Top 6 # Xem Nhiều Nhất Mang Thai 37 Tuan Da Sinh Duoc Chua Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Tobsill.com

#37 Mang Thai Tuần 37

Thai nhi 37 tuần hoàn toàn ra dáng em bé sơ sinh, với sức khỏe thai kỳ của mẹ và bé bình thường, bé có thể nặng từ 2.9kg đến 3,1kg. Chiều dài đạt từ 48-50 cm.

Các tế bào da hoàn thiện nên thai nhi 37 tuần trông khá tròn trĩnh. Phía ngoài cơ thể của bé được bao phủ bởi một lớp chất sáp nhờn màu trắng. Lớp chất nhờn này vẫn tồn tại cho đến khi bé chào đời.

Lúc này hệ xương của thai nhi cũng đã trở nên cứng cáp hơn rất nhiều, riêng phần xương đầu vẫn còn mềm. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho bé khi chui qua đường sinh nhưng các mẹ cần thận trọng khi bế ẵm và chăm sóc trẻ sơ sinh sau này.

Tóc của bé mọc nhiều và có màu rõ rệt. Bé biết nắm chặt tay đồng thời mắt có phản ứng với ánh sáng bằng cách quay đầu về phía có ánh sáng phát ra. Các giác quan của bé cũng đã phát triển. Não cùng các dây thần kinh vẫn không ngừng tăng lên về kích cỡ. Ở tuần 37, hầu như bé sẽ ít đạp hơn do đã có một vị trí cố định trong bụng mẹ.

Những thay đổi của mẹ bầu trong tuần 37

Ở tuần này, mẹ sẽ nhận thấy những thay đổi rõ rệt ở cơ thể đó là sự nhức mỏi lưng, tay chân và khó di chuyển hơn rất nhiều. Thậm chí một số mẹ còn cảm thấy những cơn gò giả, cơn đau tử cung. Đây cũng là thời điểm mẹ không biết khi nào sẽ sinh và các cơn đau thường đến bất chợt,mẹ có thể sinh sớm hơn so với ngày dự định.

Trong những tuần cuối của quá trình mang thai, vết sưng ở mắt cá chân là dấu hiệu bình thường. Tuy vậy, nếu mẹ bị sưng quá mức ở chân, lòng bàn tay, sưng mặt và mắt bị húp hay tăng cân đột ngột, hãy báo cho bác sĩ.

Đồng thời, báo cho bác sĩ biết ngay nếu mẹ bị đau đầu nghiêm trọng hoặc liên tục, thay đổi thị lực, chẳng hạn như nhìn một thành hai hoặc bị mờ mắt, nhìn thấy đốm hoặc nhấp nháy, nhạy cảm với ánh sáng hay mất thị lực tạm thời, đau bụng trên dữ dội, buồn nôn và ói mửa. Đây là những dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng gọi là tiền sản giật.

Dịch âm đạo tiết nhiều hơn bình thường : Ngày sinh gần đến, cổ tử cung sẽ mở nên dịch âm đạo bắt đầu tiết ra nhiều hơn làm mềm cổ tử cung. Trong giai đoạn này mẹ cần theo dõi nếu có dịch tiết ra màu nâu đỏ, cũng có thể sẽ là nước ối rỉ theo dịch tiết ra ngoài.

Xuất hiện thường xuyên hơn các cơn co thắt : Đây là hiện tượng rất bình thường để chuẩn bị cho quá trình vượt can của mẹ bầu.

Mẹ bầu cũng tìm hiểu thêm : Dấu hiệu sinh non

Lượng nước ối ở mỗi bà bầu là khác nhau và tăng giảm theo từng giai đoạn mang thai. Ở tuần 20, lượng nước ối mới chỉ đạt trên 300ml. Tuần 25-26 tăng lên 670ml. Khi thai bước vào tuần 32-37 lượng nước ối có thể đạt khoảng 800ml.

Riêng ở tuần thai 37, nước ối đạt mức cao nhất có thể lên đến 1000ml. Màu sắc nước ối cũng trở nên đục dần (giống màu nước vo gạo) và xuất hiện cặn lắng lẫn trong nước ối khi đi siêu âm. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường nên các mẹ không cần lo lắng, tuy nhiên cũng có những trường hợp từ tuần 37 trở đi lượng nước ối sụt giảm.

