Top 9 # Xem Nhiều Nhất Mang Thai Tháng Thứ 8 Bị Ra Máu Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Tobsill.com

Mang Thai Tháng Thứ 8 Bị Ra Máu Có Phải Dấu Hiệu Sinh Non?

Tháng thứ 8 là giai đoạn mẹ bầu rất háo hức khi sắp được gặp con yêu. Mẹ bầu nào cũng mong muốn có một thai kỳ khỏe suốt 9 tháng 10 ngày để “vượt cạn” thành công. Tuy nhiên, mang thai tháng thứ 8 bị ra máu là tình trạng mà nhiều mẹ bầu hay gặp phải. Hiện tượng này cảnh báo điều gì? Cách phòng tránh ra sao?

Dấu hiệu cảnh báo khi mang thai tháng thứ 8 bị ra máu

Nguy cơ sinh non

Mang thai tháng thứ 8 bị ra máu có thể đây là dấu hiệu của việc chuyển dạ. Nếu ra máu trước 2 tuần khi sinh đây là điều bình thường nhưng ra máu ở tháng thứ 8 thì là dấu hiệu của việc sinh non.

Dịch tiết ra ở âm đạo nhiều hơn kèm theo máu

Đau bụng dưới, đau lưng

Trong người bồn chồn khó chịu

Buồn nôn, dạ dày bị co thắt,…

Những dấu hiệu này có nguy hiểm cho sức khỏe của thai nhi và mẹ hay không? Tỷ lệ sinh non ở Việt Nam cũng khá cao. Do đó, mẹ không cần phải quá lo lắng về vấn đề này. Được sinh ra và được nuôi dưỡng đúng cách, con sẽ phát triển khỏe mạnh.

Vỡ tử cung

Chỉ cần nghe đến thuật ngữ này thôi là chúng ta đã cảm thấy mức độ nguy hiểm của nó cao đến chừng nào. Vỡ tử cung thường xảy ra với các mẹ đã từng phẫu thuật tử cung, đẻ mổ, cắt bỏ khối u,…

Nếu vỡ tử cung trong khi mang thai không được phát hiện kịp thời, mẹ có nguy cơ cao phải cắt bỏ tử cung. Trước khi vỡ tử cung, mẹ sẽ có những biểu hiện dọa vỡ tử cung: bụng đau dữ dội, máu chảy ở âm đạo, đầu óc choáng váng. Khi tử cung đã vỡ, mẹ bầu sẽ không còn cảm giác đau bụng. Lúc này, mạch đập nhanh, huyết áp giảm, tay chân lạnh,…

Thai chết lưu

Không chỉ ở những tháng đầu thai kỳ, thai chết lưu cũng có khả năng xảy ra ở những tháng cuối. Đây là thai lưu đủ tuần. Thai nhi không được cung cấp đủ oxy hay gặp bất kì biến chứng nào cũng có thể dẫn đến tình trạng này.

Đây là tình trạng rau bám vào thành tử cung bị bong ra sớm . Các triệu chứng thường thấy là: chảy máu âm đạo, co giật, khi khám không thấy tim thai, tử cung co cứng,…

Nếu gặp trường hợp này ,các mẹ phải nhanh chóng đến bệnh viện để bác sĩ kịp thời xử lý. Thông thường, bác sĩ sẽ lấy thai nhi ra ngoài, bảo vệ tính mạng cho cả mẹ và con.

Vỡ mạch máu tiền đạo

Mạch máu tiền đạo là mạch máu rất quan trọng để nuôi sống thai nhi. Vị trí mạch máu này nằm gần cổ tử cung. Cổ tử cung co giãn sẽ gây tình trạng vỡ mạch máu. Thai nhi sẽ không được cung cấp oxy và dẫn đến hiện tượng thai lưu.

