Top 6 # Xem Nhiều Nhất Mang Thai Tháng Thứ 5 Bị Chảy Máu Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Tobsill.com

Mang Thai Tháng Thứ 5 Bị Ra Máu Có Sao Không?

Đó là câu hỏi của rất nhiều mẹ bầu khi đến tận 5 tháng mà vẫn có những hiện tượng ra máu? Tùy theo từng cơ địa, sức khỏe của mỗi mẹ bầu, nhưng sẽ có một số nguyên nhân chính sao đây:

Dọa sảy: Một trong những trường hợp dẫn dến sảy thai nhiều nhất là do cổ tử cung mở và không được kép lại, bởi vậy mà nếu không được can thiệp kịp thời thì hiện tượng sảy thai là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu được can thiệp kịp thời thì cổ tử cung sẽ khép lại và các mẹ lại tiếp tục một thai kỳ khỏe mạnh.

Bà bầu hãy cẩn thận với hiện tượng ra máu dù đến tháng thứ 5 của thai kỳ

Tử cung nhạy cảm: Trong thời gian thai nghén, lưu lượng máu đến tử cung cũng sẽ tăng lên do sự thay đổi hormone nên gây ra một vài đốm máu nhẹ, nhất là sau khi quan hệ tình dục hoặc khám phụ khoa. Hầu hết trong các trường hợp này sẽ không đáng lo ngại và không có gì nguy hiểm cả.

Nguy cơ bị nhiễm trùng: Trong trường hợp máu cũng có thể xuất hiện ở âm đạo nếu mẹ bị mắc một số bệnh nhiễm khuẩn ở cổ tử cung hoặc âm đạo. Tuy nhiên, đối với trường hợp này, các mẹ cần phải đến gặp bác sĩ để điều trị ngay lập tức để tránh nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non.

Tụ máu dưới màng đệm: Hiện tượng này được cho là do trứng đã làm tổ trong tử cung nhưng một phần bị bong ra khỏi thành tử cung.

Nhau tiền đạo: Đây là hiện tượng khi mà bánh nhau bao phủ lấy một phần hay toàn bộ cổ tử cung. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ yêu cầu sản phụ phải nằm thẳng tại chỗ để ngăn ngừa việc chảy máu quá nhiều dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và thai nhi.. Đến thời điểm thích hợp, sản phụ sẽ được chỉ định đẻ mổ để giữ được sự an toàn cho mẹ và bé.

Đối với mẹ bầu trong thời gian mang thai, bất kỳ một trường hợp ra máu không bình thường nào trong thai kỳ đều rất đáng báo động. Bởi vậy mà các mẹ bầu luôn phải đề cao cảnh giác với biến chứng này gây nên, đặc biệt ra máu đi kèm chuột rút, co thắt, máu chảy quá 24 giờ, đau cục bộ ở vùng bụng hoặc xương chậu theo từng cơn.

Các mẹ bầu cũng nên có một chế độ nghỉ ngơi thật hợp lý

Cách tốt nhất khi phát hiện có máu chảy ra từ âm đạo là mẹ bầu nên hết sức bình tĩnh, hít thở, thư giãn và nhanh chóng đến bác sĩ để được khám chữa và điều trị hợp lý.

Không chỉ là xử lý khi ra máu trong 5 tháng đầu, các mẹ bầu cũng nên hết sức lưu ý những điểm sau:

Trong những tháng mang thai, các mẹ bầu không nên tập luyện quá sức nên uống nhiều nước.

Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho thai nhi.

Luôn luôn theo dõi những tình hình của thai nhi và có thể khám bác sĩ định kỳ để luôn được kiểm tra và đưa ra những lời khuyên phù hợp với cơ thể của mẹ và bé.