Nếu nước ối giảm còn dưới 60mm hoặc tăng trên 120mm thì cần lưu ý theo dõi vì có thể bạn thiếu ối hoặc đa ối. Hai hiện tượng này đều rất nguy hiểm cho mẹ bầu khi đã gần sát ngày sinh. Đặc biệt một vấn đề nữa là mẹ bầu cần đặc biệt theo dõi khi bước vào tháng cuối sinh nở đó là hiện tượng rỉ ối.

Rò rỉ nước ối có thể gặp ở bất kỳ thai phụ nào trong thai kỳ. Tuy nhiên với mẹ bầu có biểu hiện ngôi thai bất thường, khung chậu hẹp, rau tiền đạo, đa thai, hở eo cổ tử cung, viêm màng ối… cần phải quan tâm hơn. Rò rỉ ối nếu xảy ra trước tuần 37 trở đi thì không cần lo lắng thái quá. Bạn có thể chuẩn bị sẵn sàng giấy quỳ ở nhà để thử xét nghiệm giữa nước ối và nước tiểu. Bạn có thể thông báo việc này cho bác sĩ chuyên khoa vì những tuần cuối gần sinh dường như bà bầu nào cũng cần phải đi khám thai liên tục.

Trong tuần 37 này bác sĩ theo dõi quá trình mang thai của mẹ bầu bằng cách thăm dò xương chậu, kiểm tra lượng nước ối, xem có bị rỉ ra hay không.

Ngoài ra mẹ bầu để ý thật kỹ và báo cho bác sĩ kịp thời nếu gặp những trường hợp bất thường sau : phù hoặc sưng nặng ở mặt, chân, mắt cá, thị lực giảm sút, đau đầu dai dẳng, đau bụng, nôn mửa…

Vào thời gian tam cá nguyệt thứ ba này, mẹ sẽ cần thêm nhiều năng lượng, vitamin C và vitamin B1. Đó là lý do mẹ được khuyến cáo nên bổ sung thêm 200 calo mỗi ngày. Mẹ nên ăn những loại thức ăn tươi, còn nóng, được nấu chín và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tránh thức ăn nguội, để lạnh hoặc những loại thực phẩm chế biến sẵn như thịt hộp, xúc xích.

Thay vì uống rượu, bia, cà phê hay nước ngọt có ga, mẹ có thể dùng nước lọc hoặc các loại nước trái cây có pha thêm ít gừng để bị chứng ợ hơi làm phiền mà lại giúp cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất đầy đủ. Và đừng quên uống thật nhiều nước, khoảng 8 ly nước mỗi ngày cùng chế độ ăn giàu chất xơ sẽ giúp mẹ tránh bị làm phiền bởi chứng táo bón.

Mẹ bầu có thể tìm hiểu thêm : Trị táo bón khi mang thai

Nếu những mệt mỏi khi mang thai tuần 37 cũng như trong toàn bô thai kỳ khiến mẹ không muốn ăn nhiều, mẹ có thể nạp vào cơ thể các món ăn vặt lành mạnh. Chúng không chỉ giúp mẹ thỏa mãn cơn đói mà còn cung cấp cho mẹ và bé nguồn năng lượng và các dưỡng chất cần thiết trong giai đoạn cuối rất quan trọng của quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

Trước hết cần lưu ý xem nếu chỉ đau bụng nhẹ, khó chịu và không có triệu chứng gì khác thì nên nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng, tránh lo nghĩ căng thẳng, ăn uống đảm bảo chất dinh dưỡng…khi đó những tiệu chứng này có thể giảm và hết. Tuy nhiên, tình huống bụng tiếp tục đau, khó chịu tăng, hoặc có thể kèm theo phù, mệt mỏi nhiều, ăn uống kém,.. thì bạn cần phải đến cơ sở y tế khám kịp thời vì có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏa của mẹ và thai nhi.

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm

Bài viết sau : Thai 38 tuần

Vũ Khí Chống Rạn Da Cho Bà Bầu Từ Cà Chua

Dưỡng chất trong cà chua

Cà chua là một loại thực phẩm vô địch về chất dinh dưỡng khi nó chứa hơn 20 vitamin và khoáng chất.

Một tách cà chua chín đỏ cung cấp một số lượng vitamin A, C và K tuyệt vời.

Ngoài ra cà chua còn là một nguồn cung cấp chất molebdenum, crom, mangan, kali, vitamin B1 và B6.

Cà chua chứa đồng, folate, sắt, B phức tạp và nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu khác.

Cà chua được biết đến với hàm lượng lớn chất lycopene, một loại phytonutrient có khả năng chống oxy hóa và chống ung thư.

