Top 6 # Xem Nhiều Nhất Mang Thai 38 Tuần Bị Phù Chân Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Tobsill.com

Bị Phù Chân Khi Mang Thai

Các mẹ tư vấn giúp mình chuyện này nhé. Mình có bầu 26 tuần, tăng 5kg (trước đây 45kg, bây giờ 50kg). Chân mình bắt đầu bị sưng phù từ hôm qua, ấn vào thấy lõm, thả ra một lúc thì hết lõm. Làm thế nào để khắc phục tình trạng phù này nhỉ? Có ảnh hưởng gì đến em bé không? Mình thấy mọi người nói có thể bị ngộ độc thai nghén nên thấy sợ lắm.

Thảo luận 2

Mẹ nó ơi, tôi cũng bị giống mẹ nó đấy, mới có 20 tuần mà chân to uỳnh. Giờ mẹ nó hạn chế tối đa đường và muối nhé, cố gắng chịu khó ăn thật nhạt. Lúc đầu ăn khó chịu lắm. Nhưng rất hiệu quả đấy. 30 tuần rồi mà chân thấy vẫn trắng trẻo chứ chưa thấy xuống máu đỏ lựng lên đâu.

Rồi mẹ nó tranh thủ đi bộ, nhẹ nhàng thôi, ko cần đi nhiều, 15’/ ngày. Ngồi thì nhớ gác chân cao lên. Đi ngủ xếp hẳn 1 đống gối ở dưới chân, gác cho nó dễ chịu.

Mấy biện pháp đấy thường ai cũng bảo làm, nhưng đúng là rất hiệu quả đấy. Còn cái vụ bấm vào chân nó lõm lâu, chắc phải đẻ xong mới hết được. Mẹ nó còn lo thì đi khám, yêu cầu bác sỹ thử nước tiểu cho. Để cho chắc chắn thôi, chứ bác sỹ cũng chỉ khuyên là ăn nhạt và kê cao chân thôi. Mình còn ít tuần thì chịu khó dùng cách này. Chứ để đến hơn 30 tuần rồi thì khó lắm, nguy cơ cao hơn nhiều. Chúc mẹ nó và bé yêu khoẻ nhé.

Thảo luận 3

NhatHuyen tham khảo bài này nha:

Tôi có thai ở tuần 37, ngôi thai đầu cao. Nhưng tôi bị phù hai chân rất nặng nề. Bác sĩ khuyên ăn nhạt và tôi cũng làm theo nhưng không đỡ, huyết áp ở mức độ 130/80. Xin hỏi tình trạng của tôi như vậy có sao không? Có cách gì để hết phù không?

Trả lời: Thai bạn 37 tuần, phù hai chân nhiều, huyết áp 130/80mmHg. Có thể đây là dấu hiệu của tiền sản giật. Bạn cần đến bệnh viện khám ngay để bác sĩ kiểm tra nồng độ đạm trong nước tiểu bạn, so sánh huyết áp của bạn hiện tại với ba tháng đầu thai kỳ. Nếu đúng là dấu hiệu tiền sản giật, bạn có thể được nhập viện để theo dõi cho sinh vì tuổi thai là 37 tuần. Sau sinh thường sẽ hết phù chân.

Phù chân cũng có thể là do thai lớn chèn ép vào hệ mạch máu vùng chậu gây ứ trệ tuần hoàn hai chân ở tư thế đứng, thường khi nằm gác chân cao tránh sự ứ trệ này sẽ giảm phù.

Thảo luận 4

Cảm ơn các mẹ nó nhé. Tớ đã cố gắng ăn nhạt đi rồi, uống nước râu ngô nữa, tối ngủ thì làm cái gối ôm kê cao chân lên. Hôm nay thấy chân đỡ sưng trông thấy đấy. Đúng là cái sự mang thai nhiều rắc rối thật, nhưng tất cả vì con yêu thôi, các mẹ nhi?

Thảo luận 5

Mình cũng mang thai ở tuần thứ 27. Tuy bàn chân không bị phù vì mình vẫn thấy nhỏ nhắn và đi giày dép trước đây không có bị chật chút nào nhưng mà thi thoảng đêm bị chuột rút. Không biết có mẹ nào bị như mình ko nhỉ ?? Để tránh hiện tượng này trước khi đi ngủ mình hay ngâm chân vào chậu nước ấm cho thêm chút muối khoảng 10-15 phút và làm một vài động tác thể dục cho đôi chân và các khớp chân. Ban ngày thì đi bộ nhẹ nhàng 30-45 phút. Nói chung mình thấy hiệu quả lắm. Giấc ngủ của hai mẹ con rất tốt và sâu.

