Top 6 # Xem Nhiều Nhất Mang Thai 36 Tuan Khong Ngu Duoc Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Tobsill.com

#36 Mang Thai Tuần 36

Thai 36 tuần đã có cân nặng khoảng 2,9 kg và dài hơn 49cm một chút gần giống với kích cỡ của một quả dưa vàng. Tuy nhiên, không phải cân nặng của bé nào cũng giống nhau, chỉ số có thể xê dịch từ 0,1 – 0,2 kg. Mẹ đừng buồn hay vội lo lắng rằng bé còi khi nghe mẹ bầu bên cạnh khoe con 36 tuần được 3,1 kg hay 3,2 kg. Nếu thai quá to so với tuần thai thì nguy cơ cao mẹ sẽ phải sinh mổ. Và ở thời điểm 36 tuần, nếu sức khỏe của mẹ bầu hoàn toàn bình thường, thai khỏe thì bé vẫn còn tiếp tục tăng cân và sản sinh thêm mỡ để trông đầy đặn hơn.

Lúc này, những sợi tóc lơ thơ cũng đã xuất hiện dày hơn trên đầu bé và có màu nhạt hơn so với tóc của bố mẹ. Các cơ quan cũng đã dần hoàn thiện chức năng của mình. Chân dài của bé trong khoảng thời gian này sẽ là 48 – 50cm tính từ đầu đến gót chân. Kích thước này sẽ tăng thêm ở giai đoạn cuối thai kỳ.

Do nước ối đang dần giảm đi và thai nhi quá lớn, chiếm hầu hết khoảng không trong tử cung nên bé đã bớt hiếu động hơn. Tuy nhiên, bé vẫn luôn nhắc nhở mẹ về sự có mặt của mình bằng việc đạp vào bụng mẹ hoặc vươn vai.

Hầu hết, các bé lúc này đã xoay ngôi thai thuận, tức là quay đầu xuống dưới nhưng vẫn có một số ít trường hợp bé bị các ngôi thai ngược như ngôi mông, ngôi vai,… Nếu bé của mẹ có ngôi thai ngược thì các bác sĩ sẽ có phương pháp giúp mẹ nắn ngôi thai hoặc chỉ định sinh mổ trong trường hợp ngôi thai bất thường.

Từ tuần thai thứ 36, bé đã được coi là “đủ ngày đủ tháng”, mặc dù phải ba tuần nữa mới đến ngày dự sinh. Nếu mẹ chuyển dạ bây giờ, phổi của bé có thể đã đủ khả năng thích ứng được với cuộc sống bên ngoài.

Những thay đổi của mẹ bầu trong tuần 36

Các cơn co chuyển dạ giả – Braxton Hicks có thể đến thường xuyên hơn, kéo dài và khó chịu hơn. Đôi khi, các cơn co Braxton Hicks có cường độ và nhịp độ khá phân biệt với các dấu hiệu chuyển dạ sớm.

Hãy nắm chắc các triệu chứng và đừng cố tự chẩn đoán. Nếu em bé chưa đủ 38 tuần và mẹ thấy có 4 cơn co trong vòng một giờ, hoặc bất kỳ dấu hiệu chuyển dạ sớm nào, hãy lập tức gọi điện cho bác sĩ hoặc tới khám tại các cơ sở y tế.

Khi mang thai tuần 36, việc đi lại sẽ càng thêm khó khăn cho mẹ. Một số phụ nữa cho hay lúc này họ có cảm giác như thể em bé đang sắp rơi khởi bụng vậy. Ngoài ra, mẹ có thể vẫn còn cảm thấy buồn tiểu. Cổ tử cung của bạn đang bắt đầu giãn nở trong những tuần lễ, ngày hoặc giờ trước thời điểm sinh em bé. Sự giãn nở khác nhau ở mỗi phụ nữ, thậm chí ở mỗi lần sinh.

Khớp và các mô trong cơ thể tiếp tục mềm và giãn khi mẹ chuẩn bị sinh em bé. Điều này đặc biệt rất quan trọng đối với vùng xương chậu của mẹ. Mẹ có thể tiếp tục thấy đau bên hông hoặc vùng dưới lưng.

Đến giai đoạn này khi mang thai 36 tuần, mẹ có thể nhận thấy bầu ngực bị rỉ ra chút sữa. Điều này là khá bình thường. Các bầu ngực của mẹ giờ đang sản xuất sản phẩm sữa đầu tiên giàu dinh dưỡng được gọi là sữa non.

