Top 12 # Xem Nhiều Nhất Mang Thai Tháng Thứ 4 Bụng Đã To Chưa Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Tobsill.com

Hình Ảnh Bụng Bầu 4 Tháng: Bụng Đã To Chưa?

Mang thai tháng thứ 4 bụng đã to chưa? – đây là vấn đề mà nhiều mẹ bầu rất quan tâm, cùng với đó là những sự thay đổi của mẹ và thai nhi trong tháng thứ 4 thai kỳ.

Bước vào tam cá nguyệt thứ 2, thai nhi đã hình thành và có sự phát triển vượt bậc.

Cùng với đó là sự thay đổi cả bên trong và bên ngoài cơ thể mẹ bầu, các mẹ đã có thể nhìn, nghe được con khi siêu âm.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu hình ảnh bụng bầu 4 tháng cùng với những thay đổi của thai nhi trong giai đoạn này.

Mang thai tháng thứ 4 bụng đã to chưa?

Nếu sức khỏe bình thường, khi mang thai tháng thứ 4 thì mẹ bầu sẽ tăng từ 2.5 đến 3kg.

Vào thời điểm này tử cung đã lớn để đáp ứng kích thước của thai nhi. Kích thước tử cung đã vượt ra ngoài xương chậu và lộ hẳn ra ngoài. Tất nhiên là kích thước bụng bầu còn tùy thuộc cơ địa mỗi người, các mẹ mang thai lần đầu, hoặc cơ thể gầy thường có bụng nhỏ hơn so với các mẹ mang thai lần sau hoặc có cơ thể mập.

Một điểm dễ nhận ra nữa là đường nâu (linea nigra), đây là đường chỉ xuất hiện trên bụng bầu và càng ngày càng đậm. Đường chỉ này sẽ mờ dẫn và hết sau khi bé được sinh và cai sữa mẹ.

Bụng bầu tháng thứ 4 chưa quá to nhưng đã rất dễ nhận ra, thường nhô hẳn ra phía trước.

Ngực của mẹ bầu cũng bắt đầu phát triển, có hiện tượng ra sữa non, mẹ bầu cần ghi nhớ để không lo lắng khi cơ thể thay đổi.

Tử cung lớn hơn gây chèn mạch máu, do đó mẹ bầu sẽ dễ gặp phải những cơn đau lưng khi mang thai.

Hình ảnh bụng bầu 4 tháng:

Xem kĩ hơn qua video:

Bụng bầu 4 tháng vẫn nhỏ có sao không?

Nhiều mẹ bầu thường lo lắng khi đã tới tháng thứ 4 mà bụng vẫn còn nhỏ, vậy điều này có nguy hiểm không?

Tùy theo cơ địa và khả năng hấp thu dinh dưỡng mà mỗi mẹ bầu sẽ có hình thể khác nhau. Điều này cũng tương tự đối với thai nhi.

Do đó, mỗi thai nhi sẽ có tốc độ phát triển và kích thước khác nhau.

Thực tế nhiều nghiên cứu cũng chứng minh việc bụng bầu to hay nhỏ không hề ảnh hưởng nhiều tới khả năng phát triển của em bé.

Nếu mẹ bầu thấy bụng bầu 4 tháng của mình nhỏ, hãy đến bệnh viện để thăm khám và xét nghiệm, như vậy sẽ có thể chắc chắn em bé có phát triển bình thường hay không.

Trên hết, hãy giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, bởi stress cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi đấy.

Sự phát triển của thai nhi trong tháng thứ 4

Vào tháng thứ 4, các bộ phận của thai nhi đã hình thành và phát triển nhanh, bạn đã có thể cảm nhận và nhìn thấy bé thông qua siêu âm.

Sự phát triển của thai nhi được tính theo từng tuần.

Thai nhi tuần thứ 14

Bắt đầu tam cá nguyệt thứ 2, kích thước của thai nhi mới chỉ bằng một nắm tay người lớn. Nhưng các bộ phận đã đầy đủ, thậm chí đã có tóc và lông cơ thể, dù vậy vị trí của các bộ phận vẫn chưa nằm đúng vị trí vốn có.

