Top 4 # Xem Nhiều Nhất Mang Thai 3 Thang Uong Sua Dau Nanh Duoc Khong Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Tobsill.com

Đau Bụng Khi Mang Thai, Dau Bung Khi Moi Mang Thai

Thời gian: 8h30 – 12h và 13h – 17h30 thứ 2 đến thứ 6, thứ 7 từ 8h30 – 12h, ngoài giờ hành chính bạn có thể email tới support@thongtingia.com

Chúng tôi không bán hàng trực tiếp. Để liên hệ mua hàng, vui lòng xem thông tin người bán tại trang chi tiết sản phẩm. Xin cảm ơn!

thongtinmevabe

Theo: Mevabe

Đau bụng vì sảy thai

Dau bung khi mang thai

Đau bụng vì có dấu hiệu sinh non

– Tăng tiết dịch vùng kín hoặc thay đổi dịch tiết (có lẫn máu hoặc trở nên dày, nhầy với nhiều mủ).

– Ra máu âm đạo xối xả hoặc lốm đốm.

– Đau bụng, cơn đau như đau kinh nguyệt hoặc có hơn 4 co thắt mỗi tiếng (dù không đau).

– Tăng áp lực lên xương chậu.

– Đau lưng dưới, đặc biệt khi bạn chưa từng bị đau lưng.

Đau bụng tiền sản giật

Tiền sản giật có nguyên nhân là thay đổi ở mạch máu, có thể ảnh hưởng tới nhiều cơ quan gồm thận, gan, não, nhau thai. Thai phụ được chẩn đoán là tiền sản giật nếu có huyết áp cao và protein trong nước tiểu sau tuần 20.

Triệu chứng gồm phù ở mặt hoặc quanh mắt, phù nhẹ ở tay, phù đột ngột hoặc liên tục ở chân, mắt cá chân. Tiền sản giật nặng gây đau căng bụng trên, đau đầu nặng, thị giác kém (nhìn mờ hoặc nhìn thấy chấm), nôn.

Đau bụng vì nhiễm khuẩn tiết niệu

Đau bụng vi các nguyên nhân khác

Có nhiều nguyên nhân đau bụng, cho dù bạn có mang bầu hay không. Một số nguyên nhân phổ biến là do ngộ độc thực phẩm, sỏi thận, rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày… Do đó, với những cơn đau bụng thì bà bầu càng không được chủ quan, phải đi khám sớm để có trị liệu hiệu quả.

Để tham khảo các thông tin cẩm nang cần thiết cho mẹ và bé, mang thai, dưỡng thai, các thông tin về tuần, thứ của thai nhi, cách chăm sóc, giáo dục bé yêu của bạn… mời các bạn tham khảo tại:

THÔNG TIN MẸ VÀ BÉ. COM

(www.thongtinmevabe.com )

Topic:

(Đau bụng khi mang thai, Dau bung khi moi mang thai)

Có phải bạn đang tìm kiếm ?

Dau Bung Duoi Khi Mang Thai, Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai

“Mình đã sảy thai một lần và hiện đang mang thai ở tuần thứ 3. Trong mấy ngày gần đây, mình thấy bụng dưới đau râm râm. Đây là lần đầu mang thai nên mình rất lo lắng. Có phải đây là triệu chứng dễ sẩy thai không? Hay mình bị mang thai ngoài tử cung? Mong quý báo giải đáp giúp”.

(Hồng Yến – Dương Nội)

Mang thai tháng đầu đau bụng dưới là dấu hiệu hoàn toàn bình thường

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, bà bầu không nên quá lo lắng khi thấy đau bụng râm râm trong tháng đầu mang thai. Bởi mang thai tháng đầu đau bụng dưới là dấu hiệu thai đang làm tổ. Đó là hiện tượng hết sức bình thường.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho biết, trong những tuần đầu của thai kỳ, bụng dưới có cảm giác tưng tức khi thai đang tìm cách bám vào tử cung. Bạn cũng có thể đau bụng nếu bạn ốm nghén và nôn ọe.