Nếu mẹ có cảm giác sắp chuyển dạ, khi vào viện, bác sĩ hoặc bà đỡ sẽ khiểm tra để xem cổ tử cung của mẹ có đang bắt đầu mở rộng ra chưa. Họ cũng sẽ quan sát để xem cổ tử cung có đang fiaxn ra hay xóa (mỏng đi) chưa.

Mẹ bầu cùng lắng nghe những chia sẻ của chuyên gia về vấn đề này nhé.

Thai 36 tuần ra dịch màu nâu

Vào thời điểm mang thai tuần thứ 36, mẹ rất có thể sẽ nhận thấy sự gia tăng tiết dịch âm đạo. Nếu mẹ thấy chất nhầy có lẫn một lượng nhỏ máu (có thể dịch màu nâu), cơn chuyển dạ có lẽ sẽ chỉ còn vài ngày nữa thôi. Nếu thấy ra nhiều đốm máu to hơn hoặc chảy máu, mẹ nên gọi bác sĩ ngay lập tức. Để tìm hiểu các nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa chảy máu trong thai kỳ. Mẹ bầu đọc bài viết sẽ nói rất chi tiết về vấn đề này.

Mẹ bầu cùng lắng nghe phần chia sẻ cùng chuyên gia về vấn đề này nhé.

Cùng đọc bài viết : Ra máu khi mang thai

36 tuần trong bụng mẹ, thai nhi đã phát triển toàn diện cả về hình hài cũng như trí não. Khám thai tuần 36 là việc quan trọng giúp bác sĩ xác định chính xác tình trạng cân nặng và sự phát triển của thai nhi trong tháng cuối, từ đó tư vấn cho thai phụ nên sinh mổ hay sinh thường.

Từ tuần 36, sản phụ cần khám thai hàng tuần. Tại mốc khám thai tuần 36, mẹ bầu sẽ được bác sĩ tiến hành khám tổng quát, đo huyết áp, thử nước tiểu, xét nghiệm máu, đo chiều cao tử cung, chu vi vòng bụng, nghe nhịp tim thai, kiểm tra trọng lượng và chiều dài của thai nhi cùng các dấu hiệu bất thường khác.

Ngoài đo tim thai, khám thai tuần 36 sản phụ sẽ được siêu âm màu theo dõi dopper động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung, kiểm tra ngôi thai, nước ối, dây rốn, biến chứng thai nghén,..

Thai nhi ở tuần 36 đã phát triển to và đầy đủ các bộ phận, vì vậy tử cung trở nên chật chội hơn. Do đó ngôi của thai nhi trong tuần này gần như giữ nguyên cho tới lúc sinh ra. Khám thai tuần 36, bác sĩ còn tiến hành xác định ngôi thai, từ đó tư vấn phương pháp sinh phù hợp.

Khi khám thai tuần 36, các mẹ sẽ được bác sĩ kiểm tra cửa mình, thành bụng và cổ tử cung. Đa số các dặn dò mà bác sĩ đưa ra ở giai đoạn này là : khi cổ tử cung bắt đầu mở 1 -3 phân, cùng triệu chứng ra huyết hồng, rỉ ối, vỡ ối thì cần nhập viện ngay lập tức.

Canxi là nguồn dưỡng chất không thể thiếu đối với mẹ bầu ngay từ những tuần đầu mang thai. Mẹ cần bổ sung lượng canxi cần thiết nhằm đảm bảo sự phát triển tốt nhất của xương thai nhi đồng thời cũng ngăn ngừa nguy cơ bị chuột rút hay loãng xương sau sinh cho mẹ nữa đấy.

Các loại thực phẩm giàu canxi gồm có sữa, cam, trái cây sấy khô, hạt đậu nành, hạnh nhân, bột yến mạch, cải xoăn, súp lơ xanh…. Mẹ nên thêm chúng vào thực đơn hàng ngày, hoặc có thể thưởng thức như một món ăn vặt nhé.

Bên cạnh đó, việc bổ sung vitamin K trong thai kỳ cũng rất quan trọng. Vitamin K có tác dụng đối với sự đông máu cũng như giúp cải thiện mật độ xương và ngăn ngừa loãng xương. Chế độ dinh dưỡng khi mang thai tuần 36 của mẹ không nên thiếu vitamin K. Mẹ cần có khẩu phần ăn hợp lý đầy đủ rau củ, dầu thực vật, ngũ cốc, sữa đậu nành và các loại thực phẩm khác được làm từ sữa để bổ sung vitamin K vào cơ thể.