Những lưu ý cho mẹ về tình trạng mang thai tháng thứ 8 bị ra máu

Cách xử lý khi mang thai bị ra máu

Khám sức khỏe đúng định kỳ hoặc ngay khi thấy cơ thể có những thay đổi bất thường

Nếu xuất huyết ở âm đạo, mẹ bầu nên dùng băng vệ sinh. Băng vệ sinh sẽ giúp theo dõi lượng máu tiết ra nhiều hay ít, màu sắc của máu.

Chế độ sinh hoạt phù hợp. Mẹ bầu cần nghỉ ngơi và tịnh dưỡng hoàn toàn. Tránh di chuyển để gây động thai.

Không quan hệ tình dục trong giai đoạn này.

Ăn uống đủ chất, sử dụng thức ăn dễ tiêu để tránh táo bón.

Vệ sinh bộ phận sinh dục 2 lần mỗi ngày. Thay đồ lót thường xuyên.

Phòng ngừa nguy cơ ra máu khi mang thai

Khám tiền thai sản trước khi có ý định sinh con.

Sử dụng thực phẩm chức năng, sữa cho mẹ bầu để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.

Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng một lần trước và trong khi mang thai để phát hiện kịp thời các tình trạng viêm nhiễm, nấm ngứa.

Khám thai theo lịch của bác sĩ.

Có chế độ ăn uống hợp lý. Mẹ nên ăn đủ chất, không bổ sung thừa chất sẽ gây tác dụng ngược. Các mẹ nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng thực đơn ăn uống khoa học.

Tập luyện thể dục nhẹ nhàng với các bài tập cho mẹ bầu, đặc biệt là bộ môn yoga.

Không làm việc nặng.

Chúc các mẹ có một chu kỳ thai sản khỏe mạnh, sinh con thật là bụ bẫm và đáng yêu!

Ra Máu Khi Mang Thai Tháng Thứ 8 Và 9 Điều Phải Lưu Ý

Trong quá trình mang thai ở tuần thứ 32, nếu mẹ bầu vẫn còn tình trạng ra máu ở âm đạo thì nên hết sức lưu ý bởi khác những kì tam cá nguyệt lần đầu và lần hai có thể có nguy cơ bị sảy thai thì đối với những tháng cuối mẹ bầu có nguy cơ đối mặt với sinh non hoặc ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi. Vậy, làm thế nào để tránh bị ra máu khi mang thai tháng thứ 8? Các mẹ hãy đọc kỹ bài viết dưới đây nhé

Tránh bị ra máu khi mang thai tháng thứ 8 mẹ bầu cần biết 9 điều này

Mang thai tháng thứ 8 là giai đoạn mẹ bầu nên hết sức lưu ý đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, đi lại, quan hệ, đặc biệt, để tránh gặp phải trường hợp ra máu hồng khi mang thai 32 tuần , mẹ bầu cần lưu tâm những điều dưới đây:

Thận trọng khi quan hệ vợ chồng:

Ở giai đoạn cuối thai kì, mẹ bầu vẫn có thể quan hệ bình thường bởi thai nhi được bảo vệ an toàn trong buồng tử cung nhờ nước ối bao bọc, màng ối vững chắc nên khi quan hệ cũng không thể chạm được bé yêu trong bụng. Tuy nhiên, mẹ cũng nên hạn chế để dương vật cũng như tinh dịch vào tử cung bởi trong tinh dịch có chứa nhiều prostaglandin – nguyên nhân khiến tử cung bị co thắt dẫn đến việc sinh non. Thế nhưng, khả năng này rất hiếm gặp.

Khi quan hệ, người chồng nên tạo những tư thế an toàn, thoải mái cho bà bầu, tránh đè hoặc đụng lên bụng thai phụ. Ngoài ra, không nên thổi khí vào âm đạo của bà bầu bởi điều này rất nguy hiểm cho thai nhi.

