Top 6 # Xem Nhiều Nhất Mang Thai 30 Tuan Met Moi Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Tobsill.com

#30 Mang Thai Tuần 30

Ở tuần thứ 30, trọng lượng cơ thể người mẹ cũng lớn hơn do em bé ngày càng phát triển. Trọng lượng cơ thể bé lúc này rơi vào khoảng 1,5 kg , chiều dài cơ thể từ tính từ đỉnh đầu đến chân là khoảng 40,1 cm. Trung bình một tuần bé sẽ tăng khoảng 250g và cho đến tuần thứ 35 bé đã có thể quay đầu từ bên này sang bên kia và biết mở mắt nhắm mắt. Lúc này, em bé hay có các cử động nghịch ngợm như là liếm, nuốt, nhăm mặt, nhíu mày….

Giai đoạn này khung xương bé đã khá chắc chắn và cần rất nhiều canxi cho sự phát triển của khung xương. Vì vậy người mẹ ngoài việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin, sắt, DHA, ….thì bạn cần phải bổ sung canxi gấp 3 đến 4 lần so với người bình thường. Các loại thực phẩm giàu canxi rất tốt cho mẹ và bé trong tuần thứ 30 của thai kỳ đó là sữa chua, phomat, đậu nành, cá, các loại rau lá xanh… Để em bé thông minh hơn, mẹ cũng nên bổ sung nhiều các thực phẩm giàu Omega 3 có trong cải bó xôi, các loại đậu, dầu hạt cải…Hạn chế ăn nhiều bánh kẹo, thức ăn nhanh… và có một chế độ dinh dưỡng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ là cách tốt nhất giúp mẹ và bé luôn an toàn và khỏe mạnh.

Hầu hết thai nhi ở 30 tuần tuổi bé đã có thể quay đầu và cử động nhiều. Hầu hết các bà mẹ đều đã có sữa non và xuất hiện các cơn co thắt âm đạo. Nếu xuất hiện 4 cơn co thắt trong 1 giờ hoặc có bất kỳ dấu hiệu khác của việc sinh non như co thắt tử cung trước ngày dự định sinh, đau lưng, chảy máu âm đạo….bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để được tư vấn kịp thời.

Đa số các trường hợp thai nhi quay đầu sẽ diễn ra trong khoảng thời gian là tuần thứ 35,36 của thai kỳ. Còn đối với những bà mẹ mang thai lần đầu thì quá trình này có thể diễn ra sớm hơn, thai nhi có thể quay đầu ngay từ tuần thứ 28. Nếu muộn hơn khoảng thời gian này mà thai nhi chưa có dấu hiệu quay đầu, mẹ nên đến gặp trực tiếp bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp chữa trị nhanh chóng, kịp thời. Có những trường hợp đến khi chuyển dạ thai nhi vẫn không chịu quay đầu thì bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp mổ để để đưa bé ra ngoài.

Mẹ bầu tìm hiểu thêm : Thai bao nhiêu tuần thì quay đầu xuống

Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, thai phụ thường hay xuất hiện các triệu chứng gò cứng ở bụng gây cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, đây là những triệu chứng bình thường, các mẹ không cần quá lo lắng khi chỉ chịu những cơn gò nhẹ. Nếu xuất diện các triệu chứng như đau lưng, chảy máu âm đạo…thì đó có thể là dấu hiệu của việc sinh non. Khi đó, người mẹ cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Áp lực từ thai nhi dồn nén lên vùng xương chậu sẽ khiến người mẹ thường xuyên cảm thấy khó chịu ở vùng bụng và xương chậu. Các cơ ở tử cung thỉnh thoảng cũng co thắt nhưng nó không gây nên cảm giác đau, nên bạn hoàn toàn không phải lo lắng khi tử cung mình bị co thắt. Cái bụng khá to khiến bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và khó chịu mỗi khi phải di chuyển vì khá lạch bạch.

Người mẹ nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, luyện tập và nghỉ ngơi đúng khoa học. Dành nhiều thời gian để quan sát các hoạt động của bé như đạp nhẹ vào bụng mẹ, cử động của tay… sẽ khiến mẹ ngày càng thích thú và mong ngóng từng ngày bé ra đời để được nhìn thấy mặt con. Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, axit folic, sắt, vitamin… để bổ sung các loại dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Mẹ bầu cũng nên tập luyện các bài tập thư giãn, làm mềm cơ vào mỗi buổi sáng sớm để hỗ trợ quá trình chuyển dạ.

