Top 3 # Xem Nhiều Nhất Mang Thai 3 Tháng Đầu Không Lên Cân Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Tobsill.com

Mang Thai 3 Tháng Đầu Không Tăng Cân Có Sao Không?

Chào bác sĩ, tôi mang thai 12 tuần nhưng chỉ tăng được 1.1kg thôi. Tôi ăn uống rất khó, bị nôn ói rất nhiều và uống sữa vào thì bị tiêu chảy từ hồi xưa đến giờ đã vậy, bây giờ khi mang thai cũng bị như vậy. Cho nên tôi rất lo lắng là khi lượng tăng cân của mình thì không đủ theo yêu cầu mà ăn uống khó như vậy thì làm cách nào để có thể đảm bảo cho thai nhi vẫn phát triển đúng theo quy định?

Bà bầu không tăng cân 3 tháng đầu có sao không? (Nguồn: Internet)

Bác sĩ Huỳnh Thị Trong (Trưởng khoa sản, BV An Sinh) giải đáp

Thông thường phụ nữ mang thai 3 tháng đầu sẽ không tăng cân nhiều, đa phần thai phụ sẽ vẫn giữ cân nặng như bình thường hoặc thậm chí là bị sụt cân, nhất là đối với những người thường bị nghén nặng.

Ngoài ra, không phải phụ nữ mang thai nào cũng đều có thể uống được sữa, kể cả sữa không có mùi vị (sữa tiệt trùng) cho nên việc không thể uống được sữa trong thai kỳ cũng là điều bình thường.

Tuy nhiên, việc bị nghén khi mang thai cũng gây nhiều khó chịu, mệt mỏi cho thai phụ, đặc biệt là những trường hợp nghén quá nặng, thai phụ nôn ói nhiều sẽ dễ bị xuống sức. Những trường hợp này, thai phụ cần đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và đưa ra những biện pháp giúp nâng thể trạng, chẳng hạn như dùng thuốc, truyền dịch hoặc cho dùng những loại thuốc chống nôn ói nhưng không ảnh hưởng đến em bé.

Cần lưu ý, có những trường hợp thai phụ bị nghén quá nặng sẽ có thể không giữ bào thai do sụt cân quá nhiều. Do đó, các mẹ bầu trong thời gian bị nghén nặng nếu không thể ăn uống như bình thường thì có thể ăn vặt. Mẹ bầu có thể mang theo những loại đồ ăn vặt dành cho bà bầu để vừa có thể tránh đói vừa giúp giảm được các triệu chứng nghén.

Ngoài ra, các mẹ cũng nên chú ý trong cách ăn, bởi càng nỗ lực ăn nhiều sẽ càng dễ bị nôn ói. Ăn ít nhưng ăn nhiều lẫn có thể giúp cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể và giảm được tình trạng nôn ói.

Tóm lại, mang thai 3 tháng đầu không tăng cân là bình thường bởi trong giai đoạn đầu bào thai mới đang ở giai đoạn sắp xếp tổ chức các cơ quan đầu, mặt, cổ, tứ chi.. do đó sẽ không tăng cân nhiều. Khi mang thai ở giai đoạn giữa thai phụ mới bắt đầu tăng cân và giai đoạn 3 (3 tháng cuối thai kỳ) mới là thời điểm tăng cân vượt trội.

6 loại bánh cho bà bầu ăn vặt trong thai kỳ : Bánh cho bà bầu là món ăn được rất nhiều chị em yêu thích vì tính tiện lợi và ngon miệng. Vậy có những loại bánh nào bà bầu có thể ăn được, cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Lên Cân Khi Mang Thai

Nghiên cứu của viện y học Mỹ đã khẳng định: “Mỗi người phụ nữ nên duy trì cân nặng ở mức ổn định trong thời kỳ mang thai. Đặc biệt, bạn chỉ cần ăn thêm 300 calo mỗi ngày là đã đủ cho em bé”.