Chú ý đến chế độ ăn uống hằng ngày:

Trong khoảng thời gian vào những tháng cuối trước khi vượt cạn, mẹ bầu nên bổ sung đủ dưỡng chất và một cách đều đặn. Theo lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai tuần thứ 30 trở đi không nên ăn quá nhiều vào mỗi bữa ăn, tốt nhất là chia đều thành các bữa nhỏ trong ngày.

Thai nhi trong bụng càng lớn khiến tử cung đẩy lên cơ hoành chèn vào dạ dày có thể khiến mẹ bầu bị hụt hơi và ợ nóng. Trong đó, táo bón là nỗi khó chịu không tên làm phiền bà bầu trong khoảng thời gian này. Để khắc phục được tình trạng táo bón, mẹ bầu nên tăng cường thêm nhiều chất xơ trong mỗi bữa ăn hằng ngày.

Cần uống nhiều nước trong khoảng thời gian này để giúp thai phụ có đủ lượng nước ối cần thiết cũng như ngăn chặn chứng co thắt tử cung sớm khi vượt cạn. Nên uống đủ 2.0 – 2.5L nước mỗi ngày và hạn chế ăn các thực phẩm khó tiêu.

Ngoài uống đủ nước, mẹ bầu cũng nên bổ sung nhiều thực phẩm như sữa, rau củ,…

Trong tháng thứ 8, dạ dày bà bầu thường bị áp chế nên cần bổ sung những thực phẩm thanh đạm nhưng cũng phải đảm bảo đủ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn của mình. Nên ăn ít các món chính, có thể bổ sung thêm một số thực phẩm khác như rau củ, hoa quả, các chế phẩm từ sữa,.. Bên cạnh đó, nên tăng cường các thực phẩm chứa sắt, canxi, axit folic,..

Vào những tuần cuối của thai kì, những bài tập đòi hỏi vận động nhiều, liên tục sẽ không còn phù hợp với thai phụ nữa. Thay vào đó, mẹ bầu chỉ nên thực hiện những bài tập yoga nhẹ nhàng để cảm thấy thoải mái và nhẹ nhàng hơn. Hơn nữa, những bài tập yoga nhẹ nhàng còn giúp bà bầu sinh nở dễ dàng hơn. Trước khi tập khoảng 1h, bạn nên bổ sung một bữa ăn nhẹ để hạn chế tụt huyết áp trong quá trình luyện tập. Sau khi tập xong, thai phụ nên tiếp tục ăn nhẹ để bổ sung tăng lượng.

Những bài tập yoga nhẹ nhàng sẽ giúp thai phụ cảm thấy thoải mái, khỏe mạnh

Tránh đi du lịch dài ngày:

Vì em bé có thể ra đời bất cứ lúc nào trong những tuần cuối của thai kì nên tốt nhất mẹ bầu không nên đi du lịch hay đi những chuyến đi dài trong khoảng thời gian này để tránh những sự việc ngoài ý muốn. Ví dụ, em bé có thể sinh trên đường đến bệnh viện hoặc sinh tại những nơi không có đủ điều kiện vệ sinh và y tế,… Ngoài ra, nếu có một chuyến đi dài ở những tháng cuối của thai kì, thai phụ sẽ cảm thấy khó khăn, mệt mỏi khi sinh con.

Không nên ngồi quá nhiều, quá lâu:

Dù ở nhà hay làm việc tại văn phòng, nếu mẹ bầu ngồi quá lâu một chỗ sẽ rất dễ bị đau lưng, mệt mỏi và gây áp lực lên bụng. Vì vậy, hãy tận dụng thời gian đi bộ nhẹ nhàng nhằm tạo sự thoải mái nhất cho thai nhi trong bụng.

