Top 12 # Xem Nhiều Nhất Mang Thai Tuần Thứ 10 Bị Đau Lưng Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Tobsill.com

Mang Thai Tuần Thứ 10 Bị Đau Bụng

Mẹ bầu mang thai tuần thứ 10 bị đau bụng có phải chỉ là cơn đau bình thường hay là một dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi?

Mỗi thời điểm của thai kỳ, mẹ bầu sẽ gặp một vài biến đổi của cơ thể và vài cơn đau. Hiện tượng khi mang thai tuần thứ 10 bị đau bụng cũng vậy. Thông thường thì đây là một cơn đau sinh lý không đáng ngại. Nhưng trong một số trường hợp, đau bụng ở tuần 10 thai kỳ có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.

Điều gì xảy ra khi mẹ bầu mang thai tuần thứ 10?

Bước tới tuần thai thứ 10, nghĩa là mẹ bầu sắp kết thúc tam cá nguyệt thứ nhất. Lúc này, mẹ bầu vẫn “chưa thấy bụng” và tăng một vài kí. Tuy nhiên, ở nhiều mẹ bầu vẫn còn nghén có thể sẽ chẳng tăng được gram nào. Thậm chí một vài trường hợp có thể còn bị sút cân.

Ở tuần thai thứ 10, các ngón tay ngón chân của bé đã được tách ra. Các cơ quan quan trọng được hình thành, mí mắt bắt đầu khép lại. Thai nhi đã có thể nuốt và chồi răng cũng xuất hiện. Nếu mẹ bầu đi siêu âm trong tuần này sẽ nghe được nhịp tim thai.

Khi nào mang thai tuần thứ 10 bị đau bụng là bình thường?

Những cơn đau bụng khi mang thai tuần thứ 10 là bình thường khi:

Đầy hơi

Việc gia tăng hormone progesterone khiến mẹ bầu dễ bị chướng bụng hơn. Nó đôi khi là lý do khiến mẹ bị đau bụng dữ dội. Nguyên nhân là do hormon Progesterone làm cho cơ ruột giãn. Điều này khiến thời gian thức ăn đi qua ruột lâu hơn và gây chướng bụng.

Ngoài hormone progesterone thì quá trình tiêu hóa chậm và gây chướng còn do một nguyên nhân khác. Đó là tử cung mẹ bầu giãn nở, gây áp lực lên các cơ quan.

Để giảm bớt tình trạng này, mẹ bầu có thể chia nhỏ bữa ăn, uống nhiều nước. Mẹ bầu cũng nên cố gắng tập thể dục nhẹ nhàng… Ngoài ra mẹ nên tránh thực phẩm chiên và dầu mỡ, đồ uống có ga…

Đau dây chằng

Việc giãn nở tử cung cũng khiến các dây chằng xung quanh căng ra. Chúng cũng là một trong các lý do phổ biến khiến mẹ bầu bị đau bụng. Lúc này, mẹ bầu sẽ thấy đau âm ỉ từ vùng bụng dưới tới phần háng.

Tin vui là mẹ bầu có thể tránh hoặc hạn chế các cơn đau dây chằng. Cách làm là khi đứng lên, ngồi xuống hay nằm, mẹ bầu hãy thật chậm rãi. Nếu bạn cảm thấy hắt hơi hoặc ho, mẹ bầu nên cong người về trước một chút. Điều này có thể giúp giảm áp lực lên dây chằng.

Tuy nhiên, nếu con đau của bạn trở nên dữ dội. Kèm theo đó là chảy máu âm đạo, sốt, ớn lạnh hoặc đi tiểu nóng rát, hãy gặp bác sĩ.

Táo bón

Đây là hiện tượng các mẹ bầu thường gặp khi mang thai ở tam cá nguyệt thứ nhất. Mẹ bầu bị táo bón là do hormone biến đổi đột ngột. Ngoài ra chế độ ăn thiếu chất xơ, thiếu nước, ít tập thể dục, do bổ sung thuốc sắt, lo lắng… cũng góp phần gây nên tình trạng này. Táo bón có thể khiến mẹ bầu đối diện với từng cơn đau quặn vô cùng khó chịu. Lúc này, mẹ bầu nên tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn. Bên cạnh đó mẹ nên uống ít nhất 8-10 ly nước mỗi ngày.

