Top 10 # Xem Nhiều Nhất Mang Thai Không Nghén Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Tobsill.com

Nguyên Nhân Ốm Nghén? Ốm Nghén Khi Mang Thai Có Tốt Không?

Các chuyên gia tin rằng ốm nghén chủ yếu được kích hoạt bởi sự thay đổi nồng độ hormone, đặc biệt là nồng độ HCG và estrogen tăng. Biến động trong các hormone này là bình thường và ảnh hưởng đến mọi phụ nữ khác nhau. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các triệu chứng ốm nghén phổ biến hơn ở phụ nữ da trắng và Trung Đông, những người sống ở các nước phương Tây và những người dân thành thị, nhưng hiếm hơn ở người châu Phi, người Mỹ bản địa, người Eskimo và hầu hết dân số châu Á. Điều này có nghĩa là có khả năng các yếu tố di truyền và / hoặc văn hóa ảnh hưởng đến mức độ hormone gây ra ốm nghén.

Các yếu tố khác khiến bạn dễ đối phó với ốm nghén bao gồm:

tuổi trẻ hơn – phụ nữ trẻ có tỷ lệ buồn nôn và nôn cao hơn khi mang thai

có ít hơn 12 năm học và thu nhập thấp

là thừa cân hoặc béo phì

Là một người mẹ lần đầu – những phụ nữ mang thai lần đầu tiên có xu hướng bị ốm nghén nhiều hơn, mặc dù điều này không phải lúc nào cũng đúng

mang song thai hoặc sinh ba

có một người mẹ gặp rắc rối với buồn nôn trong thai kỳ

có tiền sử các vấn đề về tiêu hóa, say tàu xe , đau nửa đầu và chóng mặt

có tiền sử buồn nôn khi uống thuốc tránh thai có chứa estrogen ( thuốc tránh thai )

Ốm nghén tốt không? có nguy hiểm cho mẹ hay bé không?

Đối với hầu hết phụ nữ, không, không phải vậy. Tuy nhiên, một tỷ lệ nhỏ phụ nữ có một khóa học kéo dài với các triệu chứng kéo dài cho đến khi sinh, điều này có thể gây ra suy dinh dưỡng và nguy cơ dị tật bẩm sinh cao hơn. Phụ nữ bị buồn nôn và nôn mửa nghiêm trọng khi mang thai đôi khi có thể mắc một tình trạng gọi là hyperemesis gravidarum (HG), khi không được điều trị có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho thai nhi đang phát triển và đôi khi thậm chí là dị tật bẩm sinh hoặc tử vong. Đối với phụ nữ mang thai, các triệu chứng có thể bao gồm mất cân bằng điện giải , giảm cân nhanh, mất nước, thiếu vi chất dinh dưỡng và yếu cơ. HG là rất hiếm, tuy nhiên, đặc biệt là so với ốm nghén bình thường. HG chỉ xảy ra trong khoảng từ 0,3 đến 2% trong tất cả các trường hợp mang thai.

Trong khi một số phụ nữ tìm kiếm sự giúp đỡ hoặc thậm chí dùng thuốc để đối phó với các triệu chứng ốm nghén khi mang thai, các bác sĩ thường khuyên hầu hết phụ nữ tránh dùng thuốc hoặc đơn thuốc càng nhiều càng tốt, chờ đợi và lắng nghe cơ thể họ. Nhiều phụ nữ mang thai sợ bỏ bữa, ăn ít và nôn có thể gây hại cho phôi / thai đang phát triển, nhưng các bác sĩ thường khuyên phụ nữ nên tuân theo khẩu vị (và thậm chí là ác cảm) và đảm bảo uống đủ nước , thay vì ép mình ăn. những điều nhất định Như bạn sẽ biết, buồn nôn và nôn khi mang thai thực sự có một số lợi ích, vì vậy trong một khoảng thời gian để lắng nghe những gì cơ thể bạn đang nói với bạn.

Điều đó đang được nói, nếu bạn gặp các triệu chứng ốm nghén này trong một thời gian dài, hãy nói chuyện với bác sĩ ngay vì chúng có thể gây ra các biến chứng: nôn mửa nghiêm trọng, nước tiểu có màu sẫm, không thể giữ chất lỏng, ngất xỉu, tim đập nhanh.