Các loại vitamin K thường có nhiều trong rau xanh đậm màu như xà lách, súp lơ, bắp cải, rau càng cua. Ngoài ra, để đảm bảo cho việc không bị thiếu hụt dưỡng chất này, mẹ có thể uống hoặc tiêm bổ sung vitamin K khi mang thai.

Một điều quan trọng nữa là mẹ đừng quên uống thật nhiều nước trong ngày nhé. Cơ Quan An Toàn Thực Phẩm Châu Âu khuyên mẹ bầu nên uống 2,3 lít một ngày, tức là 11 -12 lần uống 200ml. Số lượng này bao gồm cả sữa, súp, nước ép trái cây, nước bí và nước. Nên nhớ uống nhiều hơn lúc thời tiết nóng hoặc sau khi hoạt động thể chất mẹ nhé.

Dị tật trong tuần thai 36

Hỏi: Chào bác sĩ, em mang thai được 36 tuần rùi hum được 35 tuần em đi siêu âm bs có bảo đầu con e hơi nhỏ vì trong 3 tháng đầu mang thai em không biết nên e không đi sàng lọc trước sinh được bs cho e hỏi con e có bị gì không ak?

Trả lời: Nếu đầu hơi nhỏ thì không vấn đề gì, vì có thể vợ chồng em mà nhỏ nhắn thì con cũng sẽ nhỏ. Nếu là di chứng đầu nhỏ do virus ZIKA thì đầu nhỏ lắm,không thể hơi nhỏ được. Vậy em không nên lo lắng quá. Em vẫn nên đi thăm khám thai để theo dõi định kì xem có biến chứng hay dị tật gì ở bé không nhé.

Chúc mẹ con mạnh khỏe.

Hỏi: Em đã mang bầu 36 tuần, đi khám thai định kỳ thì phát hiện ngôi thai là ngôi ngang. Trong khi đó ở tuần 32, 34 thì ngôi thai vẫn là ngôi đầu bác sĩ đang nói là thai thường sẽ không quay nữa. Giờ 36 tuần mà bé ngôi ngang thì sau đó bé có quay lại ngôi đầu như 34 tuần không ạ?

Trả lời: Ngôi thai của em chưa bình chỉnh tốt, bình thường ở tuổi thai càng lớn thì ngôi thai thường cố định và ít khi xoay chuyển. Trường hợp của em và ở tuổi thai này kết quả siêu âm là ngôi ngang thì cần được theo dõi, vì đây là ngôi thai bất thường và không thể sinh thường. Em cần tiếp tục khám và theo dõi qua siêu âm, em nhé. Ngoài ra em có thể đọc thêm bài viết để tìm hiểu các loại ngôi thai.

Các vấn đề khác trong quá trình mang thai

Tác hại của tiểu đường thai kỳ

Đọc bài viết : Ngôi thai đầu là gì

Bài viết trước : Thai 35 tuần

Bài viết trước : Thai 37 tuần

Xet Nghiem Mau Khi Mang Thai Co Can Nhin An Khong, Bao Nhiêu Tiền

Đối với xét nghiệm máu tổng quát hay dành cho bà mẹ mang thai đều cần nhịn ăn trước đó ít nhất 8 tiếng, không được dùng các loai nước uống có đường, nước ngọt, sữa, nước hoa quả, rượu, chè, cà phê. Tốt nhất làm xét nghiệm buổi sáng khi chưa ăn gì.

Không chỉ nhịn đói, người làm xét nghiệm cũng cần tránh sử dụng các chất kích thích (thuốc lá, cà phê…) vài giờ trước khi lấy máu để có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác. Tuy nhiên, không phải bất kỳ xét nghiệm máu nào cũng cần nhịn đói.

Chỉ một số bệnh cần kiểm tra đường huyết thì phải nhịn đói khi xét nghiệm:

Những thức ăn bổ máu và dinh dưỡng cho bà bầu

ường và mỡ (tiểu đường)

Bệnh về tim mạch (cholesterol, triglycerid, HDL, LDL…),

Bệnh về gan mật.

Còn lại những xét nghiệm bệnh khác (khoảng 300 xét nghiệm) như HIV, suy thận, cường giáp, Alzheimer (mất trí nhớ ở người già)… không cần để bụng đói.

Xét nghiệm máu khi mang thai để làm gì?