Khi nào mang thai tuần thứ 10 bị đau bụng là nguy hiểm?

Bên cạnh những nguyên nhân khiến mang thai tuần thứ 10 bị đau bụng là vô hại thì nó còn có những nguyên nhân nguy hiểm sau đây. Khi xuất hiện những con đau như thế này, mẹ bầu nên liên hệ với bác sĩ ngay.

Có thai ngoài tử cung

Thường triệu chứng chung khi có thai là buồn nôn và đau vú. Nhưng nếu có thai ngoài tử cung thì cơ thể thai phụ sẽ có thêm một số dấu hiệu khác. Ví dụ như mẹ bầu thấy đau dữ dội ở bụng, xương chậu, vai hoặc cổ. Đi kèm theo cơn đau bụng là chảy máu âm đạo, choáng váng.

Sẩy thai

Khoảng 20-25% số thai phụ bị sẩy thai trong vòng 13 tuần đầu tiên. Vì thế, khi gặp các triệu chứng dưới đây, mẹ bầu cần sự trợ giúp y tế. Ví dụ như mẹ bị chảy máu âm đạo nhiều, bị đau bụng dữ dội kèm theo bị chuột rút. Ở một số mẹ bầu còn có tình trạng bị đau lưng từ nhẹ đến nặng. Vì thế mẹ cần chú ý khi bị đau bụng ở tuần thứ 10 nhé.

Ngoài ra, cũng có những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau bụng không liên quan tới thai kì. Ví dụ như: sỏi thận, nhiễm trùng tiết niệu, viêm tụy, viêm ruột thừa, tắc ruột, dị ứng thực phẩm… Nếu tình trạng đau không thuyên giảm sau nửa ngày, mẹ nên đến gặp bác sĩ.

Tạm kết

Mẹ bầu hãy để ý đến những cơn đau bụng của mình. Nếu những cơn đau không bớt và có xu hướng nặng hơn kèm theo những dấu hiệu khác. Chẳng hạn như sốt, chảy máu âm đạo… thì mẹ bầu nê đến bệnh viện hay cơ sở y tế gần nhất.

Xem thêm:Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Mang Thai 10 Tuần Bị Đau Bụng

Quá trình mang thai luôn cần được chăm sóc và theo dõi để biết rõ tình hình sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên việc mang thai 10 tuần bị đau bụng không hiếm gặp và luôn làm các mẹ lo lắng. Vậy mang thai 10 tuần bị đau bụng có sao không và có cách nào để khắc phục tình trạng này?

Tìm hiểu nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai

Để khắc phục được tình trạng mang thai bị đau bụng thì việc quan trọng trước hết cần làm là tìm ra nguyên nhân gây đau bụng là gì. Thông thường quá trình mang thai các mẹ đều trải qua những cơn đau tức bụng. Tuy nhiên nếu mang thai 10 tuần bị đau bụng kéo dài kèm theo triệu chứng ra máu thì cần đưa đến ngay bệnh viện hay cơ sở y tế, phòng khám để được thăm khám kịp thời.

– Mang thai 10 tuần bị đau bụng do bị táo bón hay bệnh trĩ. Táo bón là một trong những triệu chứng thường gặp ở bà bầu. Do hormone thay đổi và gia tăng nhiều hơn nên làm chậm quá trình tiêu hóa. Từ đó khiến các mẹ bị căng tức bụng rất khó chịu. Nếu hiện tượng táo bón kéo dài sẽ dẫn đến bệnh trĩ.

-Đau dây chằng cũng là hiện tượng thường thấy ở bà bầu. Bởi do thai nhi chèn ép cơ thể, dây chằng bị co dãn một cách đột ngột. Từ đó mà nhiều mẹ thường xuyên cảm thấy bị đau nhói hay đâu âm ỉ ở bụng, hoặc đau ở bẹn.

-Do ăn không tiêu, đầy bụng: mang thai 10 tuần bị đau bụng có thể do mẹ ăn không tiêu dẫn đến đầy bụng và khó chịu.

