Top 9 # Xem Nhiều Nhất Mang Thai Hộ Sstruyen Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Tobsill.com

Mang Thai Hộ Theo Hình Thức Hợp Đồng Mang Thai Hộ

Mang thai hộ theo hình thức hợp đồng mang thai hộ? Tôi có 1 người bạn (bạn nữ đã có gia đình) quan tâm về việc mang thai hộ người khác theo hình thức hợp đồng. Xin cho tôi hỏi việc mang thai hộ theo hình thức hợp đồng này có đúng quy định pháp luật không?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 22 và Khoản 23 Điều 3 và Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

22. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.

23. Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.

Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;”

Như vậy, căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành thì việc mang thai hộ chỉ được thực hiện vì mục đích nhân đạo; có nghĩa là những cặp vợ chồng vô sinh có thể nhờ người phụ nữ khác mang thai hộ vì mục đích nhân đạo chứ không vì mục đích thương mại, thỏa thuận bằng hợp đồng,… Hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại là hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành.

Đối với trường hợp của bạn: bạn của bạn muốn thực hiện việc mang thai hộ bằng hợp đồng mang thai hộ thì việc mang thai hộ này được xem là mang thai hộ vì mục đích thương mại. Do đó bạn của bạn không được phép thực hiện hành vi này.

Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 1900 6172

Tư vấn về tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại

Chế độ thai sản của chồng người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Điều Kiện Nhờ Người Mang Thai Hộ? Điều Kiện Để Mang Thai Hộ?

Điều kiện nhờ người mang thai hộ? Điều kiện để mang thai hộ? Trình tự, thủ tục xin xác nhận đủ điều kiện mang thai hộ. Xác nhận pháp lý mang thai hộ.

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

1. Mục đích của việc mang thai hộ theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành

– Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con

– Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác

– Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm.

2. Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

2.1. Điều kiện của việc mang thai hộ đối với bên nhờ mang thai hộ

Theo quy định tại khoản 2 Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

“Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

b) Vợ chồng đang không có con chung;

c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý”.

Thứ hai, về điều kiện “vợ chồng đang không có con chung”. Có thể nói quy định pháp luật này dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng vợ chồng muốn nhờ mang thai hộ phải chưa từng có con chung cho đến thời điểm nhờ mang thai hộ. Tuy nhiên, cách hiểu này dẫn đến một trường hợp cả hai vợ chồng không có con chung đến thời điểm nhờ mang thai hộ nhưng họ lại có con riêng liệu có thuộc trường hợp được nhờ mang thai hộ. Một quan điểm khác cho rằng pháp luật chỉ hạn chế việc vợ chồng đang có con chung thì không được nhờ mang thai hộ, nên nếu vợ chồng đã từng có con chung nhưng đến thời điểm nhờ mang thai hộ thì đứa con không còn sống, họ muốn có thêm con nhưng vì lý do bệnh lý nên người vợ không thể mang thai được thì vẫn được coi là đủ điều kiện nhờ mang thai hộ.

Một vấn đề đặt ra nếu trong trường hợp vợ chồng có con chung nhưng vì lý do bệnh tật mà đứa trẻ phát triển không bình thường, bị tâm thần nên vợ chồng muốn sinh thêm con nhưng không thể thụ thai được nữa (trường hợp vô sinh thứ phát) thì có được coi là đủ điều kiện để nhờ mang thai hộ vì trên thực tế họ vẫn “đang có con chung”.

Bên cạnh đó, Điều 14 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định trong hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ cần có: “Bản xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của vợ chồng nhờ mang thai hộ xác nhận“. Như vậy, nếu hiểu theo quy định tại Nghị định 10/2015/NĐ-CP thì phạm vi đối tượng được nhờ mang thai hộ bị thu hẹp, tức là chỉ những cặp vợ chồng chưa từng có con chung mới đủ điều kiện đề nghị nhờ mang thai hộ. Việc nghị định sử dụng thuật ngữ “chưa có con chung” đang mâu thuẫn với thuật ngữ “đang không có con chung” tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 làm mất đi tính chính xác và thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Thứ ba, điều kiện về việc “đã được tư vấn y tế, pháp lý, tâm lý”. Quy định này nhằm giúp các bên trong quan hệ mang thai hộ có thể nắm bắt, hình dung được quá trình mang thai hộ, các quyền nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ việc mang thai hộ, những vấn đề phát sinh khác như tâm lý của các bên… để họ có thể chuẩn bị tốt nhất cho quyết định của mình trước khi bắt đầu hành trình làm cha mẹ qua kỹ thuật mang thai hộ. Điều kiện này góp phần bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của người phụ nữ cũng như của trẻ em được sinh ra từ việc mang thai hộ. Nghị định 10/2015/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết về các nội dung tư vấn y tế, pháp lý, tâm lý cho người nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ.Có thể nói hoạt động tư vấn này có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị đầy đủ sức khỏe, tinh thần, nắm rõ được quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ mang thai hộ, để quá trình mang thai hộ được diễn ra một cách suôn sẻ, thuận lợi, hạn chế được các tình huống xấu nhất xảy ra như sức khỏe, tinh thần ảnh hưởng, các bên xảy ra các tranh chấp trước, trong và sau quá trình mang thai hộ.

