Top 8 # Xem Nhiều Nhất Mang Thai Can Chu Y Gi Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Tobsill.com

Chu Kỳ Mang Thai 3 Tháng Đầu

Đối với phụ nữ việc mang thai 9 tháng 10 ngày chính là một hành trình vừa gian khổ lại vừa hạnh phúc nhất. Có một sinh linh trong bụng, cảm nhận từng hơi thở, từng nhịp tim của con yêu thật sự rất thiêng liêng. Đây là khoản thời gian mẹ cực kỳ khổ sở. Nhất là 3 tháng đầu tiên mang thai. Trong chu kỳ mang thai 3 tháng đầu, đây là lúc bé khó chiều nhất làm mẹ phải khổ sở nhất.

Đặc biệt trong chu kỳ mang thai 3 tháng, đây chính là thời điểm mẹ và bé còn rất nhạy cảm. Nếu mẹ nắm rõ quá trình phát triển của bé trong 3 tháng đầu này thì việc nếu chẳng may bé có vấn đề gì mẹ sẽ phát hiện kịp thời và nắm bắt được tình hình để có phương án xử lý tốt nhất.

Chu Kỳ mang thai 3 tháng tuổi. Quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng đầu

Khi đúng thời điểm rụng trứng. Là ngày thứ 14 kể từ ngày bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bố mẹ có quan hệ với nhau thì sẽ diễn ra quá trình thụ tinh.

Khi khám thai, bác sĩ sẽ tính tuổi của thai nhi là từ lúc ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng. Thường thì thời điểm tuần thứ 2 của thai kỳ chính là thời điểm thụ thai của mẹ.

Sau khi thụ tinh xong, trứng sẽ trở thành hợp tử và dần dần di chuyển vào tử cung, lúc này hợp tử sẽ bám vào niêm mạc và bắt đầu quá trình làm tổ.

Thường thì mỗi lần mang thai chỉ có 1 trứng được thụ thai và chỉ có 1 hợp tử. Nhưng sẽ có những lúc có hơn một trứng rụng và được thụ tinh cả 2, lúc này được gọi là song sinh khác trứng. Thai nhi song sinh khác trứng sẽ có thể cùng 1 giới tính hoặc khác giới. Cũng là song sinh nhưng nếu cùng được thụ thai trong cùng 1 trứng thì gọi là song sinh cùng trứng. Song sinh cùng trứng sẽ chỉ cùng một giới. Đối với trường hợp này thai nhi có thể sẽ dính liền với nhau. Hoặc cũng có khi mẹ thụ thai nhiều hơn sinh đôi.

Những đặc điểm về sinh học của bé, hay là ngoại hình, giới tính của bé sau này. Được quyết định bởi cả bố lẫn mẹ. Khi có sự kết hợp của 46 nhiễm sắc thể. 23 là của bố và 23 là của mẹ kết hợp thành hợp tử.

Khi trứng bám vào lớp niêm mạc trong tử cung và làm tổ bên trong đó. Lúc này lớp niêm mạc chỗ trứng làm tổ sẽ bị bong ra đôi chút. Và ở chỗ đó sẽ bị rỉ máu, người ta thường gọi đây là máu báo thai. Cũng tùy vào bà bầu, có người sẽ có máu báo thai lại có người thì không.

Tuần thứ 4 trong chu kỳ mang thai 3 tháng, các tế bào bắt đầu phan chia trong túi thai và hình thành phôi thai. Còn lại lớp bên ngoài sẽ trở thành nhau thai. Nhau thai rất quan trong, chính là sợi dây liên kết mẹ và bé.

Tới tuần thứ 5 trong chu kỳ mang thai thì trong cơ thể mẹ các nội tiết tố bắt đầu thay đổi. Nồng độ HCG trong cơ thể mẹ tăng lên rất nhiều, kích thích sự phát triển của thai nhi chính là estrogen và progesterone. Đây cũng chính là giai đoạn mà các dấu hiệu mang thai của mẹ dần trở nên rõ rệt.

Lúc này phôi thai sẽ có 3 lớp:

Lớp biểu bì gồm có da, ngoại biên, hệ thống thần kinh, 2 mắt và tai trong.

Lớp trung bì bao gồm tim và hệ tuần hoàn, xương, dây chằng, thận và hệ sinh dục.