Cà chua tốt cho mẹ bầu thế nào?

– Tăng khả năng tiết sữa: Những phụ nữ đang trong thời gian cho con bú nên ăn nhiều cà chua để tăng lượng lycopene trong sữa mẹ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sử dụng các sản phẩm làm từ cà chua như nước sốt cà chua sẽ tăng lượng lycopene trong sữa mẹ nhiều hơn ăn cà chua tươi.

– Chống mệt mỏi, giảm chứng chuột rút: Cà chua là một loại quả giàu kali, chính vì vậy có tác dụng chống mệt mỏi, đồng thời giảm hẳn chứng chuột rút khi mang bầu.

– Trị táo bón: Chất xơ có trong cà chua hỗ trợ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp mẹ bầu khỏi lo lắng về chứng táo bón khó chịu thường gặp.

– Chữa sốt cao kèm theo khát nước: cà chua 200g thái lát, sắc nước uống thay trà trong ngày, uống lạnh hay nóng đều được. Hoặc dùng nước ép cà chua, nước ép dưa hấu mỗi thứ 200ml, trộn đều, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.

– Chữa viêm gan mạn tính: cà chua 250mg rửa sạch, thái miếng, thịt bò 100g thái mỏng, xào ăn hàng ngày. Món ăn này có tác dụng hỗ trợ tốt trong điều trị viêm gan mạn tính, giúp cơ thể nhanh hồi phục.

– Chữa mụn nhọt lở loét: lấy ngọn cây cà chua rửa sạch, giã nát, thêm vài hạt muối, đắp lên nơi tổn thương rồi băng lại. Mỗi ngày làm vài lần cho đến khi khỏi. Hoặc nấu cà chua với dầu hay mỡ cho đến khi bốc hết hơi nước, sau đó dùng như một loại thuốc mỡ để bôi lên những nơi mụn nhọt, lở loét.

– Chữa bí đại tiện, thiếu máu: cà chua sống gọt bỏ vỏ, thái thành miếng nhỏ, trộn với mật ong, ăn ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 – 2 quả.

– Chữa chảy máu chân răng: ăn cà chua sống ngày 3 – 4 lần, mỗi lần 1 – 2 quả, ăn trong 2 tuần sẽ có kết quả.

– Chữa bỏng lửa: tách lấy vỏ cà chua có dính thịt quả đắp lên chỗ bỏng, thỉnh thoảng lại thay. Thuốc có tác dụng chống đau rát và kích thích da chóng hồi phục.

– Chữa miệng bị lở loét: có thể ngậm nước ép cà chua ngày vài lần, mỗi lần vài phút.

– Chữa miệng khô lưỡi rát: lấy nước ép cà chua 150ml và nước mía ép 20ml trộn đều để uống, ngày 2 lần.

– Tăng cường sức đề kháng

Lycopene (sắc đỏ) của cà chua là chất chống oxy hoá mạnh, giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa cảm lạnh và các bệnh cảm cúm khác.

Cà chua cũng giống như một chất khử trùng tự nhiên, giúp bà bầu khỏi bị nhiễm trùng hiệu quả.

Nước ép cà chua giàu vitamin C. Vì vitamin C là một dạng khác của chất chống oxy hóa nên nước ép cà chua được coi là có tác dụng mạnh mẽ trong việc chống ung thư và lão hóa.

– Giảm rạn da sau sinh

Cà chua có tác dụng lọc máu nên giúp hỗ trợ, cải thiện lưu thông máu trong thời kỳ mang thai. Vitamin C trong cà chua giúp hạn chế việc hình thành các sắc tố gây đen da. Ngoài ra, ăn cà chua còn giúp ngăn ngừa sự sự lão hóa da, rạn da khi mang bầu và sau sinh.

– Giảm rụng tóc

Mái tóc là góc con người, với chị em phụ nữ, rụng tóc là một điều thật kinh khủng, nó không chỉ làm cho mái tóc trở nên mỏng đi, xấu hơn mà còn khiến chị em cảm thấy thiếu tự tin khi tiếp xúc với mọi người.

– Giúp da chống chọi với mùa hành khô

Khi bầu bí, ắt hẳn mẹ bầu nào cũng thận trọng với các loại mỹ phẩm, kem dưỡng da bán lan tràn trên thị trường. Vì sợ ảnh hưởng đến bé yêu trong bụng nên thông thường mẹ bầu sẽ không dám dùng mỹ phẩm để làm đẹp. Nếu vậy, cà chua – 1 loại thực phẩm từ thiên nhiên chính là sự lựa chọn tuyệt vời cho mẹ bầu.

