Top 9 # Xem Nhiều Nhất Mang Thai Có Đau Bụng Dưới Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Tobsill.com

Bà Bầu Bị Đau Bụng Dưới Có Sao Không? Đau Tức Bụng Dưới Khi Mang Thai,

Đau bụng dưới khi mang thai là bị làm sao; đang mang thai bị đau bụng dưới có nguy hiểm không? điều này còn tùy thuộc vào mức độ, vị trí của cơn đau; cùng với đó là những biểu hiện đi kèm.

Bên cạnh đau lưng; hiện tượng bà bầu đau bụng dưới khi mang thai là biểu hiện phổ biến mà nhiều chị em gặp phải. Và khi gặp tình trạng này, hệ tiêu hóa chính là cơ quan bị “đổ lỗi” đầu tiên.

Bà bầu bị đau bụng dưới có nguy hiểm không

Bà bầu đau bụng dưới bên trái hay phải

Trong thời kỳ mang thai, rất nhiều bà bầu có biểu hiện bị đau bụng dưới bên trái hoặc phải. Hiện tượng này có thể là lời cảnh báo hệ tiêu hóa; hệ thống sinh sản hoặc tiết niệu của các mẹ đang gặp vấn đề. Dựa vào từng vị trí xuất hiện cơn đau; những nguy hại mà bà bầu có thể mắc phải cũng khác nhau.

Bà bầu bị căng tức bụng dưới

Giống như cảm giác đau râm ran, đau âm ỉ; hiện tượng mẹ bầu bị đau tức bụng dưới cũng có thể vì nguyên nhân dây chằng bị căng giãn trong quá trình phát triển của thai nhi.

Ngoài ra, tình trạng bà bầu bị tức bụng dưới cũng có thể là do hệ tiêu hóa có vấn đề. Sự thay đổi hormone trong thai kỳ dẫn đến quá trình chuyển hóa thức ăn chậm lại. Cùng với đó kích thước của tử cung tăng; gây ra những chèn ép trực tràng khiến cho hoạt động của hệ tiêu hóa gặp trục trặc. Tất cả những yếu tố đó dẫn đến việc bà bầu bị đầy bụng; khó tiêu, nặng hơn có thể bị táo bón.

Trong thời kỳ mang thai; để hỗ trợ cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn; chị em nên tích cực ăn rau xanh, trái cây; các món ăn có nhiều vi khuẩn có lợi như sữa chua… Đặc biệt cần uống thật nhiều nước.

Bị đau buốt bụng dưới khi mang thai

Khi mang thai nếu có dấu hiệu bị đau buốt bụng dưới lúc đi vệ sinh; các mẹ cần cẩn thận bở khả năng bị nhiễm trùng đường tiểu rất cao. Một số triệu chứng nhiễm khuẩn đường tiểu các mẹ nên lưu ý:

* Đi tiểu nhiều, đặc biệt là vào buổi tối. * Bị đau rát mỗi lần đi tiểu. * Nước tiểu có mùi, màu bất thường. Thậm chí xuất hiện máu trong nước tiểu.

Mẹ bầu bị nhiễm trùng đường tiểu nếu như không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm: sảy thai, sinh non, viêm bàng quang, viêm thận… Vì thế, ngay khi phát hiện ra những biểu hiện bất thường; chị em nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra.

Kết luận: bà bầu bị đau bụng dưới có nguy hiểm không? Điều đó còn phụ thuộc rất nhiều vào mức độ, vị trí và những triệu chứng bệnh kèm theo. Đối với những trường hợp bị đau tức vùng bụng dưới kèm theo các biểu hiện như chảy máu âm đạo, sốt cao co giật, tiểu buốt… Đó là những biểu hiện nguy hiểm vì thế các mẹ cần đến chuyên khoa kiểm tra ngay; để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Các trường hợp đau bụng dưới khi mang thai lành tính

Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng bị đau bụng dưới trong thai kỳ là do bệnh táo bón hoặc đau dây chằng. Đó là những trường hợp bị đau tức bụng dưới lành tính và không quá nguy hiểm. Nếu như cơn đau vẫn kéo dài và đi kèm theo đó là một số biểu hiện như chảy máu, chuột rút mạnh, các chị em nên đến gặp các bác sĩ sản phụ khoa để được kiểm tra.

