Top 8 # Xem Nhiều Nhất Mang Thai Thang Thu 7 Bung Van Nho Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Tobsill.com

Sau Sinh Ăn Quả Nho Và Vô Vàn Lợi Ích Mẹ Thu Được

Nho là loại quả mọng thuộc loài cây thân leo. Quả nho mọc thành từng chùm và có rất nhiều màu sắc khác nhau: xanh, đỏ, đen… Khi chín, quả nho có thể dùng để ăn tươi, làm nho sấy khô hoặc sản xuất các loại rượu vang, dầu hạt nho…

Sau sinh ăn quả nho có được không?

Trong quả nho chứa chất polyphenol có công dụng phòng ngừa ung thư, bảo vệ các tế bào trong cơ thể, chống lại sự hình thành các gốc tự do. Đồng thời, mỗi quả nho còn chứa hợp chất Flavon, có tác dụng chống oxy hóa vượt trội hơn cả vitamin C và vitamin E. Vì vậy, nho được xem là loại quả có công dụng làm đẹp, món quà thiên nhiên ban tặng cho phụ nữ.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ăn nho tốt những người khí huyết bị hư tổn, gặp các triệu chứng như: hoa mắt, chóng mặt, da sạm, tim đập nhanh… Vì vậy, phụ nữ sau sinh ăn nho rất tốt, hỗ trợ việc phục hồi sức khỏe cũng như cải thiện sắc đẹp, chăm sóc da.

Bảng thành phần dinh dưỡng có trong quả nho

Thành phần dinh dưỡng trong 100g (nho ngọt)

Lợi ích khi mẹ sau sinh ăn quả nho

– Trong nho chứa nhiều chất dinh dưỡng, cũng cấp đa dạng các loại vitamin C, B1, B2 và các khoáng chất thiết yếu như canxi, sắt, phốt pho… Vì vậy, mẹ sau sinh ăn quả nho giúp bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho cả mẹ và bé.

– Hàm lượng natri, kali dồi dào trong quả nho có tác dụng trong việc phát triển hệ thần kinh của bé.

– Loại nho màu sáng chứa hàm lượng sắt cao, giúp phòng ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Vì vậy, mẹ sau sinh ăn quả nho rất tốt cho việc hồi phục sức khỏe, mất sức cũng như mất nhiều máu sau khi vượt cạn.

– Phụ nữ sau sinh ăn quả nho còn tốt cho sức khỏe tim mạch, làm giãn nở mạch máu, hỗ trợ lưu thông máu. Uống nước ép nho giúp tăng nồng độ các chất chống oxy hóa và giảm các gốc tự do trong hệ tim mạch.

– Nho chứa nhiều chất xơ không hòa tan, thúc đẩy sự hình thành và bài tiết phân. Do đó, sau sinh ăn quả nho giúp mẹ đi đại tiện thường xuyên hơn, cải thiện tình trạng táo bón. Tuy nhiên, nếu mẹ nào bị tiêu chảy hoặc phân lỏng thì không nên ăn.

– Nho không chứa chất béo, giàu chất xơ, giúp tăng cường trao đổi chất nên mẹ sau sinh ăn nho cũng giúp chị em hỗ trợ giảm cân, lấy lại vóc dáng.

– Hàm lượng vitamin C trong quả nho cao giúp tăng độ đàn hồi cho da, giảm nếp nhăn, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

– Vỏ nho cũng chứa nhiều chất resveratrol hơn phần thịt nho. Đây là chất có tác dụng chống oxy hoá gấp 7 lần so với vitamin E. Vì vậy, phụ nữ sau sinh ăn nho có thể ăn cả vỏ.

– Bên cạnh đó, theo các nhà nghiên cứu, chiết xuất hạt nho còn giúp phòng ngừa sự tăng trưởng của tế bào ung thư phổi, vú, tuyến tiền liệt và đại tràng.

– Một công dụng nữa cho mẹ sau sinh ăn nho là hỗ trợ trị chứng đau nửa đầu. Chỉ cần 1 ly nước ép nho chín vào mỗi sáng, tình trạng đau đầu sẽ được cải thiện rõ rệt.

Những lưu ý cho mẹ sau sinh khi ăn quả nho

– Những mẹ bị tiểu đường, béo phì, viêm loét dạ dày hay mắc các bệnh về răng miệng, đau răng… thì không nên ăn nho, sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

– Không ăn nho cùng với các loại thực phẩm như: cá, bia, sữa, dưa leo… vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu.

