Top 12 # Xem Nhiều Nhất Mang Thai Sớm Sau Mổ Đẻ Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Tobsill.com

Hậu Quả Của Mang Thai Sớm Sau Mổ Đẻ

Nguyên nhân của việc mang thai sớm sau khi mổ đẻ có thể là do bạn vỡ kế hoạch hay do mong muốn có thêm một đứa con nữa vì lo mình đã lớn tuổi. Nhưng dù vì bất cứ lý do gì thì bạn cũng nên biết rằng việc làm này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và của con.

1. Hậu quả đối với mẹ bầu

– Nguy cơ nứt vỡ tử cung: Đây là nguy cơ đầu tiên mà thai phụ gặp phải khi mang thai quá sớm sau mổ đẻ. Nguy cơ này sẽ tăng cao nếu lần mang thai tiếp theo cách thời gian sinh mổ 6-9 tháng.

– Sức khỏe của mẹ bầu giảm sút: Trong lần sinh mổ đầu tiên, mẹ bầu đã mất rất nhiều máu bởi sinh mổ mất nhiều máu gấp đôi những ca sinh thường. Vì thế, với những phụ nữ sinh mổ trong lần mang thai đầu tiên, nếu muốn sinh con nữa, họ cần phải đợi thêm ít nhất hai năm trở lên để cơ thể phục hồi lại lượng máu đã mất và sức khỏe hoàn toàn ổn định. Nếu mẹ bầu mang thai quá sớm, cơ thể mẹ bầu sẽ yếu và giảm sức đề kháng. Mẹ bầu cũng sẽ không có nhiều thời gian để dưỡng thai tốt vì còn phải chăm sóc con nhỏ.

– Ngoài ra, thai phụ cũng đứng trước nguy cơ vết mổ bị nhiễm trùng, nhau tiền đạo, nhau bong non.

2. Nguy cơ cho con

– Trẻ bị sinh non, nhẹ ký, vàng da, thính giác kém: Thai nhi sẽ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết do cơ thể người mẹ còn yếu và đang tiết sữa cho bé đầu. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến thai nhi kém phát triển về mặt trí tuệ, thể chất khi trẻ lớn lên.

– Nguy cơ mất nguồn sữa mẹ: Em bé đầu đang trong thời gian bú sẽ có nguy cơ mất nguồn sữa mẹ bởi khi mẹ mang thai thì sữa sẽ loãng đi và mất các chất dịnh dưỡng. Điều này làm cho em bé đầu suy giảm sức để kháng cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Có Thai Sớm Sau Lần Sinh Mổ

Gui cac ban, duoi day la cau hoi toi vua moi gui den bac si cua webtretho, nhung toi nghi cac ban cung co nhieu kinh nghiem tu viec nay. Toi rat can nhung ch dan va tu van cua cac ban, cang som cang tot.

Xin cam on.

Thưa Bác Sĩ, Tôi 29 tuổi, mới sanh mổ bé đầu tiên được 6 tháng. Nguyên nhân là ” thiểu ối”. Nay tôi có thai lại. Tôi chỉ mới thử que( thấy hiện 2 gạch). Ngày kinh cuối của tôi là 19/1/2003. Xin hỏi Bác sĩ: – Ngày kinh tôi như thế có chắc là có thai/ – Chỉ mới sáu tháng sau khi sanh, mà lại sanh mổ. Như vậy nếu có thai có nguy hại gì đến sức khỏe mẹ và con không? Vết mổ của tôi có lành hẳn chưa? Có nguy cơ bị rách vết thương không? Có dễ bị sanh non không? – Nếu việc có thai này không an toàn tôi có thể “điều hòa” không? Như vậy có ảnh hưởng đến việc sanh con sau này không? Tôi đã có tiền sử sẩy thai 2 lần. Cách đây 3 và 4 năm, khi thai được 10 và 12 tuần. – Tôi nghe nói đã có thuốc uống phá thai khi thai còn nhỏ sẽ ít nguy hiểm hơn. Ở đâu có phương pháp đó? – Thông thường sau khi sanh mổ thì bao lâu có thai lại thì an toàn nhất? Và có chế độ chăm sóc gì đặc biệt không? Xin Bác Si trả lời tôi càng sớm càng tốt, vì hiện nay tôi rất phân vân. Xin Cám ơn. Hạnh Dung

Tigon mới sinh Tít được gần 7 tháng thôi và sinh mổ. Tigon đã đi tư vấn bác sĩ. Bác sĩ sau khi kiểm tra sức khỏe của mình và tính tháng giữa 2 lần sinh thì nói có thể để đẻ được nhưng chắc sẽ phải dùng thêm thuốc để dãn dạ con và da bụng, tránh không bị nứt sẹo. Hơn nữa cũng không được ăn nhiều vì em bé trong bụng sẽ không được phát triển to. Tuy nhiên hôm vừa rồi siêu âm chưa thấy gì vì mình cũng mới bị dính khoảng 10 ngày thôi. (chưa bị trễ ngày nào nhưng thấy người khác khác, mình thử que). Anh bác sĩ cũng nói cứ để thêm 10 ngày nữa rồi quyết định.