Bị căng tức bụng dưới do tử cung phát triển

Theo Giáo sư, Bác sĩ Sản – Phụ khoa Patrick Duff thuộc Đại học Florida (quận Gainesville), “khi tử cung phát triển, nó chiếm chỗ của đường ruột và có thể dẫn đến buồn nôn hoặc trướng bụng”. Khi gặp tình trạng này, các mẹ bầu được khuyên nên ăn chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ; tích cực luyện tập thể dục thể thao; nghỉ ngơi điều độ và đặc biệt phải đi tiểu ngay khi có cảm giác buồn tiểu; tránh không được nhịn tiểu lâu.

Bà bầu đau bụng dưới do đau dây chằng tròn

“Đôi khi do tử cung giãn ra, trải dài dây chằng tròn – phần kết nối giữa phía trước tử cung và hai bên háng – khiến bạn khó chịu ở vùng bụng dưới và lan đến vùng háng”, Tiến sĩ Duff nói. Biểu hiện đau tức sẽ càng trở nên mạnh mẽ hơn khi các mẹ bầu di chuyển.

Hiện tượng đau dây chằng tròn thường xuất hiện trong tháng thứ 2 của thai kỳ và sau đó sẽ tự khỏi. Tuy nhiên một số trường hợp bị đau tức khó chịu vô cùng; các bạn hãy đến gặp bác sĩ phụ khoa để được kê đơn thuốc giúp giảm bớt cơn đau.

Bầu bị đau bụng dưới do táo bón và khí dư

Táo bón và khí dư được xem là những rắc rối đi theo các chị em trong suốt thời kỳ mang thai. Nguyên nhân dẫn đến điều này là bởi hormone progesterone tăng cao trong thai kỳ; khiến cho khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa giảm sút và việc chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng chậm hơn.

Để phòng chống táo bón khi mang thai; chị em nên chú ý uống nhiều nước hơn và tích cực ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ. Nếu tình trạng táo bón không có dấu hiệu giảm bớt; chị em nên nhờ bác sĩ kê đơn thuốc giúp làm mềm phân hoặc bổ sung chất xơ cho cơ thể.

Cơn co giả Braxton Hicks

Trước tiên các bạn cần phân biệt được cơn co giả và thật. Nếu là cơn đau thật do tử cung chuyển dạ; cơn đau sẽ xuất hiện liên tiếp và mạnh hơn. Nhưng nếu sau khi trò chuyện với ai đó, xem tivi hay đọc một cuốn sách; cơn đau mất đi thì bạn có thể yên tâm bởi đó chỉ là cơn co giả.

Cảnh giác với đau bụng dưới khi mang thai

Như những chia sẻ ở phần trên của bài viết; có nhiều trường hợp bầu đau bụng dưới lành tính và không quá lo ngại. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều trường hợp căng đau bụng dưới là lời cảnh báo những nguy hiểm có thể xảy ra.

Đau bụng dưới do thai nằm ngoài tử cung

Khi mẹ bầu bị đau bụng dưới bên trái hay bên phải thì rất có thể là dấu hiệu của thai nhi đang nằm ngoài tử cung. Đối với trường hợp này chị em sẽ có biểu hiện đau dữ dội; chóng mặt buồn nôn và kèm theo chảy máu âm đạo. Đối với trường hợp này mẹ bầu tuyệt đối không được chủ quan. Ngay khi có biểu hiện như vậy hãy lập tức đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và có biện pháp điều trị thích hợp nhất.

Tiền sản giật

Nguy cơ tiền sản giật cũng được cảnh báo bởi những cơn đau quặn bụng dưới kéo dài. Cùng với đó là hiện tượng huyết áp tăng cao và chân tay bị phù nề.

