Top 12 # Xem Nhiều Nhất Mang Thai 31 Tuan Em Be Nang Bao Nhieu Kg Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Tobsill.com

Thai 31 Tuần Nặng Bao Nhiêu Kg

Với những mẹ bầu mang thai lần đầu tiên thì có lẽ từng khoảnh khắc, từng thời điểm phát triển của thai nhi đều sẽ khiến cho mẹ cảm thấy tò mò và mong muốn khám phá. Nhất là vào tuần thứ 31 liệu mẹ đã biết thai 31 tuần nặng bao nhiêu kg chưa?

Thai 31 tuần nặng bao nhiêu kg?

Khi thai nhi bắt đầu bước vào tuần thứ 31 và cho đến khi em bé của bạn chào đời thì lúc này cân nặng sẽ tăng lên nhanh chóng nhưng chiều cao lại phát triển chậm lại một chút. Thông thường thì khi bước vào tuần 31 thai nhi sẽ có chiều dài khoảng 41cm và cân nặng đạt khoảng 1,5kg. Đây được cho là cân nặng lý tưởng nhất cho em bé của bạn đấy.

Mỗi tuần trong điều kiện phù hợp thì thai nhi sẽ tăng lên được 500g đấy, và đặc biệt trong vòng 7 tuần còn lại thì sẽ bé sẽ tăng thêm từ ½ đến 1/3 trọng lượng mà bé sẽ đạt được khi chào đời.

Thai nhi 31 tuần có sự phát triển như thế nào?

Ngoài phát triển về cân nặng, chiều cao cũng như một số vấn đề như trên thì thai nhi 31 tuần có có thêm sự phát triển như:

–          Em cũng cũng ngủ nhiều hơn nhưng bạn hoàn toàn có thể đánh thức được em bé của bạn khi ăn hay uống món đồ lạnh hoặc đồ có đường.

Dinh dưỡng như thế nào khi thai nhi 31 tuần tuổi

Nếu so với một số nhu cầu dinh dưỡng khác trước khi mang thai thì giai đoạn này mẹ hãy bổ sung thêm cho mình khoảng 450 lượng calo là ổn, đủ để cho thai nhi phát triển. Ngoài ra thì mẹ cũng nên bổ sung thêm năng lượng từ nhiều nguồn khác nhau cũng như từ nhiều nhóm thực phẩm có nhiều đạm, nhiều chất béo hay những nhóm thức ăn chứa nhiều vitamin chất xơ.

Những thực phẩm mà có chứa nhiều canxi cũng rất tốt cho em bé phát triển, như:

–          Các chế phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, phô mai…

–          Các loại thủy sản như cá, tôm, tép nhỏ…

Ăn nhiều hoa quả và rau xanh trong giai đoạn này cũng vô cùng tốt cho hệ thống tiêu hóa cũng như tránh được tình trạng táo bón khi mang thai.

Giải Đáp Thắc Mắc: Thai 31 Tuần Nặng Bao Nhiêu Kg?

28/12/2017 Tác giả: Tham vấn y khoa bởi: Bệnh viện Thu Cúc Đội ngũ bác sĩ Thu Cúc 13.066 lượt xem

Thai 31 tuần chỉ còn ít tuần nữa là bé đã chào đời. Vậy thai 31 tuần nặng bao nhiêu kg là chuẩn cho sự phát triển của bé, mẹ đã biết chưa?

1. Thai 31 tuần nặng bao nhiêu kg?

– Từ tuần thai này cho đến khi bé chào đời, bé sẽ tăng cân rất nhanh, trong khi chiều cao sẽ phát triển chậm lại. Ở tuần thai 31, bé nặng khoảng hơn 1.5kg, dài khoảng 41cm. Bé sẽ tăng lên đến 500g mỗi tuần, để chuẩn bị thích nghi với cuộc sống ngoài bụng mẹ.– Trong lúc này, bé cũng đã có tóc, có móng chân, móng tay, lông tơ. Da của bé mềm và mịn do bé đã tròn trĩnh hơn.– Mắt của bé đã có thể nhắm mở, phân biệt được ánh sáng.