Lớp nội bì bao gồm phổi và hệ thống tiêu hóa.

Đây là những yếu tố hình thành nên cơ thể của bé khi càng phát triển.

Đây chính là giai đoạn thai nhi phát triển rất nhanh. Não và tủy sống của bé được hình thành nhờ vào việc đóng lại của ống thần kinh. Tiếp theo đó là sự hình thành của các cơ quan nội tàng bên trong và đặc biệt là giai đoạn này tim cũng sẽ được hình thành.

Cùng lúc này cũng có sự phát triển của mắt và tai. Và những chồ nhỏ trên cơ thể cũng xuất hiện. Là tiền đề của tay và chân. Lúc này Thai nhi có hình dạng là chữ C

Khi bước vào tuần thứ 7 của chu kỳ mang thai 3 tháng, kích thước não của bé đã lớn lên rất nhiều. Những cơ quan như mặt của bé, võng mạc cũng đã được hình thành cơ bản.

Lỗ mũi cũng dần được hình thành. Những chỗ nhú lên trên cơ thể của bé cũng đã dần phát triển thành tay và chân. Mặc dù chưa hoàn thiện những mọi cơ quan đã hình thành gần như là đầy đủ.

Đây là tuần có thể coi là hạnh phúc rất lớn đối với mẹ. Bởi khi đến tuần thứ 8 mẹ có thể biết được cân nặng cũng như là chiều dài của thai nhi. Bác sĩ có thể kiểm tra và báo cho mẹ biết. Em bé lúc này từ những tế bào đơn giản bây giờ bé đã dài tới 11 – 14 mm rồi.

Đây là thời điểm mà bác sĩ đã có thể kiểm tra cân nặng, chiều dài của thai nhi. Em bé lúc này thường đã dài khoảng 11 – 14mm.

Các cơ quan đã hình thành đầy đủ , chân tay đã bắt đầu có ngón và mắt mũi cũng dần đã được xuất hiện những vẫn chỉ là ở mức cơ bản.

Tháng thứ 3 trong chu kỳ mang thai 3 tháng (từ tuần 9-12)

Đến tuần thứ 9 trong tháng thứ 3 của thai kỳ. Thai nhi đã tăng 5 đến 6mm. Thai nhi lúc này dài đến 16 – 18 mm. Tay chân của bé đã xuất hiện ngón và dần hoàn thiện, tay cũng đã có khớp và khuỷu tay. Đầu của bé đã khá lớn, mí mắt đã được hình thành.

Ở tuần này , mọi thứ đến đã dần phát triển. Đầu ngày càng to hơn và tròn trịa hơn. Tay chân trở nên linh hoạt hơn, không còn nằm yên mà có thể cử động một chút. Ngón tay, ngón chân cũng đã dần thấy được rõ hình dạng..

Ở tuần thứ 11 của chu kỳ mang thai 3 tháng lúc này em bé đã phát triển khá lớn dài khoảng 50mm và nặng khoảng 8g.

Mọi thứ đã đều rõ hình thù hơn, mí mắt nhắm lại.2 mắt của bé được tách xa nhau, nứu của bé cũng đã xuất hiện.

Nội tạng của bé cũng bắt đầu được hình thành. Hồng cầu dần xuất hiện.

Ở tuần thứ 11 cơ quan sinh dục đã dần dần hình thành. Những để xác định được là nam hay nữ thì còn cần phải có thời gian.

Vâng bây giờ đã tới tuần thứ 12 của bé rồi. Đây là tuần cuối cùng trong chu kỳ tam cá nguyệt đầu tiên rồi. Mọi cơ quan của bé lúc này đã rõ ràng hơn rất nhiều. Bé lúc này cũng đã nặng khoảng 14g và dài tới 61mm.

Bên trong, các cơ quan nội tạng như hệ thống ruột đã phát triển khá tốt, em bé đã có bộ máy trong bụng.

Nói chung trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên. Đây là giai đoạn quan trọng trong chu kỳ mang thai. Mọi thứ của bé đều được hình thành trong giai đoạn này và là tiền đề của sự phát triển. Đây là giai đoạn khá khó khăn và nhạy cảm. Do đó mẹ phải chú ý giữ gìn sức khỏe, tiêm phòng đầy đủ để bé có thể phát triển toàn diện.

