Top 8 # Xem Nhiều Nhất Giá Xét Nghiệm Máu Khi Mang Thai Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Tobsill.com

Xét Nghiệm Máu Khi Mang Thai

Xét nghiệm máu khi mang thai là xét nghiệm vô cùng cần thiết được các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện ở các thai phụ. Vậy, xét nghiệm này có thật sự cần thiết, nên lưu ý những gì để mang lại hiệu quả tốt nhất cho mẹ và bé? Bài viết sau sẽ là câu trả lời dành cho bạn.

Vì sao mẹ bầu cần tiến hành xét nghiệm máu?

Xét nghiệm máu là xét nghiệm mang ý nghĩa quan trọng giúp:

Đánh giá tình trạng sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

Dự đoán nguy cơ cho thai kì và quá trình sinh nở để có các phương án dự phòng nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.

Hỗ trợ tư vấn dinh dưỡng, thực hiện sàng lọc trước sinh.

Loại bỏ nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Ngăn ngừa các nguy cơ bệnh lý tiềm ẩn ở trẻ.

Các loại xét nghiệm máu khi mang thai cần thực hiện

Để đảm bảo quá trình mang thai cũng như sinh nở của người phụ nữ được trọn vẹn và đảm bảo sức khỏe, sự phát triển toàn diện của bé yêu, thai phụ nên tiến hành các xét nghiệm máu cơ bản sau:

Hội chứng Down: Xét nghiệm máu giúp kiểm tra sớm những bất thường ở bào thai xem thai nhi có khả năng mắc hội chứng Down hay không. Đây là một bệnh lý rất nguy hiểm và gây nên những hệ lụy nghiêm trọng cần được phát hiện sớm để có liệu pháp điều trị kịp thời.

Kiểm tra nhóm máu: Thông qua xét nghiệm máu giúp xác định chính xác nhóm máu của người mẹ để từ đó đưa ra các phương án dự sinh trong trường hợp sản phụ mất máu quá nhiều khi sinh cần được truyền máu để cứu mạng. Đặc biệt, có những trường hợp trong nhóm máu của mẹ có yếu tố Rh- và bố là Rh+ thì thai nhi có thể mang yếu tố RH+ đối nghịch với mẹ khiến cơ thể người mẹ sản xuất ra chất kháng thể phá hủy hồng cầu ở thai nhi gây nên những tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, xét nghiệm máu lúc này giúp đưa ra những phương án dự phòng và giải pháp điều trị hữu hiệu đảm bảo sức khỏe mẹ bầu và trẻ.

Bất thường hồng cầu: Thông qua kiểm tra công thức máu sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh tế bào hình liềm hoặc thalassaemia – là hai căn bệnh rối loạn tế bào máu nguy hiểm gây nên tình trạng thiếu máu ở mẹ, cản trở thai nhi phát triển.

Mức độ kháng thể với virus: Các virus nguy hiểm như: Rubella, xoắn khuẩn gây bệnh giang mai, HIV,… tiềm ẩn những rủi ro rất lớn với thai phụ nếu mắc phải. Do đó, xét nghiệm máu khi mang thai là thủ thuật cần thiết giúp hạn chế tối đa rủi ro từ các virus gây hại này.

Phát hiện CMV (Cytomegato virus): Đây là một loại virus lây truyền khi tiếp xúc giữa người với người và chỉ có thể phát hiện khi tiến hành xét nghiệm máu. Thông thường, bệnh không gây nên hậu quả nặng nề nào. Tuy nhiên, với bà bầu thì đây lại là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sảy thai, dị tật bẩm sinh nghe nhìn, chậm phát triển.

Viêm gan B: Nguy cơ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ mắc bệnh qua con là rất cao gây nên tổn thương nghiêm trọng cho gan của trẻ. Bệnh nếu được phát hiện sớm có thể loại bỏ hoàn toan nguy cơ lây nhiễm bằng vacxin. Tuy nhiên, ngoại trừ xét nghiệm máu thì rất khó để phát hiện bệnh lý này bằng các liệu pháp thông thường khác.