Tránh nơi ồn ào, căng thẳng:

Hãy ghi nhớ, từ tháng thứ 6 trở đi, thai nhi trong bụng đã có thể nghe được âm thanh từ bên ngoài. Thế nên, nếu mẹ bầu sống trong môi trường có quá nhiều tiếng ồn sẽ khiến bé mất đi độ nhạy cảm của thính giác trước khi được sinh ra. Bên cạnh đó, âm thanh ồn ào sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy bất an, khó ngủ, nghỉ ngơi không được tốt,… ảnh hưởng rất lớn đến bé yêu trong bụng.

Ngoài ra, thai phụ không nên quá căng thẳng trong thời gian mang thai bởi điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi trong bụng bởi cảm xúc mẹ thế nào thì bé sẽ thế đấy. Thay vào đó, hãy luôn giữ tinh thần được thoải mái, vui vẻ.

Vào những tháng cuối trước khi vượt cạn, âm đạo sẽ tiết dịch và khí nhiều hơn so với những tháng đầu của thai kì. Vì vậy, mẹ bầu nên chú ý giữ gìn, vệ sinh thật sạch sẽ âm đạo, giữ cho âm đạo luôn khô thoáng và thay băng vệ sinh nếu cần thiết.

Từ tháng thứ 8 trở đi của thai kỳ, mẹ bầu cần phải chuẩn bị tâm lý thật tốt, thật vững vàng bởi mình có thể sinh con bất cứ khi nào.

Trong thời kì mang thai, đặc biệt là vào những tháng cuối, thai phụ nên đến bệnh viện, các phòng khám phụ khoa khám định kỳ, tốt nhất là 1 tuần/1 lần.

đánh giá sự phát triển của thai nhi trong bụng, từ đó phát hiện kịp thời những bất thường của bào thai, lượng nước ối, xác định vị trí cũng như độ trưởng thành của bánh nhau.

Thử nước tiểu : thử nước tiểu giúp mẹ bầu kịp thời phát hiện bệnh lý tiền sản giật và những biến chứng không mong muốn xảy ra trong quá trình mang thai.

, thăm khám cổ tử cung, đánh giá độ dài và độ mở của tử cung, nghe tim thai: giúp phát hiện sớm dấu hiệu sinh non để kịp thời điều trị. Thăm khám cổ tử cung: đo bề cao tử cung

Đặc biệt vào những tuần cuối thai kì, nếu như mẹ bầu xuất hiện các triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt, ra máu âm đạo, đau bụng từng cơn,… thì cần nhập viện ngay tức khắc để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi trong bụng, tránh các trường hợp xấu có thể xảy ra. Đo biểu đồ tim thai:

Khám thai định kì trong quá trình mang thai là điều hết sức cần thiết

Ngoài những lưu ý trên, những mẹ bầu đã bị ra máu khi mang thai tháng thứ 8 cần nắm một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Nguyên nhân ra máu khi mang thai tháng thứ 8

Với những mẹ bầu không may mắn bị ra máu khi mang thai 30 tuần hoặc ở đến cần biết nguyên nhân để có hướng xử lý kịp thời, giữ an toàn cho cả mẹ và con

Vỡ tử cung được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ra máu hồng khi mang thai tháng thứ 8

Biến chứng vỡ tử cung là một tai biến rất nặng trong sản khoa, thường xảy ra sau một thời gian thai còn sống trong tử cung. Tình trạng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào, vì vậy, hãy đi khám phụ khoa định kì để có cách khắc phục kịp thời, hạn chế những hậu quả không mong muốn.

Nguyên nhân thứ 2 dẫn đến tình trạng ra máu khi mang thai tháng thứ 8 đó là mạch máu tiền đạo. Mạch tiền đạo được ví như mạch máu của thai nhi, băng qua màng ối qua lỗ trong cổ tử cung và phần phía dưới của ngôi thai. Khi cổ tử cung mở, vỡ ối hay bị ép giữa thai nhi và đường sinh dẫn đến hiện tượng vỡ mạch máu tiền đạo khiến thai nhi có thể bị mất máu. Tuy đây là một trong những biến chứng sản khoa khá hiếm gặp nhưng các mẹ bầu hãy hết sức cẩn thận bởi dẫn đến nguy cơ nặng nề cho thai nhi nếu không được ghi nhận trước khi vỡ ối.