Không chỉ giàu vitamin C giúp xây dựng collagen cho da, cà chua còn chứa lycopene có tác dụng giúp da giảm thiểu tác nhân gây hại từ tia nắng mặt trời. Cà chua được coi là thần dược của sắc đẹp vì có chứa lượng vitamin C, E, K, B1, B6, B2, chất sắt, carotene, kali … Sử dụng cà chua thường xuyên để bổ sung cho cơ thể mỗi ngày sẽ giúp các mẹ bầu có làn da căng mịn, hồng hào và phòng tránh mụn.

Ăn một lượng cà chua nhất định mỗi ngày giúp da sáng mịn và hồng hào. Mẹ bầu cũng có thể sử dụng loại quả này làm mặt nạ đắp hàng ngày rất tốt cho da. Bằng cách kết hợp trong uống, ngoài xoa, các mẹ bầu đã có phương pháp lý tưởng để chăm sóc da an toàn.

– Trị nám da, mụn cho mẹ bầu

Cách làm mặt nạ cà chua rất đơn giản, chỉ cần cà chua cắt lát mỏng xoa lên mặt và để khô trong 15 phút là da sẽ sáng hồng lên.

– Nguyên liệu: 300g cà chua bi, 250g đỗ quả, 3 thìa dầu ô liu, 1 nhánh húng, 2 thìa con nước cốt chanh, bột nêm/muối, hạt tiêu.

Cà chua, đỗ, húng rửa sạch.

Cà chua để cả quả, tưới 1 thìa dầu ôliu vào và nướng trong lò vi sóng ở nhiệt độ 200 o C trong khoảng 5 phút đến khi vỏ cà chua nứt ra.

Thái vát đỗ quả thành những lát mỏng. Đun sôi nước và cho một chút muối, nhúng đỗ đã thái vào khoảng 2 phút rồi vớt ra nhúng vào nước lạnh để đỗ không bị nhừ.

Bày đỗ và cà chua ra đĩa, trộn đểu với 2 thìa nước cốt chanh, 2 thìa dầu ôliu và trang trí lá húng ở trên. Bạn có thể trộn thêm sốt mayone nếu thích.

Món sa lát này rất dễ làm và có hương vị hấp dẫn, cung cấp hàm lượng cao chất xơ và vitamin từ cà chua và đỗ cho bà bầu.

– Nguyên liệu: 5 quả cà chua chín, sữa tươi, sữa đặc có đường.

Cà chua rửa sạch, bỏ hạt.

Thả cà chua vào nước sôi, đun khoảng 10 phút cho mềm.

Vớt cà chua cho vào xay, thêm một chút sữa tươi và 1 thìa cà phê sữa đặc có đường, xay nhuyễn.

Đổ hỗn hợp ra cốc, nếu thấy nhạt, các mẹ có thể thêm đường.

Chị em có thể cho vào lò vi sóng nếu muốn uống nóng hoặc thêm một chút đá nếu thích uống lạnh. Đây là thức uống dễ làm, thơm ngon và bổ dưỡng cho mẹ và em bé.

– Nguyên liệu: 1kg cà chua, 1 củ hành tây to, 1 quả ớt chuông, 2 nhánh tỏi, ½ quả ớt (tùy chọn).

Cắt miếng cà chua và hành tây cho vào khay, tỏi bóc vỏ cho lẫn cùng, tưới một thìa dầu ăn lên trên.

Nếu cà chua nhiều hạt bạn khoét bỏ ruột đi và để mặt trong cà chua lật lên trên trong quá trình nướng.

Cho khay cà chua và hành vào lò nướng ở nhiệt độ 240°C trong vòng 30 – 45 phút.

Một vài miếng có thể hơi bị xém bên ngoài nhưng không sao cả còn nếu không thích các mẹ có thể nhặt bỏ ra

Sau khi nướng cho tất cả chỗ cà chua và hành tây vào xay, cho thêm nửa chén nước dùng nếu muốn.

Cho muối, tiêu, một chút đường vào và xay kỹ trong 2 phút. Nếu súp quá đặc các mẹ có thể cho thêm nước thường hoặc nước dùng tùy thích.

Nếu muốn súp thật mịn, sau khi xay các mẹ có thể cho qua một cái rây lọc.

Múc súp ra bát, rắc chút hạt tiêu lên trên.

Trang trí bằng vài lá húng xanh.