Bị Nghẹt Mũi Và Chảy Máu Cam Khi Mang Thai Tháng Thứ 4

Bị nghẹt mũi và chảy máu cam khi mang thai

Khi mang thai tháng thứ 4, bụng của mẹ không phải là thứ duy nhất bắt đầu phình ra trong những ngày này. Nhờ nồng độ cao của hóc môn estrogen và progesterone tuần hoàn trong cơ thể kèm theo đó lưu lượng máu tăng lên, các màng nhầy mũi của mẹ cũng bắt đầu sưng lên và mềm ra (giống như cách cổ tử cung làm để chuẩn bị cho việc sinh con). Những màng này cũng sản xuất nhiều nước nhầy hơn bao giờ hết, với mục đích tránh nhiễm trùng và vi khuẩn xâm nhập. Dẫn tới kết quả là mẹ bị nghẹt mũi và thậm chí có thể chảy máu cam khi mang thai. Và một điều cũng không tốt lắm sẽ xảy ra, tình trạng bị nghẹt mũi có thể tệ hơn nữa khi thai kì của mẹ tiến triển. Mẹ cũng có thể bị chảy nhỏ giọt ở mũi sau, điều này thỉnh thoảng có thể gây ho hoặc nôn vào ban đêm.

Bị nghẹt mũi và chảy máu cam khi mang thai tháng thứ 4

Việc thử các loại nước muối dạng xịt hoặc các loại dải kẹp mũi (nasal strip) khá an toàn đối với mẹ, đặc biệt là nếu tình trạng bị nghẹt mũi liên tục làm mẹ thực sự khó chịu. Máy tạo độ ẩm đặt trong phòng cũng có thể giúp khắc phục tình trạng khô kết hợp với tình trạng tắc nghẽn. Dược phẩm hoặc thuốc xịt mũi thuốc kháng histamin thường không được kê toa trong suốt thai kì, nhưng hãy hỏi bác sĩ của mẹ về những gì bác sĩ khuyến cáo (một số bác sĩ chấp nhận cho dùng thuốc xịt thông mũi hoặc thuốc xịt mũi chứa steroid sau tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu thai kỳ).

Cách làm giảm bị nghẹt mũi và khô mũi

Sử dụng máy tạo độ ẩm. Máy này sẽ giúp làm ẩm không khí trong nhà của mẹ. Đặt máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ sẽ giúp mẹ tránh bị nghẹt mũi – chứng bệnh hay làm mẹ tỉnh giấc vào ban đêm. Nhưng mẹ phải chắc chắn làm sạch máy giữ độ ẩm thường xuyên.

Sử dụng máy tạo độ ẩm sẽ giúp mẹ tránh bị ngẹt mũi

Uống nhiều nước cũng giúp giữ ẩm cho mũi.

Sử dụng hơi nước. Tắm vòi sen nước ấm trước khi đi ngủ. Cách này giúp mẹ đỡ bị nghẹt mũi và ngủ ngon hơn.

Sử dụng dầu nóng dạng đặc. Bôi một ít bên ngoài quanh lỗ mũi.

Sử dụng nước muối nhỏ mũi dạng nhỏ giọt hoặc dạng phun. Chúng giúp làm ẩm mũi của mẹ. Mẹ có thể tìm thấy những loại này ở các hiệu thuốc. Tuy nhiên, mẹ không nên sử dụng thuốc nhỏ mũi, thuốc xịt hay thuốc thông mũi mà không được bác sĩ cho phép trước.

Hỉ mũi nhẹ nhàng. Hỉ mũi mạnh hoặc thường xuyên có thể làm trầm trọng thêm tình trạng các lớp màng và dẫn đến chảy mũi nhiều hơn hoặc chảy máu cam.

Sử dụng khăn ướt ấm. Áp nó vào má, mắt và mũi để giúp giảm bị nghẹt mũi.

Nâng cao đầu của mẹ. Sử dụng một chiếc gối kê thêm khi mẹ ngủ để ngăn chặn chất nhầy chảy xuống họng của mình.