2. Cuộc sống của mẹ bầu tuần thai 31 thế nào?

– Tử cung lớn dần, cơ thể bé cũng tăng nhanh kích thước, mẹ di chuyển mỗi lúc một nặng nề.

– Tử cung đẩy lên gần cơ hoành, chèn vào dạ dày khiến mẹ có thể dễ bị ợ nóng. Chị em nên uống một chút sữa trước bữa ăn hoặc một vài món tráng miệng nhằm tác dụng tráng một lớp ngoài bao tử, chống lại chứng ợ nóng. Ngoài ra, để giảm khó chịu, khi ngủ mẹ hãy dựa gối cao và chia bữa ăn thành những bữa nhỏ.– Khi thai lớn dần cũng là lúc mẹ cảm nhận thấy những cơn đau thắt lưng nhiều hơn do tử cung lớn dần và thay đổi hormone. Nếu cơn đau quá thường xuyên (trong 1 tiếng có đến 4 cơn) thì tốt nhất hãy gọi bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu sinh non.

– Thai phụ tăng cân khá nhanh trong tháng cuối thai khoảng 1.4 đến 1.8 kg, trung bình tăng khoảng 450g/ tuần. Nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng tăng cao vì thế từ tuần này mẹ hãy bổ sung cho mình một chế độ dinh dưỡng giàu dưỡng chất, giúp bé phát triển hoàn thiện nhất. Mẹ nên bổ sung năng lượng từ từ nhóm thực phẩm giàu đạm, chất béo lành mạnh, thực phẩm giàu vitamin và chất xơ. Bên cạnh đó, cần tăng cường chất béo omega 3, choline, canxi, để phát triển hệ thần kinh, hệ xương. Ngoài ra mẹ đừng quên ăn nhiều rau xanh và trái cây để đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động tốt, hạn chế táo bón thai kỳ.

Ở thời điểm này, lượng máu của mẹ tăng 40-50% để đáp ứng nhu cầu của cả mẹ và thai nhi. Chính vì thế, sắt là dưỡng chất tuyệt đối không thể thiếu. Các thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, cá, các loại ngũ cốc, các loại hạt… mẹ cần bổ sung hàng ngày.

– Những thay đổi hormone lúc này cũng làm lỏng các khớp và dây chằng nối khung xương chậu với xương sốn khiến mẹ bị mất cân bằng và cảm thấy đau khi vận động đi lại, đau khi đứng ngồi trong thời gian dài, khi trở người…

Qua bài viết này, chắc hẳn mẹ bầu đã nắm được thông tin thai 31 tuần nặng bao nhiêu kg cũng như cách chăm sóc sức khỏe của mình để có một thai kỳ khỏe mạnh, bình an. Chúc mẹ bầu có luôn khỏe mạnh và chuẩn bị thật tốt cho thai kỳ của mình.

40 Tuần Thai Giáo: Thai Nhi 31 Tuần Tuổi Biết Làm Gì, 40 Tuần Nặng Bao Nhiêu Kg?

40 tuần thai giáo: thai nhi 31 tuần tuổi biết làm gì đến 40 tuần tuổi nặng bao nhiêu kg? Bé đã biết làm những gì và cân nặng của các mẹ có đạt chuẩn theo biểu đồ tăng cân của bà bầu hay không?

40 tuần thai giáo

Tay chân của bé đã linh hoạt hơn rất nhiều do não bộ phát triển, bé có thể phản ứng lại với những tiếng động, ánh sáng.. mà bé tiếp nhận được. Bé lúc này đã “có da có thịt” hơn, do cơ thể ngày một tròn trĩnh. Trong khoảng 10 tuần tới bé sẽ phát triển vượt bậc và đến khi chào đời bé có thể tăng gấp đôi khối lượng so với bây giờ.

Các triệu chứng đau thắt lưng, ợ nóng, táo bón vẫn còn và càng nặng hơn do bé yêu đang tăng cân nhanh chóng. Trong thời gian sắp tới mẹ có thể tăng đến nửa ký mỗi tuần, các mẹ hãy chú ý đi lại và nghỉ ngơi trong thời gian này.