Các vấn đề khác trong quá trình mang thai

Biểu hiện tiểu đường thai kỳ

Bài viết sau : Thai 31 tuần

Mang Thai Tuần 30

Thay đổi của mẹ

Vào tuần thứ 30 của thai kỳ, phần năng lượng và sức lực mà Mẹ có được trong tam cá nguyệt thứ hai dường như đã mất đi. Mẹ có thể cảm thấy mệt mỏi và tử cung tiếp tục phình to tạo áp lực lên các cơ quan và hệ tuần hoàn.

Trong tuần thứ 30 của thai kỳ:

Tử cung Mẹ tiếp tục phình to lên đến dưới lồng ngực.  Cổ tay tê cứng! Do bị sưng phù và gánh thêm trọng lượng của bé, đôi khi các dây thần kinh ở cổ tay có thể bị chèn ép. Nếu Mẹ cảm thấy bị tê cứng, ngứa ran hoặc thậm chí đau ở hai bàn tay, có lẽ Mẹ bị hội chứng ống cổ tay – hội chứng này ảnh hưởng 25% phụ nữ mang thai. Tình trạng này sẽ biến mất sau khi sinh con. 

Tê cứng hoặc ngứa ran ở những nơi khác? Khi Mẹ mang thai được 30 tuần, tử cung đang phình to của Mẹ có thể chén ép lên các dây thần kinh liên kết với hai cẳng chân hoặc hai cánh tay, khiến cho hai cẳng chân, các ngón chân hoặc toàn bộ hai cánh tay bị tê cứng. Triệu chứng này là bình thường đối với một số phụ nữ và sẽ biến mất sau khi sinh con. Khó thở? Điều này là bình thường đối với các phụ nữ mang thai được 30 tuần và xảy ra trong suốt tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ. Tử cung đang phình to của Mẹ chèn ép, gây khó khăn cho sự hoạt động của cơ hoành. Mẹ có thể cảm thấy mình như bị nghẹt thở, tình trạng này có thể làm mẹ khó chịu và cần nghỉ ngơi thêm.

Các hoócmôn tiếp tục làm mềm các mô liên kết trong cơ thể để chuẩn bị cho việc sinh con. Mẹ có thể nhận thấy mình bị đau hông, nhiều khả năng chỉ đau một bên, cũng như đau thắt lưng do tử cung đang phình to. Nhưng nên nhớ, với lượng progesterone (hoóc môn giới tính nữ có chức năng duy trì sự phát triển của thai nhi) tăng cao trong cơ thể, mỗi lần thở Mẹ phải hô hấp sâu hơn và hít vào nhiều không khí hơn so với trước khi mang thai.

Thai Nhi 30 Tuần Tuổi

Thai nhi 30 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Bé lúc này có kích thước bằng cỡ trái dưa hấu nhỏ, nặng khoảng 1,3kg và dài khoảng 40 cm tính từ đầu đến gót chân. Thai nhi vào tuần thứ 30 sẽ tiếp tục tăng thêm cân. Chất béo dưới da có chức năng giúp bé giữ ấm sau khi sinh ra sẽ phát triển và làm cơ thể bé đầy đặn hơn.

Để có thể hô hấp, bé sẽ bắt chước động tác thở bằng cách di chuyển cơ hoành. Bé thậm chí có thể nấc, mẹ cảm thấy được điều này bởi nó sẽ tạo nên sự co giật nhịp nhàng trong tử cung của mẹ.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 30

Mang thai 30 tuần, cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Mang thai đến tuần thứ 30, tóc của mẹ sẽ dày hơn, ngưng dài ra và ít rụng hơn. Tuy nhiên, vài tháng sau khi sinh, tóc mẹ có thể trở nên mỏng đi và rụng nhanh hơn.

Ngoài ra, mẹ sẽ thấy mệt mỏi hơn trong những ngày cuối tuần thai thứ 30, đặc biệt nếu mẹ thường bị mất ngủ. Mẹ cũng sẽ lóng ngóng hơn bình thường vì trọng tâm cơ thể thay đổi. Có hai nguyên nhân khiến trọng tâm cơ thể mẹ thay đổi. Thứ nhất, mẹ đang tăng cân và cân nặng của mẹ lúc này tập trung hầu hết ở bụng. Thứ hai, hormone thai kỳ thay đổi sẽ khiến dây chằng bị giãn và làm cho khớp gối lỏng, dẫn đến cơ thể mẹ khó giữ thăng bằng hơn. Giãn dây chằng còn khiến chân mẹ to ra, vì thế hãy sớm sắm cho mình những đôi giày mới để di chuyển linh hoạt và dễ dàng hơn.

