Top 8 # Xem Nhiều Nhất Mang Thai Sau Khi Sinh Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Tobsill.com

Sinh Mổ, Mang Thai Sau Khi Sinh Mổ

Bạn thân mến!

Theo quan niệm truyền thống, phụ nữ không nên sinh mổ quá 3 lần và nên đợi ít nhất là 1 năm sau sinh mổ hay có thai trở lại. Tuy nhiên, rất nhiều bác sĩ sản khoa không đồng tình với quan niệm này.

Sinh mổ là một cuộc đại phẫu với thao tác rạch một đường nhỏ (phía bụng dưới và tử cung của người mẹ) để lấy em bé ra được dễ dàng. Quá trình lành vết rạch phụ thuộc vào sức khỏe của người phụ nữ và thường chỉ 3 tháng sau sinh là lành hoàn toàn.

Trong một nghiên cứu với 170 phụ nữ tham gia, nguy cơ bục vết sẹo sẽ cao hơn khi khoảng thời gian giữa 2 lần sinh ít hơn 6 tháng. Trong một nghiên cứu lớn hơn, với gần 2.500 phụ nữ tham gia cho thấy, những phụ nữ mang thai lần 2 cách lần sinh mổ trước dưới 18 tháng, thì nguy cơ bục vết sẹo tử cung cao gấp 3 lần so với những phụ nữ mang thai lần 2 ở khoảng cách dài hơn. Nghiên cứu thứ 3 cho thấy: nguy cơ bục vết sẹo tử cung sẽ tăng cao ở những phụ nữ sinh chỉ định bằng phương pháp mổ đẻ, đặc biệt là khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ và khoảng cách giữa lần sinh trước với lần mang thai này là ít hơn 2 năm.

Ngoài ra, những vấn đề với nhau thai cũng có thể tăng lên ở lần mang thai sau nếu khoảng cách với lần sinh mổ trước ngắn. Nếu khoảng cách dưới 1 năm thì nguy cơ nhau tiền đạo và bong nhau thai là rất lớn. Kết quả này thu được từ nghiên cứu quy mô tại Mỹ với gần 200 ngàn phụ nữ tham gia.

Tỉ lệ các bà mẹ bị bục vết sẹo mổ đẻ là rất nhỏ và hầu hết những trường hợp “nhỡ” và giữ lại đều có thể đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con khi được các bác sĩ chuyên khoa theo dõi chặt chẽ. Nhưng để đảm bảo an toàn tối đa, tốt nhất lần mang thai sau nên cách với lần sinh mổ trước ít nhất là 2 năm.

Trường hợp của bạn nên tham khảo tư vấn trực tiếp từ các bác sĩ sản khoa!

Hậu Quả Khi Mang Thai Sớm Sau Khi Sinh Mổ

Tôi có một chị bạn đang mang thai ở tháng thứ 5. Vì chị đã từng sinh mổ lần sinh trước nên lần này bác sĩ cảnh báo có thể chị phải sinh mổ vào khoảng tuần thứ 36 bởi nếu đợi đến lúc chuyển dạ, có thể vết mổ cũ sẽ bị toạc gây nguy cơ cho cả mẹ lẫn con. Sở dĩ chị phải mổ sớm để đảm bảo an toàn như vậy là vì em bé lớn nhà chị mới được hơn 1 tuổi chị đã mang thai bé tiếp theo.

Biết được điều này tôi rất lo lắng vì tôi cũng sinh mổ, bé nhà tôi mới được 11 tháng. Bác sĩ cho tôi hỏi, sau lần sinh mổ trước thì tôi nên kiêng bao lâu mới nên manng thai trở lại và nếu mang thai quá sớm thì có thể có những hậu quả gì? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! (T. Hoàng)

Bạn T. Hoàng thân mến!

Mặc dù sinh thường có nhiều lợi hơn cho mẹ và thai nhi nhưng trong một số trường hợp, sinh mổ lại là điều cần thiết cho cả mẹ và con. Tuy nhiên, sau lần sinh mổ đó, người phụ nữ cũng cần được chăm sóc nhiều hơn cho sức khỏe cũng như cần chú ý hơn trong những lần mang thai tiếp theo. Hầu hết những phụ nữ đã từng sinh mổ sẽ tiếp tục sinh mổ trong những lần sinh tiếp theo, vì vậy, việc tính toán khoảng cách an toàn giữa 2 lần sinh là rất cần thiết.

Sau khi sinh theo phương pháp sinh mổ, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, các chuyên gia sức khỏe sinh sản khuyến cáo những phụ nữ đã mổ đẻ lần đầu chỉ nên mang thai lần tiếp theo từ sau 2 năm tính từ lúc sinh mổ lần đầu. Đây là khoảng thời gian cần thiết để vết mổ ở tử cung trong lần mổ đầu hoàn toàn bình phục và sức khỏe người mẹ được đảm bảo an toàn trong lần mang thai kế tiếp.