Tình trạng này là vô cùng nguy hiểm; nếu không cấp cứu kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi. Do đó, khi gặp tình trạng này; người nhà cần phải đưa bà bầu tới bệnh viện gần nhất để khống chế huyết áp tăng cao. Sau đó đưa ra phương hướng xử lý để không gây nguy hiểm đến sự an toàn của mẹ và bé.

Sẩy thai

Bụng dưới đau từng cơn, kèm theo cổ tử cung co thắt liên tục bụng, bụng dưới nặng nề và chảy máu âm đạo cục to. Đây là dấu hiệu của sẩy thai, mẹ bầu cần nhanh chóng đến bệnh viện để bác sĩ xử lý kịp thời có thể cứu được em bé.

Sinh non

Hiện tượng đau quặn bụng dưới khi mang thai kèm theo chuột rút, đau lưng, tiết dịch âm đạo bất thường… Chính là những biểu hiện chính báo hiệu mẹ bầu có thể sinh non.

Nếu có những biểu hiện trên các chị em cần cẩn thận đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra và nhận được sự hỗ trợ đến từ bác sĩ sản phụ khoa.

Bong nhau thai non

Tình trạng bong thai nhi non xuất hiện nhiều ở khoảng thời gian cuối thai kỳ. Nếu tinh ý chị em có thể cảm nhận thấy vào thời điểm này thai nhi có dấu hiệu yếu dần đi. Hiện tượng đau tức bụng xuất hiện thường xuyên hơn; kèm theo là chuột rút, xuất huyết và ra dịch âm đạo.

Khi gặp những dấu hiệu bất thường này mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện để được cứu chữa kịp thời, nếu như để lâu có thể dẫn đến đe dọa tính mạng của thai nhi và mẹ bầu.

Mẹ bầu bị đau bụng dưới phải làm sao

* Nên tắm bằng nước ấm. * Dùng túi nước ấm để chườm lên những vùng bị đau. * Luôn giữ tinh thần thoải mái. * Nếu như chị em bị đau bụng dưới bên trái thì hãy thử nghiêng sang bên phải; có thể giúp giảm bớt cơn đau. * Nghỉ ngơi đầy đủ, vận động đúng cách để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. * Thực đơn ăn uống đầy đủ chất và uống nhiều nước. * Massage vùng lưng cũng là một phương pháp giúp cho mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.

Tổng kết: Tình trạng bà bầu đau bụng dưới có thể là lời cảnh báo nguy hiểm tuyệt đối không được chủ quan. Vì thế để đảm bảo an toàn nhất cho mẹ và bé; nếu như thấy những biểu hiện bất thường như trên; các bà bầu cần phải đến bệnh viện thăm khám ngay để tìm ra nguyên nhân và kịp thời xử lý. Tránh việc để quá nặng mới đi khám; bởi lúc đó có thể xuất hiện biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng mẹ và thai nhi.

Đau Bụng Dưới Có Phải Mang Thai Không?

sas.cmd.push(function() { sas.render(“44269”); });

Đau bụng dưới có phải mang thai không?

Đau bụng dưới có phải mang thai không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó đau bụng dưới là một trong những dấu hiệu nhận biết mẹ đang có thai trong giai đoạn đầu. Sở dĩ như vậy là do, sau khi trứng thụ tinh từ 7 – 10 ngày sẽ di chuyển về tử cung làm tổ. Trong quá trình “dựng nhà”, các tế bào phôi thai sẽ cấy vào thành tử cung để tạo nên nhau thai – là nơi tiếp nhận chất dinh dưỡng từ mẹ bầu. Điều này sẽ gây ra cho mẹ cảm giác đau bụng dưới lâm râm, âm ỉ, tưng tức.

Nhưng không thể chỉ dựa vào mỗi biểu hiện đau bụng dưới để khẳng định mẹ có thai hay không mà cần phải dựa vào nhiều dấu hiệu cùng một lúc, bao gồm: đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, ngực căng tức, ra máu báo…

Tuy nhiên, mẹ có thể căn cứ vào đó để mua que thử thai về thử. Que thử thai có thể cho kết quả khá chính xác sau một tuần quan hệ. Ở thời điểm mẹ cảm thấy đau bụng, nếu que thử thai cho 2 vạch thì tức là mẹ có thai. Còn khi nó chỉ hiện thị 1 vạch, mẹ nên nghĩ tới khả năng khác.