Thảo luận 6

đúng rồi, phù chân phải cẩn thận vì liên quan đến tiền sản giật. Trước khi sinh 2 tuần mình mới bị phù chân (tuần thứ 36) vì lúc đó thai lớn nên đè vào các mạch máu vùng chậu (thai hơn 3kg, nước ối+ rau 6kg). Bạn mới tăng có 5kg mà đã phù chân là hơi sớm, nên đi khám bác sĩ để kiểm tra.

Thảo luận 7

Em cũng bị phù chân khi mang thai các mẹ ạ. Hiện tại em 28 tuần rồi, phù cách đây mấy tuần. Chân to uỳnh. Lo lắm. Bác sĩ bảo xét nghiệm, em đi xét nghiệm nước tiểu 2 lần rồi. BS bảo nước tiểu tốt. Em đỡ lo hơn, nhưng chân thì vẫn phù. huhu.

Thảo luận 8

mẹ nó nên đi kiểm tra thường xuyên nhé! xét nghiệm nước tiểu, đo huyết áp.

Thảo luận 9

Cẩn thận bạn nhé. Nhớ đi khám bác sĩ nếu thấy không yên tâm. Trước mình mang thai đến tuần thứ 38 mới có dấu hiệu phù chân. Vậy mà đi khám, đo huyết áp đã thấy bác sĩ lắc đầu, xét nghiệm nước tiểu thì bác sĩ kết luận bị nhiễm độc thai nghén nặng, lúc đó cân nặng thai nhi được 3,1kg (nói thật là lúc ấy mình chưa chuẩn bị tâm lý và kiến thức về chứng tiền sản giật nên cũng rất hoang mang.) Điều trị theo đơn thuốc 1 tuần không thấy thuyên giảm mà còn có chiều hướng xấu. Tuần 39, huyết áp 190/100, protein niệu thì đạt ngưỡng 300 (đơn vị gì mình không nhớ rõ nhưng ở mức rất nguy hiểm) và có dấu hiệu suy thai. Lập tức được chuyển viện theo đúng tuyến để được hỗ trợ kịp thời. Nằm viện mê man 2 ngày 2 đêm, không ăn uống gì mà toàn truyền với tiêm, sinh bé được 2,6kg thôi. Đẻ con xong chẳng chịu cho con bú mà cứ ngủ li bì vì ngày nào cũng phải dùng thuốc ngủ để hạ huyết áp. 7 ngày liền như thế, đến khi xuất viện về nhà, bệnh viện kê cho 1 đơn thuốc uống tiếp, phải loại mấy viên thuốc ngủ vì sợ mẹ mải ngủ lại để con bị đói. Cũng may mà nhờ y học hiện đại can thiệp kịp thời nên 2 mẹ con không sao đấy.

Thảo luận 10

uh, mẹ nó bị TSG nặng thế mà vẫn sinh bé an toàn vậy là rất may mắn đấy. Nếu bị phù vì đứng ngồi, đi lại nhiều thì chỉ ngủ kê chân thật cao, ăn thật nhạt, uống nhiều nước, 1-2 hôm sau sẽ đỡ ngay, chỉ thấy chân phù vào cuối ngày thôi. Còn nếu lúc nào cũng phù nặng, tăng cân quá nhanh so với trc đó ( 1 tuần tăng 2kg ), huyết áp trên 130/80, thì ngay lập tức bác sỹ sẽ cho bạn nhập viện điều trị vì bạn đã bị NĐTN, TSG. Mình bị như vậy vào tuần 26, lúc đó em bé đc 600gr, nằm viện 2 tuần kết quả điều trị rất kém, mẹ bệnh càng nặng, con bị suy dinh dưỡng, mình bị đình chỉ thai và sinh con lúc sang tuần 29, bé chỉ nặng 500gr và mất ngay sau sinh. Khi mẹ bị Nhiễm độc thai nghén thường thai sẽ bị suy thai, suy dinh dưỡng, và bị sút cân chứ ko phát triển bình thường, nên khi con đạt đủ tuần tuổi và kích thước cho phép ( thường khoảng tuần 32-33 ) thì dù nhẹ cân ( chỉ trên 1kg), bạn sẽ đc mổ lấy con để đảm bảo cứu đc cả 2 mẹ con.

Các mẹ đặc biệt lưu ý nhé !

Trộm vía, lần thứ 2 mang thai này của tớ, 1 công chúa rất quậy và khỏe mạnh, tớ đang đc 31 tuần rồi và đang mong chờ từng ngày con ra đời, mẹ vẫn hơi béo so với chuẩn nhưng con phát triển tốt và chưa bị dấu hiệu nào của TSG.

Phụ Nữ Mang Thai Bị Phù Chân, Xuống Máu Chân Có Nguy Hiểm Không? Làm Sao Để Bà Bầu Không Bị Phù Chân?