– Nho chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất nên mẹ sau sinh ăn quả nho cũng cần chú ý không nên ăn nhiều quá gây khó chịu.

– Một số người ăn nho hoặc sử dụng các sản phẩm từ nho có thể bị dị ứng nên các mẹ chú ý nếu ăn xong có dấu hiểu nổi mề đay, ngứa hoặc nặng hơn là sốt, khó thở thì không nên ăn nữa và đi khám bác sĩ (nếu các triệu chứng mẩn ngứa không thuyên giảm).

– Trước khi ăn nho cần rửa sạch để tránh nguy cơ bị nhiễm độc, có thể rửa dưới vòi nước sạch hoặc ngâm nước muối pha loãng.

Mách mẹ sau sinh cách chọn nho ngon

– Khi mua nho, mẹ nên chọn những chùm còn lớp phấn trắng mỏng bám trên quả, cuống còn tươi, lớp xanh của cuống mềm mại, đó là chùm ngon, còn tươi.

– Nhiều mẹ thắc mắc nên chọn chùm to hay nhỏ thì nên chọn những chùm nho lớn, quả to, mọng nước hoặc những chùm thưa (quả thường ngọt).

– Chọn những quả nho mềm, căng vỏ, mọng nước, không có vết bầm dập.

– Tránh chọn những quả nhũn, có mùi lạ hoặc vết chấm lốm đốm trên quả vì đó có thể là những quả đã để lâu ngày, hương vị không còn thơm ngon.

Cách phân biệt nho Ninh Thuận với nho Trung Quốc

Trên thị trường có rất nhiều loại nho nhưng nho Ninh Thuận được xem là loại phổ biến và được rất nhiều người yêu thích. Có hai loại chủ yếu là nho xanh Ninh Thuận và nho đỏ Ninh Thuận. Trước đây, nho Ninh Thuận chỉ trồng được 2 vụ nhưng giờ gần như trồng quanh năm nhưng vào vụ tháng 8 và tháng 9 là nho chín ngọt, ngon nhất.

Tuy nhiên, thị trường cũng có rất nhiều loại nho được nhập khẩu từ Trung Quốc “đội lốt” nho Ninh Thuận khiến người tiêu dùng dễ bị nhầm lẫn. Vì vậy, cần phải tinh ý khi mua để tránh chọn hàng không đảm bảo chất lượng.

Một số đặc điểm giúp mẹ sau sinh chọn mua nho đúng chuẩn Ninh Thuận, tránh hàng Trung Quốc:

Khi để lạnh Sau khi để tủ lạnh ruột vẫn chắc, không bị nhão Khi mua thì nhìn rất tươi ngon nhưng để tủ lạnh một thời gian thì bị nhão

Dau Bung Duoi Khi Mang Thai, Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai

“Mình đã sảy thai một lần và hiện đang mang thai ở tuần thứ 3. Trong mấy ngày gần đây, mình thấy bụng dưới đau râm râm. Đây là lần đầu mang thai nên mình rất lo lắng. Có phải đây là triệu chứng dễ sẩy thai không? Hay mình bị mang thai ngoài tử cung? Mong quý báo giải đáp giúp”.

(Hồng Yến – Dương Nội)

Mang thai tháng đầu đau bụng dưới là dấu hiệu hoàn toàn bình thường

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, bà bầu không nên quá lo lắng khi thấy đau bụng râm râm trong tháng đầu mang thai. Bởi mang thai tháng đầu đau bụng dưới là dấu hiệu thai đang làm tổ. Đó là hiện tượng hết sức bình thường.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho biết, trong những tuần đầu của thai kỳ, bụng dưới có cảm giác tưng tức khi thai đang tìm cách bám vào tử cung. Bạn cũng có thể đau bụng nếu bạn ốm nghén và nôn ọe.

Mang thai tháng đầu đau bụng dưới khiến nhiều bà bầu lo lắng

Khi thai lớn hơn, cảm giác đau thường là do sự căng cơ và dây chằng vì đang phải nâng đỡ tử cung đang ngày càng lớn. Bạn có thể cảm thấy điều này khi thay đổi tư thế, khi ho hay khi ngồi xổm và đứng dậy. Dịch vị tăng, cảm giác đầy bụng cũng có thể gây ra cảm giác đau trong những tháng cuối trước sinh.