Kết luận

Chu kỳ mang thai 3 tháng đầu mẹ vừa mới cảm nhận được vị ngọt mang thai. Cũng nếm được vị đau khổ của việc mang thai. Mẹ nhất là mẹ mới mang thai bé đầu lòng cần chuẩn bị cho mình rất nhiều thứ. Cũng cần phải nắm rõ quá trình hình thành và phát triển của bé để có một chế độ sống hợp lý.

Vài lưu ý cho mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu

Đây là một số lưu ý mà mẹ nào cũng cần phải biết khi mang thai 3 tháng đầu:

Đi khám thai định kỳ, tuân thủ theo những lời khuyên của bác sĩ.

Mẹ ăn uống đầy đủ, có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bản thân. Không nên ăn quá nhiều cũng không được ăn quá ít.

Mẹ tuyệt đối không được làm những công việc nặng nhọc. Cũng không nên nằm yên ở nhà. Mẹ có thể làm những công việc nhẹ nhàng. Nghỉ ngơi, thu giãn hợp lý. Mẹ có thể tham khảo các bài tập yoga nhẹ nhàng để giúp cơ thể dẻo dai hơn.

Và tuyệt đối giữ cho tâm trạng ổn định, tránh stress

Không được thức quá khuya, uống các loại nước gây ức chế thần khinh như bia, rượu, café,…

Có Thể Mang Thai Trong Chu Kỳ Kinh Không

Bạn có thể mang thai trong chu kỳ kinh không?

Quan hệ tình dục trong kỳ kinh thì khả năng cao là bạn không mang thai. Thường ngày rụng trứng của bạn là vào các ngày khác, làm giảm bất kỳ cơ hội thụ thai nào trong thời gian này.

Tại sao lại như vậy nhỉ? Đó là do, nếu chu kỳ của bạn ngắn hơn, ví dụ, cứ sau 21 đến 24 ngày, điều này có nghĩa là bạn đang rụng trứng sớm hơn trong chu kỳ kinh. Tinh trùng có thể vào bên trong bạn, và sống vào khoảng từ 2, 3, tối đa 5 ngày. Bạn có thể quan hệ tình dục vào cuối kỳ kinh và sau đó thực sự thụ thai 4 hoặc 5 ngày sau khi rụng trứng sớm.

Xác suất có thai trong kỳ kinh nguyệt của bạn là thấp, nhưng vẫn có khả năng là có. Dù sao thì đây không phải là thời gian tốt quan hệ tình dục nếu bạn đang cố gắng mang thai.

Có thể mang thai ngay sau chu kỳ kinh không?

Câu trả lời là Có, bạn có thể mang thai ngay sau khi có kinh. Trong một chu kỳ kinh xảy ra cứ sau 28 đến 30 ngày, ngày khả năng mang thai cao thường nằm trong khoảng từ ngày 11 đến ngày 21 . Như đã nói ở trên, tinh trùng có thể sống 2, 3 và tối đa 5 ngày. Nếu kinh nguyệt của bạn kéo dài trong 5 đến 7 ngày và bạn có quan hệ tình dục ngay sau đó, thì khả năng cao là bạn sẽ có thai. Đây cũng là thời gian tuyệt vời cho những cặp vợ chồng !

Bạn có thể mang thai ngay trước kỳ kinh hay không?

Khả năng mang thai ngay trước kỳ kinh nguyệt của bạn là cực kỳ thấp. Đối với những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt từ 28 đến 30 ngày hoặc lâu hơn và chu kỳ của họ đều đặn, khá chắc để nói rằng sự rụng trứng xảy ra trong khoảng từ ngày 11 đến ngày 21. Trứng chỉ có sẵn trong 12 đến 24 giờ để thụ thai .

Điều này có nghĩa là những ngày ngay trước kỳ kinh của bạn là an toàn nhất để quan hệ tình dục, mà không sợ có thai. Số ngày an toàn ngay trước chu kỳ kinh nguyệt của bạn tăng lên với chu kỳ dài hơn và giảm dần với chu kỳ ngắn hơn.