Mang thai tháng đầu đau bụng dưới khiến nhiều bà bầu lo lắng

Khi thai lớn hơn, cảm giác đau thường là do sự căng cơ và dây chằng vì đang phải nâng đỡ tử cung đang ngày càng lớn. Bạn có thể cảm thấy điều này khi thay đổi tư thế, khi ho hay khi ngồi xổm và đứng dậy. Dịch vị tăng, cảm giác đầy bụng cũng có thể gây ra cảm giác đau trong những tháng cuối trước sinh.

Mang thai tháng đầu đau bụng dưới như thế nào là nguy hiểm?

– Tiền sản giật: Đau bụng đi kèm với các triệu chứng khác.

– Mang thai ngoài dạ con: Cơn đau bụng di chuyển khắp vùng bụng của bạn.

– Sẩy thai: Co thắt vùng bụng kèm theo hiện tượng chảy máu âm hộ.

– Sinh non: Trong khoảng từ tuần thứ 20 – 36, đau hay co thắt vùng bụng kèm theo tiêu chảy, đau lưng và co thắt dạ con.

Nói chung, các cơn đau khi có thai là bình thường và không có gì đáng ngại. Nhưng chỉ có bạn mới là người hiểu rõ cơ thể của mình hơn ai hết, nên nếu những cơn đau làm bạn lo lắng thì bạn cần tham vấn bác sĩ ngay. Ngay cả khi rốt cuộc bạn chỉ bị chứng khó tiêu, thì bạn vẫn nên “cẩn tắc vô áy náy” để sau này không phải ân hận.

Dau bung duoi khi mang thai, Đau bụng dưới khi mang thai, đau bụng dưới khi có thai, đau bụng dưới lúc có thai, đau bụng dưới

Leo Cầu Thang Khi Mang Thai: Làm Sao Để An Toàn?

Phụ trong giai đoạn thai kỳ và đang cố gắng hết sức trong việc chọn lối sống an toàn để bảo vệ mình và bé yêu trong bụng thì có lẽ việc đi cầu thai khi mang thai sẽ không nằm trong những việc mà mẹ bầu lựa chọn. Tuy nhiên, trên thực tế theo các chuyên gia việc bà bầu đi cầu thang bộ sẽ vẫn an toàn nếu như mẹ cẩn thận trong từng bước đi của mình.

Bà bầu đi cầu thang nhiều có sao không?

Một trong những nỗi sợ lớn nhất của mẹ bầu khi đi cầu thang bộ đó là ngã và hụt chân, bởi việc bị ngã trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể dẫn dẫn đến sảy thai, còn việc té ngã ở giai đoạn cuối có thể dẫn đến chuyển dạ sớm. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của thai kỳ việc bị té cầu thang sẽ ít khi xảy ra vì lúc đó cơ thể mẹ còn linh hoạt và giữ cân bằng tốt.

Bà bầu trong những tháng cuối thai kỳ nên hạn chế hoặc không nên đi cầu thang bộ (Nguồn: Internet)

Trong những tháng cuối thai kỳ, nguy cơ trượt ngã có thể sẽ cao hơn bởi lúc này bụng đã to hơn trước. Nhất là từ tuần 37 trở về sau, khi thai nhi đã di chuyển vào khung chậu của người mẹ thì việc bà bầu leo cầu thang sẽ càng khó. Ngoài ra, việc phải chồm người về phía trước, chân nhấc lên bậc cao, cơ bụng gập lại sẽ khiến thai nhi bị chèn ép dễ gây ra thiếu oxy. Việc thiếu oxy dễ dẫn đến xuất huyết và tình trạng sinh non ở thai phụ.

Vì vậy, nếu mẹ bầu bắt buộc phải đi cầu thang bộ thì cần phải đi cầu thang từng bước một, di chuyển từ từ và vịnh vào lan can hỗ trợ. Nhưng tốt hơn hết là mẹ bầu nên tránh đi cầu thang trong những tháng cuối thai kỳ.

Một số trường hợp bà bầu cần tránh leo cầu thang

Vận động bằng cách leo cầu thang trong thai kỳ có thể giúp mẹ bầu tăng cường chức năng tim mạch, vùng xương chậu được vận động linh hoạt, các cơ ở vùng đùi và mông trở nên dẻo dai, thể lực của bà bầu được nâng cao, từ đó giúp mẹ bầu sinh nở nhanh chóng và thúc đẩy tốt khả năng hồi phục sau sinh.