Rối loạn tế bào máu: Xét nghiệm máu khi mang thai cho phép bác sĩ xác định hàm lượng heamoglobin trong máu, từ đó đánh giá hàm lượng sắt hiện tại.

Tìm kháng thể HIV: Virus HIV chính là nghuyên nhân gây bệnh AIDS – nỗi ám ảnh của cả nhân loại. Xét nghiệm máu giúp phát hiện bệnh lý này hiệu quả, nếu xác định kết quả dương tính, thai phụ và em bé sẽ được điều trị để giúp duy trì sức khỏe mẹ và bé, cũng như hạn chế nguy cơ bé bị nhiễm virus HIV.

Thời điểm nào cần xét nghiệm máu cho bà bầu?

Trên thực tế, không có quy định bắt buộc bà bầu phải xét nghiệm máu. Tuy nhiên, theo khuyến cáo từ các chuyên gia thì xét nghiệm máu là hoạt động cần thiết với thai phụ nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kì.

Từ tuần 28 của thai kì trở lên xét nghiệm máu cũng được coi là thủ tục cần thiết để chuẩn bị ca sinh nở: nhóm máu, sự đông máu, một số bệnh về máu, bệnh truyền nhiễm,…

Việc nắm được các chỉ số máu cơ bản sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát sức khỏe của bản thân và dành sự chăm sóc tốt nhất cho bé yêu. Bạn có thể tham khảo một vài chỉ số cơ bản của xét nghiệm máu trong thời kỳ mang thai sau:

Vượt ngưỡng: Mẹ bầu có vấn đề hoặc các nguyên nhân: suy tim sung huyết, xuất huyết tiêu hóa, sốc, sốt,…

Vượt ngưỡng: Tăng nguy cơ mẹ bầu mắc bệnh Gout ảnh hưởng tới khớp, sỏi thận

Thấp hơn: dẫn tới bệnh Wilson, tổn thương tế bào gan.

Vượt ngưỡng: khả năng đào thải của gan bị suy giảm gây nên các vấn đề về gan.

Nhóm mỡ máu

Cholesterol: 3,4 – 5,4 mmol/l

Trglycerid: 0,4 – 2,3 mmol/l

HDL – Choles: 0,0 – 2,9 mmol/l

Vượt ngưỡng: nguy cơ bệnh tim mạch, huyết áp.

Vượt ngưỡng: giảm sức đề kháng của gan và hệ miễn dịch.

Vượt ngưỡng: tăng đường huyết gây nguy cơ tiểu đường ở mẹ bầu.

Thấp hơn: Mẹ bầu mắc chứng tụt huyết áp.

Vượt ngưỡng: nguy cơ bệnh về thận, tiểu đường, tăng huyết áp, NMCT cấp,…

Thấp hơn: có thể dẫn đến tình trạng sản giật.

Tuy nhiên, để hiểu rõ nhất về các thông số kiểm tra máu cho mẹ bầu, cách tốt nhất là bạn nên lựa chọn địa chỉ uy tín, chất lượng để được các bác sĩ giải thích kết quả xét nghiệm và tư vấn giải pháp kịp thời nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Hiện nay, Đa khoa Pacific chính là địa chỉ xét nghiệm máu uy tín, chất lượng dành cho bà bầu được nhiều người lựa chọn vì những ưu thế nổi bật:

Kết Quả Xét Nghiệm Máu Khi Mang Thai

Đây là chỉ số giúp bác sĩ phát hiện thận có dấu hiệu bất thường không. Nếu chỉ số URE vượt quá khoảng giới hạn 2,5- 7,5 mmol/l thì thận của mẹ đang có vấn đề. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp URE tăng do tắc nghẽn đường tiết niệu, suy tim sung huyết, cơ thể bị mất nước, xuất huyết tiêu hóa, sốt.