-Sảy thai: mang thai 10 tuần bị đau bụng trong thời gian dài kèm theo triệu chứng xuất hiện máu cục.

Những trường hợp đau bụng bất thường cần đưa đi khám

-Mang thai ngoài tử cung: đây là trường hợp mang thai nguy hiểm cần được điều trị sớm nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của các mẹ.

Mang Thai Đến Tháng Thứ Mấy Bị Đau Lưng

Bị thay đổi hormone do thai nghén

Các mẹ bầu có biết, progesterone (một loại hormone thai nghén) khiến các dây chằng – kết nối giữa khung xương chậu và vùng lưng phía dưới bị “nhão”. Thỉnh thoảng, nó sẽ gây nên những cơn đau nhói vùng lưng. Đây chỉ là một khó chịu nhỏ của hormone thai nghén bởi vì, loại hormone này giữ vai trò khiến khung xương chậu được mềm dẻo và linh hoạt.

Chính vì vậy, khung xương chậu mới trở thành “không gian” nâng đỡ và hỗ trợ quá trình chuyển dạ thành công.

Khi mang thai, các cơ vùng bụng bị yếu đi

Lúc chưa mang thai, các cơ vùng bụng đảm nhiệm một số nhiệm vụ như chịu sức ép từ cơ thể trong tư thế bạn nằm sấp, co giãn linh hoạt khi bạn muốn gập người lại, nhặt một đồ vật dưới đất…

Trong khoảng thời gian mang bầu, các cơ này hầu như không được giữ những vai trò vừa kể trên. Các cơ vùng bụng trở nên “yếu ớt” và bị giãn mạnh do tác động tự sự phát triển của thai, khiến cho vùng cơ lưng bị chèn ép, gây đau lưng. Cũng chính vởi vậy mà Một số phụ nữ trong lần mang thai thứ hai thường cảm nhận thấy sự lỏng lẻo của các cơ vùng bụng. Đó mà vì các cơ này đã bị mềm đi ở lần mang thai đầu tiên.

Điều này có thể gây nên những cơn đau lưng vào giai đoạn cuối thai kỳ. Nếu bé nằm trong bụng với vị trí lưng của bé ngược lại lưng của mẹ thì nó sẽ gây sức ép lên vùng xương lưng của người mẹ.

Không ít thai phụ ưa chuộng cách ngồi bệt, cố định gót chân xuống sàn nhà, chống hai tay ra phía đằng sau để giữ trọng lượng cơ thể. Kết quả, kiều ngồi này sẽ khiến vùng lưng phía dưới bị đặt trong tình trạng căng thẳng và gây đau.

Ngoài ra, tư thế đứng, di chuyển hoặc nhấc đồ vật không đúng cách cũng có khả năng gây tổn thương đến các cơ chằng vùng lưng. Nếu đứng, ngồi sai tư thế liên tục thì khả năng bị đau lưng của bạn càng lớn hơn; chẳng hạn, bé sẽ cảm nhận những cơn đau lưng rõ nét hơn khi bạn nhấc một vật nặng hoặc thực hiện những động tác xoắn lưng.

Hướng dẫn cách điều trị khi mẹ bầu bị đau lưng ở tháng thứ 5:

1. Bà bầu cần phải có một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh mọi công việc phải ngồi lâu, mang vác nặng…

2. Tăng trọng lượng cơ thể từ từ: trong tháng thứ 5 phụ nữ mang thai được khuyến khích tăng từ 0,5 – 1kg

3. Tập thể dục nhẹ nhà như đi bộ và bơi

4. Xoa bóp vùng lưng một cách nhẹ nhàng và thường xuyên sau một ngày mệt mỏi

5. Không nên dùng thuốc giảm đau và thuốc chống mệt mỏi mà không có sự hướng dẫn của bác sỹ

6. Bà bầu nên đến gặp bác sỹ nếu thấy đau lan khắp vùng mông, lưng, đùi, cẳng chân và đôi khi đến cả bàn chân hoặc đau lưng kéo dài

7. Mặc quần áo phù hợp: đi giầy bệt và lựa chọn áo ngực cho đúng kích cỡ

8. Tư thế nằm: bác sỹ thường khuyên phụ nữ mang thai nên nằm nghiêng từ tháng thứ 5 trở đi, bạn nên làm theo cách này để tránh khỏi tình trạng đau lưng.