Các dấu hiệu nhận biết có thai khác mà mẹ cần lưu ý

Bên cạnh vấn đề đau bụng dưới có phải mang thai khôngthì mẹ cần lưu ý một số dấu hiệu có thai sẽ xuất hiện đồng thời với đau bụng dưới là các dấu hiệu khác như:

Vòng một nhạy cảm bất thường

Hormone thai kỳ tăng cao khiến vòng ngực – bộ phận quan trọng đảm nhiệm vai trò tiết sữa – cũng thay đổi. Vòng một sẽ trở lên to hơn, đau tức, sưng, ngứa ngáy, núm vú cũng dần sẫm màu hơn. Các dấu hiệu này ngày càng rõ rệt trong những tháng tiếp theo, kèm theo đó là hiện tượng rạn da ở vùng ngực.

Triệu chứng ốm nghén

Ở những tuần đầu tiên của thai kỳ, nếu mẹ cảm thấy buồn nôn, khó chịu khi ngửi mùi nồng, chán ăn hoặc thèm ăn một món nào đó thì có nghĩa là thai nhi đang ổn định trong tử cung và mẹ bắt đầu bước vào thời kỳ ốm nghén. Thông thường, mẹ sẽ xuất hiện các triệu chứng ốm nghén nổi bật như: nôn ói, buồn ngủ, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, thèm ăn đồ chua, đồ ngọt,….

Ra máu báo

Như mẹ đã biết, quá trình làm tổ của phôi thai sẽ gây ra một vài vết thương nhỏ, dẫn đến chảy máu. Nhiều mẹ nhầm tưởng đây là máu kinh nguyệt nhưng trên thực tế chúng hoàn toàn khác nhau. Máu báo thường có màu hồng đỏ nhạt và chỉ xuất hiện từng đốm nhỏ trong vòng 1 – 2 ngày. Trong khi đó, máu kinh có màu đỏ đen, ra liên tục từ 3 – 7 ngày.

Tâm trạng nhạy cảm

Tâm trạng của mẹ bỗng trở nên thất thường và nhạy cảm với mọi vấn đề. Mẹ thường xuyên cảm thấy khó chịu trong mọi chuyện, hay suy nghĩ, cằn nhằn và rất khó để kiểm soát cảm xúc của mình. Sở dĩ như vậy là do tâm trạng của mẹ chịu ảnh hưởng của các hormone thai kỳ.

Đau lưng, chuột rút

Lưng và chân là hai bộ phận chịu tác động khá nhiều của quá trình mang thai. Sự lớn lên của tử cung gây ra một áp lực đối với lưng và chân khiến cho các dây chằng ở vùng này bắt đầu co giãn dần. Đó là lý do mà ở những tuần đầu có thai, mẹ sẽ cảm thấy đau mỏi vùng lưng, dọc thắt lưng và bị chuột rút ở chân.

Chậm kinh

Conlatatca.vn

Đau Bụng Dưới Và Đau Lưng Có Phải Mang Thai Không?

Hiện tượng đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không?

Trong giai đoạn mang thai, có thể thai phụ sẽ có một số thay đổi ít nhiều nhất định. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến một số triệu chứng bất thường xảy ra. Nhất là chứng đau bụng dưới và đau lưng.

Vậy nên, các chị em thường cho rằng liệu đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai. Theo như các chuyên gia đưa ra ý kiến:

Mặc dù trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ thường sẽ xuất hiện tình trạng đau bụng và đau lưng, nhưng nếu chỉ dựa vào dấu hiệu này để đưa ra kết luận có thai là chưa đủ. Bởi vì tình trạng đó cũng có thể là do tình trạng sức khỏe có vấn đề. Như các bệnh về xương khớp, các bệnh phụ khoa hay bệnh đường tiết niệu,…

Nhưng nếu bạn đã từng quan hệ tình dục không an toàn thì bạn cũng nên chú ý. Nhất là khi cơ thể có một số triệu chứng khác đi kèm với hiện tượng đau bụng dưới và đau lưng.