Lông này chỉ có tác dụng bảo vệ cơ thể một thời gian và sẽ rụng sau khi mô mỡ của thai nhi hình thành.

Thai nhi tuần thứ 15

Thai nhi lúc này đã có cân nặng trong khoảng 56 – 84gr và có chiều dài 11.5cm. Các bộ phận như tai, mắt dần chi chuyển về vị trí chính xác.

Thời điểm này, mẹ bầu sẽ rất bất ngờ khi thai nhi đã có thể cử động ngón tay, ngón chân, thậm chí là mút ngón tay.

Thai nhi tuần thứ 16

Vào tuần thứ 16, thai nhi trung bình có cân nặng khoảng 84 – 140g và dài từ 10 – 12.7cm.

Tốc độ phát triển của thai nhi giai đoạn này rất nhanh, bé cử động, cựa quậy nhiều hơn.

Các bộ phận trên cơ thể đã định hình rõ ràng, nếu siêu âm bạn có thể nhìn thấy được mặt của em bé. Các giác quan của bé cũng đã nhạy cảm hơn, có thể cảm nhận được những tác động từ bên ngoài vào bụng mẹ.

Thai nhi tuần thứ 17

Đây là tuần cuối cùng của tháng thứ 4, thai nhi đã nặng hơn 140g và dài hơn 12.7cm.

Lớp da của bé đã bắt đầu hình thành mô mỡ nhưng còn khá mỏng, nhịp tim của thai nhi đã đập đều đặn và có kiểm soát hơn.

Các hoạt động bên trong bụng mẹ như cử động ngón chân, ngón tay, bú, nuốt đều được thực hiện có chủ đích, tần suất nhiều hơn.

Như các mẹ thấy, tuy cơ thể vẫn chưa hoàn thiện tất cả, nhưng thai nhi tháng thứ 4 đã ổn định về trí tuệ và thể chất nhiều hơn so với 3 tháng đầu mang thai.

Những thay đổi của mẹ bầu trong tháng thứ 4 thai kỳ

Ngoài sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu cũng có nhiều sự thay đổi trong thời gian mang thai tháng thứ 4.

Bụng và ngực to hơn: các bộ phận và kích thước thai nhi đã lớn, do đó tử cung và bụng của mẹ bầu sẽ to theo để có thể đáp ứng được kích thước của bé. Ngoài ra, ngực của mẹ bầu cũng bắt đầu to ra, tuyến sữa hoạt động để chuẩn bị cho quá trình nuôi con.

Xuất hiện vết rạn da: thai nhi lớn dần và bụng to ra, điều đó cũng đồng nghĩa với việc mẹ bầu bắt đầu xuất hiện tình trạng rạn da, da khô hơn.

Ăn nhiều: qua giai đoạn ốm nghén, mẹ bầu có thể ăn thoải mái hơn, kết hợp với việc cần nhiều năng lượng, dinh dưỡng để bổ sung cho thai nhi nên mẹ bầu ăn rất nhiều. Các mẹ cần lên thực đơn khoa học để có thể ăn nhiều và đủ chất mà không bị thừa cân, béo phì.

Ngủ ngáy: thời điểm này, mẹ thường gặp các vấn đề về hô hấp, nhất là nghẹt mũi. Điều này gián tiếp khiến cho mẹ bầu bị ngáy khi ngủ. Để hạn chế, các mẹ hãy nằm nghiêng khi ngủ để thấy dễ chịu, nếu được hãy chuẩn bị gối ôm bà bầu để các tư thế được thoải mái hơn.

Những lưu ý khi mang bầu tháng thứ 4

Ngoài việc chú ý đến những thay đổi của cơ thể, mẹ bầu cũng nên có thêm một vài lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày để đảm bảo cả mẹ và bé đều phát triển khỏe mạnh.

Thực hiện đầy đủ lịch khám thai để đảm bảo thai nhi phát triển bình thường.

Mẹ bầu vẫn có thể quan hệ trong tháng thứ 4, nhưng cần tránh các tư thế khó hay thô bạo.

Chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát, bởi lúc này bụng mẹ bầu đã bắt đầu to ra, không nên chọn quần áo bó chật gây khó chịu.

Hạn chế trang điểm, bởi làn da mẹ bầu rất nhạy cảm. Nếu được, hãy dùng các loại hoa quả tự nhiên như dưa leo, cà chua để đắp mặt.

Tập các bài thể dục nhẹ nhàng, yoga để duy trì sức khỏe và sự dẻo dai.

Nghỉ ngơi thư giãn, tránh làm việc nặng hay các yếu tố gây căng thẳng, stress.

Bổ sung vitamin C đầy đủ để tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể gặp một số khó khăn nhất định như hệ miễn dịch giảm sút, thèm ăn nhiều, phù nề, tóc yếu dễ gãy rụng, dễ chảy máu cam, chảy máu chân răng, ra khí hư… Chị em nên chuẩn bị tâm lý trước.

Mang Thai Tháng Thứ 3 Bụng Đã To Chưa Và Có Lộ Rõ Bụng Không?

Mang thai tháng thứ 3 bụng đã to chưa? Thật khó để xác định bởi các chuyên gia sản khoa cho biết, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Thai nhi 12 tuần tuổi có kích thước bằng một quả quýt, nặng 15g và dài khoảng 5 cm tính từ đầu đến chân. Não của bé sẽ tiếp tục phát triển. Móng tay và móng chân, dây thanh âm và cuối cùng là ruột sẽ bắt đầu hình thành trong tuần thứ 12 này. Cũng tại thời điểm này, vì thận đã bắt đầu hoạt động nên sau khi hấp thụ chất dinh dưỡng từ nước ối, cơ thể bé có thể lọc và đào thải những chất dư thừa dưới dạng nước tiểu.

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, do tình trạng thai nghén, nhiều bà bầu ít tăng cân hoặc không tăng cân, nhưng nhìn chung vẫn tăng được khoảng đến 2 kg.

Như vậy, khi mang thai đến tháng thứ 3, thai nhi còn rất nhỏ và mức tăng cân nặng của mẹ bầu cũng mới chỉ rất ít. Do đó, hầu như mẹ sẽ chưa lộ bụng ở giai đoạn này. Với những mẹ vốn có chế độ dinh dưỡng thai kỳ hợp lý thì 3 tháng đầu thật khó để nhận ra được bạn đang mang thai.

Một người phụ nữ có kích thước vòng 2 thay đổi ở mức độ nào khi mang bầu? Liệu mang thai tháng thứ 3 bụng đã to chưa? Thật khó để xác định bởi các chuyên gia sản khoa cho biết, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể như:

Cơ địa của từng mẹ (tạng người): Những mẹ có dáng người cao ráo, thon gọn thì khi bầu bụng sẽ không lộ nhiều. Ngược lại những người thấp, tròn trịa sẵn thì khi có thai bụng nhìn rõ hơn hẳn.

Lượng nước ối trong cơ thể mẹ cũng ảnh hưởng đến kích thước bụng bầu: Nước ối càng nhiều thì bụng càng to, đồng nghĩa với việc thai nhi được bảo vệ an toàn hơn. Còn lượng nước ối ít hơn thì bụng sẽ nhỏ hơn, nguy cơ thai nhi bị nhiễm trùng cũng tăng lên.

Số lần mang thai: Những người mang thai lần đầu thì bụng sẽ gọn hơn so với những lần mang thai tiếp theo, bụng to hơn do tử cung bị giãn, các cơ ở bụng cũng lỏng lẻo hơn.

Mang thai tháng thứ 3, hầu như mẹ bầu sẽ cảm thấy khó chịu hơn với các hiện tượng phổ biến như táo bón, đầy hơi, đau đầu. Nhưng cũng ở thời điểm này mẹ sẽ cảm nhận rõ rệt hơn rằng bé đang lớn lên với những thay đổi về kích thước và hình dạng của cơ thể. Thời điểm này, người mẹ cần hết sức chú ý đến thể trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, thời gian nghỉ ngơi, nhằm hỗ trợ tốt nhất cho phát triển của thai nhi.