Tăng cân nhiều quá trong khi mang thai dễ tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường, huyết áp, một nguyên nhân dẫn đến chứng tiền sản giật. Một điều mà ít bà bầu quan tâm là mẹ tăng cân nhiều có thể dẫn đến việc em bé có cân nặng lớn vượt chuẩn. Điều đó không chỉ gây khó khăn cho việc sinh nở mà còn khiến bé đối mặt với những nguy cơ như lượng đường trong máu thấp, gia tăng các vấn đề trao đổi chất dẫn đến nguy cơ tiểu đường và bệnh béo phì.

Đi bộ 30 phút giúp các mẹ bầu tăng cân ít khi mang thai

Chỉ ăn 1 bát cơm

Bà bầu xinh đẹp cho biết: “Trước đây mỗi bữa mình ăn 1 bát cơm, giờ có bầu mình vẫn ăn như vậy. Nhưng mình uống rất nhiều sữa, mỗi ngày tới 1 lít sữa tươi không đường. Hoa quả thì loại nào tốt cho bé là mình ăn, hạn chế những loại quả nóng như dưa hấu, vải, nhãn là được. Ở bàn làm việc của mình lúc nào cũng có sẵn hoa quả, vì thế mình không bị rơi vào cảm giác đói bụng. Hiện em bé nhà mình cân nặng vẫn đủ chuẩn. Mình thường xuyên tham khảo chế độ dinh dưỡng từ mẹ nên cũng rất yên tâm khi ăn theo thực đơn này”.

Hạn chế nước ép

Sau khi đi khám bác sĩ và nhận được những cảnh báo về cân nặng, chị Mai Lan đã tìm cách cân bằng lại chế độ dinh dưỡng. Bác sĩ cho biết uống nước ép tuy bổ dưỡng nhưng nhiều quá lại dễ tăng cân nhanh. Đặc biệt là lượng đường trong nước ép sẽ không tốt cho cả mẹ và bé. Giờ thì đã bước sang tháng thứ 7 nhưng Mai Lan chỉ tăng thêm gần 2kg nữa. Chị chia sẻ: “Giờ tôi ăn ít tinh bột đi, thay sữa bà bầu thành sữa không đường tách béo. Đặc biệt, nước ép giờ tôi giảm xuống chỉ còn ngày 1 cốc, tránh cho thêm đường. Còn lại tôi sử dụng thêm nước lọc. Mẹ bầu đừng chủ quan, vì nước ép tốt nhưng cũng làm tăng cân khủng khiếp nếu lạm dụng đấy”.

Làm bạn với khoai lang

Vốn là tạng người tròn trĩnh nên khi mang bầu, Lê Hoa (Hải Phòng) tăng cân vùn vụt. Khi mang thai 6 tháng, Lê Hoa đã tăng tới 11 kg khiến ai gặp cũng tưởng cô đã tới ngày lâm bồn. Lê Hoa tâm sự: “Mình cũng có muốn tăng nhiều đâu, nhưng do tạng người, cộng với ăn uống tốt nên mình lên cân vù vù. Mà tăng thế này lo lắm, nhỡ tiểu đường, rồi tiền sản giật thì sau này khổ cả mẹ cả con”.

Là “fan” của món cháo

Bà bầu Minh Hà (Vũng Tàu) đã mang thai ở tháng thứ 7 nhưng mới chỉ tăng vỏn vẹn 5kg. Nhìn Minh Hà từ đằng sau, nhiều người còn tưởng là hot girl nào chứ không phải là bà bầu sắp tới ngày sinh nở. Bật mí về chế độ ăn uống, Minh Hà cho biết, trước đây cô ăn kiêng rất nhiều. Nhưng từ khi có bé, cô bỏ chế độ ăn này vì sẽ không tốt cho cả mẹ lẫn con. Tuy nhiên, Minh Hà vẫn hạn chế ăn tinh bột nhiều vì nếu tăng cân quá nhanh có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ tiểu đường, béo phì.

