Top 15 # Xem Nhiều Nhất Dấu Hiệu Mang Thai Ở Tuần Thứ 6 Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Tobsill.com

Mang Thai Ở Tuần Thứ 6

Mang thai ở tuần thứ 6

Rất nhiều điều xảy ra trong tuần này. Điều gì sẽ xảy đến “cái đuôi” nhỉ?

Em bé của bạn ở tuần này có kích thước bằng một hạt đậu lăng khô (thật là một khởi đầu khiêm tốn). Và bạn biết gì chưa, bé có một-cái-đuôi. Nhưng đừng lo lắng, khi sinh ra bé sẽ trông không giống một con chuột túi đâu; cái đuôi sẽ biến mất vào khoảng tuần thứ 8.

ở tuần này, có rất nhiều biến động xảy ra bên trong cơ thể bé nhỏ của em bé. Bắt đầu là tim: nó sẽ bơm đi với tốc độ 100 bpm và sớm có cấu trúc giống với bốn buồng tim.

Nói về buồng thì não của bé cũng đã bắt đầu phát triển; bao gồm não trước, não giữa, và não sau. Đó là sự khởi đầu cho bộ não thiên tài của em bé của bạn.

Vẫn chưa hết, các tế bào của các cơ quan quan trọng khác như gan và phổi cũng đã hình thành.

Về mặt thể chất, có lẽ bạn đã nhận thấy nhiều thay đổi trừ khi bạn bị ốm nghén. Đừng lo lắng, sẽ có những phương pháp tự nhiên giúp bạn chống chọi lại chứng ốm nghén này.

Đừng lo lắng nếu bạn đã giảm một vài cân do dị ứng với thực phẩm hoặc mất cảm giác ngon miệng. Ốm nghén sẽ thường kéo dài tới tam cá nguyệt thứ hai, và bạn sẽ tăng cân như thể đó là công việc toàn thời gian của bạn. (Hãy nhớ rằng hầu hết bác sĩ phụ sản và các nữ hộ sinh chỉ khuyên bạn nên tăng 0.5 – 2.5 kg trong 3 tháng đầu tiên.)

Điều quan trọng là lắng nghe cơ thể bạn, nghỉ ngơi đầy đủ, và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng (bao gồm việc uống 1 ly sinh tố mỗi ngày nếu bạn cảm thấy thèm).

Nếu chứng ợ nóng cản trở việc ăn uống của bạn, hãy chia nhỏ các bữa ăn ra (miễn là trước khi đi ngủ 2h bạn không nên ăn thêm gì nữa). Bạn cũng có thể pha loãng một ít giấm táo thô với nước và uống trong bữa ăn.

Nếu bạn bị nôn mửa nhiều lần trong ngày, hãy đi kiểm tra sức khỏe để đảm bảo rằng cơ thể của bạn vẫn khỏe mạnh và không bị mất nước.

Mang Thai Tuần Thứ 6

Tuần này em bé có sự phát triển vượt bậc: mũi, tai, miệng đang hình thành. Bạn có thể nhìn thấy bên trong tử cung của bạn, bạn sẽ thấy một cái đầu quá kích cỡ và những đốm đen, ở đó mắt và lỗ mũi đang bắt đầu hình thành. Hai lỗ tai đang nhú lên được đánh dấu bởi hai lõm nhỏ phía hai bên đầu, tay và chân được đánh dấu bởi các nụ đang nhô ra. Tim đang đập khoảng 100-160 lần một phút- nhanh gấp hai lần so với nhịp tim của bạn. Máu bắt đầu chảy khắp cơ thể. Ruột đang phát triển và nụ của mô sẽ phát triển thành phổi cũng đã xuất hiện. Tuyến yên đang được hình thành, các phần còn lại của bộ não, cơ bắp và xương cũng đang được hình thành. Tại thời điểm này, em bé có kích thước bằng một hạt đậu.

Cuộc sống của bạn sẽ thay đổi như thế nào?

Tính tình của bạn rất thất thường – bạn sẽ cảm thấy buồn bã hôm nay nhưng ngày mai lại cảm thấy rất vui vẻ. Nói chung là tâm trạng không được ổn định và bạn nên tự hào nếu bạn kiểm soát được điều này vì những điều này là hoàn toàn bình thường đối với phụ nữ mang thai. Cảm xúc thất thường xuất hiện là do sự dao động của hormone. Cuộc sống của bạn sẽ thay đổi khá nhiều đấy.

Máu nhỏ giọt

Những giọt máu xuất hiện ở quần trong hoặc trên giấy vệ sinh sau khi đi tiểu hoặc bạn bị chảy máu là những dấu hiệu khá bình thường trong quý đầu tiên của thai kỳ. Đó là dấu hiệu bình thường nhưng đôi khi chúng lại là dấu hiệu sẩy thai hoặc mang thai ngoài tử cung. Nếu bạn có dấu hiệu này, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để đảm bảo an toàn.