Do vậy, trừ khi có chỉ định của bác sĩ khuyên mẹ bầu cần tránh leo cầu thang, còn lại thì việc đi cầu thang bộ vẫn được cho là an toàn đến giai đoạn 3 trong thai kỳ nếu mẹ bầu muốn đi cầu thang. Tuy nhiên, mẹ bầu đã và đang gặp phải một số trường hợp sau thì nên hạn chế hoặc không leo cầu thang khi mang bầu:

Chảy máu trong 3 tháng đầu.

Có nguy cơ bị sảy thai cao, co thắt cơ.

Mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh tự miễn nhiễm.

Từng bị sảy thai trong quá khứ.

Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi.

Chóng mặt nghiêm trọng hoặc ngất xỉu.

Mang song thai hoặc đa thai.

Huyết áp quá cao hoặc quá thấp.

Những trường hợp được khuyên nên nghỉ ngơi trên giường nhiều hơn, chẳng hạn như khi bà bầu gặp các vấn đề bất thường về nhau thai (nhau bám thấp, nhau tiền đạo,…)

Để đảm bảo an toàn, bà bầu đi cầu thang cần chú ý gì?

Cho dù đang ở giai đoạn đầu hay giai đoạn sau của thai kỳ, điều quan trọng là mẹ bầu cần phải tuân thủ các nguyên tắc an toàn nhất định để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Không nên đi cầu thang bộ khi mẹ bầu cảm thấy không khỏe. Đồng thời hãy thực hiện tốt các biện pháp an toàn cơ bản sau:

Không đi cầu thang khi mẹ bầu thấy không khỏe (Nguồn: Internet)

Luôn luôn vịn lan can khi lên cầu thang. Nếu mẹ bầu có xách đồ, hãy chắc rằng tay còn lại luôn có điểm tựa vững chắc để bám vào.

Khu vực cầu thang phải có đủ ánh sáng. Hãy luôn bật đèn khi đi lên hoặc đi xuống để giúp mẹ nhìn rõ cũng như tránh việc bước hụt chân. Nếu cầu thang quá tối và không có đèn, mẹ bầu hãy đi tháng máy nếu có.

Nếu cầu thang được lót thảm, hãy cẩn thận khi di chuyển để tránh trơn trượt.

Luôn di chuyển chậm rãi dù đang đi lên hay đi xuống.

Nếu bị trượt chân dù không nghiêm trọng vẫn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra kỹ càng.

Những thông tin cần biết khi bà bầu đi máy bay : Máy bay luôn là lựa chọn lý tưởng cho những ai phải di chuyển 1 quãng đường xa. Đây là một phương tiện hữu ích với tất cả mọi người, nhưng còn bà bầu thì sao? Bà bầu đi máy bay có được không?

Mẹ Bầu Có Nên Leo Cầu Thang Khi Mang Thai? – Carerum

Leo cầu thang khi mang thai có an toàn không?

Leo cầu thang khi mang thai là mối quan tâm, lo lắng của nhiều mẹ bầu. Mối quan tâm lớn nhất của mẹ bầu là trượt chân và bị thương khi đi lên hoặc xuống cầu thang. Chấn thương duy trì trong thai kỳ có thể gây hại cho thai nhi theo nhiều cách. Tuy nhiên, nếu bạn cẩn trọng, leo cầu thang trong thai kỳ là an toàn. Đặc biệt, nó có thể mang đến cho bạn những lợi ích bất ngờ.

Tại sao mẹ bầu nên leo cầu thang khi mang thai

Khi mang thai bình thường, khỏe mạnh, việc leo cầu thang là hoàn toàn an toàn. Một số lợi ích của việc leo cầu thang với mẹ bầu là:

Giảm nguy cơ tiền sản giật: Theo một số nghiên cứu được công bố, những phụ nữ duy trì hoạt động trong khi mang thai và leo cầu thang có nguy cơ tiền sản giật thấp hơn. Đây là một tình trạng đe dọa tính mạng khi phụ nữ mang thai bị huyết áp cao. Nó có thể dẫn đến sưng ở tay và chân và các vấn đề về thận.