2.2. Điều kiện của việc mang thai hộ đối với bên mang thai hộ

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì người mang thai hộ phải đảm bảo các điều kiện sau:

“3. Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;

b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;

c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;

d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;

đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.”

Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ.

Theo khoản 19 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

“Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.”

Trong khi đó, “người thân thích” được hiểu theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Nghị định 10/2015/NĐ-CP như sau:

“Người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ bao gồm: Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ.”

Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần.

Mang thai và sinh con là một quá trình đặc biệt, việc đã từng sinh con sẽ giúp người phụ nữ chuẩn bị về mặt tâm lí, tinh thần, cũng như có kinh nghiệm, kĩ năng trong việc chăm sóc bản thân và thai nhi nhằm đảm bảo thực hiện việc mang thai hộ. Quy định chỉ mang thai hộ một lần nhằm tránh tình trạng lợi dụng để đạt đạt được mục đích thương mại.

Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền.

Pháp luật lại chưa có quy định thế nào là độ tuổi phù hợp. Có thể suy đoán đó là độ tuổi sinh đẻ nói chung theo các nghiên cứu khoa học và quan điểm xã hội. Thông thường độ tuổi sinh đẻ tốt nhất là từ 20 tuổi đến 30 tuổi, lúc này cơ thể người phụ nữ đã phát triển đầy đủ về cả tâm sinh lí cho việc làm mẹ.

Điều kiện có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền không chỉ nhằm đảm bảo cho sức khỏe người nhận mang thai hộ mà còn đảm bảo sức khỏe cho đứa trẻ, hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra.

Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng.

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đặt ra nguyên tắc xây dựng gia đình tiến bộ, các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Việc mang thai hộ không chỉ làm cho người vợ có nguy cơ với một số biến chứng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm lí người thân trong gia đình, các mối quan hệ gia đình. Chính vì vậy, vấn đề này cần phải được sự bàn bạc, thống nhất, thỏa thuận và đồng ý bằng văn bản của người chồng.

Các nội dung y tế cần được tư vấn như các nguy cơ, tai biến có thể xảy ra khi mang thai như sẩy thai, thai ngoài tử cung, băng huyết, khả năng đa thai, em bé dị tật phải bỏ thai,…Việc tư vấn này nhằm cung cấp những thông tin về nguy cơ, tai biến ảnh hưởng tới sức khỏe mà người nhận mang thai có thể mắc phải.

Ngoài ra, người nhận mang thai cũng cần được tư vấn về tâm lí, tình cảm gia đình, bạn bè trong thời gian mang thai hộ, tâm lí đối với con ruột của mình.