Cho thêm vài thìa pho mát kem cũng rất ngon, nếu các mẹ thích.

Thêm các loại rau thơm và ăn kèm với bánh mỳ là ngon nhất.

Cà chua quả là “thần dược” với bà bầu nhưng nếu ăn quá nhiều cà chua hàng ngày có thể làm tăng nhịp tim, đổi màu da ở người mẹ. Vì vậy lưu ý này sẽ giúp các mẹ bầu cân bằng và sử dụng dinh dưỡng hợp lý.

Nên sử dụng cà chua dạng tươi sống như sinh tố, nước ép; như thế để vitamin C không bị phá hủy bởi nhiệt. Còn nếu mẹ nào chỉ muốn tận thu nguồn vitamin A thì có thể nấu hay ninh cà chua thoải mái, vì vitamin này không bị mất theo sức mạnh của nhiệt độ.

Mẹ bầu không nên ăn cà chua xanh vì loại này chứa những chất có hại và có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Không nên ăn quá nhanh. Trong cà chua chứa nhiều nhựa và chất bột cùng các thành phần dễ hoà tan khác. Những chất này dễ dàng được tiêu hoá dưới tác dụng của axít trong dạ dày. Ăn quá nhanh cà chua khiến lượng hấp thụ vào dạ dày lớn, các chất không chuyển hoá kịp, gây tắc nghẽn và dẫn đến tình trạng đau dạ dày.

Làm Đẹp Da Với Cà Chua Cùng 10 Công Thức Tuyệt Diệu

Cà chua chứa nhiều loại vitamin tốt cho da như C, E, các nhóm vitamin C và carotene, kali, chất sắt… Nó cũng là loại quả chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao nên có thể duy trì tuổi thanh xuân cho chị em.

Cách 2: Tẩy chất bã nhờn

Ép 2 quả cà chua lấy một chén nước cà chua nguyên chất, sau đó nhỏ thêm vài giọt nước chanh. Hỗn hợp nước chanh và nước cà chua vừa có tác dụng làm sạch da mặt vừa có tác dụng se khít lỗ chân lông. Dùng tay vỗ nhẹ lên mặt để da ngấm các vitamin từ chanh và cà chua, sau 10 phút rửa lại với nước ấm. Thực hiện 2 lần/ tuần.

Ép lấy 1 chén nước cà chua, trộn đều với một chén sữa tươi. Dùng bông gòn thấm đẫm hỗn hợp và đắp lên mặt trong vòng 15 phút. Đây là cách làm trắng da rất nhanh.

Sữa có nhiều dưỡng chất cộng thêm các vitamin từ cà chua sẽ nuôi dưỡng da. Thực hiện 2-3 lần/ tuần sẽ cho bạn một làn da sáng mịn.

Cách 4: Se khít lỗ chân lông

Lấy 2 quả cà chua bỏ vỏ, bỏ hạt, dầm nhuyễn trộn với một thìa cà phê mật ong. Đảo đều cho hỗn hợp sánh lại, đắp lên mặt trong 20 phút. Đây là loại mặt nạ vừa làm trắng da vừa se khít lỗ chân lông. Cách này cũng rất tốt cho những ai có làn da khô. Mật ong giúp duy trì độ ẩm còn cà chua sẽ giúp da trắng dần lên. Thực hiện 2 lần/ tuần trong vòng 1 tháng bạn sẽ thấy kết quả bất ngờ.

Cách 5: Loại bỏ nếp nhắn

Xay nhuyễn 2 quả cà chua, trộn đều với 1 hộp sữa chua không đường, sau đó đắp lên mặt trong vòng 15 phút, chỗ nào có nhiều nếp nhăn như vùng trán, quanh mắt, khóe miệng thì bạn đắp dầy hơn một chút. Nằm thư giãn rồi sửa sạch với nước ấm.

Cách 6: Dưỡng ẩm cho da khô

Những phụ nữ có làn da khô nên dùng mặt nạ cà chua để dưỡng ẩm.

Nghiền nát 1 quả cà chua trộn với 1 thìa nha đam, cho thêm 1 thìa cà phê dầu oliu. Đắp hỗn hợp lên mặt, nằm thư giãn trong 10 phút. Đây là cách dưỡng ẩm rất tốt vào mùa đông. Bạn sẽ không còn lo da khô bị nứt nẻ hay bong tróc nữa.