Nhờ vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về sức khỏe của mẹ bầu, sự phát triển của thai nhi, đồng thời theo dõi những nguy cơ bất thường có thể xảy ra. Cụ thể, tầm quan trọng của xét nghiệm máu khi mang thai là như sau:

Xét nghiệm máu phát hiện bệnh giang mai

Khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, xoắn khuẩn giang mai từ cơ thể mẹ có thể nhiễm vào thai nhi, gây thai chết lưu, sinh non. Nếu em bé vẫn được sinh ra bình thường thì nguy cơ mắc bệnh giang mai bẩm sinh trẻ là rất cao.

Xét nghiệm máu để biết nhiễm hiv

Các chuyên gia trên thế giới đều khuyến cáo và đề nghị phụ nữ mang thai phải được xét nghiệm virus HIV. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính, thai phụ và thai nhi sẽ được điều trị để duy trì sức khỏe cũng như làm giảm đáng kể nguy cơ em bé nhiễm virus HIV.

Xét nghiệm nhóm máu

Đề phòng trường hợp cần truyền máu sinh nở, bà bầu nên kiểm tra nhóm máu để có sự chuẩn bị. Nếu mẹ bầu thuộc nhóm máu Rh, bác sĩ sẽ kiểm tra độ âm hay dương tính với Rh. Còn nếu mẹ bầy âm tính Rh-, trong khi bố dương tính Rh+, em bé sinh ra có thể mang nhóm máu Rh+. Lúc này, cơ thể mẹ sẽ sản xuất những kháng thể phá hủy hồng cầu ở cơ thể bé. Do đó, nếu bà bầu có nhóm máu RH- sẽ được tiêm Globulin miễn dịch Rh, ngăn chặn các kháng thể chống Rh gây nguy hiểm trong quá trình mang thai.

Xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt

Xét nghiệm máu khi mang thai sẽ cho biết hàm lượng heamoglobin có trong máu. Nếu lượng chất này thấp có nghĩa là mẹ bầu đang có dấu hiệu thiếu máu và thiếu sắt. Phụ nữ mang thai cần lượng sắt gấp đôi người bình thường để sản xuất heamoglobin và mang ô-xy vào hồng cầu. Do đó, cần xét nghiệm máu để bổ sung cho mẹ nếu bị thiếu.

Xét nghiệm cytomegalovirus

Xét nghiệm máu viêm gan siêu vi B

Chẩn đoán viêm gan B: Bệnh viêm gan B thường rất khó để phát hiện, do đó, xét nghiệm máu là cách tốt nhất để chẩn đoán bệnh. Bà mẹ mắc viêm gan B sẽ có nguy cơ truyền bệnh cho con là rất cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan của bé. Vì vậy, nếu phát hiện bệnh trong thai kỳ, mẹ bầu sẽ được tiêm một mũi Globulin miễn dịch. Và em bé cũng cần tiêmvmột mũi vắc xin viêm gan B trong vòng 12 giờ sau sinh và thêmmột mũi nhắc lại khoảng 1-2 tháng sau sinh, mũi thứ 3 lúc 6 tháng.

Xét nghiệm hồng cầu trong máu

Thông qua việc xét nghiệm máu,các bác sĩ sẽ chẩn đoán được bệnh tế bào hình liềm hoặc thalassaemia. Các căn bệnh rối loạn tế bào máu này rất dễ gây ra hiện tượng thiếu máu ở mẹ và cản trở sự phát triển của thai nhi.

Xét nghiệm rubella khi mang thai

Lịch tiêm phòng cho bà mẹ mang thai

Dù đã có thông tin chi tiết theo từng lần khám thai định kỳ như ở trên nhưng thông tin này cũng cần được nhắc lại chi tiết để mẹ bầu biết được có bao nhiêu mũi tiêm cần tiêm phòng khi mang thai.

Và quan trọng hơn nữa chính là các mẹ bầu cần có cả lịch tiêm chủng trước khi mang thai vì đây cũng là thời điểm quan trọng để phòng ngừa các chứng bệnh nguy hiểm cho thai nhi trước khi mang bầu.

Các mũi tiêm phòng trước khi mang thai

Tiêm phòng cúm: Phụ nữ có thể tiêm phòng cúm vào mọi thời điểm trước khi mang thai. Mẹ mắc cúm trong ba tháng mang thai đầu có thể khiến con bị dị tật.

Tiêm phòng thủy đậu: Muộn nhất là 2 tháng trước khi mang bầu. Khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật, gồm dị dạng hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra, người mẹ mắc thủy đậu còn có thể chuyển virus gây bệnh này sang cơ thể con trong khi sinh nở.