Tigon muốn thao khảo ý kiến của các mẹ về chuyện này. Hiện mình vẫn còn đang rất khó xử không biết nên làm thế nào. Nếu để đẻ tiếp thì thương Tít còn bé, Tít cần mẹ chăm sóc nhiều. Mình thì ko muốn cai sữa cho Tít vì cô nàng chẳng chịu ăn sữa ngoài, nay cai sữa mẹ nữa thì…thiệt thòi quá. Mà nếu không cai sữa thì mình sẽ thành 1 người ăn nuôi 3 người, mà bác sĩ lại nói không được ăn nhiều, mình sợ em bé trong bụng sẽ không có đầy đủ chất, sinh ra lại nhỏ và yếu thì nuôi cũng khổ lắm, mà khổ thân cho cả nó nữa. Nhưng cứ nghĩ đến phương án bỏ đi mình lại nhìn thấy ánh mắt của Tít, nghe thấy tiếng cười của Tít và cảm thấy những cử chỉ âu yếm của bé, lại thương em bé trong bụng, lại nghĩ nó cũng sẽ là một đứa bé xinh xắn, ngoan ngoan, lanh lợi như Tít,… Tóm lại là càng nghĩ càng khó quyết định

Các mẹ cho Tigon ý kiến với. Tigon cũng cảm ơn mẹ Rennes, mẹ Sóc-Nhím, mẹ Bo dễ thương và mẹ Candy đã động viên, chia sẻ với Tigon chuyện này.

Để nuôi bé trong bụng mẹ tốt thì bạn chú ý nhiều đến khẩu phần ăn của mình , cân đối các thành phần để bé phát triển tốt mà mẹ lại tăng cân không nhiều (thường tạm tính thì 0.5kg/tháng trong 3 tháng đầu, 1kg/tháng trong 3 tháng giữa va 2kg/tháng trong 3 tháng cuối). Để tránh nứt da bụng, vết mổ cũ thì bạn có thể dùng kem dưỡng Vergeturine của Pháp đi, thuốc này tốt hơn Happy Event rất nhiều , mình dùng thấy cải thiện được cả những vết nứt cũ đấy. Chờ tin vui của mẹ Tít.

Mình có cô bạn hàng xóm bằng tuổi. Mổ đẻ đứa lớn được 6,7 tháng tuổi thì bé bị rối loạn tiêu hoá liên tục, chữa thuốc mãi ko được. Có người nghi là bé bú sữa non (sữa của bà bầu) nên bị đi ngoài, cô bạn mình mới đi xét nghiệm nước tiểu ( lúc đó chưa có que bán sẵn ) thì biết có thai 3 tháng mặc dù chưa hề có kinh nguyệt trở lại và ko nghén, ko có biẻu hiện gì khác thường cả. Thai 3 tháng nên ko có cách lựa chọn nào ngoài quyết định để đẻ. Lúc đấy đành cai sữa em bé và em bé ko bị rối loạn tiêu hoá nữa. Kinh tế nhà cô bạn cũng khó khăn nên chẳng thấy bs giới thiệu thuốc gì như bạn nói. BS chỉ dặn là ko được ăn nhiều và tuyệt đối ko được tẩm bổ tránh để thai phát triển to. Bạn mình xác định trước là đứa bé sẽ rất còi cọc vì mỗi bữa chỉ được ăn 1 bát cơm. Lúc chuyển dạ (sinh ở viện 354) đang đợi bs gây mê đến phòng mổ thì đã đẻ thường rồi, đẻ nhanh đến nỗi chưa kịp làm vệ sinh đã đẻ (vì xác định mổ). Đứa bé nặng 3,5 kg. Lúc này anh chồng bạn mới khai ra là xót vợ quá nên mỗi đêm đi làm về lén cho vợ ăn 2 quả trứng vịt lộn. Nói chung là tất cả mọi người thân và ê kíp ca trực hôm đấy đều thở phào nhẹ nhõm và phải công nhận là sự may mắn đến hiếm có.

Mẹ Cuti cũng đã viết ra hết những ý tưởng rồi, Tigon cũng suy nghĩ lại cho thật kỹ càng nha. Còn chuyện này mình viết ra không phải là dọa Tigon, mà mình lo sợ thật sự bởi vì trước đây mình có đọc báo thấy có nhiều người cũng làm ĐHKN mà sau này chẳng thể nào có con được nữa.