Những điều mẹ cần lưu ý là gì?

Một trong những dấu hiệu hết sức phổ biến ở phụ nữ mang thai là tâm trạng biến đổi nhanh chóng. Hormone thay đổi vào tuần 30 cùng những biến chứng gây khó chịu của thai kỳ có thể làm tâm trạng mẹ lên xuống thất thường. Ngoài ra, những suy nghĩ về quá trình sinh nở cũng như những lo lắng liệu mình sẽ trở thành người mẹ tốt hay không sẽ khiến mẹ cảm thấy bất an hơn. Đừng quá lo lắng vì đây là một hiện tượng hết sức bình thường của thai kỳ. Nhưng nếu những cảm xúc ấy liên tục xuất hiện, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn và giúp đỡ kịp thời.

Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 30 tuần

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Mẹ có thể cảm thấy khó thở trong thời gian này. Nguyên nhân của hiện tượng này là do tử cung của mẹ đang ngày càng mở rộng và ép tất cả cơ quan nội tạng khác, đặc biệt là phổi, để có thể tạo ra đủ không gian cho bé phát triển. Mẹ bầu 30 tuần tuổi nên trao đổi sớm với bác sĩ nếu hiện tượng khó thở của mẹ xảy ra thường xuyên.

Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Đây có thể là lần cuối cùng mẹ thực hiện kiểm tra hàng tháng với bác sĩ. Bắt đầu từ tháng sau, mẹ sẽ gặp bác sĩ thường xuyên hơn, cứ mỗi hai tuần và sau đó là mỗi tuần một lần cho đến khi em bé được sinh ra. Trong lần kiểm tra này, bác sĩ sẽ kiểm tra lại huyết áp, cân nặng của mẹ và hỏi mẹ về bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng mà mẹ đang gặp phải. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu mẹ mô tả cử động và giờ giấc hoạt động của bé: khi nào bé cử động và nằm yên. Cũng như các lần khám trước, vào tuần thai thứ 30, bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của thai nhi bằng cách đo kích thước của tử cung người mẹ.

Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 30

Mẹ cần biết những gì để đảm bảo an toàn trong thai kỳ?

Cảm giác hụt hơi hay khó thở có thể khiến mẹ khó chịu nhưng điều này không hề ảnh hưởng đến bé con 30 tuần trong bụng mẹ. Bé vẫn nhận đủ lượng oxy cần thiết thông qua nhau thai.

Mẹ không nên sử dụng bất cứ loại thuốc ngủ nào khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ. Hiện nay, không có bất kỳ loại thuốc ngủ nào hoàn toàn an toàn cho phụ nữ có thai.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Mang Thai Tuần Thứ 29 Và 30

Út Em chào các mẹ.

Chúc mừng mẹ đã bước sang giai đoạn mới của thai kỳ.

Mẹ giờ đây chưa nặng nề đến nỗi đi lại khó khăn nhưng mọi người đều có thể nhìn thấy mẹ đang mang thai.

Mang thai 29 – 30 tuần: thai nhi

Đo từ đầu tới chân, thai nhi trong tuần này sẽ dài khoảng 33 cm và đang phát triển nhanh. Bé không những mở mắt được mà còn có thể hướng tới ánh sáng ở bên ngoài bụng mẹ.

Cơ thể bé tiếp tục phát triển mỡ dưới da nhiều hơn, điều đó có nghĩa là da bé đang mịn dần và ít nhăn nheo hơn.

Mang thai 29 – 30 tuần: mẹ

Điều gì đang diễn ra với cơ thể của mẹ?

Mẹ có thể gặp phải chứng giãn tĩnh mạch. Đó là triệu chứng các mạch máu – thường là ở chân – sưng lên và mấp mô. Nếu chúng làm mẹ thấy khó chịu, hãy giơ chân lên bất cứ khi nào có thể và hãy cân nhắc đến việc mặc quần tất nhé. Tuy nhiên, nếu chân quá sưng và đau đến nỗi mẹ cảm thấy đau khi đứng thì hãy nói ngay với bà đỡ hoặc bác sĩ của mẹ.

Lúc này rốn của mẹ có thể bắt đầu nhô ra một chút. Nó sẽ trở về trạng thái bình thường sau khi mẹ sinh.

Mẹ có thể bị rạn da. Khó để tránh bị rạn da, nhưng những vết rạn này tuy không hết hẳn nhưng sẽ mờ dần theo thời gian sau khi sinh. Bạn có thể thoa dầu dừa để hạn chế rạn.