Hiện tượng bong nhau non

Ra máu hồng khi mang thai 32 tuần có thể cảnh báo nguy cơ bong nhau non. Hiện tượng này có thể xảy ra trong quá trình mang thai hoặc khi chuyển dạ. Nguyên nhân là do mẹ bầu bị chấn thương hoặc lạm dụng quá nhiều các chất kích thích khiến nhau thai bong một phần hoặc nhau thai tắc hoàn toàn khỏi tử cung gây ra máu ở âm đạo khi mang thai tháng thứ 8.

Đây chính là hiện tượng khá phổ biến đối với mẹ bầu đang mang thai vào những tháng cuối khi mà bánh nhau bao phủ lấy một phần hay toàn bộ tử cung. Nếu gặp phải trường hợp này, bác sĩ sẽ yêu cầu sản phụ nằm thẳng tại chỗ nhằm ngăn ngừa tình trạng chảy quá nhiều máu, ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và bé. Đến thời điểm thích hợp, sản phụ sẽ được chỉ định đẻ mổ – phương án an toàn nhất cho mẹ và bé ngay lúc này.

cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn sắp sinh. Do đó, nếu thấy hiện tượng này xảy ra, mẹ bầu nên đến các trung tâm y tế gần nhất vì rất có thể mẹ bầu đang phải đối mặt với nguy cơ sinh non. Ra máu khi mang thai tuần 34

Ra máu khi mang thai tháng thứ 8 báo hiệu nguy cơ mẹ bầu sẽ sinh non

Ra máu khi mang thai tháng thứ 8 là hiện tượng khá nguy hiểm nên mẹ bầu cần phải hết sức thận trọng bởi đó có thể là dấu hiệu báo sinh non, bong nhau thai, biến chứng vỡ tử cung, mạch máu tiền đạo hay nhau tiền đạo. Bên cạnh đó, nếu thấy có những dấu hiệu bất thường kèm theo ra máu âm đạo thì ngay lập tức đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Và chúng tôi cũng rất hy vọng với những lưu ý dành cho mẹ bầu như chúng tôi đã chia sẻ như trên sẽ giúp mẹ bầu có được một sự chuẩn bị tốt nhất cho một thai kì được trọn vẹn.

Nguồn tham khảo:

– Phunutoday.vn

– Nhungdieucanbiet.org

– bvdkquangnam.vn

Xem thêm:

Ra Máu Khi Mang Thai Tháng Cuối, BS Cho Biết Điều Gì

Mang Thai Tháng Thứ 4 Bị Ra Máu Có Sao Không? Làm Gì Khi Bị Ra Máu Bất Thường?

Mang thai tháng thứ 4 bị ra máu có sao không? Bước qua tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu đã dần quen với sự có mặt của thai nhi. Sức khỏe mẹ bầu cũng dần ổn định và khỏe hơn. Thoải mái là từ diễn tả chính xác nhất cảm giác của chị em khi thai kì bước sang tháng thứ 4. Tuy nhiên, một số chị em lo lắng với những dấu hiệu của cơ thể.

Mang thai tháng thứ 4 bị ra máu có sao không?

Bị ra máu khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến ở phụ nữ có thai. Tuy nhiên bà bầu thường bị ra máu trong tam cá nguyệt đầu tiên, tức là thời gian 3 tháng đầu. Sau thời gian này, mang thai bị ra máu đều là dấu hiệu xuất huyết nguy hiểm. Có rất nhiều khả năng khiến bà bầu bị ra máu:

Cứ 100 bà bầu thì có 1 người bị nhau bong non. Trường hợp này có nghĩa nhau thai bị bong ta khỏi tử cung trước hoặc ngay trong quá trình chuyển dạ, dẫn đến máu bị tích tụ lại giữa nhau thai và tử cung. Nhau bong non rất nguy hiểm cho sức khỏe và tính mang của mẹ và bé. Thai phụ bị nhau bong non khi bị ra máu, máu vón cục, máu đông, đau bụng dưới, đau lưng nhiều.