Quy Trình Mang Thai Hộ

Quá Trình Mang Thai Đôi, Quy Trình Mang Thai, Quy Trình Mang Thai Hộ, Quá Trình Mang Thai 3 Tháng Đầu, Quá Trình Mang Thai Tuần 6, Quá Trình Mang Thai 9 Tháng 10 Ngày, Quá Trình Mang Thai Trong 2 Phút, Bí Quyết Mang Thai, Mẫu Đơn Ly Hôn Khi Đang Mang Thai, Cam Nang Mang Thai, Bí Quyết Mang Thai Đôi, Quy Định Phụ Nữ Mang Thai Đi Máy Bay, Luật Mang Thai Hộ, Câu Thơ Ai Biết Tình Ai Có Đậm Đà Mang Sắc Thái Như Thế Nào, Cẩm Nang Mang Thai Và Sinh Con Pdf, Thực Đơn 3 Tháng Đầu Mang Thai, Mang Thai Hộ Vì Mục Đích Nhân Đạo, Mang Văn Phòng Thai Binh, Điều Luật Mang Thai Hộ, Thiếu Máu Của Phụ Nữ Đang Mang Thai, Cẩm Nang Mang Thai 3 Tháng Đầu, Xac Nhan Mang Thai Ngoai Y Muon, Quan Niệm Dân Gian Khi Mang Thai, Thực Trạng Thiếu Máu Phụ Nữ Mang Thai, Cẩm Nang Cho Người Chuẩn Bị Mang Thai, Tiểu Tiện Không Tự Chủ Khi Mang Thai, Khóa Luận Mang Thai Hộ Vì Mục Đích Nhân Đạo, Thực Trạng Thiếu Máu ở Phụ Nữ Đang Mang Thai, Mẫu Giấy Xác Nhận Mang Thai Ngoài ý Muốn, Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Về Rác Thải: ý Tưởng Công Trình Xanh – Tái Sử Dụng Rác Thải Trong Học Đườ, Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Về Rác Thải: ý Tưởng Công Trình Xanh – Tái Sử Dụng Rác Thải Trong Học Đườ, Xac Nhan Cua Benh Vien Mang Thai Ngoai Y Muon, Thái Độ Thực Tiễn Và Sáng Tạo Của Bác Khi Tiếp Nhận Chủ Nghĩa Mac Vào Cách Mạng, Lập Trình Mạng, Tờ Trình Xin Xi Măng, Quy Trình Đấu Thầu Qua Mạng, Tờ Trình Xin Lắp Đặt Mạng Internet, Bài Thuyết Trình Mạng Xã Hội, Quy Trình Sản Xuất Xi Măng, Giáo Trình Mạng Máy Tính, Chương Trình Đào Tạo An Ninh Mạng, Quy Trình Đấu Thầu Qua Mạng 2020, Quy Trình Hút Thai, Tờ Trình Thu Gom Rác Thải, Quy Trình Xử Lý Rác Thải, Quy Trình Phá Thai, Giáo Trình Đường Lối Cách Mạng, Bài Thuyết Trình Đường Lối Cách Mạng, Quy Trình Khám Thai, Quy Trình Xử Lý Nước Thải, Qui Trình Siêu âm Thai, Thái Lan Quy Định Trình Tự Thủ Tục Ly Hôn, Quy Trình Siêu âm Thai, Quy Trình Siêu âm Thai Nhi, Bài Thuyết Trình Về Tái Chế Rác Thải, Bài Thuyết Trình Tái Chế Rác Thải, Mẫu Giải Trình Nộp Hồ Sơ Thai Sản Trễ, Bài Thuyết Trình Về Rác Thải, Giáo Trình Học Tiếng Dân Tộc Thái, Xem Quá Trình Hình Thành Thai Nhi, Trình Tự Ra Quyết Định Sa Thải, Quy Trình 9 Bước Khám Thai, Quy Trình Uống Thuốc Phá Thai, Bài Thuyết Trình Về Rác Thải Nhựa, Giáo Trình Học Tiếng Thái Lan, Bài Thuyết Trình Rác Thải Nhựa, Xem Quá Trình Phát Triển Của Thai Nhi, Bài Thuyết Trình Về Tái Chế Rác Thải Nhựa, Quy Trình Phá Thai Bằng Thuốc, Giáo Trình Học Tiếng Thái, Giáo Trình Xử Lý Nước Thải, Quy Trình Quản Lý Chất Thải Rắn Y Tế chúng tôi Quá Trình Biến Đổi Trạng Thái, Thuyết Trình Về Tái Chế Rác Thải Nhựa, Giấy Xuất Xưởng Xi Măng Tháng 10 Năm 2020 Xi Măng Bỉm Sơn Ninh Bình, Hướng Dẫn Quy Trình Đăng Ký Doanh Nghiệp Qua Mạng Điện Tử, Quá Trình Phát Triển Thai 8 Tuần, Quá Trình Bài Tiết Không Thải Chất Nào, Giáo Trình ô Nhiễm Không Khí Và Xử Lý Khí Thải, Phương Trình Trạng Thái Của Khí Lý Tưởng, Bài Thuyết Trình Dấu Chân Sinh Thái, Tờ Trình Xin Đỗ Rác Thải Sinh Hoạt Hình, Bài Thuyết Trình Rác Thải Sinh Hoạt, Bài Thuyết Trình Về Tái Chế Rác Thải Nhựa Để Làm Lọ Hoa Trồng Cây, Quy Trình Uống Thuốc Đình Chỉ Thai, Giáo Trình Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Trình Bày Quan Điểm Của Đảng Về Đối Tác, Đối Tượng Của Cách Mạng Việt Năm, Hướng Dẫn Quy Trình Đăng Ký Thay Đổi Doanh Nghiệp Qua Mạng Điện Tử, Giáo Trình Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam Pdf, Quá Trình Phát Triển Của Xã Hội Là Mang Tính Lịch Sử Khách Quan, Đặc Điểm Quy Trình Các Công Nghệ Xử Lý Rác Thải Nhựa, Quy Trình Xử Lý Nước Thải Nuôi Tôm Công Nghiệp, Thuyết Trình Về Rác Thải Nhựa Tại Môi Trường Biển, Mẫu Giấy Chứng Nhận Chương Trình Rèn Luyện Đội Viên Hạng Măng Non, Quy Trình Giảm Thiểu Chất Thải Trong Nhà Máy Sản Xuất, Trình Bày Quan Điểm Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Cách Mạng Giải Phóng Dân Tộc Của Đảng Về Đối Tác, Đối Tư, Trình Bày Quan Điểm Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Cách Mạng Giải Phóng Dân Tộc Của Đảng Về Đối Tác, Đối Tư, Quá Trình Biến Đổi Trạng Thái Trong Đó Nhiệt Độ Được Giữ Không Đổi Gọi , Quá Trình Biến Đổi Trạng Thái Trong Đó áp Suất Được Giữ Không Đổi Gọi Là, 4 Công Thức Không Mô Tả Phương Trình Trạng Thái Của Khí Lí Tưởng Là,