Giảm khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ: Người ta nói rằng leo cầu thang trong ba tháng đầu tiên có thể làm giảm cơ hội phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ. Đây là tình trạng lượng đường trong máu quá cao. Khi đó cơ thể không thể xử lý lượng đường tăng lên.

Giảm đau lưng và táo bón: Các hoạt động thể chất như chạy bộ, đi bộ hoặc leo cầu thang trong thai kỳ có thể làm giảm sự xuất hiện của chứng đau lưng và táo bón. Chúng cũng giúp giảm sưng và đầy hơi. Leo cầu thang cũng có thể cải thiện và hỗ trợ quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn.

Khi nào nên tránh leo cầu thang khi mang thai

Có một số trường hợp khi mang thai sớm khi leo cầu thang nên tránh:

Nếu bạn đã bị sẩy thai trước đây.

Nếu bạn bị chảy máu hoặc chuột rút

Nếu bạn bị chóng mặt

Nếu bạn đang mang đa thai

Nếu bạn có nhau thai thấp hơn (nhau tiền đạo)

Nếu bạn bị huyết áp cao hay thấp

Tại sao không nên leo cầu thang trong những tháng cuối thai kỳ

Loạng choạng: Thai nhi lớn dần, gia tăng áp lực về phía trước. Cơ thể bạn mất cân bằng, bạn dễ vấp ngã hơn. Nếu bạn vấp ngã hoặc trượt chân khi leo cầu thang, nó có thể khiến bạn và em bé bị thương nặng.

Áp lực ở lưng: Khi bụng của bạn ngày càng lớn, bạn có thể bắt đầu cảm thấy áp lực của việc tăng cân. Điều này có thể khiến bạn chóng mặt và đau lưng. Điều này có thể gây nguy hiểm cho bạn khi leo cầu thang.

Bàn chân bị sưng: Nếu bạn bị sưng chân khi mang thai việc leo cầu thang có thể gây thêm áp lực lên bàn chân và làm tăng sưng.

Khó thở: Leo cầu thang có thể khiến bạn cảm thấy khó thở. Điều này có thể tác động đến thai nhi vì nguồn cung cấp oxy bị giảm khi bạn khó thở.

Mất thăng bằng: Khi bụng của bạn ngày càng lớn, trọng tâm của cơ thể bạn sẽ thay đổi, khiến cho việc giữ thăng bằng trở nên khó khăn hơn.

Các biện pháp giúp leo cầu thang an toàn

Đi chậm: Leo cầu thang chậm, với tốc độ đều. Tránh lao lên hoặc xuống cầu thang, và đi từng bậc một.

Sử dụng tay vịn: Đảm bảo bạn giữ tay vịn bằng ít nhất một tay để được hỗ trợ. Nếu bạn có túi nặng hoặc hành lý, hãy nhờ ai đó giúp bạn mang chúng lên lầu.

Ánh sáng: Hãy chắc chắn rằng cầu thang được chiếu sáng tốt để bạn có thể tránh những bước đi sai lầm và có nguy cơ làm tổn thương chính mình.

Cảnh giác với cầu thang trơn trượt: Đừng cố leo lên cầu thang ướt hoặc dính dầu mỡ khi mang bầu. Bạn có thể bị trượt và làm tổn thương chính mình và em bé.

Không mặc quần áo quá rộng: Quần áo hoặc váy bầu quá rộng có thể cản trở quá trình di chuyển của bạn. Để thuận tiện  cho hoạt động hàng ngày, bạn nên chọn quần áo bầu gọn gàng, thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt. Nó sẽ giúp bạn dễ dàng di chuyển và leo cầu thang hơn

Nếu bạn có một thai kỳ bình thường và khỏe mạnh, leo cầu thang khi mang thai có thể mang đến những lợi ích bất ngờ. Tuy nhiên, trong tam cá nguyệt cuối cùng, bạn nên tránh leo cầu thang để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Đau đầu khi mang thai – nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Mẹ bầu ăn gì để con thông minh, khỏe đẹp từ trong bụng

Thực phẩm giúp thai nhi khỏe mạnh, đẩy lùi dị tật bẩm sinh