Rất nhiều phụ nữ mang thai bị phù chân. Vây phù chân ở bà bầu hay xuống máu chân có nguy hiểm không? Làm sao để bà bầu không bị phù chân

Phụ nữ mang thai sẽ trải qua nhiều thay đổi biến động trên cơ thể. Trong đó bà bầu bị phù chân là hiện tượng sinh lý thường gặp, nhất là với phụ nữ mang thai ở những tháng cuối thai kỳ. Phù nề bàn chân không chỉ khiến mẹ cảm thấy khó chịu, khó khăn trong đi đứng sinh hoạt hàng ngày mà còn là một trong những dấu hiệu của chứng tiền sản giật nguy hiểm mà mẹ bầu cần đặc biệt chú ý.

Vì sao bà bầu bị phù chân?

Nguyên nhân bà bầu bị phù chân

Bà bầu bị phù chân là hậu quả của suy giãn tĩnh mạch. Phụ nữ mang thai bị suy tĩnh mạch dẫn đến chân bị nặng, sưng phù còn nếu bị giãn tĩnh mạch có thể khiến cho lượng máu và nồng độ hormone tăng cao gấp nhiều lần so với bình thường. Có 3 nguyên nhân chính khiến cho mẹ bầu bị phù chân như sau:

Việc lưu thông máu về tim bị cản trở: Càng về những tháng cuối thai kì, kích cỡ thai nhi càng lớn, làm tăng áp lực lên ổ bụng đồng thời gây ra lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch chủ, cản trở việc máu chảy về tim mà bị dồn xuống chân mẹ gây sưng phù.

Nội tiết tố bị rối loạn: Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho phụ nữ mang thai bị phù chân. Sự rối lọa nội tiết tố làm thành tĩnh mạch bị giãn, gây cản trở tuần hoàn máu, máu khó chảy về tim mà bị ứ đọng ở chân khiến mẹ bầu gặp phải các triệu chứng như: phù nề bàn chân, chân nặng, ngứa ran, bị chuột rút…

Bào thai có nước ối quá nhiều hay mẹ mang đa thai cũng là nguyên nhân làm cho mẹ bầu bị phù chân.

Phù chân khi mang thai khi nào gây nguy hiểm?

Bà bầu bị phù chân có sao không?

Mẹ bầu bị phù chân là hiện tượng bình thường và hầu như không gây nguy hại gì và sẽ biến mất sau sinh em bé nên mẹ không phải quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu gặp phải tình trạng bàn tay hay khuôn mặt mẹ bỗng bị sưng phù và kéo dài nhiều hơn một ngày. Hay nếu mẹ bị phù chân ở mức độ quá nặng, được xếp vào tình trạng bệnh lý chỉ khi mẹ bầu bị phù chân kèm theo đó là các triệu chứng tăng huyết áp, tăng cân quá nhanh, xuất hiện đạm trong nước tiểu thì nó còn tiềm ẩn nguy cơ mắc tiền sản giật vô cùng nguy hiểm thì mẹ hãy đến thăm khám bác sĩ ngay để được xác định tình trạng chính xác.

Bà bầu bị phù chân nên làm gì

Khi đã biết được nguyên nhân tại áo bà bầu bị phù chân thì chúng ta sẽ có được các giải pháp phòng ngừa làm sao để bà bầu không mắc phải hiện tượng đó. Một trong những biện pháp đơn giản nhất mẹ bầu có thể thực hiện là duy trì lối sống lành mạnh, làm suy giảm các triệu chứng của phù nề chân. Cụ thể:

Hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ mà nên dành thời gian cho chân được thư giãn nghỉ ngơi

Tránh ngồi vắt chân – nguyên nhân cản trở lưu thông máu

Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi, tránh mặc đồ quá chật, không nên đi giày cao cổ, giày cao gót

Tránh ở nơi quá nóng, nhiệt độ cao

Kiểm soát cân nặng đúng chuẩn, tránh tăng cân quá mức.

Tập thể dục đều đặn, vận động thể chất nhẹ nhàng, matxa chân.

Ăn uống lành mạnh: Uống nhiều nước, không ăn món cay hay quá mặn – làm giãn tĩnh mạch. Bổ sung thực phẩm giàu protein, trái cây giàu vitamin, kẽm, kali, canxi…

Nên nằm nghiêng sang trái để tử cung không chèn vào động mạch chủ và các tĩnh mạch ở khung chậu,

Gác chân lên gối khi ngủ để giúp máu lưu thông tốt hơn, có thể sử dụng gối ôm dành riêng mẹ bầu giúp mẹ thoải mái hơn, ngủ ngon hơn.

Nên tắm nước nóng, ngâm chân nước ấm thu giãn trước khi đi ngủ.

Bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không?