Chậm kinh nguyệt

Bị đau bụng dưới

Đau lưng kèm theo chuột rút

Ra máu có màu đỏ hồng hay màu đỏ nhạt với số lượng ít hơn

Cảm giác mệt mỏi, chán ăn

Tiết dịch âm đạo ra nhiều hơn

Ngực căng và nhạy cảm

Buồn nôn, nhạy cảm với mùi thức ăn

Đi tiểu thường xuyên

Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu trên, bạn cần mua que thử thai về thử ngay. Vì đây là cách đơn giản giúp bạn biết được chính xác mình đã có thai hay không. Tốt nhất là bạn nên thử vào sáng sớm, nếu như kết quả trên que hiện 2 vạch thì có nghĩa là bạn đã mang thai. Lúc này bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và theo dõi để có một thai kỳ tốt hơn.

Một số bệnh có biểu hiện đau bụng dưới và đau lưng

Đau bụng dưới và đau lưng do mang thai ngoài tử cung

Đây là một trường hợp khi thai không làm tổ ở trong buồng tử cung mà ở một số vị trí khác như ở cổ tử cung, vòi tử cung, ở buồng trứng hay nhiều lúc là ở ngoài ổ phúc mạc. Nhưng trong đó, vòi tử cung là nơi thường hay gặp nhất, chiếm đến gần 95% trong trường hợp mang thai ngoài tử cung ở nữ giới.

Trường hợp mang thai ngoài tử cung sẽ khiến cho vòi trứng bị căng giãn ra quá mức. Đó chính là nguyên nhân kích hoạt tình trạng đau bụng dưới âm ỉ ở nữ giới. Các cơn đau sẽ tăng dần lên và lan ra sang cả vùng hông và ngay phía sau vùng thắt lưng.

Nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời thì sẽ rất nguy hiểm. Đặc biệt là khi thia bị vỡ sẽ có thể dẫn đến bị vỡ mạch máu dẫn đến chảy máu ồ ạt. Khi mất quá nhiều máu sẽ khiến cho các bà bầu dễ đứng trước nguy cơ tử vong cao.

Đau bụng dưới và đau lưng do chu kỳ kinh nguyệt

Khi đến chu kỳ kinh nguyệt, tử cung ở nữ giới sẽ phải co bóp thật mạnh để đẩy máu kinh ra ngoài. Bởi chính sự co bóp đó của tử cung mà có thể dẫn đến các cơn đau bụng dưới và đau lưng.

Nhưng đó chỉ là một trong những phản ứng sinh học bình thường mà hầu hết các chị em đều gặp phải. Đối với cơ địa của mỗi người mà tình trạng đau nhức sẽ xảy ra ở các mức độ khác nhau. Những cơn đau thường xuất hiện như triệu chứng tiền kinh nguyệt để báo cho chị em phụ nữ biết rằng ngày đèn đỏ đã sắp đến.

Đau bụng dưới và đau lưng do viêm tụy

Tuyến tụy là một cơ quan lớn và nó nằm ngay sau dạ dày, được vắt qua cột sống thắt lưng. Bệnh này thường sẽ khởi phát khi bạn lạm dụng rượu, cơ thể bị sỏi mật, rối loạn tiêu hóa hay các chấn thương khác,…

Khi viêm tụy phát triển, có thể kích hoạt những cơn đau nhức âm ỉ và lan tỏa ra từ vùng bụng cho đến sau lưng. Triệu chứng đó thường sẽ nghiêm trọng hơn nếu các bạn lạm dụng các thực phẩm chứa nhiều chất béo. Bệnh thường có các triệu chứng đi kèm như buồn nôn, rối loạn nhịp tim hay sốt nhẹ,…

Đau bụng dưới và đau lưng do các bệnh về thận

Ngoài chứng đau bụng dưới và thắt lưng mà người bệnh thường hay gặp phải, thì còn có thể gặp một số triệu chứng khá như: khó tiểu, tiểu buốt và lượng nước tiểu ít. Có một số trường hợp còn gây ra tình trạng sốt nhẹ.