URIC trong giới hạn là 150 – 360 umol/l. Nếu chỉ số này bị vượt quá, nguy cơ mẹ bầu mắc gout là rất cao. Và nếu chỉ số quá thấp thì dẫn tới tổ thương tế bào gan, bệnh Wilson.

Đây là nhóm chỉ số có vai trò rất quan trọng mà mẹ bầu cần biết, nếu chỉ số nhóm mỡ máu vượt quá giới hạn, nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp rất cao, nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Nhóm mỡ máu có khoảng giới hạn là Cholesterol 3,4- 5,4 mmol/l, Tryglycerid 0,4- 2,3 mmol/l, HDL- Choles t0,9- 2,1 mmol/l, LDL- Choles 0,0- 2,9 mmol/l.

Đây là một chỉ số miễn dịch cho tế bào gan. Giới hạn bình thường của GGT là từ 0,0- 53,0 umol/l. Khi chỉ số này tăng lên, gan giảm sức đề kháng, giảm khả năng miễn dịch và khả năng đào thải kém đi.

Chỉ số GLU sẽ cho mẹ bầu biết lượng đường có trong máu có ở mức giới hạn trung bình không, có mắc bệnh tiểu đường không. GLU bình thường từ 4,1-6,1 mmol/l, nếu nhỏ hơn thì mẹ bầu bị mắc chứng tụt đường huyết, và nếu cao hơn thì mẹ bầu đang có nguy cơ tăng đường huyết dễ bị tiểu đường, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, cũng như thai nhi.

CRE (Creatinine) là chất thải của quá trình trao đổi chất ở cơ. Đối với mẹ bầu giới hạn CRE là 53- 100 umol/l. Nếu vượt quá chỉ số giới hạn này sẽ dẫn tới các trường hợp bệnh về thận, tiểu đường, tăng huyết áp, ngược lại nếu chỉ số này thấp hơn giới hạn tiền sản giật có thể là một nguy cơ,

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên chú ý đến các Kết quả xét nghiệm máu khi mang thai như HIV, Anti-Hbs, HbsAg,… xác định những nguy cơ: viêm gan B, bệnh giang mai, Rubella,… kiểm tra được hàm lượng chất dinh dưỡng, xác định thai nhi mắc hội chứng Down không.

Lưu ý để kết quả xét nghiệm máu khi mang thai chính xác

– Thời điểm lấy máu xét nghiệm cho thai phụ tốt nhất là vào buổi sáng.

Xét nghiệm máu có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Mẹ bầu cần xét nghiệm máu ngay ba tháng đầu thai kì phát hiện dấu hiệu bất thường cũng như xét nghiệm máu định kì trong mỗi lần đi khám thai, để có những thông tin chính xác về sức khỏe thai kỳ từ đó được chỉ định xử trí đúng cách.

Kết quả xét nghiệm máu khi mang thai cách đọc thế nào và những lưu ý gì, hi vọng rằng qua thông tin trên bạn đọc đã có những chia sẻ hữu ích. Nếu cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ Bệnh viện Thu Cúc Tổng đài 1900 55 88 92 để được giải đáp miễn phí.

Có Nên Xét Nghiệm Máu Trước Khi Mang Thai?

Trong thai kì, nếu sản phụ mắc phải một số bệnh như rubella, bệnh phụ khoa,… sẽ có nguy cơ sinh non, sinh con dị tật như mù lòa, điếc, tim mạch, chậm phát triển trí tuệ… Vì vậy, chị em phụ nữ khi lên kế hoạch có con có nên xét nghiệm máu trước khi mang thai.

