Thai 36 tuần đã có cân nặng khoảng 2,9 kg và dài hơn 49cm một chút gần giống với kích cỡ của một quả dưa vàng. Tuy nhiên, không phải cân nặng của bé nào cũng giống nhau, chỉ số có thể xê dịch từ 0,1 – 0,2 kg. Mẹ đừng buồn hay vội lo lắng rằng bé còi khi nghe mẹ bầu bên cạnh khoe con 36 tuần được 3,1 kg hay 3,2 kg. Nếu thai quá to so với tuần thai thì nguy cơ cao mẹ sẽ phải sinh mổ. Và ở thời điểm 36 tuần, nếu sức khỏe của mẹ bầu hoàn toàn bình thường, thai khỏe thì bé vẫn còn tiếp tục tăng cân và sản sinh thêm mỡ để trông đầy đặn hơn.
Lúc này, những sợi tóc lơ thơ cũng đã xuất hiện dày hơn trên đầu bé và có màu nhạt hơn so với tóc của bố mẹ. Các cơ quan cũng đã dần hoàn thiện chức năng của mình. Chân dài của bé trong khoảng thời gian này sẽ là 48 – 50cm tính từ đầu đến gót chân. Kích thước này sẽ tăng thêm ở giai đoạn cuối thai kỳ.
Do nước ối đang dần giảm đi và thai nhi quá lớn, chiếm hầu hết khoảng không trong tử cung nên bé đã bớt hiếu động hơn. Tuy nhiên, bé vẫn luôn nhắc nhở mẹ về sự có mặt của mình bằng việc đạp vào bụng mẹ hoặc vươn vai.
Hầu hết, các bé lúc này đã xoay ngôi thai thuận, tức là quay đầu xuống dưới nhưng vẫn có một số ít trường hợp bé bị các ngôi thai ngược như ngôi mông, ngôi vai,… Nếu bé của mẹ có ngôi thai ngược thì các bác sĩ sẽ có phương pháp giúp mẹ nắn ngôi thai hoặc chỉ định sinh mổ trong trường hợp ngôi thai bất thường.
Từ tuần thai thứ 36, bé đã được coi là “đủ ngày đủ tháng”, mặc dù phải ba tuần nữa mới đến ngày dự sinh. Nếu mẹ chuyển dạ bây giờ, phổi của bé có thể đã đủ khả năng thích ứng được với cuộc sống bên ngoài.
Những thay đổi của mẹ bầu trong tuần 36
Các cơn co chuyển dạ giả – Braxton Hicks có thể đến thường xuyên hơn, kéo dài và khó chịu hơn. Đôi khi, các cơn co Braxton Hicks có cường độ và nhịp độ khá phân biệt với các dấu hiệu chuyển dạ sớm.
Hãy nắm chắc các triệu chứng và đừng cố tự chẩn đoán. Nếu em bé chưa đủ 38 tuần và mẹ thấy có 4 cơn co trong vòng một giờ, hoặc bất kỳ dấu hiệu chuyển dạ sớm nào, hãy lập tức gọi điện cho bác sĩ hoặc tới khám tại các cơ sở y tế.
Khi mang thai tuần 36, việc đi lại sẽ càng thêm khó khăn cho mẹ. Một số phụ nữa cho hay lúc này họ có cảm giác như thể em bé đang sắp rơi khởi bụng vậy. Ngoài ra, mẹ có thể vẫn còn cảm thấy buồn tiểu. Cổ tử cung của bạn đang bắt đầu giãn nở trong những tuần lễ, ngày hoặc giờ trước thời điểm sinh em bé. Sự giãn nở khác nhau ở mỗi phụ nữ, thậm chí ở mỗi lần sinh.
Khớp và các mô trong cơ thể tiếp tục mềm và giãn khi mẹ chuẩn bị sinh em bé. Điều này đặc biệt rất quan trọng đối với vùng xương chậu của mẹ. Mẹ có thể tiếp tục thấy đau bên hông hoặc vùng dưới lưng.