Mang thai tháng đầu đau bụng dưới như thế nào là nguy hiểm?

– Tiền sản giật: Đau bụng đi kèm với các triệu chứng khác.

– Mang thai ngoài dạ con: Cơn đau bụng di chuyển khắp vùng bụng của bạn.

– Sẩy thai: Co thắt vùng bụng kèm theo hiện tượng chảy máu âm hộ.

– Sinh non: Trong khoảng từ tuần thứ 20 – 36, đau hay co thắt vùng bụng kèm theo tiêu chảy, đau lưng và co thắt dạ con.

Nói chung, các cơn đau khi có thai là bình thường và không có gì đáng ngại. Nhưng chỉ có bạn mới là người hiểu rõ cơ thể của mình hơn ai hết, nên nếu những cơn đau làm bạn lo lắng thì bạn cần tham vấn bác sĩ ngay. Ngay cả khi rốt cuộc bạn chỉ bị chứng khó tiêu, thì bạn vẫn nên “cẩn tắc vô áy náy” để sau này không phải ân hận.

Dau bung duoi khi mang thai, Đau bụng dưới khi mang thai, đau bụng dưới khi có thai, đau bụng dưới lúc có thai, đau bụng dưới

7 Loại Sắt Cho Bà Bầu Tốt Nhất, Không Táo Bón, Dễ Hấp Thu

Bổ sung sắt dạng viên nan dễ uống hơn nhưng dễ gây táo bón, nóng trong người. Sắt dạng nước khó uống nhưng dễ hấp thụ hơn. Bổ sung sắt đúng cách bằng cách ăn các loại thịt màu đỏ đậm, rau củ màu xanh đậm là cách tối ưu nhất cho bà bầu.

Trong dược phẩm, thuốc bổ sung sắt cho bà bầu thường có mặt dưới 2 dạng: sắt vô cơ ( Sắt sulfate) và sắt hữu cơ ( Sắt fumarate và sắt gluconate). Trong hai dạng này sắt hữu cơ có ưu điểm hơn sắt vô cơ: Dễ hấp thu hơn và ít gây táo bón hơn.

Trên thị trường hiện nay thuốc sắt được bào chế dưới 2 dạng: sắt nước và viên sắt

Sắt nước: Nhược điểm: khó uống, dễ gây buồn nôn. Ưu điểm: Hấp thu tốt, ít gây táo bón, ít gây nóng.

Viên sắt: Ưu điểm: Dễ uống, không gây buồn nôn. Nhược điểm: Hấp thu kém hơn sắt nước, gây nóng trong nhiều hơn.

Được biết, hiện nay có ba loại thuốc bổ sung sắt là: sắt sulfate, sắt fumarate và sắt gluconate. Tất cả các loại thuốc sắt này đều tốt, nhưng điều quan trọng nhất là số lượng nguyên tố sắt trong mỗi sản phẩm. Chính vì vậy nên đọc kỹ nhãn sản phẩm trước khi mua hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Về dạng thành phẩm, phổ biến nhất là hai dạng: viên nang mềm và dung dịch. Trong đó, sắt dung dịch khó uống, dễ bị nôn nhưng lại dễ hấp thu và chống táo bón. Ngược lại viên sắt cho bà bầu dễ uống nhưng khó hấp thu và dễ gây táo bón. Một số thuốc sắt được nhiều người tin dùng có thể kể đến như: dung dịch sắt Fogyma, viên sắt Obimin, Sap Multi, viên sắt Tardyferol B9, Bomaferon, Saferon…

Sắt được hấp thu tốt nhất khi dạ dày trống. Vì vậy, hãy dùng nó trước bữa ăn vào buổi sáng hoặc khi bạn đi ngủ vào ban đêm. Một số thực phẩm và vitamin có thể ức chế khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Một trong số này là canxi. Do đó, hãy cẩn thận không bổ sung canxi cho bà bầu cùng lúc viên sắt cho bà bầu. Trong trường hợp vitamin dùng kèm với sắt có chứa canxi (rất hiếm), bạn cũng nên không dùng nó cùng lúc khi bổ sung sắt.

Caffeine cũng ngăn cản khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Vì vậy, nên chờ một thời gian trước khi uống trà, cà phê hay nước ngọt sau khi bổ sung viên sắt cho bà bầu. Tốt nhất vẫn là tránh hoàn toàn caffeine.

Uống viên sắt vào lúc nào tốt nhất?