Xem được trích từ: http://quangdan.com/suc-khoe/om-nghen.html

Mang Bầu Con Trai Nghén Nhiều, Con Gái Không Nghén?

Thế mà nhiều người cứ bảo việc nghén này là do cơ địa từng người thôi, không phải mang bầu bé trai thì ngén nhiều hơn mang bầu bé gái và ngược lại.

Thấy các mẹ chia sẻ rôm rả kinh nghiệm phỏng đoán giới tính thai nhi của em bé khi mang bầu, em cũng xin chia sẻ kinh nghiệm cực hay ho của em.

Em cũng đang mang bầu tháng thứ 8 đây. Vì thế, có thể nói em gần như trải qua nhiều cảm xúc thai kỳ rồi.

Ngày mới mang bầu, em khỏe khoắn lắm. Em khác hẳn một số mẹ bị nghén dữ dội không ăn uống được gì. Còn em không nghén ngẩm một ngày nào và ăn uống rất ngon miệng.

Còn bản thân em, có bầu công chúa, không nghén tí nào. Ban đầu ai cũng ngạc nhiên vì có bầu mà chẳng có biểu hiện gì của nghén ngẩm, mệt mỏi cả, cái gì cũng ăn được tuốt.

Lúc ấy, em đã lấy làm lạ vì thấy nó khác thường quá. Mẹ em đã bảo: Nếu khi nghén con trai thì sẽ nghén dữ dội hơn. Còn con gái thì nó hoà hợp với mẹ nên mẹ ít nghén hơn. Và thực tế, em thấy đúng như vậy.

Cùng thời điểm mang bầu với em còn có chị gái em. Chị ấy mang bầu bé trai nên nghén kinh khủng lắm, chẳng ăn được gì… Còn em, trộm vía chẳng nghén ngẩm gì cả vì mang bầu bé con gái.

Chị gái em cũng bảo mẹ chồng em nói đúng. Chị ấy bảo rằng, đây là lần màng bầu tập 2, lần nào chị cũng cũng đều nghén khủng khiếp và các dấu hiệu suốt kỳ thai nghén cả 2 đứa đều không hề khác nhau tẹo nào. Và kết quả nhà chị đã có 1 bé trai và một bé sắp chào đời.

Còn bản thân em, có bầu công chúa, không nghén tí nào. Ban đầu ai cũng ngạc nhiên vì có bầu mà chẳng có biểu hiện gì của nghén ngẩm, mệt mỏi cả, cái gì cũng ăn được tuốt. Chỉ có bụng là to lên thôi! Trong khi chị gái em thì nghén lên nghén xuống trông đến tội.

Thế mới biết, cũng có dấu hiệu nhận biết nghén ngẩm ở các mẹ bầu để đoán giới tính của con khá chuẩn đấy nhỉ? Thế mà nhiều người cứ bảo việc nghén này là do cơ địa từng người thôi, không phải mang bầu bé trai thì ngén nhiều hơn mang bầu bé gái và ngược lại. Họ còn bảo điều này không thực tế tương tự như với trường hợp đồn thổi, mang bầu bé trai thì xấu, mang bầu bé gái thì xinh.

Không biết kinh nghiệm trên của em có chuẩn không? Còn em, em đã kiểm chứng qua bạn bè và người thân xung quanh cũng thấy đúng phết rồi ạ.

Hoài Anh

Mang Thai Lần 2 Không Nghén? Tại Sao Vậy?

Mang thai ốm nghén vì sao?

Ốm nghén thường được coi là dấu hiệu để nhận biết có thai. Tình trạng này bao gồm các triệu chứng như: buồn nôn, nôn, sợ mùi thức ăn, chóng mặt, đầy hơi, đau đầu, mệt mỏi,…. Những triệu chứng này thường xuất hiện trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ và giảm dần từ tam cá nguyệt thứ 2.

Mang thai ốm nghén do sự thay đổi nội tiết

Nguyên nhân của tình trạng ốm nghén là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Cụ thể là sự thay đổi hormon sinh dục và sự xuất hiện của hormon HCG, khiến cho cơ thể chưa thể thích nghi, gây nên các triệu chứng như trên. Sau giai đoạn 3 tháng đầu, lượng hormon trong cơ thể mẹ đã dần ổn định và cơ thể mẹ cũng dần thích nghi khiến cho triệu chứng ốm nghén thay đổi.