9. Sử dụng phương pháp châm cứu trị đau lưng: theo nghiên cứu, châm cứu có thể làm giảm đau lưng khi mang thai.

Mang Thai Ở Tuần Thứ 10

Mang thai ở tuần thứ 10

Bé sẽ chuyển sang 1 giai đoạn mới trong tuần này. Bạn có đoán được đó là gì không?

Và bạn hãy sẵn sàng cho những cơn chóng mặt!

Em bé của bạn đã chính thức trở thành thai nhi trong tuần này.

Có một vài tin tốt lành cho bạn: nguy cơ xảy thai của bạn giảm đáng kể; em bé của bạn cũng ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố rủi ro bên ngoài – mặc dù vậy thì bạn cũng không bao giờ nên uống rượu, hút thuốc lá hoặc sử dụng chất gây nghiện.

Và, bạn sẽ muốn sử dụng các sản phẩm làm sạch và sản phẩm làm đẹp tự nhiên, đồng thời hạn chế tiếp xúc với các độc tố môi trường khác như thuốc trừ sâu và chất phóng xạ.

Em bé có kích thước bằng khoảng 3.8 cm – tương đương với một hạt óc chó (nhưng dễ thương hơn rất rất nhiều). Những ngón tay và ngón chân ngày càng trở nên rõ rang hơn, và những chiếc móng nhỏ xíu đang dần xuất hiện. Và những chiếc lông tơ mềm mìn cũng đang che phủ lên da của bé.

Đầu tiên, có một cơn ốm nghén. Sau đó là cơn mệt mỏi phát điên. Và khi bạn tưởng như đã vượt qua được tất cả những thứ tồi tệ đó rồi, thì thai kỳ lại cho bạn trải nghiệm một cảm giác khác: cơn chóng mặt.

Mặc dù lượng máu của bạn cao hơn, huyết áp rất có thể lại thấp hơn, điều này dẫn đến những cơn chóng mặt.

Vì vậy, hãy từ từ học cách điều chỉnh hệ thống tuần hoàn mở rộng của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn đã uống nhiều nước và có một chế độ ăn uống tuyệt vời khi mang thai.

Trên thực tế, nêm thức ăn của bạn bằng muối biển chất lượng cao có thể giúp xây dựng lượng máu, hỗ trợ tuyến thượng thận, và làm giảm chóng mặt. Protein cũng giúp tăng lượng máu và có thể tránh cho đầu óc bạn quay mòng mòng.

Ăn đồ ăn nhẹ trong suốt cả ngày như hạt bí ngô nướng với muối biển, hoặc cần tây (có hàm lượng natri cao) với hạnh nhân rang muối. Nếu tình trạng chóng mặt tiếp tục hoặc trở nên tồi tệ hơn, hãy liên hệ với nữ hộ sinh hoặc bác sĩ của bạn.

Bạn đã mang thai gần 12 tuần, đây là thời điểm tuyệt vời để thông báo với bạn bè, đồng nghiệp và thậm chí là cả gia đình rằng bạn đã có thai.

Một số cặp vợ chồng sẽ hát, nhảy, và diễn lại theo video âm nhạc.

Một số cho thú cưng tham gia.

Và một số chẳng nói một từ nào cho tới khi có ai đó nhận ra rằng bụng của họ đã lớn hơn.

Chà, có quá nhiều cách để thông báo tin vui này với mọi người nhưng không phải ai cũng đủ sáng tạo để nghĩ ra, nhất là với những bà mẹ mang thai nhiều lần. Ôi một bà mẹ mang thai thì lấy đâu ra thời gian và sức khỏe cho việc này cơ chứ!

Tắt wifi vào buổi đêm khi bạn đi ngủ

Để điện thoại di động và máy tính xách tay xa bạn một chút

Tìm hiểu thêm về cách tránh EMFs (bức xạ điện từ)