Lên cân ít khi mang thai có đáng lo

Hỏi: Thưa Bác Sỹ chúng tôi dâu tôi năm nay 20 tuổi, đang mang thai đứa con đầu lòng, lúc chưa mang thai, cháu được 42 kg, bây giờ mang thai đã được tháng thứ 7 mà cháu có 49 chúng tôi hỏi Bác Sỹ lên cân như thế có phải là quá ít không? … Xin Bác Sỹ tư vấn giúp tôi cần bổ sung thực phẩm như thế nào dể có thể đạt được yêu cầu của thời gian mang thai. Đồng thời cháu cũng bị thiếu nước ối, đang theo sự hướng dẫn của Bác Sỹ là uống nhiều nước và tái khám lại sau 2 tuần nữa. Vì hoàn cảnh gia đình, tôi không ở gần cháu …nên tôi rất lo lắng….Kính xin các Bác Sỹ giúp đỡ tôi…Tôi xin thành thật cám ơn.

Con dâu bác lúc chưa mang thai nặng 42 kg, hiện nay mang tháng thứ 7 mà lên 7kg là không ít. Thông thường 1 thai phụ tăng cân trong suốt thai kỳ từ 12-15kg là vừa. Tuy nhiên tronng 3 tháng đầu do thai hành nên có khi không tăng cân hoặc thậm chí sụt cân. Từ tháng thứ 4 trở đi tăng cân trung bình từ 1-2kg mỗi tháng. Con dâu bác còn hơn 2 tháng nữa mới đến ngày dư sanh (thai 40 tuần), như vậy còn đủ thời gian để tăng cân thêm 5kg nữa.

Các thực phẩm cần bổ sung: đạm có trong thịt, cá, trứng, sữa… đường có trong cơm, bánh mì, các thức ăn vị ngọt; chất béo: mỡ, đậu lạt, mè…. rau các lọai và trái cây. Nói chung ăn đầy đủ các chất và ăn theo khẩu vị mình ưa thích. Thiếu nước ối có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi, làm thai suy dinh dưỡng. Ngòai việc ăn uống đầy đủ, nên uống nhiều nước và sữa, khỏang 3l/ngày.

Để có được sự tăng cân hợp lí khi mang thai bạn cần có một chế độ ăn uống khoa học, vận động thể thao thường xuyên đảm bảo một sức khỏe tốt cho cả bạn và thai nhi. Chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh

Lên Cân Ít Khi Mang Thai

Kính gởi Bác Sỹ..

Thưa Bác Sỹ chúng tôi dâu tôi năm nay 20 tuổi, đang mang thai đứa con đầu lòng, lúc chưa mang thai, cháu được 42 kg, bây giờ mang thai đã được tháng thứ 7 mà cháu có 49 chúng tôi hỏi Bác Sỹ lên cân như thế có phải là quá ít không? … Xin Bác Sỹ tư vấn giúp tôi cần bổ sung thực phẩm như thế nào dể có thể đạt được yêu cầu của thời gian mang thai. Đồng thời cháu cũng bị thiếu nước ối, đang theo sự hướng dẫn của Bác Sỹ là uống nhiều nước và tái khám lại sau 2 tuần nữa. Vì hoàn cảnh gia đình, tôi không ở gần cháu …nên tôi rất lo lắng….Kính xin các Bác Sỹ giúp đỡ tôi…Tôi xin thành thật cám ơn. Nguyễn Thị Kim Thoa

Con dâu bác lúc chưa mang thai nặng 42 kg, hiện nay mang tháng thứ 7 mà lên 7kg là không ít. Thông thường 1 thai phụ tăng cân trong suốt thai kỳ từ 12-15kg là vừa. Tuy nhiên tronng 3 tháng đầu do thai hành nên có khi không tăng cân hoặc thậm chí sụt cân. Từ tháng thứ 4 trở đi tăng cân trung bình từ 1-2kg mỗi tháng. Con dâu bác còn hơn 2 tháng nữa mới đến ngày dư sanh (thai 40 tuần), như vậy còn đủ thời gian để tăng cân thêm 5kg nữa.