Chúc Mẹ Tít có quyết định đúng đắn cho Mẹ và cho cả bé Tít nữa. Có gì thì post lên cho mọi người biết ý kiến với nha.

Neu nhu be Tít nha Tigon duoc 1 tuoi hay tuoi ruoi thi do biet may. Du sao thai cua tigon cung chi moi hon 10 ngay rat de de ma quyet dinh. Day con la suc khoe cua me, be va hanh phut cua gia dinh nua. Hy vong ban co quyet dinh sang suot.

Mẹ Chip có chị bạn người Đức, nay chị ấy đã có 4 con đều sinh mổ. Khi có bầu đứa thứ 4, BS không cho phép để, vì dạ con đã có nhiều sẹo và bụng cũng đã có nhiều sẹo – chị ấy khẳng định là “Chẳng có lý do gì mà không chó nó ra đời” – thế là chị ấy quyết định sinh con. BS khuyên ăn ít đi vì sợ đứa bé to quá – chị ấy bảo vô lý (theo ý chị ấy chỉ chú ý đến chủng loại thức ăn thôi chứ không phải hạn chế ăn). BS VN lo lắng lắm. Nhưng rồi mọi việc đều rất tốt đep. Chỉ có điều phải chịu đựng những vấn đề sau: – Khi bụng lớn, da bụng bị nứt nhiều – chị ấy bảo là đau lắm – vấn đề này các loại thuốc, kem chỉ làm giảm vết nứt thôi. – Vì chỉ lựa chọn một vài loại thức ăn, nên nhiều khi thèm các loại khác lắm Bây giờ đứa bé đã 6 tuổi và đã nói được cả hai thứ tiếng Đức và Việt

Muốn Có Thai Sớm Sau Sinh Mổ

2. Lần đầu đã sinh mổ thì lần thứ 2 tôi có thể sinh thường được không, hay bắt buộc phải sinh mổ tiếp?

3. Tôi sinh cháu xong được 4 tháng thì đặt vòng, giờ nếu tháo vòng thì tỉ lệ có con có lâu không, vì tôi thấy nhiều người tháo vòng ra nhưng rất lâu vẫn chưa có em bé?

4. Cháu đầu của tôi là bé trai, vì vậy tôi rất muốn sinh một cháu gái. Xin hỏi có cách nào canh trứng rụng để có thể sinh được bé gái? Và nếu cần thì có thể đi khám bác sĩ ở đâu?

( THUY NGUYEN)

– Trả lời của Phòng mạch Online:

Một phụ nữ sau khi mổ lấy thai khi có thai lại thường được gọi là có vết mổ cũ (VMC) và thuộc nhóm nguy cơ cao vì có nguy cơ bị nứt, vỡ tử cung cao hơn so với những thai phụ không có VMC.

Trên một người có VMC, nguy cơ nứt, vỡ tử cung sẽ gia tăng trong các trường hợp:

(1) Đường rạch tử cung để lấy thai nhi là đường dọc thân sẽ có nhiều nguy cơ bị nứt, vỡ tử cung trong thai kỳ hơn đường rạch ngang đoạn dưới tử cung.

Có hai loại đường rạch vào buồng tử cung: đường ngang đoạn dưới tử cung (chiếm đa số, 90%) và đường dọc thân tử cung (trong một số trường hợp khó như nhau tiền đạo, ngôi ngang, nhân xơ tử cung to đoạn thân eo).

(2) Thời gian từ lúc mổ tới khi có thai quá sớm (dưới 16 tháng)

(3) Số lần mổ lấy thai: mổ lấy thai trên hai lần nguy cơ nứt vỡ tử cung nhiều hơn một lần.

(4) Nhiễm trùng vết mổ

Do đó, đối với các thai phụ có VMC:

(1) Giữ giấy xuất viện lần mổ lấy thai và đem theo khi đi khám thai lần kế tiếp và khi sinh.

(2) Khám thai định kỳ để kịp thời phát hiện các nguy cơ nứt vỡ tử cung.

Trong trường hợp của chị:

– Đã mổ lấy thai lần 1 có thể vì con to (con 4kg)

– Đường mổ nhiều khả năng đường ngang đoạn dưới tử cung

– Thời gian mổ 15 tháng

Như vậy, chị có thể có thai lại nhưng không có nghĩa là hoàn toàn an toàn. Nguy cơ nứt vỡ vẫn có thể xảy ra với tỉ lệ thấp. Ngoài ra, trên người có VMC còn có các nguy cơ khác như nhau cài răng lược, nhau tiền đạo…

Chị có thể theo dõi sinh ngã âm đạo nếu:

– Ước lượng cân thai nhỏ hơn lần 1

– Thai lần 2 không có vấn đề bất thường

– Khung chậu kích thước bình thường

– Diễn tiến vào chuyển dạ không có dấu hiệu bất thường

– Thường trong các trường hợp này, trong giai đoạn sổ thai sẽ được giúp sinh bằng giác hút hay kìm để giảm bớt khả năng nứt vỡ tử cung.