Mang thai lần 2 có nghén không?

“Mang thai lần 2 có nghén hay không” thực sự là một câu hỏi khó trả lời. Bởi lẽ, tình trạng nghén ở mỗi thai phụ là khác nhau, có người nhẹ nhàng hầu như không có triệu chứng gì khác biệt. Có người có một số triệu chứng thoáng qua. Tuy nhiên cũng có những trường hợp nghén nặng khiến không thể ăn uống, di chuyển, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của thai phụ.

Nếu bạn không có triệu chứng nghén, xin chúc mừng bạn vì bạn đã có một quá trình mang thai nhẹ nhàng. Còn nếu bạn gặp các triệu chứng như nôn ói, đầy hơi, chóng mặt, thậm chí nặng hơn thì bạn cũng không nên quá lo lắng. Bởi theo số liệu thống kê, cứ 10 phụ nữ mang thai thì lại có tới 7 trường hợp xuất hiện các triệu chứng giống như bạn. Điều bạn cần làm là giữ một tinh thần thoải mái để chuẩn bị cho những điều kỳ diệu sắp tới.

Mang thai lần 2 không nghén có sao không?

Có nhiều trường hợp mang thai lần 1 rất dữ dội, nhưng lần 2 lại vô cùng êm ả, điều này khiến mẹ không khỏi băn khoăn lo lắng về sự phát triển của thai nhi liệu có bình thường hoặc có những hoài nghi về giới tính thai nhi.

Mang thai lần 2 không nghén là điều bình thường

Tuy nhiên, mang thai lần 2 không nghén là điều hết sức bình thường và nó hoàn toàn không do giới tính thai nhi quyết định. Việc dự đoán giới tính thai nhi thông qua quá trình nghén là hoàn toàn không có căn cứ.

Nghén hay không trong thai kỳ phụ thuộc và nhiều yếu tố. Ví dụ như: nồng độ hormone, tuổi của mẹ, thể trạng sức khỏe hay điều kiện kinh tế. Và tình trạng này cũng không dùng để đánh giá sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Thông thường, do đã có kinh nghiệm ở lần mang thai trước mà đối với lần mang thai thứ 2, mẹ bầu thường khá chủ quan về các triệu chứng thai nghén bởi vì mẹ đã ” biết hết”. Tuy nhiên, cũng có một số khác biệt giữa lần mang thai thứ 2 so với lần đầu mà mẹ cần chú ý.

Tâm lý thoải mái hơn

Nếu như lần 1 mẹ thường xuyên lo lắng về quá trình thai nghén cũng như các triệu chứng xảy ra trong thai kỳ thì lần thứ 2 dường như mẹ đã thoải mái hơn do đã nắm được những kinh nghiệm, kiến thức cũng như những gì sẽ xảy ra. Điều này cũng giúp mẹ chủ động hơn trong quá trình thai kỳ, biết điều gì là cần thiết hay không cần thiết cho sự phát triển của bé.

Dễ phát hiện bầu hơn

Mang thai lần 2 thường dễ phát hiện hơn lần đầu do mẹ đã có “kinh nghiệm” từ tập 1. Bên cạnh đó, ở lần mang thai này, bụng mẹ cũng sẽ lộ nhanh hơn do các cơ đã bị giãn nở ra nhiều sau lần sinh con đầu tiên.

Nếu như mang thai lần 1, đến tháng thứ 5,6 mọi người mới phát hiện bạn đang có em bé, thì lần thứ 2 này, chỉ cần đến tháng thứ 3, đảm bảo mọi người sẽ nghi ngờ hay phát hiện ra điều này.

Dễ phát hiện thai máy hơn

Thông thường ở lần mang thai lần đầu tiên, phải đến tháng thứ 4 hoặc thứ 5, mẹ mới phát hiện thai máy. Nhưng ở lần mang thai thứ 2, mẹ sẽ cảm nhận được những chuyển động của thai nhi sớm hơn, thậm chí có những mẹ có thể phát hiện thai máy ở tháng thứ 3 của thai kỳ.

Mang thai lần 2 dễ phát hiện thai máy

Điều này hoàn toàn không phải do bé thứ 2 phát triển nhanh hơn bé đầu mà do cơ thể mẹ nhạy cảm hơn nên dễ dàng nhận ra những cử động của bé yêu trong bụng mình.