Khi bị phù chân sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy nặng nề khó chịu và ngại di chuyển. Tuy nhiên mẹ nên nhớ rằng chính việc ngồi nhiều 1 chỗ hay lười vận động là nguyên nhân làm cho tình trạng phù nề chân trở nên nghiêm trọng hơn.

Do đó, khi mẹ bầu bị phù chân thì mẹ nên đi bộ như bình thường khoảng 30-60 phút mỗi ngày vào buổi sáng hay cuối buổi chiều, tối trước khi đi ngủ. Điểu này không chỉ giúp mẹ cảm thấy khỏe khoắn dễ chịu hơn mà còn giúp cho mẹ sinh em bé dễ dàng hơn đó.

Phù Chân Khi Mang Thai

Phần lớn những phụ nữ khi mang thai, nhất là vào những tháng cuối của thai kỳ, đều bị phù chân. Chân phù Làm cho việc đi lại trở nên khó khăn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Có nhiều nguyên nhân gây phù chân ở sản phụ. Trong đó có một nguyên nhân ít được chú ý đến đó là phù chân do suy và giãn tĩnh mạch. Những nguyên nhân

* Nội tiết: Mang thai trọng lượng cơ thể của bà bầu có thể tăng từ 9 tới 12 kg, thậm chí có người tăng gần 20kg. Chính sự tăng vọt về trọng lượng này đã gây sức ép lên đôi chân cho các bà Bầu, một trong những nguyên nhân khiến bàn chân của chị em trở nên phù nề. Ngoài ra, nội tiết trong cơ thể thay đổi dẫn đến lượng máu trong cơ thể bà Bầu sẽ dồn về đôi chân nhiều hơn và hàm lượng muối trong cơ thể tăng còn hàm lượng kali thì lại giảm đi cũng làm cho chân tay trở nên nặng nề hơn.

*Giầy dép: Đi giầy, dép cao cũng khiến cho đôi chân của bà Bầu trở nên mệt mỏi. Đi giầy cao gót trọng lượng cơ thể sẽ bị dồn về phía trước làm cho cơ thể bà Bầu không được cân bằng, xương chậu bị nghiêng đi theo khiến đau nhiều ở vùng lưng dưới. Đi giầy, dép chật tạo cho đôi bàn chân bị gò bó, bức bối, khó chịu và phát sinh chứng viêm kẽ chân, nhất là kẽ ngón chân cái. Nguy hiểm hơn, ngoài việc bị phù nề chân nếu cứ đi giấy cao và chật nhiều sẽ làm cho thai phụ bị sưng tĩnh mạch và mang lại những hậu quả tai hại cho thai nhi nếu chẳng may bà bầu bị trẹo chân ngã.

Trong thời kì mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ tự động đẩy mạnh khả năng sản xuất máu, làm cho lượng máu được tạo ra nhiều hơn bình thường tới 50%. Lượng máu bao gồm các dưỡng chất này được dùng để nuôi dưỡng bào thai. Tuy nhiên, nó cũng chính là nguyên nhân gây sưng phù cơ thể của thai phụ.

Ngoài ra, một nguyên nhân phụ nữa cũng gây sưng tay chân là sự gia tăng áp lực trong các tĩnh mạch. Khi tử cung của bạn trở nên lớn hơn, nó đặt áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới, tĩnh mạch bơm máu trở lại tim của bạn từ các chi dưới. Lượng nước dư thừa này có thể dẫn đến sưng ở chi dưới, cụ thể là chân, mắt cá.

Các yếu tố sau đây cũng có thể ảnh hưởng đến sưng phù chân tay:

– Nhiệt độ cao vào mùa hè. – Đứng lâu. – Làm việc nhiều và ít nghỉ ngơi. – Thiếu kali. – Ăn nhiều natri. – Dùng nhiều caffeine.

– Do lượng máu dồn về chân lớn hơn mức bình thường

– Do việc tăng hàm lượng muối và caffein

– Do đứng lâu

– Nguyên nhân cũng có thể là do sự sụt giảm hàm lượng kali trong chế độ ăn uống

– Hàm lượng axit uric trong máu tăng cao

– “Thủ phạm” gây nên chứng phù chân cũng có thể là do sự thay đổi hormon trong cơ thể người phụ nữ mang thai

Theo nghiên cứu của các nhà Y học lâm sàng thì có 3 nhóm nguyên nhân chính gây ra giãn tĩnh mạch chân:

Nhóm những yếu tố làm cản trở máu chảy về tim:

– Mặc đồ quá chật.

– Có thai và thai lớn.

– Chơi các môn thể thao nặng làm gia tăng áp lực trong ổ bụng hay trong lồng ngực như tập tạ, khiêng vác nặng.

– Ho nhiều và ho lâu trong các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

– Táo bón thường xuyên là nguyên nhân thường gặp ở người lớn tuổi.

