Top 6 # Xem Nhiều Nhất Mang Thai Thay Dau Bung Duoi Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Tobsill.com

Dau Bung Duoi Khi Mang Thai, Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai

“Mình đã sảy thai một lần và hiện đang mang thai ở tuần thứ 3. Trong mấy ngày gần đây, mình thấy bụng dưới đau râm râm. Đây là lần đầu mang thai nên mình rất lo lắng. Có phải đây là triệu chứng dễ sẩy thai không? Hay mình bị mang thai ngoài tử cung? Mong quý báo giải đáp giúp”.

(Hồng Yến – Dương Nội)

Mang thai tháng đầu đau bụng dưới là dấu hiệu hoàn toàn bình thường

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, bà bầu không nên quá lo lắng khi thấy đau bụng râm râm trong tháng đầu mang thai. Bởi mang thai tháng đầu đau bụng dưới là dấu hiệu thai đang làm tổ. Đó là hiện tượng hết sức bình thường.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho biết, trong những tuần đầu của thai kỳ, bụng dưới có cảm giác tưng tức khi thai đang tìm cách bám vào tử cung. Bạn cũng có thể đau bụng nếu bạn ốm nghén và nôn ọe.

Mang thai tháng đầu đau bụng dưới khiến nhiều bà bầu lo lắng

Khi thai lớn hơn, cảm giác đau thường là do sự căng cơ và dây chằng vì đang phải nâng đỡ tử cung đang ngày càng lớn. Bạn có thể cảm thấy điều này khi thay đổi tư thế, khi ho hay khi ngồi xổm và đứng dậy. Dịch vị tăng, cảm giác đầy bụng cũng có thể gây ra cảm giác đau trong những tháng cuối trước sinh.

Mang thai tháng đầu đau bụng dưới như thế nào là nguy hiểm?

– Tiền sản giật: Đau bụng đi kèm với các triệu chứng khác.

– Mang thai ngoài dạ con: Cơn đau bụng di chuyển khắp vùng bụng của bạn.

– Sẩy thai: Co thắt vùng bụng kèm theo hiện tượng chảy máu âm hộ.

– Sinh non: Trong khoảng từ tuần thứ 20 – 36, đau hay co thắt vùng bụng kèm theo tiêu chảy, đau lưng và co thắt dạ con.

Nói chung, các cơn đau khi có thai là bình thường và không có gì đáng ngại. Nhưng chỉ có bạn mới là người hiểu rõ cơ thể của mình hơn ai hết, nên nếu những cơn đau làm bạn lo lắng thì bạn cần tham vấn bác sĩ ngay. Ngay cả khi rốt cuộc bạn chỉ bị chứng khó tiêu, thì bạn vẫn nên “cẩn tắc vô áy náy” để sau này không phải ân hận.

Dau bung duoi khi mang thai, Đau bụng dưới khi mang thai, đau bụng dưới khi có thai, đau bụng dưới lúc có thai, đau bụng dưới

Dau Lung Khi Mang Thai, Đau Lưng Khi Mang Thai

Dau lung khi mang thai, đau lưng khi mang thai, đau lưng khi có thai, đau lưng khi mang thai tháng 7, đau lưng khi tuần đầu mang thai

dau bung di ngoai khi mang thai

dau bung duoi khi mang thai thang dau

dau bung khi mang thai thang thu 7

đau cửa mình khi mang thai

đau đầu khi mang thai

dau hong khi mang thai

dau mat khi mang thai

dau mong khi mang thai

dau nguc khi mang thai

đau răng khi mang thai

đau rốn khi mang thai

dau vai khi mang thai

Triệu chứng đau lưng khi mang thai tháng đầu :

Mang thai là giai đoạn vô cùng tuyệt vời và hạnh phúc của bất cứ người phụ nữ nào, tuy nhiên những thay đổi trong cơ thể bà bầu lại khiến họ luôn trong tình trạng mệt mỏi và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thường ngày. Một trong những triệu chứng khiến bà bầu khổ sở nhất là đau lưng. Nhiều người cảm thấy rất đau khi ngồi hoặc làm việc lâu một tư thế, người khác lại cảm thấy đau đến mức mất ngủ. Vậy lí do nào dẫn đến đau lưng khi mang thai tháng đầu?