Bụng tụt thấp hơn

Do các cơ vùng bụng đã bị kéo dãn hơn sau lần mang thai đầu tiên nên ở lần mang thai thứ 2, các mẹ sẽ thấy bụng mình bị tụt hơn so với lần đầu. Mẹ có thể dễ gặp tình trạng bí tiểu hay tăng áp lực khung chậu ở lần mang thai này.

Mệt mỏi hơn

Mệt mỏi là tình trạng dễ thấy ở những mẹ mang thai lần 2. Bởi lẽ, ở lần mang thai này, mẹ vừa phải đối mặt với những thay đổi trong cơ thể, lại vừa phải dành thời gian để chăm sóc bé đầu của mình.

Ở lần mang thai này, mẹ cũng sớm gặp các triệu chứng như đau lưng, chuột rút, phù nề hơn lần đầu do những ảnh hưởng của cơ thể sau lần mang thai đầu tiên chưa thể phục hồi.

Chuyển dạ nhanh hơn

Quá trình mang thai và sinh con lần 1 làm khung chậu nở ra, cổ tử cung giãn rộng giúp cho việc sinh con lần 2 dường như dễ dàng hơn đối với những mẹ sinh thường, thời gian chuyển dạ được rút ngắn, mẹ cũng đỡ mất sức trong lúc sinh hơn lần đầu tiên.

Ngoài triệu chứng ốm nghén thì cũng có rất nhiều điều thay đổi giữa 2 lần sinh nở. Mang thai lần 2 không nghén điều này cũng bình thường. Hi vọng mẹ luôn chuẩn bị cho mình đủ kiến thức và kĩ năng trong quá trình thai nghén để đảm bảo cho sự phát triển trọn vẹn nhất của bé yêu của mình!

Ốm Nghén Là Gì? Mang Thai Mấy Tháng Thì Nghén?

Nhiều mẹ bầu rất quan tâm đến vấn mang thai mấy tháng thì nghén vì ốm nghén là triệu chứng tất yếu của quá trình mang thai mà ai cũng phải trải qua.

Mang thai mấy tháng thì nghén?

Ốm nghén là gì?

Rất nhiều mẹ bầu khổ sở và sợ hãi chỉ vì tình trạng ốm nghén khi có thai. Tuy nhiên đây lại là một triệu chứng hết sức bình thường xuất hiện trong giai đoạn mang thai. Có những mẹ bầu cơn ốm nghén rất khổ sở nhưng có người lại ốm nghén rất nhẹ nhàng, xuất hiện thoáng qua và biến mất nhanh chóng thậm chí có người mang thai không nghén. Nhưng có người lại rất nghiêm trọng, cơ thể sút cân do bị mất nước và thiếu dinh dưỡng.

Mệt mỏi kèm theo buồn nôn khi mang thai là những triệu chứng điển hình thường gặp nhất mẹ bầu. Theo thống kê có đến hơn 70% phụ nữ mang thai bị buồn nôn trong giai đoạn đầu thai kỳ, 50% số người nôn mửa.

Thông thường, 3 tháng đầu thai kỳ kết thúc hơn 1 nửa số mẹ bầu bị ốm nghén sẽ bắt đầu khỏe khoắn hơn và tạm biệt cơn ốm nghén. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp mẹ bầu tiếp tục chiến đấu dai dẳng với tình trạng ốm nghén đến những tháng tiếp theo và thậm chí có người đến khi sinh nở.

Những ai dễ bị ốm nghén khi mang thai?

Triệu chứng ốm nghén dễ gặp khi mang thai, nhưng những đối tượng sau đây này lại càng có khả năng ốm nghén cao hơn những người khác:

Mẹ bầu có tiền sử ốm nghén ở lần mang thai trước.

Mẹ bầu dễ bị say tàu xe.

Phụ nữ mang thai lần đầu.

Phụ nữ mang bầu đa thai.

Phụ nữ làm việc trong môi trường có nhiều áp lực.

Đa số những trường hợp ốm nghén là hoàn toàn bình thường, thậm chí đây còn là dấu hiệu em bé phát triển tốt. Với những trường hợp mẹ bầu bị ốm nghén quá nghiêm trọng, thì cần đến thăm khám thường xuyên tại cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn bổ sung thêm dinh dưỡng hợp lý, nếu cần thiết có thể phải nhập viện để bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe và truyền dịch để nâng cao sức đề kháng.