Tuần thai thứ 32, não đã phát triển với hàng tỉ tế bào, mắt bé đã tương đối hoàn thiện, đồng tử có thể co giãn để phản hứng với ánh sáng. Phổi cũng gần như đã hoàn thiện, từ giờ đến các tuần cuối bé sẽ tiếp tục tích trữ mỡ và tăng cân nhanh.

Bé yêu lúc này nặng khoảng 4 pound (khoảng 1,81kg), chiều dài từ đầu đến gót chân khoảng gần 17 inchinch (gần 43 cm) tương đương với kích cỡ một trái dừa. Do lượng mỡ tăng nhanh nên làn da bé không còn nhăn nheo, tay chân và phần cổ đã đầy đặn. Khung xương lúc này đã cứng cáp hơn rất nhiều, riêng xương hộp sọ vẫn chưa cố định, điều này giúp cho xương hộp sọ có thể dịch chuyển chồng lên nhau để chui lọt qua đường sinh lúc chào đời. Bạn đừng ngạc nhiên nếu con sinh ra với xương đầu nhọn hình chóp nón, là do áp lực lúc sinh tác động lên đầu con đó. Nhưng đừng lo quá, sau một thời gian ngắn đầu bé sẽ trở lại hình tròn đẹp đẽ thôi.

Đồng nghĩa với việc bé đã sẵn sàng để sống bên ngoài bụng mẹ, phổi đã hoàn thiện, não bộ hay hệ thần kinh trung ương đã trưởng thành. Bé ngày càng có da có thịt hơn. Vẫn trong giai đoạn khung xương phát triển nên bé vẫn rất cần lượng canxi đầy đủ, nếu không bé sẽ hấp thu canxi từ mẹ, làm xương của mẹ yếu đi trong giai đoạn này.

Công việc chính của bé yêu từ giờ đến lúc ra đời là hấp thu dinh dưỡng và tăng cân, bé sẽ tăng cân không ngừng với tốc độ “chóng mặt” khoảng 200 đến 300g mỗi tuần. Tuần 34 bé đã đạt từ 2,4 – 2,5kg rồi. Kích cỡ của bé lúc này bạn có thể liên tưởng tới một quả mít nhỏ.

Phần lớn các cơ quan đều đã trưởng thành, thận đã hoàn thiện, gan cũng đã bắt đầu xử lý chất thải. Bé càng tăng cân đồng nghĩa với việc không gian cho bé càng nhỏ lại, lúc này bé sẽ quấy nhiều, mẹ có thể nhìn thấy những cú song phi “lồi cả bụng mẹ” của bé.

Bắt đầu từ tuần này, bạn cần đi khám thai một tuần một lần, và cần phải đảm bảo luôn giữ liên lạc với bác sĩ. Đảm bảo có người thân sẵn sàng giúp đỡ bất cứ lúc nào. Đây là lúc bạn cần đi khám khám liên cầu khuẩn (GBS). GBS rất nguy hiểm với bé, với những biến chứng nghiêm trọng như sau: viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng máu. Có khoảng 10% thai phụ có loại vi khuẩn này nên các mẹ cần phải cảnh giác. Nếu phát hiện có GBS thì cũng không cần lo lắng quá, bác sĩ sẽ cho bạn uống kháng sinh IV trong quá trình sinh. Kháng sinh này có tác dụng giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng.

Tuần thai thứ 35, hiện giờ cân nặng của bé ở khoảng 2,7 đến 2,8kg. Chiều cao của bé lúc này có thể đã đạt nửa mét. Hết tuần 35 này bé sẽ được coi là đủ tháng. (Bé sinh trước tuần 36 sẽ được gọi là sinh non, bé sinh từ tuần 36 đến 40 sẽ được coi là đủ tháng, bé sinh sau 40 tuần gọi là sinh muộn).