Đau bụng dưới và đau lưng do các bệnh phụ khoa

Những bệnh lý xảy ra nếu không được phát hiện sớm và được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến các chức năng sinh sản ở nữ giới. Không ít trường hợp gặp phải tình trạng trên đã bị hiếm muộn hay kể cả vô sinh.

Ghế massage chuyên gia điều trị đau lưng, đau mỏi toàn thân. Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm này ngoài trang chủ của chúng tôi. Nếu có thắc mắc gì cần giải đáp về ghế massage hãy gọi cho chúng tôi qua hotline bên dưới, tư vấn viên của chúng tôi sẽ giúp bạn.

Đau Bụng Dưới Có Phải Mang Thai Hay Không?

Đau bụng dưới có phải mang thai nhưng chị em cũng cần lưu ý, tình trạng đau không quá liên tục hay dữ dội.

Đau bụng dưới có phải mang thai không là thắc mắc của rất nhiều người, nhất là các bạn trẻ. Đau bụng dưới đúng là một trong những dấu hiệu của việc mang thai nhưng chưa đủ.

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, chị em sẽ gặp hiện tượng đau bụng dưới. Lý do là bởi, sau khi thụ tinh từ 7-10 ngày, trứng sẽ di chuyển về tử cung làm tổ. Trong quá trình làm tổ này, các tế bào phôi thai sẽ cấy vào thành tử cung để tạo nên nhau thai – là nơi tiếp nhận chất dinh dưỡng của thai từ mẹ bầu. Và chính điều này sẽ gây ra cho các mẹ bầu cảm giác lâm râm, âm ỉ, tưng tức.

Hay trong những tháng sau, mẹ bầu có thể gặp tình trạng đau bụng dưới do sự gia tăng kích thước của tử cung khiến cho hệ thống dây chẳng liên tục căng giãn và dày lên.

Đau bụng dưới có phải mang thai nhưng chị em cũng cần lưu ý, tình trạng đau không quá liên tục hay dữ dội. Trong trường hợp phát hiện những bất thường, chị em cần đi khám sớm để có biện pháp xử lý kịp thời.

Ngoài ra, chị em cũng cần biết, không thể chỉ dựa vào mỗi biểu hiện đau bụng dưới mà có thể kết luận là có đang mang bầu hay không. Một số dấu hiệu khác giúp nhận biết có thai gồm:

– Chậm kinh: Nếu kỳ kinh tiếp theo trễ đến hơn 5 – 7 ngày thì chị em nên mua que thử thai về thử luôn.

– Vòng 1 căng tức, nhạy cảm bất thường: Hormone thai kỳ tăng cao khiến vòng 1 trở nên to hơn, đáu tức, sưng, ngứa ngáy và núm vú cũng dần sẫm màu hơn. Các dấu hiệu này ngày càng rõ rệt trong những tháng tiếp theo.

– Vùng kín ra chút máu báo: Quá trình làm tổ của phôi thai sẽ gây ra một vài vết thương nhỏ, dẫn tới chảy máu. Máu báo thường có màu hồng đỏ nhạt, chỉ xuất hiện từng đốm nhỏ trong vòng 1 – 2 ngày.

– Đau lưng, chuột rút: Lưng và chân là hai bộ phận chịu tác động khá nhiều của quá trình mang thai. Sự lớn lên của tử cung gây ra một áp lực đối với lưng và chân khiến cho các dây chằng ở vùng này bắt đầu co giãn dần. Đó là lý do những tuần đầu có thai, mẹ bầu sẽ cảm thấy đau mỏi vùng lưng, dọc thắt lưng và bị chuột rút ở chân.

Để biết chính xác mình có mang thai hay không, tốt nhất chị em nên mua que thử thai về thử hoặc tới các cơ sở y tế để được làm các xét nghiệm chuẩn xác.

Nếu bạn còn câu hỏi về đau bụng dưới có phải mang thai không? chị em có thể gọi tới tổng đài 1900.1259 để được các chuyên gia tư vấn thêm (miễn phí)