– Ngồi lâu hoặc ngồi bắt chéo chân ở nhân viên văn phòng.

– Dư cân và béo phì.

Phụ nữ mang thai cần vận động phù hợp để tránh phù chân

Những yếu tố làm giãn thành tĩnh mạch:

– Các loại nội tiết tố của phụ nữ có trong thuốc ngừa thai, trong lúc mãn kinh và trong thai kỳ.

– Chất cồn có trong rượu, bia nếu người phụ nữ uống quá bia rượu quá nhiều.

– Hơi nóng và ẩm ở các gia đình sử dụng máy sưởi bằng hơi nước trong mùa đông.

Những yếu tố làm ảnh hưởng đến hoạt động bơm máu của cơ vùng chân:

– Bệnh nhân phải đứng làm việc hoặc ngồi lâu trong một thời gian dài.

– Thói quen mang giày cao gót ở phụ nữ.

– Bệnh nhân bị liệt chân do tai biến mạch máu não hay do các bệnh về thần kinh.

Như vậy ở những phụ nữ có thai có hai yếu tố quan trọng gây ra phù chân, đó là: sự cản trở máu trở về tim do có thai, càng về những tháng cuối thai nhi sẽ lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu làm cho máu khó chảy trở về tim được. Một yếu tố khác cũng khá quan trọng đó là sự rối loạn của các nội tiết tố phụ nữ trong thời kỳ mang thai cũng làm giãn thành của tĩnh mạch, góp phần vào sự ứ trệ tuần hoàn và làm máu về tim khó khăn hơn.

Hai yếu tố này làm máu ứ trệ trong lòng của tĩnh mạch chân, tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch và thoát dịch ra ngoài gây phù. Nếu không được điều trị kịp thời càng gần đến ngày sinh thai phụ càng bị phù nhiều hơn và các van tĩnh mạch cũng như hệ thống tĩnh mạch chi dưới bị suy giãn ra và không hồi phục ngay cả sau khi sinh.

Sau khi sinh, phù chân sẽ giảm đi nhiều do giảm đáng kể áp lực trong ổ bụng làm cho máu chảy về tim dễ dàng hơn. Nhưng trong quá trình mang thai do không được điều trị đúng mức các van tĩnh mạch có thể bị suy đóng không kín, thành tĩnh mạch đã bị giãn nên để lại các di chứng cho bệnh nhân. Càng về sau, máu bắt đầu ứ trệ ở chân gây ra các triệu chứng đau chân, nặng chân, phù chân, chuột rút về đêm hoặc nặng hơn là giãn các tĩnh mạch nông, gây rối loạn sắc tố da và loét dinh dưỡng rất khó lành.

Theo nhiều công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới và ở Việt Nam: tỉ lệ suy tĩnh mạch sau khi sinh khá cao, nhất là sau sinh từ lần thứ hai trở đi. Những sản phụ tăng cân quá nhiều, thai nhi quá lớn thì có nguy cơ bị suy tĩnh mạch khá cao. Cần phải được điều trị kịp thời ngay từ tháng thứ ba của thai kỳ.

Dấu hiệu nhận biết phù chân

Đối với hiện tượng sinh lý bình thường nhận biết phù chân rất dễ, khi thấy bàn chân sưng to, hoặc chân có cảm giác nặng hay thấy mang dép chặt hơn bình thường (dù cùng đôi dép thường mang), hay ấn phía trước xương cẳng chân (vùng xương cứng) thấy ấn lõm.

Ngoài hiện tượng sinh lý bình thường như trên phù còn xuất hiện khi có các bệnh lý huyết áp, thận hay tim mạch thì lúc này bạn nên cẩn thận chú ý hơn.

Lúc này phù xuất hiện sớm hơn, không đợi bụng to có chèn ép, không chỉ phù ở chân, mà còn phù tay, mặt.

Mắt thì thấy nặng mi, mọng vùng quanh mắt, ấn lõm vùng xương trán, ngón tay múp hẳn lên, tăng cân bất thường hơn 1kg / tuần. Nếu bị phù do các bệnh lý thận thì bà bầu sẽ thấy lượng nước tiểu ít hơn so với bình thường.

Phù còn có thể gặp khi có bệnh tiền sản giật (gặp khi thai từ 20 tuần, gồm có cao huyết áp, phù và nước tiểu có đạm), bệnh thận (thường nhất là hội chứng thận hư). Với phù dạng này, chỉ có điều trị bệnh gốc mới làm giảm phù. Đối với bà bầu có bệnh lý thận các bác sĩ sẽ yêu cầu áp dụng thực đơn ăn lạt.

Khi nào bạn nên quan tâm đặc biệt đến hiện tượng sưng?