Bên cạnh đó, xét nghiêm máu trước khi mang thai còn giúp kiểm tra xem người phụ nữ đang muốn làm mẹ có mắc các bệnh lý nguy hiểm, không nên có con như: nhiễm HIV, ung thư… Các loại xét nghiệm cần thực hiện dựa trên xét nghiệm mẫu máu bao gồm:

Xét nghiệm chức năng gan

Các bệnh lý ở gan như viêm gan siêu vi B, C có khả năng cao lây truyền từ mẹ sang con thông qua đường máu và bào thai. Trẻ sơ sinh cũng có thể bị lây nhiễm trong quá trình sinh và quá trình chăm sóc như khi mẹ cho con bú… Vì vậy, trước khi mang thai, cần xét nghiệm chức năng gan nhằm tầm soát các nguy cơ mắc bệnh. Nên tiến hành trong 3 tháng trước khi quyết định mang thai. Cách phổ biến là kiểm tra tĩnh mạch, xét nghiệm máu.

Virus Rubella đi qua máu của người mẹ nhiễm vào thai nhi, gây nhiễm trùng bào thai, có thể gây hội chứng rubella bẩm sinh ở trẻ. Nếu trẻ bị nhiễm bệnh trong 3 tháng đầu đời sẽ có nguy cơ cao bị mù lòa, điếc, bệnh tim mạch, hở hẹp van tim, hẹp động mạch phổi, chậm phát triển trí tuệ… Người mẹ có khả năng sảy thai cao. Phương pháp phổ biến nhằm phát hiện virus gây bệnh rubella là xét nghiệm tĩnh mạch máu. Phương pháp này được áp dụng cho tất cả ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ. Chị em cần làm xét nghiệm này ít nhất 3 tháng trước khi dự định mang thai.

Xét nghiệm bất thường nhiễm sắc thể

Nếu chị em có người thân trong gia đình mắc bệnh di truyền, hoặc đã từng sảy thai, và tuổi từ 35 trở lên, rất cần xin tư vấn từ bác sĩ để thực hiện xét nghiệm bất thường nhiễm sắc thểtrước khi mang thai. Phương pháp phổ biến để kiểm tra bất thường nhiễm sắc thể là xét nghiệm máu. Xét nghiệm này nên được kiểm tra trong thời gian 3 tháng trước khi mang thai. Mục đích là để kiểm tra các bệnh di truyền từ bố mẹ có thể lây sang trẻ sơ sinh.

Việc xét nghiệm công thức máu trước hết để xác định tình trạng thiếu máu trong cơ thể người phụ nữ và có cần bổ sung thêm sắt hay không. Đó là do việc mang thai sẽ làm cho chứng thiếu sắt, thiếu máu trở nên nghiêm trọng.

Thứ hai, việc xét nghiệm máu còn nhằm xác định nhóm máu để khi cần thiết, thai phụ hoặc em bé sẽ được truyền máu và xác định yếu tố Rh để phòng bất đồng nhóm máu mẹ và con. Kết quả của xét nghiệm cho biết người đó âm tính hay dương tính với Rh. Nếu người mẹ âm tính với Rh (Rh-), còn người bố dương tính với Rh (Rh+), em bé có thể mang Rh(+). Khi đó, cơ thể mẹ sẽ sản xuất những chất kháng thể làm thai nhi bị đào thải hoặc trẻ sẽ tử vong ngay khi sinh ra.

Ngoài ra, người mẹ tương lai cũng cần xét nghiệm sinh hóa máu, xét nghiệm đường huyết trong máu để kiểm tra đường huyết và các vấn đề về chức năng thận.

Xét Nghiệm Máu Khi Mang Thai Để Làm Gì?

Xét nghiệm máu khi mang thai để làm gì là thắc mắc của không ít mẹ bầu. Đây là việc làm rất quan trọng mà mẹ bầu cần thực hiện ở các giai đoạn khác nhau của thai kì. Kết quả của các xét nghiệm máu sẽ là thông báo chính xác nhất về tình hình sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.