Nếu nóng vội hoặc do có con ngoài ý muốn, việc mang thai sớm sau khi sinh mổ sẽ gây ra nhiều nguy cơ như:

– Nứt vỡ tử cung. Nguy cơ này tăng cao nếu lần mang thai tiếp theo cách thời gian sinh mổ 6-9 tháng.

– Xuất huyết: Khi sinh mổ lần đầu, vết thương cần một thời gian dài để bình phục, ít nhất là 9 tháng.

– Ngoài ra, thai phụ cũng đứng trước nguy cơ vết mổ bị nhiễm trùng, nhau tiền đạo, nhau bong non.

Hơn thế nữa, quá trình mang thai, sinh nở và nuôi dưỡng em bé làm hao tổn sức lực và tinh thần của người mẹ. Việc mang thai lần nữa sẽ khiến người mẹ không đảm bảo sức khoẻ để nuôi dưỡng thai nhi. Điều này chính là nguyên nhân gây sinh non, trẻ nhẹ cân, vàng da, thính giác kém, kém phát triển về mặt trí tuệ, thể chất ở trẻ khi lớn lên.

Nếu bạn muốn có thai lần tiếp theo, hãy đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cơ thể bạn đã phục hồi hoàn toàn và sẵn sàng cho lần mang thai tiếp hay chưa. Điều này sẽ đảm bảo an toàn cho hai mẹ con bạn.

Chuyện Nữ Sinh Mang Thai Sau Khi Đi Bơi

Mới đây, có một nữ sinh đã rất hoang mang chia sẻ nỗi niềm đi bơi dính bầu của mình trên confessions (thú tội) của một trường đại học ở Hà Nội. Tâm sự của cô gái đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của các bạn trẻ bởi câu chuyện “thật như đùa” của mình.

Cô gái đang vô cùng hoang mang, lo lắng khi biết mình có thai. Trong khi đó, cô chưa bao giờ quan hệ tình dục hay bị ai xâm hại, cũng không hề mắc bệnh phụ khoa như kinh nguyệt không đều hay chậm kinh nào … cả . Và cô cho rằng, nguyên nhân mình dính bầu… chỉ vì đi bơi ở bể bơi của trường.

Những dòng “thú tội” của cô gái đã nhanh chóng nhận được sự chia sẻ của đông đảo cư dân mạng. Tuy nhiên, vẫn rất nhiều người khả nghi về việc cô gái đi bơi dính bầu… và cho rằng, đây chỉ là nội dung “bịa đặt” của một bạn sinh viên nào đó của trường.

“Mọi người ơi, em đang rất hoảng sợ, chuyện là thế này ạ, em là nữ K54 ,hè này em ở lại học hè và làm thêm. Em rất thích bơi và bơi tương đối tốt, 1 phần vì muốn cao thêm vài cm, vì giờ em mới cao 1m62, hầu như ngày nào em cũng bơi ở bể bơi trường mình.

Dạo này em hay bị các chiệu trứng (triệu chứng) giống như mấy người đang có dấu hiệu có thai, đứa bạn cùng phòng và em cảm thấy rất kì lạ. Hôm thứ 6 vừa rồi em và con bạn đã quyết định đến bệnh viện để kiểm tra, kết quả là em đã mang thai thật, thai 5 tuan tuoi rồi, em vô cùng hỏang sợ và thấy rất kì lạ, vì em chưa có bạn trai, và cũng chẳng có ai đụng vào người em, em rất biết giữ gìn và 1 điều chắc chắn là em chưa bao giờ quan hê tình dục và em cũng chưa từng bị xâm hại , nhưng giờ sao em lại có thai đựơc???

Em đã trao đổi với bác sĩ nhưng bác sĩ không tin là em chưa quan hệ, nên em đã đi kiểm tra màng trinh xem sao, và kết quả là nó vẫn nguyên si lành lặn, bác sĩ hỏi thế em có hay đi bơi không? Bác sĩ bảo màng trinh không bị rách nhưng con tinh trùng vẫn có thể chui vào được. Ôi trời ơi, thế là do em đi bơi ở trường mình rồi. Những lần đi bơi em hay mặc quần bơi.

Giờ em rất sợ, sợ lắm vì không biết phải nói với bố mẹ thế nào, làm sao để bố mẹ tin em được đây, em sẽ không bỏ đứa bé đâu, vì lương tâm không cho phép, nhưng tội cho đứa bé quá, sinh ra nó không có cha và ngay cả em cũng không biết cha nó là ai. Em đã nghĩ đến nước tự tử nhưng con bạn nó chửi và khuyên răn em, nên em cũng không nghĩ đến chuyện tự tử nữa, trước giờ cứ nghĩ bể bơi sạch sẽ và an toàn. Thật sự em không biết phải làm gì bây giờ.

