề, phải đi tiểu thường xuyên hơn. Nếu bé ở vị trí rất thấp, mẹ có thể cảm thấy nhiều áp lực ở vùng âm đạo và khá khó chịu.
Lưu ý gọi bác sĩ ngay nếu nhận thấy bé giảm hoạt động hay có dấu hiệu bị rỉ nước ối, hoặc nếu mẹ thấy có chảy máu âm đạo, bị sôt, nhức đầu nặng hoặc kéo dài, đau bụng liên tục hoặc thị lực thay đổi.
Ở thời điểm này, cơ thể thai phụ sản sinh ra nhiều loại hormon, dưới tác dụng của hormon, dây chằng xương chậu lỏng rồi mềm ra, làm cho khớp xương của xương cùng, liên hợp với xương mu lỏng đi, kết cấu ở phần lưng cũng lỏng. Hiện tượng biến đổi dây chằng xương chậu này ở thai phụ có thể trợ giúp khi chuyển dạ thuận lợi hơn. Nhưng nếu dây chằng xương chậu quá lỏng, có thể làm cho khớp xương đau nhức, sự tách rời của liên hợp xương mu có thể làm cho thai phụ đi đứng khó khăn hơn.
Mang thai ở tuần thứ 35, trọng lượng của thai nhi trong tử cung đè lên ruột và tác động lên các khoảng trống trong bụng khiến chuyển động trong ruột trở nên khó khăn hơn. Việc bổ sung sắt cũng có thể dẫn đến táo bón. Ngoài ra khi mang thai, nội tiết tố thay đổi gây ra sự co giãn và lỏng lẻo của các dây trong thành ruột. Táo bón là một triệu chứng bình thường và không có gì phải lo lắng.
Tuy nhiên, mẹ không nên quá chủ quan, khi thấy những biểu hiện bất thường kèm với các cơn đau nhói thì cần phải đi khám và theo dõi vì rất có thể đó là dấu hiệu sinh non, bong thai nhau, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Khi mang thai ở tuần thứ 35, tử cung phát triển khiến cho động mạch chủ và các tĩnh mạch ở khung chậu bị chèn ép khiến máu không xuống đến chân được. Đây là một triệu chứng rất phổ biến ở giai đoạn cuối của thai kỳ và thường trở nên tồi tệ hơn vào tháng cuối cùng. Phù nề là một tình trạng hoàn toàn bình thường và không có gì phải lo lắng, trừ khi bạn bị sưng khuôn mặt hoặc quanh mắt. Tuy nhiên bạn cũng cần phải lưu ý vì đây cũng có thể là biểu hiện của tiền sản giật, một bệnh lý rất nguy hiểm trong thai kỳ.
Để khắc phục phù nề, bạn không nên đứng hoặc ngồi lâu một chỗ. Mang giày dép thoải mái khi di chuyển. Và quan trọng nhất là uống thật nhiều nước. Bàn chân sẽ trở lại kích thước bình thường sau khi sinh.
Thai 35 tuần doạ sinh non
Khi thai nhi 35 tuần tuổi, hệ hô hấp chưa được phát triển hoàn thiện, vì thế chưa thích nghi được với môi trường bên ngoài tử cung của mẹ. Vì vậy nếu bé chào đời ở thời điểm này, bé sẽ gặp các vấn đề về hô hấp.
Ngoài ra bé phải được chăm sóc trong lồng ấp để duy trì nhiệt độ cơ thể do lượng chất béo lưu trữ trong cơ thể trẻ thấp, dễ bị hạ nhiệt độ. Sinh non khá phổ biến trong những trường hợp mang thai đôi hoặc nếu bạn bị các biến chứng như tiền sản giật hoặc viêm đường tiết niệu. Ngoài ra, sinh non cũng phổ biến ở những phụ nữ mang thai trong độ tuổi vị thành niên hay những người phụ nữ lớn tuổi. Việc sử dụng rượu, ma túy hoặc thuốc lá cũng gây sinh non.
Thai nhi 35 tuần nên ăn gì
Vào thời điểm này, những mẹ bầu nên hạn chế ăn những thức ăn nguội hoặc đông lạnh. Đây là những thực phẩm khiến mẹ và bé tăng nguy cơ mắc một số bệnh lây lan. Ngoài ra bạn cũng nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều mỡ, đường để tránh mắc phải các bệnh như tiểu đường hay thừa cân.
Vào tuần thai 35, bạn không nên bỏ qua các loại rau củ quả chứa nhiều chất xơ trong các bữa ăn hàng ngày. Những loại thực phẩm này giúp cơ thể bạn được nhẹ nhõm, thoải mái. Ngoài ra nên bổ sung canxi cho mẹ và bé bằng cách dùng sữa dành cho bà bầu hay bất kỳ loại sữa nào bạn thích có chứa nhiều canxi, các chất có lợi cho sự phát triển thể chất và trí não của bé, luôn là lựa chọn tối ưu cho mẹ bầu.
Trong quá trình mang thai bạn nên uống nhiều nước hơn sẽ giúp cơ thể bạn loại bỏ được những độc tố trong thời kì mang thai, giúp bạn tránh được những cơn ợ nóng, táo bón.
Khi đi khám thai 35 tuần, mẹ bầu sẽ được bác sĩ đo biểu đồ tim thai, cơn gò. Những xét nghiệm này cần được thực hiện ở những thai kỳ có nguy cơ cao như tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, dọa sinh non hoặc chuyển dạ sinh non.
Các vấn đề khác trong quá trình mang thai
Bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không
Bài viết sau : Thai 36 tuần