Với những mẹ đã từng trải qua quá trình sinh nở, đặc biệt là sinh mổ, vết sẹo cũ có thể rách ra trong lần mang thai này. Đây là trường hợp nguy hiểm, cần lập tức tới cơ sở y tế để xử lý kịp thời. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất của vỡ tử cung là đau và rất yếu phần bụng dưới, bị ra máu âm đạo.

Một số bà bầu khi mang thai, mạch máu của thai nhi trong nhau thai hoặc dây rối che đúng vào chỗ mở của cổ tử cung. Trường hợp này mạch máu có thể bị vỡ ra, khiến thai nhi hết oxy và bị chảy máu nghiệm trọng. Mẹ bầu nên thăm khám thường xuyên để nhận ra những dấu hiệu của cuống rốn tiền đạo như: nhịp tim thai không ổn định, thay đổi liên tục, mẹ bị chảy máu nhiều.

Khi mang thai, một số mẹ có thể thai nhi làm tổ ở vị trí thấp trong tử cung, khiến nhau thai nằm thấp và che đi chỗ mở tử cung một phần hoặc hoàn toàn. Điều này khiến mẹ bầu bị ra máu kèm theo đau bụng dưới. Chỉ có khoảng 0,5% số bà bầu bị nhau tiền đạo, tức là cứ 200 mẹ bầu thì có 1 mẹ bầu bị trường hợp này.

Từ tháng thứ 4 của thai kì, bất kì trường hợp ra máu nào cũng dẫn tới khả năng sinh non. Chị em nên chú ý các dấu hiệu như tử cung co bóp mạnh, xuất hiện cơn co, máu âm đạo ra nhiều, căng tức và đau phần bụng dưới, đau lưng.

Một số trường hợp khi mang thai háng thứ 4 bị ra máu có khả năng xảy ra như có polyp tử cung, vết thương trong âm đạo, tử cung hoặc nặng hơn là ung thư.

Phải làm gì khi mang thai tháng thứ 4 bị ra máu?

Khi phát hiện những dấu hiệu chảy máu khi mang thai ở tháng thứ 4 chị em không nên quá lo lắng, sợ hãi, hãy bình tĩnh để xử lý tình huống tốt nhất. Tình trạng này không quá nguy hiểm và có thể khắc phục dễ dàng. Với những trường hợp chảy máu bất thường kèm theo dấu hiệu nghiêm trọng, cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được xử lý kịp thời, an toàn cho cả mẹ và bé. Cụ thể là:

Sử dụng băng vệ sinh để theo dõi lượng máu và tính chất của máu (máu cục, màu đỏ tươi, đỏ thẫm, lợn cợn như bã cà phê,…)

Tới cơ sở y tế để được nghe tư vấn và chỉ định của bác sĩ.

Khi mang thai tháng thứ 4 bị ra máu, chị em không nên quan hệ tình dục hoặc sử dụng tampon.

Khi ra máu, mẹ bầu nên bình tĩnh, tránh hốt hoảng gây ảnh hưởng đến thai nhi, thư giãn nhẹ nhàng, hít thở đều và tới gặp bác sĩ.

Uống đủ nước để cung cấp đủ ối cho thai nhi, theo dõi các dấu hiệu đi kèm chảy máu là việc nên làm.

Nếu số cao trên 38 độ C, ngất hoặc choáng váng, máu âm đạo ra nhiều, chuột rút, co thắt, có dải máu đông, đau quặn phần bụng dưới, bà bầu nên đi cấp cứu ngay lập tức.