Ở giai đoạn này, hãy cố gắng gạt bỏ kiểu tư duy “ăn cho hai người”, ăn thật nhiều vì muốn tốt cho bé. Thay vào đó, mẹ cần chú trọng ăn đa dạng, đủ chất và áp dụng nguyên tắc dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng như sau:

Ăn 5 phần hoa quả và rau mỗi ngày để bổ sung vitamin, chất khoáng, chất xơ cho cơ thể

Bổ sung các thức ăn có tinh bột trong mọi bữa ăn (cơm, ngũ cốc, bánh mỳ…)

Sử dụng các sản phẩm từ sữa ít béo

Sử dụng các loại thịt, cá tươi sạch và các loại thức ăn giàu protein khác như trứng, các loại đậu. Các loại thực phẩm này cung cấp nhiều protein, sắt và folate. Sử dụng các loại cá có mỡ ít nhất một lần mỗi tuần để bổ sung acid béo không no Omega-3 cho cơ thể.

Tránh sử dụng thực phẩm và đồ uống có nhiều đường, béo và muối như nước đường, thực phẩm chế biến sẵn

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ bà bầu sẽ có xu hướng mệt mỏi và buồn ngủ hơn do sự gia tăng liên tục của hormone progesterone trong cơ thể. Đồng thời, nó cũng khiến cho bà bầu có các triệu chứng đau ngực, đầy bụng, táo bón, đi tiểu nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của bà bầu.

Với các mẹ đang trong tình trạng này có thể áp dụng tư thế ngủ nghiêng bên trái để lưu thông máu tốt nhất cho thai nhi, tử cung và thận của bạn. Ngoài ra, bạn có thể ôm một chiếc gối ngủ để giúp ngủ tốt hơn.

Ngoài ra mẹ cũng nên dành thời gian luyện tập vận động và thể dục nhẹ nhàng để có được cơ thể khỏe mạnh, cũng như dễ cho quá trình sinh nở hơn.

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Mang Thai 10 Tuần Bụng Đã To Chưa

Mang thai 10 tuần bụng đã to chưa?

Sự phát triển của con trong khi còn nằm trong bụng mẹ, luôn là sự quan tâm hàng đầu của các ông bố bà mẹ. Mỗi ngày thức dậy bạn đều tò mò xem bụng mình có to hơn chút nào không. Tò mò về sự phát triển của con qua những cột mốc quan trọng của thai kỳ.

Và cột mốc 10 tuần tuổi đánh dấu một sự trưởng thành của tế bào thai nhi. Lúc này mẹ đã không còn bị hành hạ nhiều bởi những trận ốm nghén.Thay vào đó là sẽ bắt đầu ăn được nhiều hơn và cảm thấy khỏe hơn. Và bắt đầu có dấu hiệu tăng cân nhẹ.

Nhiều mẹ luôn tự hỏi nhau rằng “mang thai 10 tuần bụng đã to chưa”. Các bạn đừng vội lo lắng về điều đó, vì thai nhi phát triển ở tuần thứ 10 chưa làm bạn có thể ra dáng bụng bầu đâu. Thai nhi lúc này chỉ làm cho vòng eo của mẹ có sự thay đổi chút ít. Ngoài ra hiện tượng đau lưng, nhức đầu và đi tiểu nhiều sẽ tăng lên.

Có một điều khá đặc biệt mà các mẹ thường không để ý. Đó là lần mang thai lần thứ hai, ở giai đoạn 10 tuần tuổi, bụng sẽ to hơn lần thứ nhất. Bởi trước đó người phụ nữ đã trải qua một lần sinh đẻ, nên bụng có hiện tượng bị xồ hơn.

Bạn cũng đừng quá lo lắng, ở những giai đoạn 10 tuần tuổi, vì bụng chưa to lên nhiều, nên việc di chuyển với mẹ bầu vẫn khá là dễ dàng. Trong giai đoạn này, phụ nữ có thai cần quan tâm nhiều hơn về chế độ dinh dưỡng, vận động nhẹ nhàng, tránh làm việc quá sức ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi.