Sưng ở chi dưới bao gồm bàn chân, bắp chân và mắt cá và thậm chí cả ở tay là khá phổ biến trong thai kỳ. Tuy nhiên, hiện tượng sưng cũng là một tín hiệu của tiền sản giật. Tiền sản giật là một hội chứng của cao huyết áp trong thai kỳ và có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị.

Nên làm gì để làm giảm chứng sưng phù trong khi mang thai?

– Không ngồi vắt chéo chân vì sẽ khiến máu lưu thông không tốt. – Có thể chườm lạnh vào chỗ sưng. – Tránh đứng quá lâu. – Hạn chế ở ngoài môi trường nắng nóng. – Khi ngủ, gác chân lên gối để máu lưu thông tốt hơn. – Tạm quên đi những đôi giày cao gót và chọn cho mình những đôi giày thoải mái. – Không ăn mặn.

Điều trị khá đơn giản

Việc sử dụng các loại thuốc làm bền và tăng trương lực của thành mạch mặc dù không có hại gì cho người mẹ và thai nhi. Nhưng tâm lý chung của người bệnh và cả thầy thuốc cũng ngại sử dụng sợ các tác dụng ngoài ý muốn.

Thai phụ cần phải theo dõi sát sự phát triển của bào thai tránh tâm lý bồi dưỡng cho thai phụ nhiều chất bổ dưỡng quá làm thai quá to, không những gây phù chân mà còn khó khăn trong việc sinh nở. Tránh đứng lâu và nằm ngửa gác chân cao trên gối.

Một số trường hợp có thể sử dụng các loại tất y khoa theo chỉ định của thầy thuốc nhằm tăng tác động cơ học lên thành tĩnh mạch, giảm đường kính của các tĩnh mạch chân và làm cho các van tĩnh mạch luôn áp sát vào nhau, giúp cho sự lưu thông máu theo một chiều từ ngoại vi về tim được dễ dàng.

– Uống nhiều nước nói chung và nhất là nước lúa mạch nói riêng, bởi đây là loại nước có tác dụng lợi tiểu, vì thế có thể giảm phù nề ở đôi bàn chân.

– Đun sôi 1 thìa hạt rau mùi với 2 cốc nước. Bắc ra khỏi bếp khi lượng nước cạn đi chỉ còn 1 cốc. Dùng nước này để uống.

– Không nên đứng quá lâu, mà thay vào đó hãy dành thời gian cho đôi chân nghỉ ngơi, thư giãn.

– Dùng nước lạnh để ngâm chân khoảng 10 – 15 phút, cũng là một cách giúp chân thư giãn hữu hiệu, có khả năng làm giảm sưng phù.

– Nên hạn chế các loại đồ uống có chứa cafein và cồn, bởi chúng không chỉ là những loại đồ uống gây hại cho thai nhi, mà còn gây nên chứng phù nề ở cơ thể thai phụ.

– Không nên ăn các loại thực phẩm hay món ăn có chứa lượng lớn muối.

– Nên tuân thủ theo một chế độ ăn uống cân bằng và khoa học. Đó là hãy ăn nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều protein như đậu lăng, các sản phẩm từ sữa. Ăn nhiều rau xanh như cải bắp, đậu lăng, rau bina. Ngoài ra cần bổ sung các loại trái cây như táo, đu đủ và ổi. Khuyến khích ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin, canxi, và kẽm. Nên ăn những loại thực phẩm giàu vitamin E như rau bina, dầu quả hạnh, khoai lang, hạt hướng dương.

– Tập thể dục đều đặn cũng là một trong những phương thức hữu hiệu giúp các bà bầu nhanh chóng cải thiện tình trạng này. Các môn thể dục thích hợp như yoga giúp máu lưu thông một cách dễ dàng, hay Pranayama cũng rất tốt cho cơ thể và trí não.

Ngoài ra các bài tập thở cũng có tác dụng trong trường hợp này. Thêm vào đó, các hình thức luyện tập như đi bộ hay bơi lội cũng rất hữu ích, nó không chỉ giúp thai phụ khắc phục tình trạng đôi bàn chân bị phù nề mà còn giúp các bà bầu dễ dàng vượt cạn về sau.

– Biện pháp thực hiện các động tác mátxa cho đôi bàn chân như xoay bàn chân cũng rất hữu dụng. Cách thực hiện rất dễ dàng, bạn có thể làm ở nhiều nơi như trên ghế, trên sàn nhà hay trên giường. Bằng cách xoay tròn cổ chân theo một vòng tròn lớn và gập bàn chân lại, tiếp theo là xoay từng ngón chân theo chiều kim đồng hồ, sau đó đổi chân. Nên tập đều đặn mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần trong 10 phút, bạn sẽ cảm nhận được cảm giác thoải mái dễ chịu. Hoặc chỉ cần bạn nằm dài ra trên đệm hay sàn nhà, từ từ nâng từng chân một lên cao, rồi lại hạ xuống đổi chân.