Các thực phẩm cần bổ sung: đạm có trong thịt, cá, trứng, sữa… đường có trong cơm, bánh mì, các thức ăn vị ngọt; chất béo: mỡ, đậu lạt, mè…. rau các lọai và trái cây. Nói chung ăn đầy đủ các chất và ăn theo khẩu vị mình ưa thích. Thiếu nước ối có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi, làm thai suy dinh dưỡng. Ngòai việc ăn uống đầy đủ, nên uống nhiều nước và sữa, khỏang 3l/ngày.

Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Từ Dũ

Mang Thai 3 Tháng Đầu Tăng Bao Nhiêu Cân Là Đủ

Trong 3 tháng đầu mang thai, thời điểm lý tưởng để đo độ mờ da gáy của thai nhi, cân nặng của người mẹ có thể tăng từ 0,5 – 1,9kg. Tuy nhiên, mỗi bà bầu sẽ có một thể trạng khác nhau, có người sẽ tăng hơn hoặc không tăng cân trong suốt 3 tháng đầu của thai kỳ.

Mang thai là một niềm vui lớn, thế nhưng bên cạnh niềm hạnh phúc khi cảm nhận bé yêu đang dần lớn lên từng ngày trong lòng là những nỗi lo âu lần đầu tiên gặp phải của nhiều bà mẹ. Trong 3 tháng đầu mang thai, việc tăng cân quá nhiều hoặc thậm chí là không tăng cân do ốm nghén là điều hoàn toàn bình thường, mẹ bầu đừng quá lo.

Đây là vấn đề được nhiều phụ nữ mang thai nhắc đến trong lần khám thai đầu tiên. Thực tế, việc tăng cân 3 tháng đầu mang thai sẽ không diễn ra quá nhanh, bạn có thể chỉ tăng từ 0,5 đến 1,8kg.

Theo các chuyên gia sản khoa, trong tam cá nguyệt thứ nhất, phần lớn phụ nữ mang thai đều tăng ở mức này và không có sự khác biệt quá lớn, kể cả khi bạn mang thai đôi.

Tuy nhiên, ở tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3, cân nặng của bạn có thể tăng nhanh hơn. Đối với những người có chỉ số BMI trên 25, các bác sĩ khuyên họ nên duy trì mức cân nặng ổn định, tránh tăng cân 3 tháng đầu thai kỳ.

Đừng quá lo lắng nếu bạn không tăng cân trong 3 tháng đầu mang thai

Trái ngược với nhiều người, sẽ có một số phụ nữ không tăng cân hoặc thậm chí là sút cân trong tam cá nguyệt thứ nhất.

Nếu bạn rơi vào tình huống này, đừng quá lo bởi đây là điều khá phổ biến và nguyên nhân chính thường là do chứng ốm nghén gây ra. Thông thường, tình trạng này sẽ giảm bớt khi bạn bước sang tam cá nguyệt thứ hai và tam cá nguyệt thứ ba.

Nếu bị ốm nghén nặng và dẫn đến sút cân, bạn nên trao đổi về điều này với bác sĩ khi đi khám thai. Bởi nếu để lâu, tình trạng này có thể khiến cơ thể bị suy nhược, căng thẳng và thiếu hụt chất dinh dưỡng gây ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé. Tỷ lệ bà bầu gặp phải chứng ốm nghén nặng là 3/10. hội chứng down là gì ?