– Trong những tuần đầu tiên của thai kì, cơ thể bạn sẽ tiết ra một loại hocmon (follicle stimulating – FSH) để kích thích trứng trưởng thành. Sự gia tăng hoocmon này là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau lưng ở bà bầu.

Sự gia tăng này khiến các dây chằng ở khu vực xương chậu trở nên mềm hơn, những khớp xương cũng lỏng lẻo hơn. Sự thay đổi ở các khớp xương và quá trình giãn nở của dây chằng đã làm suy giảm chức năng nâng đỡ lưng thông thường của bạn.

– Tăng cân nhẹ: trong tháng đầu tiên của thai kì, nhất là ở tuần thai thứ 4, các bạn sẽ tăng cân nhẹ. Việc tăng trọng lượng cơ thể tạo ra sức ép khiến lưng bạn phải chống đỡ nặng hơn, đẫn đến đau lưng

– Ngồi làm việc và nghỉ ngơi sai tư thế: vào tháng đầu khi mang thai đa số chị em phụ nữ đều chưa biết mình có thai do đó chưa có một chế độ nghỉ ngơi phù hợp, ngồi quá lâu khi làm việc hay ngủ nghỉ không đúng tư thế khiến cơ lưng của bạn bị mỏi và dẫn dến đau lưng. Do đó các bà bầu cần có chế độ làm việc thật phù hợp

Những biện pháp khắc phục đau lưng khi mang thai tháng đầu :

1. Chữa đau lưng từ ngải cứu:

Nguyên liệu: Lá ngải cứu (già càng tốt), muối hạt to, túi vải hoặc khăn mỏng.

Cách làm:

– Lá ngải cứu rửa sạch t rộn lẫn muối hạt to đem nướng nóng hoặc rang lên.

– Bọc lá ngải trộn muối đã nướng hoặc rang vào chiếc khăn mỏng hoặc cho vào túi vải.

– Chườm vào phần bị đau nhiều lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.

– Thường xuyên làm hàng ngày trong hai tuần liên tiếp

2. Chữa đau lưng bằng lá ớt cay:

Các bạn chuẩn bị: Lá ớt cay, một cốc rượu trắng, túi vải hoặc khăn mỏng.

Cách làm như sau:

– Rửa sạch lá ớt, giã nát rồi đem sao nóng.

– Thêm rượu trắng vào rồi sao tiếp.

– Bọc lá ớt đã sao nóng với rượu trắng vào chiếc khăn mỏng hoặc túi vải chườm lên phần lưng bị đau, xoa đi xoa lại nhiều lần.

– Mỗi ngày làm 1 lần, làm liên tục chỉ trong khoảng 2 tuần chứng đau lưng sẽ hết.

– Nếu lá ớt đã nguội có thể tận dụng lại 1-2 lần, đem sao nóng lên dùng lại vẫn đem lại hiệu quả.

3. Chữa đau lưng khi mang thai tháng đầu bằng rượu gừng:

Nguyên liệu: Gừng tươi, rượu trắng.

Cách làm:

– Dùng gừng tươi rửa sạch, đập dập ngâm với vài cốc rượu trắng để 3 ngày. Sẽ tốt hơn nếu các bạn ủ trong 15-30 ngày

– Chăm chỉ xoa bóp mỗi buổi tối ở những nơi bạn bị đau nhức sẽ đem lại hiệu quả.

4. Bà bầu cần phải bổ sung nhiều dinh dưỡng như: sắt, canxi… vừa tốt cho bé yêu vừa giúp các bạn tránh đau lưng.

5. Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không ngồi làm việc quá lâu một tư thế và năng vận động nhẹ nhàng như bơi lội, yoga và đi bộ.