Cách ngăn chặn chảy máu cam khi mang thai

Vẫn ngồi và giữ cho đầu của mẹ thẳng. Nằm xuống hoặc nghiêng đầu của mẹ về sau có thể khiến mẹ nuốt máu và cảm thấy buồn nôn.

Áp dụng lực ép. Giữ mũi khép kín khoảng 5-10 phút.

Sử dụng nước đá hoặc một túi chườm lạnh. Điều này sẽ giúp thu hẹp các mạch máu và cầm máu.

Chảy Máu Khi Mang Thai Tháng Đầu

Khi bị chảy máu khi mang thai tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu đều vô cùng lo lắng và hoang mang, sợ rằng đây là dấu hiệu sảy thai. Nhưng mẹ bầu cũng cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân của hiện tượng chảy máu khi mang thai tháng đầu này để có cách xử lý kịp thời nhất.

Tại sao lại bị chảy máu khi mang thai tháng đầu?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu khi mang thai tháng đầu hay trong tam cá nguyệt đầu tiên. Khoảng 20% phụ nữ mang thai có hiện tượng ra máu màu nâu nhạt trong thai kỳ nhất là 3 tháng đầu mang thai.

Hiện tượng xuất huyết thai kỳ gần giống kỳ kinh nhẹ và thực sự khá phổ biến trong quý đầu của thai kỳ. Nó có thể là máu thải ra do trứng đã thụ tinh đang làm tổ trên thành tử cung.

Bị chảy máu khi mang thai tháng đầu kèm theo các triệu chứng khác có thể là dấu hiệu của vấn đề khá nghiêm trọng, có thể bị sẩy thai hoặc mang thai ngoài dạ con. Vì thế, tốt nhất là nên liên hệ với bác sĩ của bạn nếu bạn thấy chảy máu bất cứ lúc nào trong thời kỳ mang thai.

chảy máu khi mang thai tháng đầu là dấu hiệu của động thai, ,… rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai.

Cần làm gì khi bị chảy máu khi mang thai tháng đầu?

Như đã nói, hiện tượng chảy máu khi mang thai tháng đầu không hiếm gặp ở các mẹ bầu. Nếu chảy máu đơn thuần, lượng máu ít và không kèm theo bất thường nào thì các mẹ chỉ cần vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ hàng ngày để tránh viêm nhiễm. Đồng thời xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học; chú ý đến việc kiêng cữ những điều cần thiết.

Nếu thấy âm đạo chảy máu cần theo dõi lượng máu ra nhiều hay ít, màu máu và tính chất; đồng thời thông báo cho người thân biết đề phòng trường hợp choáng ngất do mất máu nhiều. Đặc biệt, nếu thấy hiện tượng ra máu cùng cảm giác đau quặn ở bụng dưới, chảy máu nhiều, âm đạo chảy máu kèm theo dải máu đông, sốt cao trên 38 độ C hoặc ớn lạnh, choáng váng,… cần gặp bác sĩ ngay.

Ngoài ra, để phòng ngừa tình trạng chảy máu khi mang thai tháng đầu hoặc trong thai kỳ do các nguyên nhân bất thường, mẹ nên:

– Khám thai và siêu âm thai định kỳ để phát hiện và giải quyết sớm những vấn đề bất thường của thai kỳ.

– Khám phụ khoa trước và trong khi mang thai nhằm phát hiện những bệnh lý về phụ khoa để điều trị cũng như theo dõi tình trạng bệnh.

– Cần có chế độ dinh dưỡng – nghỉ ngơi hợp lý, khám thai định kỳ theo lịch hẹn để có thể phát hiện sớm những bất thường trong thai kỳ.

Bài thuốc đông y chữa chảy máu khi mang thai tháng đầu hiệu quả:

có tính ngọt, hàn, không độc. Củ gai tươi có tác dụng tả nhiệt, tán ứ, thông các chứng lâm (đi đái dắt) điều trị sang lở, thông tiểu tiện. Thường dùng làm thuốc.