Sự phát triển của thai nhi 10 tuần tuổi

– Thai nhi lúc này đã có thể phát hiện được giới tính nhưng cũng có nhiều trường hợp ngoại lệ, lúc này nó to bằng quả quýt bé với trọng lượng 4 gram. Từ giai đoạn này trở đi nếu không có gì bất thường, thì thai nhi đã qua giai đoạn có nguy cơ dị tật bẩm sinh.

– Trong giai đoạn này trở đi não và hộp sọ của bé phát triển mạnh mẽ, mí mắt hình thành để bảo vệ mắt.

– Thai nhi bắt đầu cử động chân tay, có thể uốn con nghịch ngợm trong bụng mẹ. Tuy nhiên thì thai nhi vẫn còn nhỏ nên sự cử động này mẹ vẫn chưa cảm nhận được nhiều.

– Bắt đầu từ thời điểm này trở đi thì tủy sống của bé, sẽ sản sinh ra bạch cầu. Một sắc tố rất cần cho cơ thể giúp thai nhi khỏe mạnh và tăng trưởng tốt.

Những thay đổi của mẹ khi mang thai 10 tuần tuổi

Không chỉ có bé mới có những thay đổi rõ rệt, mà mẹ cũng bắt đầu có nhiều thay đổi về cơ thể. Nhưng mẹ yên tâm những thay đổi này không phải là tác động tiêu cực, mà ngược lại nó sẽ là những niềm vui mới khi cảm nhận rõ hơn được sự phát triển của con.

– Mẹ bầu sẽ đẹp lên, bởi làn da sẽ căng và mịn hơn, mụn sẽ mất đi. Do lượng máu trong cơ thể mẹ tăng lên khiến cho da dẻ mẹ mịn màng và rạng rỡ hơn

– Các vùng da nách, bẹn, cổ của mẹ có dấu hiệu đậm hơn mức bình thường. Đây là một triệu chứng hết sức bình thường ở các bà bầu. Nó sẽ mất đi sau khi sinh bé.

– Tâm trạng của mẹ sau khi tuần thứ 10 cũng được cải thiện hơn rất nhiều. Vui vẻ hơn, thoải mái hơn và bắt đầu sẵn sàng với những tháng ngày chào đón con yêu. Tuy nhiên thì tình trạng dễ xúc động ở mẹ vẫn sẽ đi theo xuyên suốt thai kỳ.

Những thực phẩm cần bổ sung khi mang thai 10 tuần tuổi

Trong thời gian này việc liên tục bổ sung năng lượng sau những tháng ngày ốm nghén là hết sức cần thiết. Chất dinh dưỡng trong giai đoạn này sẽ dễ hấp thụ cho mẹ và bé. Lưu ý cần cung cấp đầy đủ những chất sau:

– Sử dụng các loại sữa chua và các loại hoa quả để tăng lượng canxi và chất xơ. Đảm bảo các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai.

– Các loại thịt: Cần bổ sung các loại thịt chứa nhiều protein như: thịt bò, thịt gà. Đó là những thực phẩm tốt cho bà bầu trong quá trình mang thai.

Bầu Mấy Tháng Thì Thấy Bụng, Thai 5 Tháng Đã Thấy Bụng Chưa?

Có thai 2 tháng bụng to hơn bình thường một chút, khí hư ra nhiều, qua tháng thứ 3 bụng bắt đầu nhô ra cho đến tháng thứ 5 bụng sẽ lộ ra rõ, bà bầu có thể thấy chướng bụng và tiêu hóa không tốt. Sự phát triển của bé và những biến đổi ở cơ thể mẹ bầu Trong buồng tử cung của mẹ, bé được bao bọc bằng một túi có chứa nước gọi là nước ối. Nhờ có túi ối nên dù mẹ có đi…

Có thai 2 tháng bụng to hơn bình thường một chút, khí hư ra nhiều, qua tháng thứ 3 bụng bắt đầu nhô ra cho đến tháng thứ 5 bụng sẽ lộ ra rõ, bà bầu có thể thấy chướng bụng và tiêu hóa không tốt.