Quá Trình Mang Thai Đôi, Quy Trình Mang Thai, Quy Trình Mang Thai Hộ, Quá Trình Mang Thai 3 Tháng Đầu, Quá Trình Mang Thai Tuần 6, Quá Trình Mang Thai 9 Tháng 10 Ngày, Quá Trình Mang Thai Trong 2 Phút, Bí Quyết Mang Thai, Mẫu Đơn Ly Hôn Khi Đang Mang Thai, Cam Nang Mang Thai, Bí Quyết Mang Thai Đôi, Quy Định Phụ Nữ Mang Thai Đi Máy Bay, Luật Mang Thai Hộ, Câu Thơ Ai Biết Tình Ai Có Đậm Đà Mang Sắc Thái Như Thế Nào, Cẩm Nang Mang Thai Và Sinh Con Pdf, Thực Đơn 3 Tháng Đầu Mang Thai, Mang Thai Hộ Vì Mục Đích Nhân Đạo, Mang Văn Phòng Thai Binh, Điều Luật Mang Thai Hộ, Thiếu Máu Của Phụ Nữ Đang Mang Thai, Cẩm Nang Mang Thai 3 Tháng Đầu, Xac Nhan Mang Thai Ngoai Y Muon, Quan Niệm Dân Gian Khi Mang Thai, Thực Trạng Thiếu Máu Phụ Nữ Mang Thai, Cẩm Nang Cho Người Chuẩn Bị Mang Thai, Tiểu Tiện Không Tự Chủ Khi Mang Thai, Khóa Luận Mang Thai Hộ Vì Mục Đích Nhân Đạo, Thực Trạng Thiếu Máu ở Phụ Nữ Đang Mang Thai, Mẫu Giấy Xác Nhận Mang Thai Ngoài ý Muốn, Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Về Rác Thải: ý Tưởng Công Trình Xanh – Tái Sử Dụng Rác Thải Trong Học Đườ, Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Về Rác Thải: ý Tưởng Công Trình Xanh – Tái Sử Dụng Rác Thải Trong Học Đườ, Xac Nhan Cua Benh Vien Mang Thai Ngoai Y Muon, Thái Độ Thực Tiễn Và Sáng Tạo Của Bác Khi Tiếp Nhận Chủ Nghĩa Mac Vào Cách Mạng, Lập Trình Mạng, Tờ Trình Xin Xi Măng, Quy Trình Đấu Thầu Qua Mạng, Tờ Trình Xin Lắp Đặt Mạng Internet, Bài Thuyết Trình Mạng Xã Hội, Quy Trình Sản Xuất Xi Măng, Giáo Trình Mạng Máy Tính, Chương Trình Đào Tạo An Ninh Mạng, Quy Trình Đấu Thầu Qua Mạng 2020, Quy Trình Hút Thai, Tờ Trình Thu Gom Rác Thải, Quy Trình Xử Lý Rác Thải, Quy Trình Phá Thai, Giáo Trình Đường Lối Cách Mạng, Bài Thuyết Trình Đường Lối Cách Mạng, Quy Trình Khám Thai, Quy Trình Xử Lý Nước Thải,

Quy Định Mang Thai Hộ

Làm mẹ là một thiên chức cao cả đối với người phụ nữ. Tuy nhiên, hiện nay lại có rất nhiều trường hợp vợ chồng không có con do vô sinh hay vì một lý do nào đó mà vẫn chưa có con trong nhiều năm dù đã áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiên tiến. Giải pháp hữu ích hiện nay cho cặp vợ chồng này là dùng phương pháp nhờ mang thai hộ bằng cách lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con[1]. Vậy quy định mang thai hộ cụ thể như thế nào là đúng?