Tiêm ngừa Viêm gan B: Có thể tiêm trước hoặc trong khi mang bầu đều được. Mẹ mắc bệnh này có thể lây sang con. Bệnh dễ chuyển thành ung thư gan.

Tiêm phòng bệnh Rubella: Muộn nhất là 3 tháng trước khi mang bầu. Nếu mẹ bị nhiễm bệnh Rubella, trong 3 tháng đầu hoặc tháng cuối của thai kỳ có thể gây sảy thai, sinh non hoặc em bé ra đời có dị tật.

Bà mẹ mang thai cần tiêm phòng những gì?

Tiêm phòng Cúm: Nếu 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ trùng hợp với mùa cúm (từ tháng 10 cho đến hết tháng 2 của năm sau). Khi mắc cúm sẽ khiến bà bầu mệt mỏi và để lại tác động lớn đến thai nhi.

Tiêm phòng ngừa bệnh uốn ván: Mũi đầu, từ tuần 22 trở đi, mũi 2 tiêm nhắc lại cách 1 tháng. Để phòng sinh non, bạn nên tiêm mũi 1 muộn nhất là tuần 26, mũi 2 vào tuần 30. Mẹ nên tiêm phòng uốn ván vì chứng này có thể gây nên tình trạng thai chết lưu.

Từ khoá:

Nhật Ký Thai Kỳ: Mang Thai Tuần 36

Bé đã có thể gọi là “đủ tháng” nhưng vẫn cần thêm vài tuần nữa để lớn thêm và hoàn thiện thêm các chức năng cơ thể cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Bạn cần phải biết phân biệt được cơn chuyển dạ thật với các cú co thắt dọa sinh để đến bệnh viện ngay!

Em bé của bạn phát triển như thế nào?

Em bé của bạn bây giờ đã được coi là “đủ ngày đủ tháng”, mặc dù phải ba tuần nữa mới đến ngày dự sinh của bạn. Nếu bây giờ bạn đã chuyển dạ thì có thể phổi của bé đã đủ trưởng thành để có thể điều chỉnh được với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. (Tuy nhiên, một số em bé cần thêm chút thời gian nữa. Vậy nên ví dụ như bạn đã có kế hoạch sinh mổ thì nếu như không có lý do nào để can thiệp y tế trước đó, bác sĩ sẽ không định ngày sinh cho bạn trước 39 tuần.)

Hình ảnh mang thai tuần 36. Ảnh: Babycenter.

Em bé của bạn cân nặng khoảng 2.8kgvà dài tính từ đầu đến chân được hơn 48cm một chút (như cuống cây cải Thụy Sĩ). Nhiều em bé khi sinh ra đầu đã có đầy tóc, lọn tóc dài từ 1.5 đến 4cm. Và tất nhiên, cũng có những em bé chỉ có lơ thơ vài sợi lông tơ.

Ngày thứ 247: Bé bây giờ dài 48 -50 cm và nặng cỡ 2.7 kg.

Mẹ làm cho bé: Nếu bạn quyết định đi làm trở lại sớm thì bạn nên tìm nhà trẻ cho bé ngay. Nhà trẻ giúp bạn yên tâm lo công việc mà bé vẫn được chăm sóc tốt. Tuy nhiên bạn nên cân nhắc và lựa chọn nơi thực sự có uy tín.

Ngày thứ 248: Bé đã sẵn sàng cho việc thở không khí bên ngoài rồi vì phổi của bé đã hoàn thiện.

Mẹ làm cho bé: Tuần đầu tiên khi bé chào đời, hãy giữ cho bé có được một môi trường sạch sẽ và không nhiều tạp âm. Một số mẹ bị mất ngủ bởi tiếng khò khè hoặc sôi lên trong nhịp thở của bé, chuyện này không có gì “nghiêm trọng” đâu, lý do là bé mới chỉ bắt đầu vận hành lá phổi của mình nên dễ phát ra âm thanh ấy.

Ngày thứ 249: Ai cũng tin rằng dấu hiệu sinh nở bắt đầu từ bé, điều này đúng nhưng chưa đủ, chính xác thì bí mật nằm ở tuyến thượng thận của bé.

Ngày thứ 250: Bé có xu hướng phát triển chậm lại nhưng cân nặng thì vẫn giữ mức đều đặn.

Mẹ làm cho bé: Bạn cần mua dây an toàn và ghế dành cho bé đi xe hơi để có thể đưa bé rời bệnh viện về nhà.