Những thông tin trên chắc hẳn đã trả lời đầy đủ cho câu hỏi mang thai tháng thứ 4 bị ra máu có sao không của mẹ bầu. Hi vọng chị em có những kiến thức hữu ích để bảo vệ sức khỏe của bản thân và bé yêu.

Mang Thai Tuần Thứ 3 Bị Ra Máu

Các mẹ bầu thường quan tâm tới vấn đề mang thai tuần thứ 3 bị ra máu phải làm sao và hiện tượng này có thật sự gây nguy hiểm gì tới thai nhi hay không, liệu có cách khắc phục nào nhanh chóng hiệu quả nhất. Hiểu được những trăn trở và lo ngại của hầu hết các chị em thai phụ hiện nay, chúng tôi đã chắt lọc thông tin kiến thức và lời khuyên tư vấn từ nhiều bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm để giúp mẹ giải đáp tất tần tật mọi câu hỏi thắc mắc đặt ra. Bà bầu bị ra máu khi mang thai 3 tháng đầu, điển hình là ra máu ở tuần thứ 3 của thai kỳ ban đầu được xác định là do một vài nguyên nhân như do chảy máu màng, quá trình trứng được thụ tinh, mang thai ngoài tử cung, do nhiễm trùng hoặc tụ máu nhau thai, sảy thai tự nhiên. Thế nên, trong bất cứ trường hợp nào, khi phát hiện dấu hiệu chảy máu bất thường ở bà bầu thì nên đi khám bác sĩ ngay để phòng ngừa mọi nguy cơ biến chứng nguy hiểm ngoài mong đợi.Thường thì trong 3 tuần đầu mang thai sau khi quan hệ, mẹ bầu sẽ thấy xuất hiện nhiều biểu hiện khác thường và ra máu cũng là một trong số các triệu chứng rất thường gặp. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, phải tìm hiểu kĩ nguyên nhân do đâu và tình trạng ra máu khi mang thai ở thời điểm này có nhiều hay không, màu sắc trông như thế nào và mật độ ra máu như thế nào. Việc nắm bắt rõ những thông tin này là cực kỳ cần thiết đó, vì vậy đừng bỏ qua nội dung quan trọng sau đây:

1. Những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai tuần thứ 3

Mang thai tuần thứ 3 bị ra máu, mẹ sẽ nhận thấy sự thay đổi ở cơ thể mình như:

Có thể có cảm giác bình thường và không thay đổi gì nhiều so với tuần trước.

Xuất hiện cơn buồn nôn vào sáng sớm hoặc sau khi ăn xong.

Cảm thấy người mệt lã, yếu dần đi, đầu óc quay cuồng và muốn nghỉ ngơi nhiều hơn.

Căng tức và khó chịu ở vùng bụng, tương tự như cảm giác khi có kinh.

Khứu giác trở nên nhạy cảm hơn bình thường.

Mẹ bầu có thể cảm nhận sự nhạy cảm và nặng nề hơn ở phần ngực.

Tâm sinh lý và cảm xúc cũng thay đổi một cách thất thường khó kiểm soát.

2. Bà bầu bị ra máu tuần thứ 3 có đáng lo ngại không?

Ở những tuần đầu tiên, phôi thai sau khi di chuyển từ buồng trứng đến tử cung sẽ nhanh chóng tìm một vị trí thích hợp để cấy ghép, tức có nghĩa là “bám rễ” vào tử cung để thuận lợi hơn cho quá trình phát triển. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu mang thai tuần thứ 3 bị ra máu. Và hiện tượng này được xem là hiện tượng tự nhiên, là chảy máu do cấy ghép.

Lưu ý khi máu có màu nâu, màu đỏ kéo dài, đậm hơn bình thường thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung, mãn kinh, tiền mãn kinh, rối loạn chảy máu tử cung hoặc các bệnh lây lan qua đường tình dục khác.