6. Luôn giữ tinh thần vui vẻ thoải mái, tránh căng thẳng lo âu

7. Kiểm soát cân nặng, không nên để trọng lượng tăng quá giới hạn cho phép.

Đau lưng khi mang thai tháng đầu chỉ mới biểu hiện ở những triệu chứng nhẹ, đến những tháng tiếp theo, nhất là những tháng cuối của thai kì thì tình trạng này còn kéo dài và tăng lên đáng kể. Do đó các bà bầu nên thực hiện theo những cách chỉ dẫn trên để đảm bảo một cơ lưng tốt và tránh đau lưng khi mang thai tháng cuối.

( ST)

Dau lung khi mang thai, đau lưng khi mang thai, đau lưng khi có thai, đau lưng khi mang thai tháng 7, đau lưng khi tuần đầu mang thai

Thay Đổi Khi Mang Thai: Sự Thay Đổi Nhũ Hoa

Sự nhạy cảm khác thường của ngực bắt đầu xuất hiện từ tuần thứ 4 đến 6 và kéo dài đến hết 3 tháng đầu mang thai. Đây là những triệu chứng bình thường và thường xuất hiện nhiều nhất ở 3 tháng đầu mang thai.

Đau ngực Sớm nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ bạn sẽ gặp triệu chứng đau ngực hoặc ngực nhạy cảm lạ thường. Với một số phụ nữ, đây còn là dấu hiệu nguyệt san, nên có thể khiến bạn không để ý đến. Bạn có thể cảm giác ngực bạn lúc này hơi nhạy cảm khi chạm vào, hoặc có cảm giác đau đớn khi bạn mặc áo ngực. Sự nhạy cảm khác thường này của ngực bắt đầu xuất hiện từ tuần thứ 4 đến 6 và kéo dài đến hết 3 tháng đầu mang thai. Thế nhưng bạn không cần phải lo lắng vì những triệu chứng này là bình thường và thường xuất hiện nhiều nhất ở 3 tháng đầu mang thai. Đây là một trong những lý do mà nhiều phụ nữ thường tránh gần gũi chồng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, quan hệ tình dục khi mang thai là an toàn, bạn chỉ cần tránh để bạn tình chạm vào đầu nhũ hoa là được.

Đầu vú thay đổi Bạn có thể thấy rõ các tĩnh mạch ở vùng da của ngực, đồng thời nhận thấy đầu vú của bạn có thể trở nên lớn hơn và sậm màu hơn khi bạn mang thai. Sau một vài tháng đầu, quầng vú – phần sắc tố bao quanh đầu vú của bạn – cũng sẽ lớn hơn và sậm màu hơn. Bạn cũng có thể nhận thấy xuất hiện những nốt sần nhỏ hoặc các khu vực trắng như mụn trên núm. Điều này cũng là bình thường. Chúng là một dạng tuyến sản sinh dầu còn được gọi là các hạt Montgomery. Những thay đổi này nhằm chuẩn bị cho việc nuôi con của cơ thể người mẹ.

Ngực phát triển lớn hơn Vào thời điểm cuối 3 tháng đầu thai kỳ hoặc bắt đầu 3 tháng giữa thai kỳ, bạn có thể nhận thấy ngực bỗng phát triển tăng 1 hoặc 2 cup, đặc biệt nếu đây là con đầu lòng của bạn. Đây cũng lại là do các mô bên trong ngực phát triển để chuẩn bị cho việc nuôi con. Ngực của bạn sẽ có cảm giác ngứa vì da căng ra, và bạn thậm chí có thể lộ các vết căng da trên ngực. Đến cuối thai kỳ, bạn sẽ cần phải sử dụng áo ngực dành riêng cho việc nuôi con để hỗ trợ cho ngực phát triển lớn hơn của bạn.