Thời điểm uống: Nên uống viên sắt sau bữa ăn từ 1-2 giờ để hấp thu tốt nhất và tránh hại dạ dày. Uống thuốc sắt nào tốt cho bà bầu nên lưu ý đến thời điểm uống

Nếu bạn được bác sĩ chỉ định bổ sung cả sắt và canxi cho bà bầu thì bạn nên chú ý uống hai loại cách xa nhau ít nhất 2 tiếng bởi Canxi uống cùng Sắt sẽ giảm sự hấp thụ của Sắt.

Trong thời gian uống Sắt, bạn nên uống bố sung vitamin C vì vitamin C giúp tăng hấp thu Sắt, bạn có thể uống viên Sắt cùng một cốc nước cam để tăng lượng Sắt hấp thụ.

Tăng cường bổ sung chất xơ bằng các loại rau củ quả để phòng ngừa tác dụng phụ của Sắt là gây táp bón.

Mẹ bầu có thể bắt đầu bổ sung Sắt từ tháng thứ 4 và kéo dài đến sau khi sinh một tháng. Nếu ở mẹ có tình trạng thiếu máu thì việc bổ sung Sắt có thể bắt đầu từ những tháng đầu tiên.

Ăn gì để bổ sung sắt cho bà bầu?

Trong 3 loại sắt thì sắt heme có trong thịt đỏ, cá và gia cầm là dễ hấp thu nhất. Hàu và các loại hải sản có vỏ là nguồn cung cấp sắt heme rất tốt. Tuy nhiên, một số loại hải sản có chứa các kim loại nặng như thủy ngân nên bạn cần phải cận trọng.

Sắt nonheme được tìm thấy trong các loại đậu, các loại đậu và rau xanh các loại hấp thu kém hơn. Nhưng nếu bạn ăn chay, chỉ cần ăn nhiều rau cũng đủ lượng chất sắt cơ thể cần.

Ngoài ra, kết hợp cả hai loại chất sắt trong một bữa ăn chẳng hạn như ăn rau xào thịt, canh nấu thịt, đậu hầm thịt… là cách để cơ thể hấp thụ lượng chất sắt một cách tốt nhất.

Nguồn sắt heme

Gan gà, nấu chín: 85g = 12,8mg sắt

Hàu tẩm bột chiên giòn: 6 miếng = 4,5mg sắt

Thịt bò nạc (chuck): 35g = 3,2 mg

Ngao tẩm bột chiên giòn: 3 con = 3,0 mg

Gà, nướng (thịt sẫm màu): 80g = 1,3 mg

Gà, nướng (thịt trắng): 65g = 1,1mg

Nguồn sắt nonheme

Ngũ cốc bổ sung chất sắt: 45g = 18mg

Bột yến mạch ăn liền (bằng nước): 90g = 10mg

Đậu lăng luộc: 90g = 6,6mg

Rau chân vịt luộc: 90g = 6,4mg

Đậu luộc: 90g = 5,2 mg

Mật mía (blackstrap): 1 muỗng canh = 3,5 mg

Đậu phụ: 90g = 3,4 mg

Nho khô: 90g = 1,5 mg

tu khoa

thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt

viên sắt cho người mang thai

thuốc sắt cho bà bầu dạng nước

thuốc sắt dạng nước fogyma

Mẹ Bầu Có Nên Leo Cầu Thang Khi Mang Thai? – Carerum

Leo cầu thang khi mang thai có an toàn không?

Leo cầu thang khi mang thai là mối quan tâm, lo lắng của nhiều mẹ bầu. Mối quan tâm lớn nhất của mẹ bầu là trượt chân và bị thương khi đi lên hoặc xuống cầu thang. Chấn thương duy trì trong thai kỳ có thể gây hại cho thai nhi theo nhiều cách. Tuy nhiên, nếu bạn cẩn trọng, leo cầu thang trong thai kỳ là an toàn. Đặc biệt, nó có thể mang đến cho bạn những lợi ích bất ngờ.

Tại sao mẹ bầu nên leo cầu thang khi mang thai

Khi mang thai bình thường, khỏe mạnh, việc leo cầu thang là hoàn toàn an toàn. Một số lợi ích của việc leo cầu thang với mẹ bầu là:

Giảm nguy cơ tiền sản giật: Theo một số nghiên cứu được công bố, những phụ nữ duy trì hoạt động trong khi mang thai và leo cầu thang có nguy cơ tiền sản giật thấp hơn. Đây là một tình trạng đe dọa tính mạng khi phụ nữ mang thai bị huyết áp cao. Nó có thể dẫn đến sưng ở tay và chân và các vấn đề về thận.