Lớp mỡ trên má và cơ mút cứng cáp hơn làm khuôn mặt của bé trông đầy đặn hơn, lúc này nếu siêu âm bạn sẽ thấy bé bụ bẫm và đáng yêu vô cùng. Lớp lông tơ bao phủ trên người bé đã “rụng” dần, lớp kem dày Vernix caseosa bảo vệ làn da bé cũng đã bắt đầu biến mất, 2 thứ này đang hoà quyện trong nước ối. Bé sẽ nuốt những chất này và bài tiết ra phân su.

Thường trong tuần này bé đang nằm ở tư thế quay đầu xuống. Nhưng cũng có nhiều trường hợp bé nằm ở tư thế ngược lại. Như đã nói ở các tuần trước, những tuần cuối này các mẹ nên đi khám mỗi tuần một lần. Nếu bác sĩ thấy bé đang nằm với tư thế quay đầu lên, các bác sĩ sẽ giúp bạn “xoay thai” từ bên ngoài bằng các thao tác bên ngoài bụng mẹ.

Tuần thai thứ 36, ở tuần này bé đã được coi là đủ tháng rồi đấy. Bé lúc này có thể đạt từ 2,8 đến 3kg. Bé vẫn tiếp tục phát triển trong bụng mẹ, nhưng nếu sinh lúc này bé đã khoẻ mạnh và sẵn sàng với cuộc sống bên ngoài.

Bé yêu của bạn trong tuần 37 này đã có thể nặng hơn 3kg rồi, tất cả các cơ quan đã trưởng thành và sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Có bé sinh ra sẽ nhiều tóc, cũng có bé sinh chỉ lơ thơ vài sợi tóc (mẹ admin kể lúc mới sinh, mẹ đếm trên đầu admin được có khoảng năm chục sợi tóc thôi ạ).

Thường thì bé trai sinh ra sẽ nặng cân hơn bé gái. Các bộ phận trên cơ thể bé lúc này đều đã trưởng thành, đặc biệt nhất là não và phổi, 2 bộ phận này sẽ hoạt động ngay lập tức khi được sinh ra và vẫn tiếp tục phát triển sau đó. Bé sau khi sinh sẽ giảm cân nhẹ trong một vài ngày đầu, mẹ đừng lo quá, đây là việc hết sức bình thường.

Lúc này bạn sẽ đi tiểu rất nhiều, do bé đã tụt xuống xương chậu và chèn ép bàng quang. Các triệu chứng sưng chân, mệt mỏi vẫn có thể tiếp tục. Nhưng hãy đặc biệt chú ý đến những triệu chứng đau đầu nghiêm trọng, giảm thị lực (mắt mờ đi), đau bụng hoặc buồn nôn dữ dội hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức. Đấy có thể là những dấu hiệu của tình trạng vô cùng nguy hiểm gọi là: Tiền sản giật!

Việc quan trọng trong thời gian này là giữ liên lạc với bác sĩ, khám thai hàng tuần (hoặc 3-4 ngày/ lần) như vậy mẹ sẽ nắm được tất cả những thay đổi kịp thời nhất. Tất nhiên, chuẩn bị càng kĩ càng an toàn các mẹ nhỉ?

Tuần thai thứ 39 rồi, trong tuần này nhiều mẹ sẽ được gặp mặt con yêu đấy. Rất hồi hộp phải không? Bé yêu đang nặng khoảng 3,4-3,5kg rồi, lúc này bé chỉ chờ ra đời để ngắm nhìn thế giới thôi mặc dù phần lớn thời gian sau khi ra đời bé để dành cho việc.. ngủ.

Trong tuần này bác sĩ sẽ lập hồ sơ sinh và thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra sức khoẻ của thai nhi bằng cách khám siêu âm kiểm tra các hoạt động của bé, hoạt động thở, hoạt động của chân tay và lượng nước ối bao quanh bé, bên cạnh việc theo dõi nhịp tim của thai nhi được thực hiện sẽ đem lại một đánh giá tổng thể về sức khoẻ của bé. Nếu các dấu hiệu không an toàn (ví dụ như mức nước ối quá thấp) bác sĩ sẽ sử dụng biện pháp để bạn chuyển dạ sớm. Nếu tình trạng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ tiến hành mổ để lấy thai ngay lập tức.