Nếu bạn biết khi nào rụng trứng, và bạn chờ 36 đến 48 giờ sau đó, thì lúc đó cơ hội thụ thai sẽ càng ít. Đây không phải là thời gian để quan hệ tình dục nếu bạn đang cố gắng thụ thai. Tuy nhiên, đây vẫn là thời điểm tốt để tận hưởng sự thân mật với nửa kia của bạn.

Download Khi Mang Thai Phu Nu Phai Kieng Ki Nhung Gi

Khi mang thai phụ nữ phải kiêng kị những gì? Kiêng kị những thức kích thích Khi mang thai, phụ nữ cần ăn uống các chất giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, các thức giàu protein và trái cây, các thức ăn uống phải sạch. Thuốc lá có thể gây dị Cần kiêng ăn uống các dạng, sinh non thức có tính chất kích thích, kiêng thuốc lá, rượu, kiêng ăn uống thiên lệch. Bởi vì, sau khi thụ thai, sự sinh trưởng phát triển của thai nhi phải nhờ vào tinh huyết từ tạng phủ của người mẹ để nuôi dưỡng, cho nên công năng khí huyết của tạng phủ người mẹ mang thai có ảnh hưởng trực tiếp tới sự sinh trưởng, phát triển của thai nhi. Khi công năng tạng phủ của người mẹ bình thường, khí huyết thịnh vượng, thai nhi sẽ sinh trưởng, phát triển mạnh khỏe. Vì vậy, người mẹ mang thai cần ăn uống các thức giàu thành phần dinh dưỡng như: thịt nạc, trứng, cá, rau, hoa quả, thịt gia cầm, như vậy sẽ có lợi cho thai nhi phát triển bình thường. Nếu sau khi mang thai, người mẹ ăn uống thiên lệch thường xuyên, sẽ có thể làm giảm dinh dưỡng ở người mẹ, bất lợi cho sự hấp thụ dinh dưỡng và sinh trưởng phát triển của thai nhi. Nếu sau khi mang thai, người mẹ thường xuyên ăn uống các thức có tính chất kích thích như: hạt tiêu, ớt, tỏi, thì sẽ dẫn đến thấp nhiệt trong người mạnh lên, cũng như bất lợi cho sự sinh trưởng của thai nhi, nghiêm trọng hơn có thể gây ra dấu hiệu sinh non. Người mẹ mang thai cần phải kiêng thuốc lá, rượu, nếu người mẹ uống rượu sẽ làm cho nồng độ cồn cao lâu dài ở tử cung, sẽ dễ trợ hỏa, sinh nhiệt, động huyết, có thể gây ra khuyết tật ở sọ, mặt, tay chân và tim của thai nhi, sẽ làm cho sự phát triển thể chất và tinh thần của thai nhi trong tử cung bị chậm lại. Ngộ độc cồn có thể làm tăng tỷ lệ phát bệnh sinh non và tỷ lệ thai nhi bị chết lưu trong bụng mẹ. Người mẹ mang thai dù hút thuốc nhiều hoặc hút thuốc thụ động, đều có thể dẫn đến quái thai hoặc sinh non, vì vậy đối với phụ nữ mang thai cần cấm hẳn việc hút thuốc và uống rượu. Kiêng ăn quá mặn Phụ nữ mang thai còn cần phải kiêng ăn quá mặn. Khi mang thai, do phản ứng của thai nghén, thấy nhạt miệng vô vị, nên thích ăn uống các thức có tính kích mạnh, thích ăn các thức mặn, nói chung người ta hay cho đó là chuyện bình thường, coi nhẹ việc kiêng ăn quá mặn của phụ nữ mang thai. Vì sao phải kiêng ăn quá mặn? Các nhà y học cho rằng, phụ nữ trong thời kỳ thai nghén, tỳ và thận thường biểu hiện không đủ, công năng vận hóa giảm, thủy thấp dễ tích tụ bên trong, khí huyết không được khoan thai. Y học hiện đại cũng cho rằng, phụ nữ khi đã có thai, sẽ có những thay đổi đặc