Giảm khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ: Người ta nói rằng leo cầu thang trong ba tháng đầu tiên có thể làm giảm cơ hội phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ. Đây là tình trạng lượng đường trong máu quá cao. Khi đó cơ thể không thể xử lý lượng đường tăng lên.

Giảm đau lưng và táo bón: Các hoạt động thể chất như chạy bộ, đi bộ hoặc leo cầu thang trong thai kỳ có thể làm giảm sự xuất hiện của chứng đau lưng và táo bón. Chúng cũng giúp giảm sưng và đầy hơi. Leo cầu thang cũng có thể cải thiện và hỗ trợ quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn.

Khi nào nên tránh leo cầu thang khi mang thai

Có một số trường hợp khi mang thai sớm khi leo cầu thang nên tránh:

Nếu bạn đã bị sẩy thai trước đây.

Nếu bạn bị chảy máu hoặc chuột rút

Nếu bạn bị chóng mặt

Nếu bạn đang mang đa thai

Nếu bạn có nhau thai thấp hơn (nhau tiền đạo)

Nếu bạn bị huyết áp cao hay thấp

Tại sao không nên leo cầu thang trong những tháng cuối thai kỳ

Loạng choạng: Thai nhi lớn dần, gia tăng áp lực về phía trước. Cơ thể bạn mất cân bằng, bạn dễ vấp ngã hơn. Nếu bạn vấp ngã hoặc trượt chân khi leo cầu thang, nó có thể khiến bạn và em bé bị thương nặng.

Áp lực ở lưng: Khi bụng của bạn ngày càng lớn, bạn có thể bắt đầu cảm thấy áp lực của việc tăng cân. Điều này có thể khiến bạn chóng mặt và đau lưng. Điều này có thể gây nguy hiểm cho bạn khi leo cầu thang.

Bàn chân bị sưng: Nếu bạn bị sưng chân khi mang thai việc leo cầu thang có thể gây thêm áp lực lên bàn chân và làm tăng sưng.

Khó thở: Leo cầu thang có thể khiến bạn cảm thấy khó thở. Điều này có thể tác động đến thai nhi vì nguồn cung cấp oxy bị giảm khi bạn khó thở.

Mất thăng bằng: Khi bụng của bạn ngày càng lớn, trọng tâm của cơ thể bạn sẽ thay đổi, khiến cho việc giữ thăng bằng trở nên khó khăn hơn.

Các biện pháp giúp leo cầu thang an toàn

Đi chậm: Leo cầu thang chậm, với tốc độ đều. Tránh lao lên hoặc xuống cầu thang, và đi từng bậc một.

Sử dụng tay vịn: Đảm bảo bạn giữ tay vịn bằng ít nhất một tay để được hỗ trợ. Nếu bạn có túi nặng hoặc hành lý, hãy nhờ ai đó giúp bạn mang chúng lên lầu.

Ánh sáng: Hãy chắc chắn rằng cầu thang được chiếu sáng tốt để bạn có thể tránh những bước đi sai lầm và có nguy cơ làm tổn thương chính mình.

Cảnh giác với cầu thang trơn trượt: Đừng cố leo lên cầu thang ướt hoặc dính dầu mỡ khi mang bầu. Bạn có thể bị trượt và làm tổn thương chính mình và em bé.

Không mặc quần áo quá rộng: Quần áo hoặc váy bầu quá rộng có thể cản trở quá trình di chuyển của bạn. Để thuận tiện  cho hoạt động hàng ngày, bạn nên chọn quần áo bầu gọn gàng, thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt. Nó sẽ giúp bạn dễ dàng di chuyển và leo cầu thang hơn

Nếu bạn có một thai kỳ bình thường và khỏe mạnh, leo cầu thang khi mang thai có thể mang đến những lợi ích bất ngờ. Tuy nhiên, trong tam cá nguyệt cuối cùng, bạn nên tránh leo cầu thang để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Đau đầu khi mang thai – nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Mẹ bầu ăn gì để con thông minh, khỏe đẹp từ trong bụng

Thực phẩm giúp thai nhi khỏe mạnh, đẩy lùi dị tật bẩm sinh