Sự phát triển của bé và những biến đổi ở cơ thể mẹ bầu

Trong buồng tử cung của mẹ, bé được bao bọc bằng một túi có chứa nước gọi là nước ối. Nhờ có túi ối nên dù mẹ có đi lại, va chạm, bé vẫn được nâng đỡ nhẹ nhàng. Mẹ nuôi bé thông qua rau thai (còn gọi là nhau thai). Rau thai bám vào thành tử cung, lấy chất dinh dưỡng và ôxy từ máu mẹ, đưa qua dây rốn vào máu của bé. Nhờ vậy mà từ khối tế bào nhỏ xíu ban đầu, bé dần dần thành hình và phát triển.

Mang trong mình một em bé, cơ thể mẹ dĩ nhiên phải trải qua nhiều thay đổi lớn. Cơ thể mỗi người mẹ thích ứng với việc mang thai theo cách riêng và mỗi lần mang thai có thể cũng khác nhau, do đó chúng tôi mô tả cả những thay đổi khi mang thai tất yếu và những hiện tượng chỉ một số phụ nữ gặp. Khi bàn về cơ thể mẹ bé, chúng tôi sẽ dùng từ “bạn” để gọi mẹ bé, mong rằng các ông bố không nhầm thành cơ thể mình.

Trước tiên, cần giới thiệu với các bạn cách gọi “thai bảy tuần”, “thai ba tháng”… Đây là tuổi thai, tính từ ngày bắt đầu đợt hành kinh cuối cùng. “Thai 12 tuần” có nghĩa là từ ngày bắt đầu đợt hành kinh cuối đến nay được 12 tuần. (Dĩ nhiên em bé nhỏ hơn 12 tuần vì việc thụ thai xảy ra sau đợt hành kinh cuối cùng đó).

Các tháng đầu thai kỳ

Bầu 1 tháng bụng đã to chưa? Với phần đông chị em thường không thấy dấu hiệu của bầu bí. Tuy vậy cũng có một số ít người có triệu chứng giống như bị ốm.

Đến tháng thứ hai, cơ thể bà bầu bắt đầu có dấu hiệu “phát nhiệt”, cảm thấy mệt mỏi, đi tiểu nhiều, bầu ngực to lên, núm vú nhạy cảm hơn, vòng 2 to hơn bình thường, khí hư ra nhiều.

Tháng thứ ba, mẹ bầu sẽ thường xuyên bị táo bón hoặc tiêu chảy, số lần tiểu tiện tăng lên, nhìn thấy bụng nhô rõ hơn. Đồng thời, kích thước bầu ngực tăng hơn trước, đầu vú trở nên sậm màu.

Giai đoạn giữa thai kỳ

Bước sang tháng thứ tư của thai kỳ, cơ thể và tâm lý ổn định khiến mẹ bầu cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Trong tháng này, số lần tiểu tiện của mẹ bầu vẫn tiếp tục tăng lên và âm đạo tiết dịch càng nhiều. Đây cũng là giai đoạn mẹ bầu và bé yêu trong bụng cần được bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ.

Tháng thứ năm, bụng bầu bắt đầu lộ ra rất rõ bởi trọng lượng cơ thể của mẹ bầu cũng tăng lên đáng kể. Đồng thời, tử cung “nở” lớn hơn, tạo lực chèn lên phần bụng phía trên khiến mẹ bầu hay cảm thấy chướng bụng và tiêu hóa không tốt.

Tháng thứ sáu, bụng càng ngày càng phát triển lớn hơn nữa, đi kèm với cân nặng của mẹ bầu cũng tiếp tục tăng thêm. Ở tháng này, mẹ bầu luôn cảm thấy vùng thắt lưng bị đau mỏi và rất dễ có cảm giác mệt rã rời.

Giai đoạn mang thai cuối thai kỳ

Tháng thứ bảy, tử cung phát triển lớn hơn nữa, thân hình mẹ bầu có sự thay đổi rõ rệt. Bên cạnh đó, mẹ bầu sẽ hay bị “chuột rút” ở cẳng chân, bí tiện, vùng lưng và vùng bụng đau buốt.