biệt về sinh lý như lượng natri, máu lưu trữ tương đối nhiều, những thay đổi đó trong tổ chức các tạng của cơ thể là nhằm thích ứng với yêu cầu sinh trưởng của thai nhi. Những thức quá mặn lại có hàm lượng muối tương đối cao, nếu được đưa vào nhiều sẽ làm cho thủy thấp tụ lại bên trong nặng hơn, lại dễ hại đến tỳ và thận, làm cho chức năng tỳ và thận giảm, gây ra sự giảm sút trong việc thu nạp năng lượng, tiểu tiện ít hơn, và các triệu chứng tim hồi hộp, làm buồn bực khó chịu. Y học hiện đại nhận thấy rằng: phụ nữ trong thời kỳ thai nghén lượng máu tuần hoàn tăng, quá trình thay cũ đổi mới cũng nhanh hơn, nhằm thích ứng với sự tuần hoàn của đế cuống rốn. Nếu lúc đó lại đưa vào thức ăn mặn quá nhiều, trữ lượng natri trong cơ thể sẽ tăng cao hơn nữa, và lượng muối cũng sẽ tăng tương ứng, điều đó chẳng những làm cho tim của phụ nữ mang thai phải gánh chịu nặng hơn, sẽ biểu hiện các triệu chứng: tim hồi hộp, lòng buồn bực khó chịu, lượng tiểu tiện giảm, nặng thì sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của thai nhi, như vậy cả phụ nữ mang thai và thai nhi đều bất lợi. Sau khi mang thai vài tháng, các chất thải trong quá trình thay cũ đổi mới sẽ tăng lên, làm tăng gánh nặng cho thận tạng, ảnh hưởng đến công năng của tỳ và thận. Hơn nữa, lúc đó phần nhiều xuất hiện phù ở người và chân tay, nếu do tì hư là chính thì sẽ đồng thời thấy triệu chứng ăn ít, đại tiện phân nát, nếu do thận hư là chính thì thường kèm theo triệu chứng lưng mỏi, tay chân lạnh, tiểu tiện ngắn và ít, nếu do khí trệ thì thường thấy lòng buồn bực khó chịu, hông đầy trướng, đấy là chứng phù do thai nghén, y học Trung Quốc gọi đó là “Tử khí” (khí của con) “Tử thũng” (phù do con). Y học hiện đại cho rằng: thời kỳ thai nghén do sự thay đổi hormone, có thể làm cho nước và natri lưu trữ, ngoài ra ở thời kỳ này còn sinh ra thiếu máu do máu bị pha loãng, áp suất thẩm thấu của huyết tương giảm, tĩnh mạch dưới lồng ngực cản trở khi máu quay về làm cho lượng lưu thông máu tăng lên, những nhân tố ấy đều có thể dẫn đến thũng nước. Lúc đó cần phải giảm thấp lượng muối trong ăn uống, mỗi ngày chỉ dùng hạn chế muối từ 3-5g, để giảm trữ lượng nước và muối. Cũng như y học Trung Quốc chủ trương ăn uống thanh đạm, yêu cầu ăn nhạt là chính. Hàng ngày có thể uống sữa đậu nành nhạt hoặc sữa đậu nành ngọt. Nếu trong thời gian phù không kiêng ăn mặn thì sẽ làm tăng trữ lượng nước và muối, khiến phù càng thêm nặng, các triệu chứng váng đầu, nhức đầu, ngực khó chịu, buồn nôn, ăn uống không thấy ngon. Nếu nghiêm trọng hơn, sẽ xuất hiện phù kèm theo huyết áp cao, tiểu đục như lòng trắng trứng, dẫn tới nguy hiểm cho con, trên lâm sàng xuất hiện triệu chứng nguy kịch: nhiễm độc thai nghén. Vì vậy, phụ nữ trong thời gian mang thai, dù ở giai đoạn ban đầu, thời kỳ thũng nước hay thời kỳ huyết áp cao, đều phải kiêng ăn mặn, việc khống chế lượng muối đưa vào cơ thể là hết sức quan trọng.