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn phải cố ăn thật nhiều, quan trọng nhất là bạn phải nhận thức được cân nặng của bản thân và duy trì mức cân nặng theo khuyến nghị của bác sĩ. Nếu tăng cân quá nhanh, bạn và bé có thể đối mặt với những nguy cơ sau:

Thai nhi quá lớn khiến bạn khó sinh thường. Lúc này, bác sĩ phải can thiệp bằng cách sinh mổ

Mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Mẹ bầu tăng cân quá nhiều, đặc biệt là vào đầu thai kỳ, có thể là dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường thai kỳ. Nếu rơi vào tình huống này, bác sĩ sẽ kiểm tra glucose cho bạn trong thời gian từ tuần 27 đến tuần 29

Tiền sản giật

Tim mạch

Béo phì

Ảnh hưởng đến việc giảm cân sau sinh.

Tam cá nguyệt đầu tiên không phải là thời điểm để mẹ bầu nạp thật nhiều năng lượng cho cơ thể. Trên thực tế, trừ khi bác sĩ yêu cầu, để tránh tăng cân 3 tháng đầu thai kỳ quá nhiều, bạn vẫn nên duy trì số lượng các bữa ăn giống như trước khi thụ thai.

Tuy nhiên, khi thời gian mang thai tăng, bạn sẽ cần bổ sung thêm lượng calo mỗi ngày cho cơ thể. Các chuyên gia khuyên mỗi ngày bà bầu nên cung cấp cho cơ thể từ 2.200 đến 2.900 calo, tùy thuộc vào chỉ số BMI trước khi mang thai. Cụ thể:

Tam cá nguyệt thứ nhất: Không cần thêm calo

Tam cá nguyệt thứ hai: Cần thêm 340 calo mỗi ngày

Tam cá nguyệt thứ ba: Cần thêm 450 calo mỗi ngày.

Tuy nhiên, bạn không cần quá quan trọng hóa vấn đề, hãy tiếp tục làm các công việc bạn đang làm trước khi mang thai miễn là các hoạt động này không quá nguy hiểm. Bạn có thể vận động nhẹ nhàng mỗi ngày trong 3 tháng đầu (ít nhất 150 phút mỗi tuần) bằng những cách sau:

Về chế độ dinh dưỡng, bạn nên xây dựng thực đơn cân bằng, đủ chất. Trong bữa ăn nên đảm bảo đầy đủ các nhóm dưỡng chất như: đạm, đường, mỡ, vitamin. Trong mỗi nhóm chất thì cũng cần thay đổi liên tục để đảm bảo độ hấp dẫn của món ăn. Cụ thể, trong thực đơn của bạn nên bao gồm các loại thực phẩm sau:

Các loại ngũ cốc

Trái cây

Rau

Thịt nạc

Các sản phẩm từ sữa ít béo như sữa và sữa chua

Các loại đậu, hạt tốt cho bà bầu…

Vì cơ thể của bạn không cần nhiều calo trong ba tháng đầu mang thai nên việc ăn uống vẫn duy trì bình thường, bạn nên ăn những thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe.

Không có lần mang thai nào là giống nhau, tuy nhiên cũng có một số nguyên tắc chung cần tuân thủ khi nói đến việc tăng cân trong cả ba tam cá nguyệt.

Trong suốt 9 tháng của thai kỳ, bạn có thể tăng từ 5-18kg. Những người bị thừa cân, béo phì sẽ tăng ít hơn, trong khi những người thiếu cân sẽ cần tăng nhiều hơn. Cụ thể:

BMI dưới 18,5: Tăng từ 12-18kg

BMI từ 18,5 – 24,9: Tăng từ 11-15kg

BMI từ 25 – 29,9: Tăng từ 7-11kg

BMI từ 30 trở lên: Tăng từ 5-9kg.

Đối với trường hợp mang thai đôi, bạn có thể tăng từ 16-25kg. Theo khảo sát, có khoảng 21% mẹ bầu tăng ít hơn số liệu kể trên và khoảng 47% tăng nhiều hơn.