Đến giai đoạn này khi mang thai 36 tuần, mẹ có thể nhận thấy bầu ngực bị rỉ ra chút sữa. Điều này là khá bình thường. Các bầu ngực của mẹ giờ đang sản xuất sản phẩm sữa đầu tiên giàu dinh dưỡng được gọi là sữa non.
Nếu mẹ có cảm giác sắp chuyển dạ, khi vào viện, bác sĩ hoặc bà đỡ sẽ khiểm tra để xem cổ tử cung của mẹ có đang bắt đầu mở rộng ra chưa. Họ cũng sẽ quan sát để xem cổ tử cung có đang fiaxn ra hay xóa (mỏng đi) chưa.
Mẹ bầu cùng lắng nghe những chia sẻ của chuyên gia về vấn đề này nhé.
Thai 36 tuần ra dịch màu nâu
Vào thời điểm mang thai tuần thứ 36, mẹ rất có thể sẽ nhận thấy sự gia tăng tiết dịch âm đạo. Nếu mẹ thấy chất nhầy có lẫn một lượng nhỏ máu (có thể dịch màu nâu), cơn chuyển dạ có lẽ sẽ chỉ còn vài ngày nữa thôi. Nếu thấy ra nhiều đốm máu to hơn hoặc chảy máu, mẹ nên gọi bác sĩ ngay lập tức. Để tìm hiểu các nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa chảy máu trong thai kỳ. Mẹ bầu đọc bài viết sẽ nói rất chi tiết về vấn đề này.
Mẹ bầu cùng lắng nghe phần chia sẻ cùng chuyên gia về vấn đề này nhé.
Cùng đọc bài viết : Ra máu khi mang thai
36 tuần trong bụng mẹ, thai nhi đã phát triển toàn diện cả về hình hài cũng như trí não. Khám thai tuần 36 là việc quan trọng giúp bác sĩ xác định chính xác tình trạng cân nặng và sự phát triển của thai nhi trong tháng cuối, từ đó tư vấn cho thai phụ nên sinh mổ hay sinh thường.
Từ tuần 36, sản phụ cần khám thai hàng tuần. Tại mốc khám thai tuần 36, mẹ bầu sẽ được bác sĩ tiến hành khám tổng quát, đo huyết áp, thử nước tiểu, xét nghiệm máu, đo chiều cao tử cung, chu vi vòng bụng, nghe nhịp tim thai, kiểm tra trọng lượng và chiều dài của thai nhi cùng các dấu hiệu bất thường khác.
Ngoài đo tim thai, khám thai tuần 36 sản phụ sẽ được siêu âm màu theo dõi dopper động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung, kiểm tra ngôi thai, nước ối, dây rốn, biến chứng thai nghén,..
Thai nhi ở tuần 36 đã phát triển to và đầy đủ các bộ phận, vì vậy tử cung trở nên chật chội hơn. Do đó ngôi của thai nhi trong tuần này gần như giữ nguyên cho tới lúc sinh ra. Khám thai tuần 36, bác sĩ còn tiến hành xác định ngôi thai, từ đó tư vấn phương pháp sinh phù hợp.
Khi khám thai tuần 36, các mẹ sẽ được bác sĩ kiểm tra cửa mình, thành bụng và cổ tử cung. Đa số các dặn dò mà bác sĩ đưa ra ở giai đoạn này là : khi cổ tử cung bắt đầu mở 1 -3 phân, cùng triệu chứng ra huyết hồng, rỉ ối, vỡ ối thì cần nhập viện ngay lập tức.
Canxi là nguồn dưỡng chất không thể thiếu đối với mẹ bầu ngay từ những tuần đầu mang thai. Mẹ cần bổ sung lượng canxi cần thiết nhằm đảm bảo sự phát triển tốt nhất của xương thai nhi đồng thời cũng ngăn ngừa nguy cơ bị chuột rút hay loãng xương sau sinh cho mẹ nữa đấy.