Tiết sữa non Sữa non là sữa đầu tiên mà cơ thể của bạn sản xuất ra. Nó sẽ cung cấp cho bé của bạn mọi thứ mà bé cần để khởi đầu cuộc sống, bao gồm một liều miễn dịch và bảo vệ bé khỏi bệnh vàng da. Vào cuối thai kỳ, một vài phụ nữ có thể nhận thấy ngực tiết ra chất lỏng màu vàng. Hoặc bạn có thể nhận thấy đầu vú có một lớp màng hoặc chất đóng cục, chúng đều là sữa non thôi. Tuy vậy, một số phụ nữ có thể tiết ra sớm hơn hoặc hoàn toàn không tiết ra sữa non. Bạn có thể sử dụng đệm ngực nếu nó gây chú ý hoặc khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Ngực không có dấu hiệu thay đổi Bạn có thể là một trong số những phụ nữ “không may mắn” khi chỉ có rất ít triệu chứng hoặc hoàn toàn không có dấu hiệu nào về những sự thay đổi của ngực khi mang thai. Tuy nhiên đừng vội hoảng hốt. Vì việc này hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến khả năng mang thai của bạn cả. Trên thực tế, có thể bạn thuộc nhóm phụ nữ mắc bệnh lý thiếu tuyến mô (IGT) hoặc sự giảm sản của ngực. Hãy nói chuyện với nữ hộ sinh hoặc bác sĩ của bạn về điều này và thực hiện kiểm tra ngực.

Chọn áo ngực phù hợp Tốt nhất là bạn hãy tìm những áo ngực hỗ trợ tốt cho ngực. Hãy dành thời gian để thử áo ngực tại các cửa hiệu lớn hoặc các cửa hàng dành cho các bà mẹ mang thai với sự giúp đỡ của những người bán hàng am tường.

Bạn có thể nhận thấy các áo ngực có gọng giờ đây đã không còn thoải mái khi mặc nữa. Để tránh chạm sát, hãy tìm áo ngực bằng vật liệu mềm không có đường may nổi gần đầu vú. Các loại áo ngực bằng cotton sẽ giúp bạn thấy thoải mái và dễ thở hơn các loại bằng vải tổng hợp.

Để tăng thêm hỗ trợ trong ngày, hãy dùng áo ngực dành cho sản phụ. Trong suốt 3 tháng cuối thai kỳ, bạn có thể đầu tư vào loại áo ngực cho bà mẹ nuôi con, vì bạn cũng sẽ cần đến nó khi bắt đầu cho con bú. Vào buổi tối khi ngủ, hãy thử áo ngực dùng để ngủ cho sản phụ – một loại áo ngực bằng cotton, mềm, không gò bó. Loại này cũng có bán ở các cửa hàng dành cho bà mẹ sinh con.

Một điều đặc biệt quan trọng là bạn cần mặc áo ngực hỗ trợ và vừa vặn khi bạn thực hiện các bài tập, vì ngực của bạn khi này nặng hơn trước. Một chiếc áo ngực được thiết kế để tập sẽ nâng đỡ cho ngực và giảm thiểu sự thiếu thoải mái cho bạn.

Xem xét mua các loại áo ngực có dư độ rộng vì ngực bạn có thể tăng một hoặc hai kích cỡ (cả cup lẫn chu vi ngực) và bụng bạn nở ra. Hãy chọn những chiếc áo ngực vừa vặn với bạn khi móc cài ở vị trí nhỏ nhất, như thế bạn sẽ có dư độ rộng khi ngực phát triển để nuôi con. Đây chắc chắn là một ý tưởng hay nếu bạn quyết định mua áo ngực dùng để nuôi con trước khi bạn sinh bé.