Ở tháng này, mẹ bầu nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe thường xuyên hơn và xin ý kiến tư vấn của bác sỹ nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Tháng thứ tám, mẹ bầu bắt đầu chửa “vượt mặt”, cân nặng cơ thể tăng nhiều, cử động tương đối nặng nề, khó khăn. Lúc này, cơ thể bắt đầu có hiện tượng phù thũng.

Những dấu hiệu cuối thai kỳ cần đề phòng

Mẹ bầu cần chú ý đến hiện tượng phù thũng: cần quan sát xem hiện tượng này trong giai đoạn cuối thai kỳ có đi kèm với các triệu chứng: mắt hoa đầu choáng, tim đập nhanh, thở gấp không, nếu có thì phải nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra vì có thể đây là dấu hiệu của 1 tình trạng nguy hiểm gọi là tiền sản giật.

Chứng phù trở nên nặng nề hơn như chân, mắt cá chân, bàn chân, bàn tay và khuôn mặt của bạn có thể sẽ ngày càng phù và trong như bị ứ nước, đặc biệt là vào những ngày cuối cùng của kỳ thai nghén.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, do lượng nước ở các mô tăng lên quá nhiều, hoặc do nội tiết tố trong thai kỳ làm cho thận ứ Natri, từ đó gây ứ nước trong cơ thể.

Ngoài ra, có thể do sự lưu thông máu bị chậm lại, hay mẹ bầu đứng quá lâu, nhất là khi trời nóng, làm cho chất lỏng tụ lại ở cổ chân. Cao huyết áp thai kỳ cũng là tác nhân gây nên tình trạng này, vì sẽ đưa dịch từ máu vào mô gây phù.

Các vết rạn xuất hiện nhiều hơn: nếu may mắn chưa bị rạn da vào 3 tháng trước, rất có thể những tháng cuối cùng này bạn sẽ phải đối mặt các vết rạn xấu xí, vì đây là vấn đề xảy ra ở hầu hết thai phụ. Cách tốt nhất để hạn chế rạn da là giữ cho cơ thể không mất nước và chăm sóc da bằng 1 loại kem giữ ẩm an toàn.

Những chuyển động đầu tiên của em bé thường xuất hiện vào khoảng tuần thứ 20 và từ đó các chuyển động ngày càng mạnh mẽ hơn. Bạn thậm chí có thể thấy những đường lượn sóng trên bụng, xuất hiện hình dạng bàn chân, bàn tay thậm chí là khuỷu tay. Lúc đầu bạn sẽ thấy hơi kỳ lạ nhưng thời gian sau đó, nó sẽ nhắc nhở bạn rằng có một sinh linh đang lớn lên trong cơ thể bạn.

Mang thai mấy tháng thì biết trai hay gái?

Nếu bạn đang tò mò về giới tính của em bé, có nhiều câu chuyện xung quanh chiếc bụng bầu giúp bạn có thể dự đoán. Chẳng hạn như khi bụng của bạn nhỏ, gọn thì đó là một bé trai, còn nếu bụng bạn tròn, to thì đó là một bé gái. Nhưng tất cả chỉ là những kinh nghiệm dân gian truyền lại và bà bầu dùng đó để dự đoán cho vui mà thôi.

Tóm lại, có thai 2 tháng bụng to hơn bình thường một chút, khí hư ra nhiều, qua tháng thứ 3 bụng bắt đầu nhô ra cho đến tháng thứ 5 bụng sẽ lộ ra rõ, bà bầu có thể thấy chướng bụng và tiêu hóa không tốt. Trong thai kỳ mẹ bầu cần chú ý đến hiện tượng phù thủng và rạn da mẹ nhé!

tu khoa:

có thai 2 tháng bụng to như thế nào

mang thai mấy tháng thì biết trai hay gái

bà bầu tháng thứ mấy thì tiêm phòng

mang thai may thang thi co sua

bầu 2 tháng bụng đã to

bụng bầu 3 tháng như thế nào

bụng bầu 3 tháng đã to chưa

có thai bụng to ở đâu