Pháp luật quy định mang thai hộ có hai loại đó là mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại. Hiện nay tại Việt Nam chỉ công nhận việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, còn việc mang thại hộ vì mục đích thương mại bị nghiêm cấm. Nếu người nào thực hiện hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự[2].

Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo xuất phát từ cơ sở tự nguyện của các bên. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo quy định mang thai hộ sau:

Vợ chồng nhờ mang thai hộ

– Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

– Vợ chồng đang không có con chung;

– Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

– Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;

– Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;

– Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;

– Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng vè vấn đề này;

– Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý cho việc sẵn sàng mang thai hộ.

Lưu ý: ở đây là người mang thai hộ phải là người thân thích của bên vợ hoặc bên chồng như anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ. Việc khoanh vùng đối tượng mang thai hộ này có thể hạn chế tình trạng đẻ thuê, tranh chấp xảy ra hay hoạt động mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Trước khi làm thủ tục nhờ mang thai hộ đến cơ sở y tế, hai bên nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ phải lập văn bản thỏa thuận việc mang thai hộ và văn bản này phải được công chứng mới có giá trị[3]. Việc vợ/chồng ủy quyền cho nhau để ký kết thỏa thuận thì việc ủy quyền này cũng phải được lập thành văn bản có công chứng. Sau đó nộp hồ sơ đến cơ sở y tế như sau:

Cơ sở KCB có đủ điều kiện thực hiện ngay kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:

Bệnh viện Phụ sản trung ương;

Bệnh viện Đa khoa trung ương Huế;

Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh.

Hồ sơ gồm:

Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ (Mẫu số 04 NĐ 10/2015);

Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (Mẫu số 05 NĐ 10/2015);

Bản cam đoan của người đồng ý mang thai hộ là chưa mang thai hộ lần nào đề phòng việc mang thai hộ vì mục đích thương mại;

Bản xác nhận cho thấy tình trạng chưa có con chung của vợ chồng do UBND xã/phường nơi thường trú của vợ chồng nhờ mang thai hộ xác nhận;

Bản xác nhận của cơ sở KCB được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm về việc người vợ có bệnh lý, người mẹ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

Bản xác nhận của cơ sở KCB được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đối với người mang thai hộ về khả năng mang thai, đáp ứng quy định đối với người nhận phôi theo quy định và đã từng sinh con;

Bản xác nhận chứng minh về mối quan hệ thân thích cùng hàng của UBND xã/phường hoặc người mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ.;

Bản xác nhận của chồng người mang thai hộ (trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng) về việc đồng ý cho mang thai hộ.

Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sỹ sản khoa;

Bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên;

Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp luật của luật sư hoặc luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý;

Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.

Đứa trẻ sinh ra trong trường hợp này được xác định là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ. Người mẹ nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ đều được hưởng chế độ thai sản theo luật. Bạn có thể tham khảo bài viết ” Thủ tục giải quyết chế độ thai sản khi sinh con “.

Nếu người nhờ mang thai hộ chậm nhận con hoặc vi phạm quy định mang thai hộ về nghĩa vụ cấp dưỡng thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Nếu người nhờ mang thai hộ chết thì đứa trẻ sẽ được hưởng thừa kế theo quy định. Trong trường hợp người nhờ mang thai hộ chết khi chưa giao đứa trẻ thì người mang thai hộ có quyền nhận nuôi dưỡng đứa trẻ.

Các tranh chấp trong trường hợp này sẽ do Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Hiện nay, chưa có một quy định mang thai hộ nào hướng dẫn xử lý vi phạm hành chính, quan hệ dân sự nếu một trong hai bên vi phạm thỏa thuận về việc mang thai hộ[4]. Cho nên cũng đã có nhiều trường hợp con sinh ra do việc mang thai hộ nhưng vì lý do nào đó người nhờ mang thai hộ lại không nhận con hay người mang thai hộ không chịu giao con sau khi sinh. Do đó, đây là điểm bất cập của Luật khi quy định nhưng lại không quy định mang thai hộ rõ ràng cụ thể xử lý vi phạm như thế nào để áp dụng.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

Nguồn bài viết: Tổng hợp.

[1] Điều 5.2.g Luật HNGĐ 2014

[2] Điều 187 BLHS 2015

[3] Điều 96.2 Luật HNGĐ 2014

[4] Điều 100 Luật HNGĐ 2014