Thai Nhi 32 Tuần Chưa Quay Đầu Có Cần Can Thiệp Gì Không?

Với những mẹ mang thai lần đầu, khi đi khám được bác sĩ kết luận thai 32 tuần chưa quay đầu thường tỏ ra lo lắng. Liệu điều này có gì bất thường không?

Thai bao nhiêu tuần thì quay đầu?

Tuy nhiên, đây chưa phải là kiểu ngôi thai thuận duy nhất. Tùy theo mỗi trường hợp khác nhau, mà vị trí ngôi thai sẽ được ổn định theo các tư thế khác nhau. Đó có thể là ngôi đầu, ngôi mông hay ngôi chân… Ngay cả khi đã ổn định vào vị trí, có một số bé vẫn tiếp tục thay đổi cho đến khi mẹ bầu chuyển dạ.

Đối với những mẹ bầu sinh con so, tức mang thai lần đầu, thời điểm thai nhi chúc xuống có thể đến sớm hơn khoảng từ tuần thứ 28. Và ngược lại, với những mẹ sinh con rạ, có nhiều bé lại quay đầu muộn hơn so với thời điểm 35-36 tuần.

Có khoảng 3% thai nhi có ngôi thai ngược, tức là đưa mông về phía tử cung của mẹ. Hoặc trường hợp thai nhi đã quay đầu nhưng phần gáy lại quay về cột sống của mẹ dẫn đến ngôi sau. Các trường hợp ngôi sau và ngôi thai ngược, bác sỹ sẽ khuyến khích nên sinh mổ để an toàn cho thai nhi.

Thai 32 tuần chưa quay đầu, mẹ đừng quá lo lắng!

Theo như phân tích ở trên, việc thai 32 tuần chưa quay đầu là dấu hiệu bình thường. Mẹ hoàn toàn tin tưởng rằng bé con vẫn có thể quay đầu trong các tuần tiếp theo và mẹ vẫn có thể đẻ thường được.

Những mẹo hay giúp thai 32 tuần quay đầu ngôi thai thuận

Giơ chân lên cao

Lúc nằm, mẹ hãy giơ chân lên cao để cơ thể dốc xuống, làm thai nhi di chuyển đầu về hướng cao hơn, nên sẽ chuyển được ngôi thai. Phương thức này nên tập từ tuần thai thứ 30, thực hiện 3 lần 1 ngày nhưng tránh lúc mới ăn no để tránh tình trạng trào ngược dạ dày.

Chống chân giúp thai quay đầu

Mẹ thực hiện chống tay và chân trên sàn phẳng. Từ từ hạ tay xuống thấp, chân vẫn chống để nâng mông lên cao. Động tác này cũng có tác dụng đổi ngôi thuận cho thai nhi nhưng mẹ nên thực hiện từ tuần thai thứ 37.

Tập luyện với bóng

Trợ thủ đắc lực cho mẹ muốn ngôi thai thuận có thể từ một trái bóng chuyên dụng cho bà bầu. Mẹ xoay phần hông và mông với trái bóng hàng ngày sẽ giúp bé xoay chuyển về vị trí sinh nở chuẩn mực cần thiết.

Những động tác này mẹ nên thực hành từ tuần thai thứ 30 đến 37. Mẹ đứng thẳng lưng rồi ngồi xuống đưa đầu gối sát vào ngực. Mẹ hãy thực hiện một cách chậm rãi, mỗi ngày tập 2 lần, mỗi lần khoảng 5 phút sẽ có ích cho thai nhi quay đầu về vị trí đúng.

Nằm trên đầu gối

Động tác này cũng nên thực hiện từ tuần thứ 30 đến 37 của thai kỳ. Lúc đầu, mẹ ngồi quỳ sau đó trườn người lên phía trước chống tay giữ cơ thể để không ép bụng vào gối. Mẹ nên thực hiện mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 5 phút để kích thích thai nhi quay đầu đúng hướng.

Bơi lội

Đây không chỉ là môn thể thao duy trì dẻo dai cho cơ thể mẹ bầu mà còn giúp em bé xoay đầu đúng hướng. Mẹ nên đi bơi thường xuyên để tăng cường sức đề kháng, giảm các triệu chứng đau cơ bắp, chuột rút trong thai kỳ.

Phương pháp nóng – lạnh giúp thai nhi 32 tuần quay đầu

Phương pháp này thực hiện rất đơn giản. Mẹ lấy một chiếc khăn lạnh để lau nhẹ bụng sau đó lại lau nhẹ bằng khăn ấm. Sự kích thích bằng nhiệt độ này cũng tác động khiến em bé quay đầu đúng ngôi thuận.

Theo theAsianparent Singapore