Xét nghiệm máu khi mang thai không phải là việc làm bắt buộc nhưng lại thật sự cần thiết đối với mẹ bầu.

Xét nghiệm máu khi mang thai để phát hiện hội chứng Down

Xét nghiệm này thường được chỉ định để phát hiện ra bất thường của bào thai ở những tháng đầu tiên của thai kì. Thường là từ tuần 12 – 14 của thai kì. Đây là thời gian cho kết quả chính xác nhất của xét nghiệm này.

Nếu phát hiện thai nhi có dấu hiệu mắc hội chứng Down, bác sĩ sẽ nhanh chóng đưa ra những tư vấn và phương pháp xử trí phù hợp.

Tưởng chừng đây là xét nghiệm không cần thiết, nhưng trên thực tế đây lại là một xét nghiệm vô cùng quan trọng. Việc xét nghiệm để biết nhóm máu sẽ giúp khâu chuẩn bị lượng máu phải truyền khi mang thai hoặc sinh nở nếu cần được thuận lợi và sẵn sàng hơn.

Đặc biệt, đối với những mẹ bầu có nhóm máu hiếm, tức thuộc nhóm RH- sẽ được chích Globulin miễn dịch RH. Cơ thể của các mẹ thuộc nhóm máu này sẽ sản sinh ra những kháng thể có khả năng phá hủy hồng cầu ở cơ thể của thai nhi. Nếu không được phát hiện kịp thời, có thể gây huy hại đến sức khỏe, tính mạng của cả mẹ bầu và thai nhi.

Trong trường hợp này, nếu mẹ bầu nào có chỉ số xét nghiệm hàm lượng heamoglobin thấp thì cần có chỉ định bổ sung sắt. Xét nghiệm này thường được thực hiện ở 3 tháng đầu của thai kì và lặp lại ở tuần thứ 28.

Phát hiện mức độ miễn dịch với virus Rubella

Nếu mẹ bầu mắc Rubella có thể khiến con bị sinh non, sảy thai, thai chết lưu hoặc gây ra một số dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi. Vì vậy, nếu xét nghiệm cho kết quả chưa miễn dịch với loại virus này, mẹ bầu cần tiêm vắc xin phòng bệnh.

Xét nghiệm máu để phát hiện bệnh viêm gan B

Viêm gan B chỉ được phát hiện chính xác qua việc xét nghiệm máu. Vì vậy mẹ bầu cần thực hiện xét nghiệm này để chắc chắn mình không truyền virus viêm gan B cho con, gây ra những tổn thương về gan cho trẻ.

Phát hiện bệnh giang mai

Bệnh giang mai là bệnh xã hội có thể di truyền từ mẹ sang con, khiến thai nhi có thể chết lưu, sinh non… hoặc khiến trẻ mắc bệnh giang mai bẩm sinh, gây ảnh hưởng tới sinh lý, hệ thần kinh, trí lực của trẻ…

Vì vậy, đây là xét nghiệm vô cùng cần thiết để nếu có kết quả xấu thì mẹ bầu sẽ được các bác sĩ tư vấn và xử trí kịp thời.

CMV chỉ có thể phát hiện bằng xét nghiệm máu. Đây là virus có thể lây truyền từ mẹ sang con, dễ gây ra những biến chứng không mong muốn như sảy thai, dị tật bẩm sinh, mất khả năng nghe nhìn hoặc chậm phát triển…

Nếu mẹ bầu có xét nghiệm dương tính với HIV, mẹ bầu sẽ được thực hiện các phương pháp xử trí để hạn chế mức tối đa sự lây nhiễm virus cho thai nhi và đảm bảo sự an toàn cũng như duy trì sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi trong suốt thai kì.

Có thể nói, xét nghiệm máu khi mang thai có thể bao quát được tình hình sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Bên cạnh đó còn phát hiện được sớm những bất thường ở cả mẹ và bé để có hướng xử trí kịp thời.