Mang thai tháng thứ 4 bị ra máu khiến nhiều bà bầu phải “hoảng hồn”. Theo các chuyên gia, ra máu khi mang thai là dấu hiệu nguy hiểm, cần đến gặp bác sĩ để có chuẩn đoán chính xác nhất.
Mang thai tháng thứ 4 ra máu có nguy hiểm không?
Ra máu khi mang thai là chuyện rất phổ biến và có tới 30% phụ nữ gặp phải tình trạng này. Một nửa trong số đó vẫn có thể tiếp tục sinh những em bé khỏe mạnh, còn nửa còn lại có nguy cơ bị sẩy thai. Thời gian các bà bầu hay bị ra máu nhất là thời kì đầu của thai kỳ.
Một vài phụ nữ chỉ bị ra máu một lần, có người bị chảy máu trong suốt thời kì mang thai. Máu ra có thể chỉ là đốm nhỏ, vệt dài hoặc mất rất nhiều máu.
Bất cứ trường hợp ra máu nào xảy ra khi thai ít hơn 24 tuần đều có thể là biểu hiện của nguy cơ sảy thai. Sau 24 tuần, đây có thể là biểu hiện của xuất huyết.
Vì thế, theo các chuyên gia, bà bầu mang thai tháng thứ 4 bị ra máu là cực kì nguy hiểm. Cần đến gặp bác sĩ để nghe tư vấn và có cách điều trị kịp thời. Các lời khuyên và kinh nghiệm chia sẻ chỉ mang tính chất định hướng.
Mang thai tháng thứ 4 bị ra máu khiến nhiều bà bầu phải “hoảng hồn”
Dấu hiệu phải đi khám ngay
– Có bất kỳ hiện tượng chảy máu nào trong thai kỳ.
– Cảm thấy những cơn co bóp hay đau.
– Nhận thấy thai nhi không cử động hoặc cử động khác thường.
– Thân nhiệt tăng. Nhiệt độ cơ thể bình thường nằm trong khoảng từ 36.1 đến 37.3 độ C
– Chảy máu dữ dội, có máu cục hoặc nhận thấy có vài mẫu mô lẫn trong đó.
– Thấy chóng mặt, xỉu hay choáng váng.
– Thấy khó thở hoặc bị đau ở vai.
– Có tiền sử nạo phá thai và có biểu hiện chảy máu dữ dội, thân nhiệt cao hay đau bất thường.
– Một số phụ nữ đi khám phụ khoa sau khi có hiện tượng chảy máu mới phát hiện là mình đang mang thai. Điều nảy phổ biến ở những người có kinh nguyệt không đều và không dùng biện pháp tránh thai.
Nên làm gì khi bị chảy máu trong thai kỳ?
– Kiểm tra lại tiền sử bệnh tật và sức khỏe sinh sản của bạn.
– Khám phụ khoa.
– Thực hiện các xét nghiệm máu bao gồm thử thai, huyết đồ và đánh giá nhóm máu. Cần tìm hiểu yếu tố Rh, đặc biệt là đối với bà bầu có Rh âm tính và thai nhi có Rh dương tính.
– Thử nước tiểu để nhận biết một số bệnh hoặc nhiễm trùng nếu có.
– Siêu âm để theo dõi thai nhi, vị trí phôi đã làm tổ và có những vấn đề khác dẫn đến chảy máu hay không. Nếu bạn đang trong ba tháng đầu của thai kỳ, bạn có thể cần uống nhiều nước để thấy rõ được tử cung khi siêu âm.
An Nguyên