3. Ra máu khi mang thai tuần 3 nguyên nhân vì sao?

Ngoài nguyên nhân chảy máu do cấy ghép thì mang thai tuần thứ 3 bị ra máu cũng xuất phát điểm từ những nguyên nhân chính sau:

Quá trình trứng được thụ tinh: Quá trình này thường kéo dài từ 2-5 ngày và kèm theo chảy máu nhẹ. Đây là dấu hiệu có thai sớm chính xác nhất.

Chảy máu màng: Do nội tiết tố trong cơ thể được đẩy lên mức cao nên khi thụ thai, lớp niêm mạc tử cung rất dễ bị bong tróc. Với hiện tượng này thì được xem là bình thường và mẹ sẽ thấy ít máu màu nâu nhạt xuất hiện kèm chất nhầy.

Mang thai ngoài tử cung: Ra máu khi mang thai tuần thứ 3 có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung hoặc do động thai, sảy thai. Trường hợp chảy máu kèm đau bụng dưới quằn quại thì nên đến bệnh viện ngay.

Do nhiễm trùng: Nếu vùng âm đạo hoặc cổ tử cung bị nhiễm trùng, mắc các bệnh lây qua đường tình dục thì cũng gây chảy máu nhẹ. Chảy máu trong trường hợp này kèm ngứa vùng kín và đau rát khi đi tiểu.

Tụ máu nhau thai: Hiện tượng này xuất hiện ở những phụ nữ mang thai lớn tuổi, tụ máu nhau thai gây thai chết lưu, sảy thai và đứt nhau thai. Và hiện tượng này rất dễ phát hiện khi siêu âm phôi thai.

4. Cách khắc phục xử trí ra máu khi mang thai ở bà bầu trong tuần thứ 3

Nếu phát hiện thấy một lượng máu nhỏ xuất hiện ở đáy quần lót, bà bầu cần:

Theo dõi lượng máu qua băng vệ sinh để biết máu chảy nhiều hay ít và có màu sắc bất thường gì hay không.

Nếu nhận thấy có điều gì đó bất thường, thai phụ nên đi khám bác sĩ ngay để phòng tránh nguy cơ sinh non, sảy thai, thai ngoài tử cung,…

Khi thấy chảy máu của dấu hiệu dọa sảy thai, cách tốt nhất là mẹ nên nằm nghỉ hoàn toàn và lưu ý, không nên quan hệ vợ chồng trong trường hợp này.

Mang thai tuần thứ 3 bị ra máu kèm theo các triệu chứng sau thì nên đi khám ngay càng sớm càng tốt, đó là đau quoặn ở bụng, chảy máu nhiều, kèm sốt cao trên 38 độ C, ớn lạnh, choáng hoặc ngất thì không nên xem nhẹ.

Báo cho người thân biết rõ tình trạng chảy máu kéo dài ở tuần thứ 3 để gia đình có phương án kịp thời hỗ trợ đưa tới bệnh viện.

5. Biện pháp phòng ngừa chứng ra máu ở mẹ bầu hiệu quả nhất

Ngoài ra, để phòng ngừa hiệu quả nhất tình trạng ra máu khi mang thai, các mẹ nên nắm rõ một số điều sau:

Ghi nhớ lịch khám thai và đừng bỏ qua bất kì một kỳ khám thai siêu âm thai định kỳ nào để sớm phát hiện, giải quyết mọi biến chứng thai kỳ bất thường.

Nên thiết lập chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi điều độ hợp lý nhằm hạn chế mọi bất thường khi mang thai không mong muốn.

Đừng quên uống vitamin bổ sung đầy đủ cho thai kỳ để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé.

Cần hạn chế sử dụng bất cứ loại thuốc nào khi mang thai tuần thứ 3 bị ra máu nếu không có chỉ định từ bác sĩ bởi có một vài loại thuốc sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của phôi thai.

Bảo Yến tổng hợpMẹ – Bé –