Các sự kiện hấp dẫn không thể bỏ qua:

Những Thay Đổi Của Da Khi Mang Thai

Rạn da

Rạn da là một trong những dấu hiệu về sự thay đổi của da mà hầu hết các phụ nữ mang thai thường gặp. Khoảng 90% phụ nữ trong thời kỳ thai nghén đều thấy dấu hiệu này. Rạn da có biểu hiện giống như những đường chỉ màu hồng hoặc đỏ chạy xuống bụng hoặc ngực của bạn.

Luyện tập và bôi kem dưỡng chứa vitamin E và alpha hydroxy acids (AHAs) là cách tốt nhất để ngăn ngừa dấu hiệu trên. Nếu các dấu hiệu trên vẫn còn, bạn vẫn có thể yên tâm vì những vết rạn này sẽ mờ dần sau khi bạn sinh hạ.

Rám má, sạm da

Rám má là hiện tượng khi trên mặt bạn xuất hiện nhiều nốt màu tối, chủ yếu là ở trán và má. Đó là kết quả của quá trình tăng các sắc tố trong cơ thể do sự thay đổi hormon tạo ra. Khoảng 50% phụ nữ thấy xuất hiện dấu hiệu này.

Để ngăn ngừa dấu hiệu trên, tốt nhất bạn nên dùng kem chống nắng, ví dụ như loại SPF 15 bất kể khi nào bạn định ra ngoài. Bạn cũng nên dùng mũ để tránh ánh nắng mặt trời. Bởi lúc này da bạn rất nhạy cảm, và ánh nắng mặt trời sẽ làm tăng khả năng xuất hiện những vết rám trên mặt bạn.

Quầng sáng

Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ tạo ra lượng máu hơn 50% lúc bình thường dẫn đến lượng máu tuần hoàn trong cơ thể nhiều hơn. Lượng máu tăng thêm sẽ khiến khuôn mặt bạn trở nên sáng hơn. Đồng thời cơ thể bạn cũng sản sinh ra nhiều hormon hơn.

Lượng hormon sẽ khiến tuyến dầu làm việc nhiều hơn và tạo ra những quầng sáng trên khuôn mặt bạn.

Nếu da bạn trở nên quá nhiều dầu, bạn có thể dùng giấy thấm dầu để làm sạch mặt.

Mụn nhọn và trứng cá

Nếu bạn hay có trứng cá hoặc mụn nhọn thì chúng càng phát triển trong thời kỳ bạn mang thai. Đấy là do lượng hormon thừa trong cơ thể bạn làm cho tuyến dầu tạo ra nhiều dầu hơn, dẫn đến sự phát triển mụn nhọn hoặc trứng cá.

Bạn cần phải giữ mặt sạch sẽ. Đầu tiên, bạn có thể rửa bằng xà phòng rửa mặt. Bạn nên dùng những loại xà bông không mùi để tránh gây cảm giác buồn nôn. Hãy làm sạch mặt vào mỗi buổi sáng và tối. Song không nên rửa mặt quá nhiều bởi nó sẽ khiến da bạn bị khô. Sau đó, bạn nên dùng kem làm khít lỗ chân lông để loại bỏ dầu.

Không nên dùng các loại kem rửa mặt ngăn ngừa mụn bởi chúng có thể chứa các loại thuốc chống mụn không tốt cho bạn trong thời kỳ mang thai. Cuối cùng, bạn nên dùng chất làm ẩm da để tránh mụn nhọn và trứng cá.

Giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch chi dưới là hiện tượng tĩnh mạch to, màu xanh xuất hiện ở chân trong suốt thời kỳ mang thai. Điều đó là do cơ thể bạn phải tăng cường lượng máu thêm cho em bé. Giãn tĩnh mạch thường gây cảm giác khó chịu, đau đớn.