Các loại thực phẩm giàu canxi gồm có sữa, cam, trái cây sấy khô, hạt đậu nành, hạnh nhân, bột yến mạch, cải xoăn, súp lơ xanh…. Mẹ nên thêm chúng vào thực đơn hàng ngày, hoặc có thể thưởng thức như một món ăn vặt nhé.
Bên cạnh đó, việc bổ sung vitamin K trong thai kỳ cũng rất quan trọng. Vitamin K có tác dụng đối với sự đông máu cũng như giúp cải thiện mật độ xương và ngăn ngừa loãng xương. Chế độ dinh dưỡng khi mang thai tuần 36 của mẹ không nên thiếu vitamin K. Mẹ cần có khẩu phần ăn hợp lý đầy đủ rau củ, dầu thực vật, ngũ cốc, sữa đậu nành và các loại thực phẩm khác được làm từ sữa để bổ sung vitamin K vào cơ thể.
Các loại vitamin K thường có nhiều trong rau xanh đậm màu như xà lách, súp lơ, bắp cải, rau càng cua. Ngoài ra, để đảm bảo cho việc không bị thiếu hụt dưỡng chất này, mẹ có thể uống hoặc tiêm bổ sung vitamin K khi mang thai.
Một điều quan trọng nữa là mẹ đừng quên uống thật nhiều nước trong ngày nhé. Cơ Quan An Toàn Thực Phẩm Châu Âu khuyên mẹ bầu nên uống 2,3 lít một ngày, tức là 11 -12 lần uống 200ml. Số lượng này bao gồm cả sữa, súp, nước ép trái cây, nước bí và nước. Nên nhớ uống nhiều hơn lúc thời tiết nóng hoặc sau khi hoạt động thể chất mẹ nhé.
Dị tật trong tuần thai 36
Hỏi: Chào bác sĩ, em mang thai được 36 tuần rùi hum được 35 tuần em đi siêu âm bs có bảo đầu con e hơi nhỏ vì trong 3 tháng đầu mang thai em không biết nên e không đi sàng lọc trước sinh được bs cho e hỏi con e có bị gì không ak?
Trả lời: Nếu đầu hơi nhỏ thì không vấn đề gì, vì có thể vợ chồng em mà nhỏ nhắn thì con cũng sẽ nhỏ. Nếu là di chứng đầu nhỏ do virus ZIKA thì đầu nhỏ lắm,không thể hơi nhỏ được. Vậy em không nên lo lắng quá. Em vẫn nên đi thăm khám thai để theo dõi định kì xem có biến chứng hay dị tật gì ở bé không nhé.
Chúc mẹ con mạnh khỏe.
Hỏi: Em đã mang bầu 36 tuần, đi khám thai định kỳ thì phát hiện ngôi thai là ngôi ngang. Trong khi đó ở tuần 32, 34 thì ngôi thai vẫn là ngôi đầu bác sĩ đang nói là thai thường sẽ không quay nữa. Giờ 36 tuần mà bé ngôi ngang thì sau đó bé có quay lại ngôi đầu như 34 tuần không ạ?
Trả lời: Ngôi thai của em chưa bình chỉnh tốt, bình thường ở tuổi thai càng lớn thì ngôi thai thường cố định và ít khi xoay chuyển. Trường hợp của em và ở tuổi thai này kết quả siêu âm là ngôi ngang thì cần được theo dõi, vì đây là ngôi thai bất thường và không thể sinh thường. Em cần tiếp tục khám và theo dõi qua siêu âm, em nhé. Ngoài ra em có thể đọc thêm bài viết để tìm hiểu các loại ngôi thai.
Các vấn đề khác trong quá trình mang thai
Tác hại của tiểu đường thai kỳ
Đọc bài viết : Ngôi thai đầu là gì
Bài viết trước : Thai 35 tuần
Bài viết trước : Thai 37 tuần