Thường sau khi lấy vòng ra, khả năng có thai gần như bình thường. Tuy nhiên có một số trường hợp có tình trạng nhiễm trùng đường sinh dục khi đặt vòng thì có khả năng tai vòi bị tổn thương dễ có nguy cơ bị thai ngoài tử cung hay hiếm muộn. Chị cứ để có thai tự nhiên. Khi có dấu hiệu có thai nên đi khám sớm để loại trừ khả năng thai ngoài tử cung. Còn nếu sau một năm chưa có thai thì đi khám hiếm muộn.

Vấn đề canh con trai con gái không được phép của pháp luật.

ThS.BS NGUYỄN HỒNG HOA(giảng viên bộ môn sản BV ĐH Y dược TP.HCM)

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn cho những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân… Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe xin gửi về địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, xin bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Xin chân thành cảm ơn!

B.CHÂU thực hiện

Có Thai Sau Mổ Đẻ Bao Lâu Thì An Toàn?

Mang thai sớm sau sinh mổ có thể do các bà mẹ vỡ kế hoạch, do thiếu hiểu biết… nhưng hậu quả của nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bà mẹ và em bé sau này. Vậy để mẹ khỏe con sinh chị em nên có bầu bao lâu sau sinh mổ?

Mổ đẻ được các bác sĩ sản khoa tiến hành như sau: Sau khi thai phụ đã được gây tê, thử phản ứng, bác sĩ sẽ rạch một đường chừng hơn 10 cm trên da bụng dưới, rồi đến các lớp mô, và chạm tới tử cung. Chỉ trong vài giây, em bé được đưa ra khỏi túi ối kèm theo dây rốn và cả nhau thai.

Có thai sau mổ đẻ bao lâu thì an toàn?

Các mẹ chú ý thời gian tốt nhất sau sinh mổ là từ 3 đến 5 năm mới nên sinh con tiếp theo. Bởi sau sinh mổ 3 đến 5 năm, cơ thể người mẹ mới phục hồi tốt sau thai kỳ và nuôi con nhỏ, khoảng thời gian đó đủ để liền vết sẹo ở tử cung người mẹ để mang thai lần sau được an toàn.

Có thai sớm sau sinh mổ để lại hậu quả gì?

Sau sinh mổ mà dính bầu ngay thì người mẹ thường phải đối mặt với những nguy cơ như dễ bị nứt vỡ tử cung; rạn vết thương, nứt và xuất huyết rất cao. Nếu lần mang thai tiếp, cách thời gian sinh mổ 6-9 tháng, thì việc phải phá bỏ thai là hoàn toàn khó tránh khỏi. Trong trường hợp có thể để đẻ thì em bé cũng dễ bị sinh non, hoặc khi sinh bị nhẹ cân, vàng da, thính giác kém. Khi lớn lên những đứa trẻ này cũng kém phát triển về mặt trí tuệ, thể chất so với đứa trẻ bình thường khác.

Theo tiến sĩ – bác sĩ Trần Sơn Thạch – Giám đốc bệnh viện Hùng Vương TP HCM: “Nhân viên y tế không thể khuyên các cặp vợ chồng nên bỏ hay giữ thai sau khi sinh mổ… Vấn đề này phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và hoàn cảnh của các cặp vợ chồng. Thai phụ khi phát hiện mình mang thai trong vòng 1-2 năm sau khi sinh mổ cần đi khám bác sĩ định kỳ để được siêu âm, chẩn đoán sức khỏe thai nhi. Bên cạnh đó cần khám kỹ tình trạng vết mổ cũ có đảm bảo an toàn hay không”.

Bác sĩ Thạch cũng cho biết thêm việc sớm phát hiện các dấu hiệu đe dọa và đến bác sĩ kịp thời sẽ giúp tránh được các diễn biến xấu có thể xảy ra như mẹ bị xuất huyết nặng, nguy cơ phải bỏ thai.

Đồng thời, thai phụ cũng được tư vấn cách giữ gìn sức khỏe cũng như sớm phát hiện các nguy cơ vết mổ bị ảnh hưởng.

Sau khi sinh mổ, các cặp vợ chồng nên sử dụng các biện pháp tránh thai để đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ, tránh việc mang thai ngoài ý muốn.

→ Tâm sự đầy nước mắt của một bà mẹ bị bệnh tim Ngọc Huyền