Củ gai tươi là một loại dược liệu quý trong đông y.

Trong y học cổ truyền: rễ gai là vị thuốc 2000 năm các mẹ các chị ở phương Đông dùng làm thuốc điều trị hiệu nghiệm. Những bài thuốc này giúp cho nhiều người bị dọa sảy thai giữ được yên lành.

Trong đông y đã khảo cứu, chứng minh củ, rễ gai có tác dụng an thai, phòng ngừa sẩy thai, hỗ trợ rất tốt khi điều trị động thai cùng thuốc tây.

Trên thực tế, nhiều bà mẹ mang thai bị ra máu tươi, bị bong nhau thai, tụ dịch màng nuôi, ra dịch nâu, sau khi uống củ, rễ gai tươi giúp cầm máu, hết vết tụ dịch, sinh con khỏe mạnh.

Chảy Máu Âm Đạo Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Là Bị Gì?

Hiện tượng ra máu âm đạo có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, đặc biệt trong 3 tháng đầu. Đa phần, chúng là dấu hiệu không đáng lo, song cũng không ít trường hợp đó là tình trạng nguy hiểm. Vậy chảy máu âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu là bị gì? Chảy máu âm dạo khi mang thai phải làm sao? – Thai phụ không nên bỏ qua những thông tin hữu ích này.

Theo Bs Hoàng Thị Hương Lan – Bệnh viện Phụ sản TW: Có đến 30% thai phụ gặp phải hiện tượng chảy máu âm đạo khi mang thai. Do đó, nếu mẹ bầu đang gặp phải trường hợp này không nên quá lo lắng bởi, tâm lý của mẹ có thể ảnh hưởng đến bé yêu trong bụng mẹ. Có rất nhiều lý do khiến ra máu âm đạo khi mang thai, đa số là dấu hiệu sinh lý bình thường nhưng không ngoại trừ nhiều tình huống cần gặp bác sĩ kịp thời để xử trí.

Chảy máu âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu do đâu?

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu bị ra máu âm đạo không cần lo nếu:

❖ Do hiện tượng cấy ghép:

Thông thường, sau khi thụ thai khoảng 8 – 12 ngày, bạn có thể thấy những đốm máu nhỏ màu nâu hoặc hơi hồng ở đáy quần chip. Người ta vẫn gọi đó là máu báo, cho thấy trứng đã thụ tinh và làm tổ ở trong tử cung. Lượng máu lúc này xuất hiện rất ít, và biến mất sau 1 – 2 ngày.

Để chắc chắn hơn, hãy dùng que thử thai để kiểm tra.

❖ Do màng rụng:

Cũng là một lượng máu nhỏ, tương tự như hiện tượng cấy ghép. Nhiều mẹ thường nhầm tưởng đây là hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng bởi chúng cũng xuất hiện trùng với ngày hành kinh trước đó, nhưng không phải. Màng rụng xảy ra ở 1 – 2 tháng đầu thai kỳ, khiến một phần nhỏ của nội mạc tử cung bong ra nên chỉ gây chảy máu nhẹ.

❖ Tụ máu dưới màng đệm:

Tụ máu dưới màng đệm cũng được cho là nguyên nhân gây chảy máu âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu phổ biến nhất. Theo lý giải của các bác sĩ chuyên khoa: Khi trứng đã làm tổ trong tử cung thì có thể cũng có một phần bị bong ra khỏi thành tử cung, và chúng thường biến mất sau khoảng 20 tuần thai.

Nhưng nếu chảy máu nhiều thì cần hết sức thận trọng, bởi đây cũng là căn nguyên gây bong nhau thai và sẩy thai.