Để tránh tình trạng trên bạn nên

– Tránh đứng quá lâu

– Nên đi bộ thường xuyên để giúp máu tuần hoàn về tim

– Nên chống chân lên ghế khi ngồi

– Tránh ngồi quá lâu

– Nên đi tất

– Nên có đủ vitamin C trong cơ thể (điều này giúp tĩnh mạch khoẻ và co giãn)

– Hãy ngồi ở tư thế để chân cao hơn đầu ít nhất nửa giờ mỗi ngày

– Tránh trọng lượng thừa quá mức

Tĩnh mạch hình nhện

Tĩnh mạch hình nhện là dấu hiệu những mạch máu đỏ phân nhánh lộ rõ ra bên ngoài trong thời gian ngắn. Hiện tượng này gây nên bởi sự tuần hoàn máu tăng trong cơ thể khi mang thai. Chúng thường xuất hiện ở mặt, cổ, trên ngực và tay. Những tĩnh mạch này không gây đau đớn và thường biến mất trong thời gian ngắn sau khi sinh.

Tăng cường C và tránh vắt chéo chân sẽ giúp giảm thiểu lượng tĩnh mạch hình nhện này. Hiện tượng này cũng có tính gia truyền. Trong trường hợp đó sẽ không có cách nào ngăn ngừa chúng. Song may mắn là chúng thường mờ dần sau khi sinh. Bạn có thể sử dụng biện pháp laser để xử lý những tĩnh mạch hình nhện không mờ.

Vùng da bụng khô và ngứa

Khi bụng bạn to ra, vùng da ở bụng sẽ trở nên căng hơn. Điều đó dẫn tới việc da bị khô và ngứa. Nếu bạn bắt đầu thấy ngứa nhiều trong thời gian mang thai, có thể thêm các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, mất cảm giác thèm ăn, mệt mỏi và thậm chí là vàng da, bạn nên đi khám. Rất có thể bạn đã mắc Cholestasis (tình trạng của giảm sản xuất mật hoặc giảm lưu thông mật).

Cứ 1 trong 50 phụ nữ mang thai mắc phải Cholestasis.

Nếu ngứa ngày càng tăng và lan dần sang cả chân và tay của bạn, bạn có thể mắc phải PUPP (tình trạng này thường được gọi là mảng và sẩn mề đay gây ngứa khi mang thai). Cứ 1 trong 150 phụ nữ mang thai mắc phải chứng bệnh này. PUPP sẽ khiến da khô, đỏ, mẩn ngứa và sẽ hết sau khi bạn sinh con.

Bạn có thể làm gì? Để tránh tình trạng trên bạn nên giữ ẩm cho bụng của mình. Bạn cũng có thể dùng kem chống ngứa như loại Calamine lotion. Bệnh Cholestasis cũng có thể điều trị y học. PUPP sẽ bị loại bỏ nếu dùng kem chống ngứa. Cố gắng tắm bằng sữa bột yến mạch để làm giảm các triệu chứng trên

Đường sẫm màu từ trung tâm bụng phát triển xuống phía dưới

Trên cơ thể bạn có thể đã có đường nối từ trung tâm bụng xuống phía dưới xong bạn không để ý tới chúng bởi màu của chúng rất nhạt. Trong thời kỳ mang thai, màu của đường này sẫm dần lên do sự mất cân bằng hormon. Dấu hiệu này thường xuất hiện vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 trong thời kỳ thai nghén.

Bạn chẳng thể làm gì để ngăn ngừa dấu hiệu này. Đường này sẽ mất đi sau khi bạn sinh.

Tàn nhang, nốt ruồi và một số vùng khác của da bị tối lại.

Lượng hormon tăng sẽ làm thay đổi trong các sắc tố da của bạn. Bạn sẽ thấy có một vài điểm trên da mình trở nên tối hơn như tàn nhang, nốt ruồi, núm vú….

Bạn chẳng phải làm gì với những dấu hiệu trên. Nhưng nếu nốt ruồi hoặc tàn nhang của bạn thay đổi về hình dáng, bạn nên gặp các nhà chăm sóc sức khoẻ. Những vùng tối này sẽ còn duy trì sau khi sinh.