Xin mọi người cho em lời khuyên!”

Mẹo Phòng Tránh Bệnh Trĩ Khi Mang Thai Và Sau Khi Sinh

Khi mang thai, trọng lượng của thai nhi phát triển gây áp lực lên các mô và cơ quan nội tạng của thai phụ. Máu lưu thông vào ra giữa các tĩnh mạch để cung cấp cho xương chậu của mẹ bị di chuyển chậm và tụ lại. Lúc này, các tĩnh mạch trong thành ruột bị phình và căng hết cỡ khiến chúng yếu dần đi. Các tĩnh mạch có xu hướng sưng lên và mở rộng ra, hình thành nên các búi trĩ. Để hạn chế nguy cơ mắc phải bệnh trĩ khi mang thai, các mẹ bầu nên lưu ý một số mẹo sau đây.

Mẹo phòng tránh bệnh trĩ khi mang thai và sau khi sinh

Duy trì thói quen uống đều đặn từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày (bao gồm cả nước canh trong bữa ăn). Bổ sung thêm các loại nước ép rau củ quả, các loại rau giúp nhuận tràng như: rau khoai lang, rau diếp cá, rau mồng tơi, rau đay… Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung thêm nguồn thực phẩm giàu chất xơ như: bột yến mạch, chuối, bánh mì, cà rốt, ngô, đậu đen…

Hình thành thói quen đi vệ sinh mỗi ngày vào một khung giờ cố định. Không nên đi vệ sinh quá lâu bởi nó có thể gây áp lực lên vùng trực tràng. Đặt chân lên một chiếc ghế nhỏ khi đại tiện để giảm áp lực lên khung chậu. Lưu ý, nên tránh căng thẳng khi đi vệ sinh. Nếu cảm thấy không buồn thì tốt nhất hãy ra khỏi nhà vệ sinh.

Không nên ăn các loại thức ăn cay nóng, đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ. Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, nước uống có gas… Bởi những loại đồ ăn, thức uống này rất dễ gây ra tình trạng táo bón, khó đi. Đây là một trong những nguyên nhân hình thành nên bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai.

Nên vận động thường xuyên để máu được lưu thông. Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ, rất dễ khiến máu bị tắc nghẽn, tạo điều kiện cho bệnh trĩ phát triển. Tốt nhất là nên vận động một tiếng một lần để máu có thể lưu thông dễ dàng hơn. Cách vận động phù hợp nhất đó là đi lại và vận động tay chân nhẹ nhàng.

Tư thế nằm ngủ khi mang bầu cũng ảnh hưởng đến bệnh trĩ rất nhiều. Khi mang thai, mẹ bầu nên nằm nghiêng sang bên trái và hãy thay đổi bên khi thấy mỏi. Không nên nằm im ở một tư thế cố định.

Sau khi đi đại tiện, nên vệ sinh vùng kín và hậu môn sạch sẽ. Nên ngâm vùng hậu môn trong bồn nước ấm từ 10 đến 15 phút và lau lại bằng khăn bông mềm.

Điều trị bệnh trĩ khi mang thai

Khi mang thai, nếu các chị em phụ nữ phát hiện thấy mình có những dấu hiệu của bệnh trĩ, hãy chủ động đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị một cách hiệu quả nhất. Bởi bị bệnh trĩ khi mang thai gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cả mẹ bầu. Khi sức khỏe của mẹ bị ảnh hưởng, chất lượng cuộc sống bị xáo trộn thì sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Vì thế, phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ khi mang thai ngay từ sớm là vấn đề rất quan trọng mà bất cứ mẹ bầu nào cũng nên lưu ý.

Hiện nay, để điều trị bệnh trĩ cho phụ nữ mang thai, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp hỗ trợ điều trị bằng thuốc. Tùy thuộc vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của mỗi người mà các bác sĩ sẽ kê từng loại thuốc biệt dược khác nhau. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần được thực hiện dưới sự thăm khám, hướng dẫn và kê thuốc từ bác sĩ.

Lưu ý, các mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự thăm khám và kiểm tra của bác sĩ chuyên môn. Việc tự ý uống thuốc chữa bệnh trĩ khi mang thai có thể gây ra các phản ứng phụ như kích ứng da, khiến vùng da hậu môn mỏng đi, rất dễ gây viêm nhiễm hậu môn và vùng kín của phụ nữ. Hơn nữa, sử dụng thuốc sai cách còn ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Vì thế, các mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ chứ không nên tự ý phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ tại nhà.