Cách 7: Làm toner nước cà chua

Ép 2 quả cà chua lấy nước, ép nửa quả dứa chín lấy nước. Trộn đều 2 loại với nhau sẽ cho bạn một loại toner tự nhiên hoàn hảo. Các vitamin C có tác dụng làm sạch da, thu nhỏ lỗ chân lông, các vitamin E sẽ giúp da căng mịn.

Cách 8: Trị mụn

Dùng bông trang điểm nhúng vào nước ép cà chua rồi đắp lên mặt. Chất dầu và bụi bẩn ở lỗ chân lông sẽ được gột bỏ, không còn điều kiện cho mụn sinh sôi.

Cách 10: Cân bằng da dầu

Cà chua có thể cải thiện và cân bằng lượng dầu tiết ra ở vùng da trên mặt, giúp da giảm bớt dầu và càng tăng thêm tính đàn hồi cho da.

Sau Sinh Ăn Sữa Chua Được Không? Lợi Ích Sữa Chua Với Bà Đẻ

Sữa chua là sản phẩm từ sữa bò và được pha theo công thức tiêu chuẩn sau đó ủ lên men với các chủng vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa và đường ruột.

Phụ nữ sau sinh ăn sữa chua được không?

Thực tế, không có nghiên cứu khoa học nào chứng minh cho quan niệm sau sinh không được ăn sữa chua. Vậy nên mẹ sau sinh ăn sữa chua được bình thường. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở việc ăn sữa chua phải đúng thời điểm để mẹ sau sinh có được sức khỏe tốt nhất.

Trong tháng đầu sau khi sinh, cơ thể của mẹ vẫn còn rất yếu và chưa hồi phục hẳn, mẹ nên kiêng ăn những thực phẩm lạnh, chua vì rất dễ gây rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé qua việc bú sữa mẹ.

Khi bé 2 tháng tuổi, các mẹ có thể bổ sung sữa chua vào thực đơn của mình. Mặc dù mẹ có thể ăn sữa chua trong thời gian này nhưng chỉ nên ăn một lượng vừa phải. Khi các vết thương và thể trạng hồi phục hoàn toàn thì mẹ có thể ăn sữa chua thoải mái mà không cần kiêng gì nữa.

Lợi ích của sữa chua với bà đẻ

Sữa chua có chứa hàm lượng lớn các lợi khuẩn giúp mẹ tăng cường sức đề kháng, cải thiện, hỗ trợ và bảo vệ hệ tiêu hóa của mẹ sau khi sinh. Sữa chua còn giúp mẹ sau sinh giảm thiểu tình trạng táo bón hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc.

Thành phần trong sữa chua có chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, glucid, lipid, protein và canxi,… Mẹ sau sinh ăn sữa chua cũng là cách gián tiếp cung cấp chất dinh dưỡng cho bé.

Sữa chua là loại thực phẩm rất tốt cho hệ tim mạch và có khả năng giảm cholesterol trong cơ thể. Các mẹ được khuyên dùng để phòng tránh bệnh huyết áp cao hiệu quả.

Trong sữa chua có chứa Acid Lactic kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn làm hại da. Hàm lượng các chất dinh dưỡng vừa phải và cân bằng có trong sữa chua giúp mẹ sau sinh giải quyết cơn thèm ăn và duy trì vóc dáng.

Những lưu ý mẹ cần biết khi ăn sữa chua

Giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, việc ăn sữa chua vừa có lợi cho mẹ và bé nhưng các mẹ cần chú ý chỉ nên ăn một lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều. Nếu ăn không đúng cách có thể ảnh hưởng xấu tới các vấn đề về tiêu hóa.

Mẹ cần bảo quản sữa chua ở nhiệt độ phù hợp được in trên bao bì. Không nên bảo quản sữa chua quá lâu tránh quá hạn sử dụng.

Mẹ sau sinh không được ăn sữa chua quá lạnh nếu đang cho con bú. Nên để sữa chua ra ngoài từ 5 – 7 phút trước khi ăn.

Không được đun nóng sữa chua bởi nhiệt độ nóng có thể làm tiêu diệt các lợi khuẩn trong sữa. Nếu muốn ăn sữa chua ấm, các mẹ có thể ngâm sữa chua vào nước 60-70 độ C.

Mỗi ngày chỉ nên ăn 1 – 3 hộp chữa chua. Không nên ăn quá nhiều.

Không nên ăn sữa chua khi đói, do độ pH của dạ dày thấp có thể tiêu diệt lợi khuẩn trong sữa chua. Các mẹ nên ăn sữa chua sau bữa ăn chính từ 1-2 giờ.