Càng gần ngày sinh, những nỗi lo lắng và hồi hộp càng xuất hiện nhiều hơn. Đừng để mình mất sức do suy nghĩ quá nhiều, hãy thư giãn, trò chuyện với mọi người, nghe nhạc hoặc ngủ bất cứ lúc nào mình muốn.

Sau nhiều chờ đợi cuối cùng bạn cũng đã đến đích. Hoặc cũng có thể mới… gần đến đích. Đừng lo quá, chỉ có 5% phụ nữ sinh con đúng vào ngày dự sinh. Đối với các mẹ mang thai lần đầu, quá trình chuyển dạ còn có thể kéo dài thêm 2 tuần nữa mới xảy ra.

Các bác sĩ sẽ được làm một số các xét nghiệm để đánh giá sức khoẻ của bé, ví dụ như cân nặng, các phản ứng của bé… để xác định bé có cần chăm sóc đặc biệt để thích nghi với môi trường bên ngoài hay không.

Đối với các mẹ trong tuần này vẫn chưa sinh, đừng lo lắng, hãy để bác sĩ theo dõi kĩ tình hình của mẹ và con lúc này. Nhất là với các mẹ sinh con lần đầu thì việc sinh trễ ngày dự sinh là điều bình thường. Các bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm để đánh giá tình trạng sức khoẻ của thai nhi. Nếu nhận thấy việc sinh ra lúc này sẽ tốt hơn là tiếp tục mang thai, các bác sĩ sẽ tiến hành kích thích chuyển dạ.

Đến đây, thay mặt BQT website chúng tôi xin gửi lời chúc mẹ tròn con vuông tới tất cả các mẹ bầu. Chúc các mẹ sinh nở an toàn, bé yêu khoẻ mạnh.

Nhật ký 40 tuần thai giáo

Comments

Thai 36 Tuần Nặng Bao Nhiêu Kg?

Thai nhi 36 tuần phát triển như thế nào?

Mặc dù còn phải chờ 3-4 tuần nữa mới đến ngày dự kiến sinh, tuy nhiên nếu em bé chào đời vào tuần 36 thì mẹ cũng không phải quá lo lắng về tình trạng sức khỏe của con yêu. Thời điểm này, bé đã được coi là “đủ ngày đủ tháng”. Nhưng thai 36 tuần nặng bao nhiêu kg là thắc mắc của nhiều bà mẹ.

Tính theo bảng cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi, vào tuần 36, thai nhi có thể nặng từ 2,8-3kg. Cân nặng của mỗi bé có thể xê dịch 0,1-02 kg là chuyện hoàn toàn bình thường. Mẹ đừng buồn hay vội lo lắng rằng bé còi khi nghe mẹ bầu bên cạnh khoe con 36 tuần được 3,1 kg hay 3,2 kg. Nếu thai quá to so với tuần thai thì nguy cơ cao mẹ sẽ phải sinh mổ. Và ở thời điểm 36 tuần, nếu sức khỏe của mẹ bầu hoàn toàn bình thường, thai khỏe thì bé vẫn còn tiếp tục tăng cân và sản sinh thêm mỡ để trông đầy đặn hơn.

Chiều dài của bé trong khoảng thời gian này sẽ là 48-50cm tính từ đầu đến gót chân. Kích thước này tương đương với một trái dưa vàng và sẽ dần tăng thêm ở giai đoạn cuối thai kỳ.

Trên đầu bé là một lớp tóc tơ dày có chiều dài từ 1,5 đến 4cm. Màu tóc của bé vẫn còn nhạt màu hơn so với tóc người lớn. Phổi của bé đã hoàn thiện, đủ khả năng để thích ứng được với cuộc sống bên ngoài.Các cơ quan, bộ phận khác cũng đã hoàn thiện chức năng của mình.

Từ tuần 36 trở đi, do kích thước thai nhi đã tương đối lớn, chiếm hầu hết khoảng không trong tử cung, do vậy bé cũng bớt cử động, đạp nhiều như trước. Ngoài ra, thời điểm này đa số thai nhi đã ổn định ngôi thai thuận, đầu quay xuống dưới sẵn sàng cho ngày sinh sắp tới.