Trong khoảng thời gian này mẹ có thể được tiêm vắc-xin ho gà. Tất cả phụ nữ đang mang thai từ tuần 28 đến 38 nên được tiêm vắc-xin này.

Bơi là một cách tập luyện tuyệt vời ở giai đoạn này. Nước sẽ nhẹ nhàng nâng đỡ cơ thể mẹ và mẹ sẽ luyện tập tốt mà không sợ bị thương.

(PS) – Có thể mẹ quan tâm:

– Hotline mua hàng:

xem Fanpage:

Đặt Mua Online

Mẹ cảm thấy như thế nào

Mẹ có thể cảm thấy lo lắng – nhiều phụ nữ bắt đầu có những giấc mơ sinh động về việc sinh đẻ. Các lớp học tiền sản sẽ giúp mẹ chuẩn bị cho dấu hiệu chuyển dạ thực sự sau này và hi vọng sẽ trấn an bạn.

Nếu mẹ đang rất sợ hãi về việc sinh đẻ, hãy nói với bác sĩ. Tìm hiểu nhiều hơn về chuyển dạ và sinh con.

Khi bụng của mẹ ngày càng lớn, mẹ có thể thấy khó khăn hơn khi cố gắng làm một việc gì đó và mẹ có thể thở hổn hển, đặc biệt là khi đang leo cầu thang.

Hãy làm chậm lại và hãy làm việc với tốc độ mà cơ thể mẹ có thể thích nghi được. Mẹ sẽ trở lại với tốc độ bình thường sau khi sinh – đây chỉ là sự giảm tốc tạm thời thôi!

Mẹ cũng có thể bắt đầu gặp phải chứng ợ nóng, nếu mẹ chưa từng bị. Đó là cảm giác nóng bỏng ở ngực và thường xảy ra khi a-xít rò rỉ ra khỏi dạ dày. Triệu chứng này thưởng xảy ra ở giai đoạn thai kì này là bởi vì lúc này thai nhi và bụng đã đủ lớn để đẩy áp suất lên dạ dày của bạn.

Tránh ăn nhiều mà hãy ăn bữa nhỏ và chia làm nhiều bữa, Không nên ăn những thức ăn cay và nhiều chất béo. Uống sữa cũng có thể giúp mẹ trong trường hợp này.

Nếu biện pháp trên không có tác dụng, bác sĩ có thể sẽ kê cho mẹ thuốc gì đó để uống.

Hãy luôn luôn đi khám bác sĩ trước khi thực hiện biện pháp chữa trị các vấn đề liên quan đến tiêu hóa bởi vì một số thuốc có thể không phù hợp với người mang thai.

Mang thai 29 – 30 tuần: những việc mẹ nên làm

Hãy chăm sóc cho bản thân.

Hãy cẩn thận khi mẹ ngồi xuống để nghỉ ngơi. Hãy đẩy mông của mẹ sát vào thành ghế để lưng của mẹ được tựa.

Những bài tập thể dục đơn giản cho phụ nữ mang thai sẽ giúp mẹ cảm thấy khỏe và gồm những bài tập đơn giản mẹ có thể thực hiện ở nhà hoặc ở nơi làm việc.

Hãy giành thời gian để thư giãn. Ngồi trong vườn, xem chương trình truyền hình yêu thích ở trên giường, tắm nước ấm hay nói chuyện với bạn bè là những cách có thể giúp thư giãn và tạo cho bạn cảm giác thoải mái.

Tìm hiểu nhiều hơn về chăm sóc sức khỏe tinh thần

Bắt đầu chuẩn bị cho sự ra đời của bé.

Hãy kiểm tra danh sách tất cả những đồ sơ sinh cơ bản mà mẹ cần có, bao gồm: quần áo, chỗ ngủ cho bé, xe đẩy và/hoặc ghế an toàn khi ngồi ô tô, và những vật dụng cần thiết khác.

Không cần mua tất cả mọi thứ một lúc. Ngoại trừ những vật dụng cơ bản ra những thứ khác mẹ có thể mua sau khi mẹ và bé đã về nhà.

Không quá sớm để mẹ gói ghém đồ chuẩn bị đi sinh vì mẹ cần phải sẵn sàng trong trường hợp bé của mẹ muốn ra sớm.

Mang thai và công việc

Tuần 29 là thời điểm sớm nhất mẹ có thể bắt đầu xin nghỉ sinh. Nhiều phụ nữ thích làm việc lâu hơn để giành nhiều thời gian nghỉ ngơi sau khi sinh.

(Nguồn Tommys – Đoàn Thị Giang dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)