❖ Tử cung nhạy cảm:

Sự thay đổi hormone trong giai đoạn thai kỳ khiến lượng máu lưu thông đến tử cung nhiều hơn. Bởi vậy nếu sau khi quan hệ tình dục, hay sau các thao tác khám phụ khoa có hiện tượng chảy máu nhẹ thì các mẹ đừng quá lo lắng. Nhớ vệ sinh ‘cô bé’ sạch sẽ và tốt nhất nên kiêng quan hệ tình dục trong thời gian này.

Cẩn thận nếu chảy máu âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu do:

❖ Có thai ngoài tử cung:

Nếu xuất huyết âm đạo nhiều, trễ kinh, đau nhói ở vùng bụng thì có thể bạn đã có thai; nhưng nên nghĩ nhiều hơn đến tình trạng mang thai ngoài tử cung. Đây là triệu chứng cho thấy trứng đã làm tổ ngoài tử cung, thường là vòi trứng.

❖ Dọa sảy thai:

Chảy máu âm đạo được cảnh báo là nguy hiểm nếu xuất hiện trong giai đoạn thai kỳ, đặc biệt ở 3 tháng đầu thì đó có thể là dấu hiệu dọa sảy thai. Nếu được can thiệp kịp thời thì cổ tử cung sẽ khép lại và không có gì đáng lo ngại.

❖ Sảy thai:

Vì một lý do nào đó, nếu mẹ bầu thấy âm đạo chảy máu nhiều thường là máu cục, cùng dịch nhầy có đi kèm với cơn co rút bụng dưới và đau thắt lưng thì có thể đã bị sảy thai. Hãy nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ để được xử lý kịp thời.

❖ Nhiễm trùng:

Nhiễm trùng ở âm đạo và cổ tử cung cũng là căn nguyên khiến chảy máu âm đạo trong giai đoạn thai kì. Nếu quan sát thấy có máu từ âm đạo, kèm theo các bất thường khác hãy thăm khám ngay đề phòng nguy cơ sảy thai.

❖ Do chửa trứng:

Bị chảy máu âm đạo khi mang thai giai đoạn đầu thai kì cũng được xác định là hiện tượng chửa trứng (một mô bất thường lớn lên trong tử cung thay vì một thai nhi; mô cũng có thể mang tế bào ung thư và có thể lan ra các bộ phận khác của cơ thể).

Tuy hiếm gặp nhưng không phải là không, do đó nên thận trọng nếu thấy xuất huyết âm đạo cùng với cảm giác buồn nôn, nôn và kích thước tử cung tăng nhanh.

Bị chảy máu âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu cần làm gì?

Như đã nói, hiện tượng này không hiếm gặp ở các mẹ bầu. Nếu chảy máu đơn thuần, lượng máu ít và không kèm theo bất thường nào thì các mẹ chỉ cần vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ hàng ngày để tránh viêm nhiễm. Đồng thời xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học; chú ý đến việc kiêng cữ những điều cần thiết.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào các mẹ cũng có thể chẩn đoán được nguyên nhân xuất huyết âm đạo, đặc biệt đối với người lần đầu tiên làm mẹ. Do đó, nếu thấy âm đạo chảy máu cần theo dõi lượng máu ra nhiều hay ít, màu máu và tính chất; đồng thời thông báo cho người thân biết đề phòng trường hợp choáng ngất do mất máu nhiều. Đặc biệt, nếu thấy hiện tượng ra máu cùng cảm giác đau quặn ở bụng dưới, chảy máu nhiều, âm đạo chảy máu kèm theo dải máu đông, sốt cao trên 38 độ C hoặc ớn lạnh, choáng váng,… cần gặp bác sĩ ngay.

Tốt nhất, mẹ bầu nên chú ý khám thai và siêu âm thai, khám phụ khoa định kỳ để phát hiện và giải quyết sớm những vấn đề bất thường của thai kỳ nếu có, đảm bảo sức khỏe của mẹ lẫn sự phát triển bình thường của thai nhi.