Một số bé được coi là “bướng bỉnh” khi 36 tuần vẫn chưa xoay đầu mà vẫn ngôi ngược như ngôi vai, ngôi mông… thì trong quá trình thăm khám thai bác sĩ sẽ áp dụng nhiều phương pháp để xoay ngôi thai hoặc có chỉ định sinh mổ nếu ngôi thai bất thường.

Cuộc sống của mẹ bầu khi thai 36 tuần Cân nặng của bà bầu 36 tuần

Cho đến thời điểm này, mẹ bầu đã tăng ít nhất 7-10 kg, tùy thuộc vào cân nặng của chị em trước lúc mang thai. Và 4 tuần tới trước khi lên bàn đẻ có thể bạn đã tăng tổng trọng lượng 10-15 kg. Bà bầu nên tăng cân vừa phải, không cần quá nhiều nhưng cũng không nên quá ít vì có thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng của con yêu.

Trong tháng cuối thai kỳ mẹ bầu tăng thêm 2-3 kg là hợp lý. Tăng cân quá nhiều khi mang thai khiến việc sinh nở thêm khó khăn, đồng thời khó giảm cân sau sinh.

Những triệu chứng sức khỏe

– Đau mỏi khắp cơ thể: Vào tuần 36 trở đi, mẹ bầu thường cảm thấy đau nhức vùng lưng, hông, háng, cổ chân, cổ tay. Nguyên nhân là do thai nhi phát triển chèn ép lên các mao mạch, đường gân khiến máu trong cơ thể của người mẹ không được lưu thông kịp thời.

– Bong nút nhầy tử cung: Nhiều mẹ bầu cho rằng khi bong nhầy tử cung nghĩa là mình sắp chuyển dạ. Thực tế nhiều chị em bong nút nhầy rất nhiều ngày trước khi em bé chào đời, vì vậy không nên hốt hoảng hay lo lắng thái quá.

– Tư thế ngủ: Giấc ngủ ban đêm của bạn dường như đã không còn vì không có tư thế nằm nào khiến mẹ bầu thoải mái. Bên cạnh đó việc đi tiểu nhiều lần trong đêm khiến gián đoạn giấc ngủ. Bạn cần sử dụng thêm gối để kê chân và lưng, xoay người nằm nghiêng bên trái và cố gắng tranh thủ ngủ thêm ban ngày sẽ giúp cơ thể bớt mệt mỏi.

– Hiện tượng phù chân vẫn tiếp diễn: Việc này khiến chị em đi lại khó khăn, nặng nề. Bạn không cần mua sắm thêm nhiều giày dép mới vì chỉ ít lâu nữa hiện tượng này sẽ biến mất sau khi em bé chào đời.

– Các cơn co chuyển dạ giả – Braxton Hicks đến thường xuyên hơn khiến nhiều mẹ lo lắng. Mẹ bầu cần học cách phân biệt giữa cơn co Braxton Hicks và các dấu hiệu chuyển dạ sớm để chủ động tư vấn bác sĩ hoặc đi khám khi cần thiết.

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai 36 tuần

Với việc trả lời cho câu hỏi ” Thai 36 tuần nặng bao nhiêu kg “, các mẹ có thấy mình cần thay đổi chế độ dinh dưỡng trong tuần cuối “chạy nước rút” để “về đích” nhằm giúp tăng cân cho thai nhi không?

Mặc dù đã bước vào tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu cũng đừng quên việc bổ sung canxi hàng ngày. Các thực phẩm giàu canxi chị em nên thêm vào thực đơn hàng ngày của mình như tôm, cua, cá, trứng, sữa…

Ngoài ra, chất xơ cũng không thể thiếu trong giai đoạn đặc biệt này. Mẹ nên ăn thêm nhiều loại rau có màu xanh đậm, thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, bưởi, dâu tây, khoai lang, cà rốt….

Theo Phương Thanh (T/h) (Khám phá) Nguồn: eva