Những mẹ mang song thai thường bị ốm nghén nặng hơn

Mang thai mấy tháng thì nghén?

Nhiều mẹ bầu cho biết việc mang chiếc bụng bầu vẫn nhẹ nhàng hơn việc chịu đựng cơn ốm nghén, vì thế cứ nhắc đến ốm nghén là họ sợ hãi. Vậy mang thai mấy tháng thì nghén?

Thông thường, trong thai kỳ mẹ bầu bị ốm nghén diễn ra xuyên suốt 3 tháng đầu thai kỳ. Một số người có cơ địa nhạy cảm hơn sẽ có biểu hiện ốm nghén sớm hơn vào khoảng tuần 4 – 6 khi phôi thai đã hình thành và ổn định trong buồng tử cung. Một số những người khác sẽ bắt đầu ốm nghén từ tuần 8 – 12.

Mang thai mấy tháng thì nghén: Ốm nghén có ảnh hưởng đến thai nhi

Các mẹ bầu thường lo sợ hiện tượng ốm nghén có thể gây những điều bất lợi cho sự phát triển của em bé. Với các triệu chứng buồn nôn khi mang thai hay kén ăn, mẹ bầu cứ băn khoăn không biết bé yêu của mình có được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ đừng nên quá lo lắng trong các trường hợp triệu chứng thai nghén bình thường.

Cái hay của cấu tạo cơ thể con người chính là thai nhi tự biết hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển từ mẹ. Chỉ trong những trường hợp ốm nghén quá nghiêm trọng như nôn mửa nhiều và không thể ăn uống gì thì bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung thêm các loại vitamin khoáng chất cần thiết.

Ốm nghén không gây ảnh hưởng đến thai nhi

Mang thai mấy tháng thì nghén: Nguyên nhân gây ốm nghén

Nguyên nhân gây ốm nghén cũng là một thông tin không kém phần quan trọng bên cạnh hiểu được mang thai mấy tháng thì nghén. Có những nguyên nhân gây ốm nghén chủ yếu sau đây.

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, hàm lượng hormone progesterone tăng dần khiến hệ tiêu hóa giãn ra gây ra chứng trào ngược thực quản khiến chị em bị buồn nôn. Loại hormone này cũng là nguyên nhân khiến thức ăn trong dạ dày khó tiêu hóa nên làm cho mẹ bầu hay bị đầy hơi, chán ăn.

Hệ thần kinh của một số mẹ bầu cũng khá nhạy cảm, thính giác mẫn cảm hơn với những loại thực phẩm mà trước đây bạn cảm thấy bình thường nhưng bây giờ lại gây ra cảm giác khó chịu, buồn nôn.

Những mẹ bầu có thói quen ăn uống thất thường trước khi mang thai, có lượng đường huyết thấp hoặc mẹ hay chị của bạn khi mang thai đều bị ốm nghén.

Những lợi ích bất ngờ của việc ốm nghén

Mang thai mấy tháng thì nghén, câu trả lời đã được giải đáp. Nhưng ít mẹ bầu biết rằng, ốm nghén hoàn toàn không đáng sợ vì nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra những lợi ích của việc ốm nghén như: mẹ bầu giảm được nguy cơ sảy thai; những đứa trẻ sinh ra mẹ bầu bị ốm nghén trong thai kỳ IQ cao hơn những trẻ khác, đồng thời thai nhi cũng ít đi nguy cơ bị dị tật bẩm sinh.

Đặc biệt dấu hiệu ốm nghén còn là một phản ứng để bảo vệ thai nhi, khi mẹ nôn ói các độc tố tích tụ trong người được giải phóng, bé cũng ít bị nhiễm trùng mẹ bầu cẩn thận hơn khi ăn uống.

Bài viết đã giúp bạn trả lời thắc mắc của vấn đề mang thai mấy tháng thì nghén, cũng như đưa ra thêm một số thông tin bổ ích khác dành cho mẹ bầu. Hy vọng rằng mẹ bầu đã có thể chuẩn bị thật tốt về sức khỏe, tâm lý cho khoảng thời gian làm mẹ trong tương lai.

Bảo Hân

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.