– Việc uống nước chanh mỗi ngày cũng là một cách đơn giản để ứng phó trong trường hợp này.

– Tránh tiếp xúc với không khí nóng.

– Ngủ đủ giấc cũng sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng phù nề. Nhưng lưu ý phòng ngủ nên thoáng mát và ở nhiệt độ thường.

– Các bà mẹ trẻ mang thai lần đầu tiên chưa có kinh nghiệm rất dễ mắc sai lầm khi không quan tâm đến cỡ giày dép sao cho phù hợp với trọng lượng của từng thời kỳ. Mang giày hay dép quá chật chính là lý do gây phù nề đôi bàn chân hay nguy hiểm hơn còn là nguyên nhân gây nên chứng viêm tấy kẽ chân, chai, sần ngón chân. Chính vì thế, thai phụ nên chọn đi những loại giày dép thoải mái, có thể hở rộng một chút, đế thấp khoảng 1 – 3 cm, và lưu ý không nên đi giày dép trong thời gian dài. Khi có điều kiện nên tháo giày dép để tạo cho chân cảm giác thoải mái, máu dễ dàng lưu thông.

– Nên ngâm chân mỗi ngày bằng nước ấm thêm chút nước chanh cũng là một cách tốt giúp giảm sưng phù.

– Buổi sáng dậy đừng quên uống một cốc nước mướp đắng khi bụng còn trống. Nên duy trì thói quen này từ 5 – 6 tháng khi mang thai.

Hoặc có thể ngâm từ 15 – 20 hạt vừng trong một cốc nước, ngâm qua đêm và uống khi còn đói lúc buổi sáng thức giấc.

– Đun sôi râu ngô với một vài cốc nước, dùng để uống hàng ngày.

Đối phó với chứng phù nề

Để giảm thiểu tình trạng phù nề chân, tay mang lại sự thoải mái cho các bà mẹ tương laiBác sĩ Ngọc Lan ( BV Phụ Sản TW) khuyên thai phụ nên làm những biện pháp như sau:

*Đồ ăn: Chế độ ăn uống rất quan trọng, quyết định tới dinh thưỡng và sức khỏe của thai thụ và thai nhi. Bà Bầu nên tuân thủ theo một chế độ ăn uống cân bằng và khoa học. Ăn nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều protein, vitamin, canxi,… như đậu đỗ, cải bắp, rau ngót, các sản phẩm từ sữa. Thai phụ chọn thức ăn có chứa nhiều chất xơ ( để tránh táo bón), trái cây họ cam và các loại ngũ cốc vì chúng có nhiều viamin C, E và P có tính năng bảo vệ các thành tĩnh mạch. Các bà mẹ cũng lưu ý không nên ăn các món ăn có nhiều muốn và cay.

Tập thể dục giúp mẹ bầu đỡ mệt mỏi và phù nề

*Uống nước: Mang thai cơ thể thai phụ thường thiếu nước vì vậy chị em hãy bổ sung bằng cách uống nhiều nước trong suốt thai kỳ. Nước cũng là phương pháp tự nhiên giúp đào thải độc tố ra ngoài cơ thể tránh phù nề. Bà Bầu nên chọn nước cam hoặc chanh pha với nước ấm uống hàng ngày rất có hiệu quả trong việc giảm phù nề chân tay hoặc uống 2 đến 3 cốc sữa mỗi ngày cũng tốt cho cơ thể mà có tác dụng ngăn chặn sự phù nề. Bà Bầu cúng nên nhớ hãy tránh các loại đồ uống có chứa cafein và cồn, bởi chúng không chỉ có hại cho thai nhi mà còn gây nên chứng phù nề ở cơ thể thai phụ.

* Không mặc quần chật: Khi đang mang thai, bạn không nên mặc những chiếc quần chật hay bó sát vào chân, bởi điều này sẽ rất bất lợi cho thai nhi cũng như tăng sức ép cho bàn chân làm cho hiện tượng phù nề chân tăng lên. Thay vào đó bạn có thể lựa chọn những chiếc váy hay những chiếc quần rộng rãi, sẽ đem lại cho bạn cảm giác thoải mái.

* Tư thế ngủ: Để không gây sức ép lên một phần cơ thể trong khi ngủ thai phụ không nên chỉ nằm một tư thế mà phỉa thường xuyên thay đổi tư thế ngủ. Khi ngủ bạn có thể kê thêm một chiếc gối ở dưới chân để giảm nguy cơ sưng phù đôi bàn chân. Ngoài ra, bà Bầu có thể đặt đặt chiếc gối kê chân khi nằm hoặc ngồi, cách làm nàygiúp máu lưu thông xuống khu vực bàn chân.