Ngày thứ 251: Ngày hôm nay, hệ miễn dịch của bé đã vững hơn nhiều rồi bạn ạ.

Mẹ làm cho bé: Trong 1 năm đầu đời, bé sẽ được tiêm các loại vaccine để phòng các loại bệnh nguy hiểm như: Bạch hầu, ho gà, uốn ván…

Ngày thứ 252: Xin chúc mừng, vì nếu bạn sinh vào tuần này vẫn có thể xem như bé sinh đủ tháng, đó chính là mốc thời gian quan trọng nhất để phổi bé được thực hành việc hô hấp với không khí bên ngoài.

Mẹ làm cho bé: Thở là tín hiệu cho biết tình trạng sức khỏe của bé như thế nào và nó đánh dấu một giai đoạn phát triển mới trong cuộc đời bé.

Chủ đề đáng quan tâm 3 tháng cuối

Mang thai 3 tháng cuối (tầng 83), cùng về đích an toàn, đủ ngày đủ tháng, mẹ tròn con vuông nào!

Câu chuyện đầu tiên của bé – 2013

Bạn sinh con ở tuần thứ bao nhiêu (theo kì kinh cuối)

Nhật ký ngày vượt cạn (tầng 2)

Mang Thai Tuần 36 Bụng Đã Bị Tụt Xuống Chưa?

Trong vài tuần cuối của thai kỳ, các mẹ bầu có thể dễ dàng nhận thấy bụng bầu có chiều hướng tụt xuống thấp đáng kể. Đây là một trong những triệu chứng báo hiệu cơn chuyển dạ đang cận kề, và là dấu hiệu đầu tiên các mẹ có thể dễ dạng nhận ra rằng đã sắp đến ngày được gặp mặt con yêu rồi đấy. Theo quá trình phát triển của thai kỳ thì thông thường:

+ Đối với người sinh con lần đầu tiên, hiện tượng tụt bụng sẽ xảy ra vào khoảng 2-4 tuần trước ngày dự sinh.

+ Đối với người sinh con thứ, cơ xương chậu của mẹ lúc này đã giãn nở đủ rộng, tụt bụng có thể xảy ra ngay trước khi cơn chuyển dạ bắt đầu.

Những biến đổi trong cơ thể trong nhưng tháng cuối của thai kỳ

Những biến đối cơ thể khác của người mẹ trong 3 tháng cuối là:

+ Sự thai đổi của bụng bầu:

Tới giai đoạn cuối của thai kỳ, bụng bầu sẽ hạ thấp xuống. Nhiều thai phụ cảm giác em bé đã chui xuống khung xương chậu.

+ Xuất hiện tình trạng nghén ở quý III:

Nguyên nhân là do sự giảm bài tiết mật trong cơ thể. Nó khiến bạn có cảm giác buồn nôn, mỏi mệt, vàng da. Nếu xuất hiện dấu hiệu bị ngứa trong quý III thì có thể chức năng hoạt động của gan yếu.

+ Sự thay đổi về da:

Nhiều bà bầu vẫn có hiện tượng nổi mụn trứng cá trong 3 tháng cuối. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone trong thời kỳ thai nghén, kích thích sự bài tiết của tuyến dầu dưới da.

+ Bị nám da:

Bạn có thể nhận thấy những đám da sạm màu xuất hiện ở vùng trán, thái dương hoặc má. Vết nám sẽ sậm màu hơn nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Phần lớn các vết nám sẽ tự biến mất sau sinh.

+ Mồ hôi:

Cũng do sự thay đổi hormone khi mang thai nên bạn cảm thấy cơ thể bài tiết mồ hôi nhiều hơn. Đồng thời, các nốt ban cũng xuất hiện.

+ Bị giãn tĩnh mạch:

Với một số thai phụ, giãn tĩnh mạch không gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe; nhưng với một số thai phụ khác, nó có thể dẫn tới tình trạng lở loét.

+ Da chân như bị mốc:

Nhất là khi trời lạnh, da chân của bạn có thể trông hơi xanh xao và không được sạch sẽ.

+ Sự thay đổi về tóc:

Khoảng thời gian cuối thai kỳ, tóc của bạn trông có vẻ dày hơn. Tiếp đến, bạn có thể phải đối mặt với tình trạng rụng tóc sau sinh.

+ Lông có thể mọc nhiều hơn, nhất là ở trên mặt và vùng chân, tay. Tương tự với những thay đổi về tóc, hiện tượng mọc lông cũng sẽ giảm dần sau sinh.