* Massage: Khi bị phù, nề chân tay, khi mang thai bạn cũng có thể đến Spa để được chăm sóc đôi chân giảm bớt những cơn đau và massage thư giãn. Khi ở nhà bạn có thể thực hiện thao tác xoay bàn chân, có hiệu quả cao giảm được chứng phù nề. Biện pháp này rất đơn giản và nhẹ nhàng bạn chỉ cần xoay tròn cổ chân theo một vòng tròn lớn và gập bàn chân lại, tiếp theo là xoay từng ngón chân theo chiều kim đồng hồ, sau đó đổi chân. Nên tập đều đặn mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần trong 10 phút. Bên cạnh đó thai phụ có thể thư giãn cho đôi chân bằng cách dùng nước ấm để ngâm chân khoảng 10 đến 15 phút trước khi đi ngủ mỗi ngày.

Hiện tượng phù đôi bàn chân khi mang thai đem đến cho bà bầu nhiều cảm giác khó chịu. Để tránh bị phù nề chân tay khi mang thai, ngay từ khi chưa mang thai chị em nên có một sức khỏe tốt, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tâm lý thoải mái thì sẽ giảm thiểu được phù chân khi mang thai.

Cách phòng bệnh

Chính vì để phát hiện sớm phù bệnh lý và phòng tránh những bệnh lý nguy hiểm, nhất là tiền sản giật, trong mỗi lần khám thai, các bà bầu đều được theo dõi cân nặng, đo huyết áp, thử nghiệm nước tiểu. Bên cạnh đó, ở nhà gia đình cũng nên trang bị một cân theo dõi sức khoẻ, một máy đo huyết áp tự động.

Chảy máu chân răng khi mang bầuĐau lưng khi mang thaiChóng mặt buồn nôn khi mang thaiTăng đường huyết ở phụ nữ mang thai Nguyên nhân chuột rút khi mang thai Cách hay giảm sưng phù khi mang thai

(st)

Bị Phù Chân Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?

18/08/2016 Tác giả: Tham vấn y khoa bởi: Bệnh viện Thu Cúc Đội ngũ bác sĩ Thu Cúc 5.729 lượt xem

1.Phù chân khi mang thai có nguy hiểm không?

Anh Thanh Tùng thân mến! Phù chân khi mang thai là hiện tượng thường gặp ở các bà bầu những tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân gây phù chân khi mang thai là do càng về những tháng cuối thai kỳ, thai nhi càng lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu khiến máu khó chảy trở về tim được.Ngoài ra, thai phụ mặc đồ quá chật; mang thai lớn hoặc thai đôi; bị ho nhiều và ho lâu do mắc các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; ngồi lâu hoặc ngồi bắt chéo chân trong thời gian dào; tăng cân quá nhanh trong thai kỳ; mang giày cao gót, sự rối loạn của các nội tiết tố trong thời kỳ mang thai cũng làm giãn thành tĩnh mạch, góp phần làm ứ trệ tuần hoàn và làm máu về tim khó khăn hơn gây nên tình trạng phù nề khi mang thai.Phù chân khi mang thai có nguy hiểm không? Phù khi mang thai có hai dạng chính là phù bệnh lý và phù sinh lý. Phù sinh lý là hiện tượng gặp phổ biến ở thai phụ. Hiện tượng phù sẽ giảm khi thai phụ nghỉ ngơi, kê cao chân khi ngủ. Phù sinh lý không đáng lo ngại. Tuy nhiên, phù bệnh lý lại là dấu hiệu cảnh báo nhiễm độc thai nghén, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Nếu mẹ bầu bị sưng phù chân lâu ngày, dù đã nghỉ ngơi mà vẫn không giảm bớt, thậm chí nhiều mẹ bầu còn có cảm giác đau đầu, rối loạn thị giác, mờ mắt, đau bụng thì có thể xem tình hình trở nên rất nguy hiểm và cần đi khám càng sớm càng tốt.

2. Phải làm gì để khắc phục tình trạng phù chân khi mang thai?

Khi có dấu hiệu phù trong thai kỳ, thai phụ nên:-Thai phụ nên ăn nhạt, cắt bớt lượng muối trong thực đơn ăn uống hàng ngày.-Nên hạn chế nạp nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp.-Nên uống nhiều nước, tốt nhất là ít nhất 8 ly nước, tương đương khoảng 2 lít nước.-Khi ngồi làm việc, thai phụ nên đặt ghế nhỏ ở dưới để kê chân, động chân qua lại để tránh bị tê mỗi khi ngồi quá lâu.-Vận động thường xuyên, không nên đứng hoặc ngồi lâu trong một thời gian dài.-Khi nghỉ ngơi và nằm ngủ nên kê cao chân để làm giảm phù.