Tìm hiểu về: Mang thai đôi hoặc đa thai

Bạn đã bao giờ tưởng tượng rằng mình sẽ sinh đôi chưa hoặc nhiều hơn chưa. Bạn có thể dế dàng mang song thai hoặc đa thai nếu bạn trải qua quá trình điều trị vô sinh. Nhưng tin tốt cho bạn là bất kỳ phụ nữ nào cũng có thể mang song và đa thai. Bạn là một trong số họ?

Cơ hội sinh đôi cùng trứng

Theo số liệu chung, trong 31 ca sinh nở thì sẽ có 1 ca sinh đôi. Nhưng cơ hội sinh đôi của bạn ít hơn – 1 trong 89 – nếu bạn thụ thai một cách tự nhiên, không có sự trợ giúp của các biện pháp y tế thì bạn có cơ hội sinh ba hoặc nhiều hơn thấp hơn 1 trong 565.

Sinh đôi cùng trứng thường xảy ra tình cờ. Cơ hội sinh đôi cùng trứng, hay còn gọi là sinh đôi đơn hợp tử ( khi một trứng được chia thành một nửa) là khoảng 1 trong 250.

Cơ hội sinh đôi khác trứng

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh đôi, sinh 3 hoặc nhiều hơn khác trứng (sinh đôi phát triển từ hai trứng khác nhau, mỗi trứng được thụ tinh bởi một tế bào tinh trùng riêng biệt). Những phương pháp điều trị vô sinh sẽ làm tăng cơ hội của bạn. Trung bình, 20-25% phụ nữ uống thuốc điều trị vô sinh và trải qua điều trị vô sinh trong ống nghiệm hoặc các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản khác đều có thể có cơ hội mang thai nhiều hơn một em bé.

Các yếu tố khác ảnh hưởng đến cơ hội sinh đôi khác trứng

Một khi bạn đã sinh đôi khác trứng một lần, thì cơ hội sinh đôi khác trứng của bạn trong lần mang thai tiếp theo sẽ tăng gấp đôi. Các yếu tố di truyền không ảnh hưởng đến việc sinh đôi khác trứng.

Bạn càng lớn tuổi, cơ hội tự nhiên có sinh đôi hoặc nhiều hơn khác trứng càng cao. Sự thay đổi hormone chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Sinh đôi khác trứng phổ biến với người Mỹ gốc phi và ít phổ biến với người Tây Ban Nha và Châu Á.

Bạn mang thai nhiều lần, cơ hội sinh đôi càng cao. Những người phụ nữ cao to thường có cơ hội sinh đôi nhiều hơn những phụ nữ nhỏ nhắn.

Làm sao để biết bạn mang song thai hay không

Trong thời đại ngày nay, phụ nữ thường phát hiện mình mang song thai hoặc đa thai qua kết quả siêu âm trong quý đầu tiên của thai kỳ, khoảng tuần thứ 11 đến tuần thứ 13. Nếu bạn trải qua điều trị vô sinh, bạn có lẽ sẽ biết mình mang đa thai sớm hơn qua kết quả siêu âm ( thường thì trong đầu tuần thứ 8)để đếm số phôi được cấy vào. Bác sĩ sẽ đề nghị siêu âm nếu tử cung của bạn nếu nó lớn hơn số tuần được mong đợi từ lần cuối cùng có kinh nguyệt. Siêu âm là cách nhanh nhất để biết được bạn có mang đa thai hay không, đặc biệt sau tuần thứ 6 đến tuần thứ 8.

Bạn cần biết: Nên tránh các loại thực phẩm và đồ uống nào

Trong khi mang thai, việc tránh xa những loại thức ăn và nước uống không an toàn là điều cực kỳ quan trọng vì chúng có thể khiến bạn ốm và có hại cho em bé.Nhưng có rất nhiều thông tin lệch lạc trôi nổi xung quanh những loại thực phẩm nào là an toàn, những loại nào là không. Nếu bạn không muốn bỏ qua những loại thức ăn dinh dưỡng trong bữa ăn của bạn. Thì hãy đọc về những loại thức ăn và đồ uống nên tránh – thậm chí bạn có thể in ra và dán ngay tủ lạnh của bạn.

6 Dấu Hiệu Mang Thai Sớm Sau 2 Tuần Ít Người Biết

1. Những dấu hiệu mang thai thường thấy

1.1. Chảy máu vùng kín, khí hư có sự thay đổi

Khí hư thay đổi, chảy máu vùng kín được coi là dấu hiệu phổ biến của mang thai. Tuy nhiên không phải ai có dấu hiệu này cũng mang thai bởi có rất nhiều bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung,… có những biểu hiện tương tự.

Khí hư thay đổi, chảy máu vùng kín được coi là dấu hiệu phổ biến của mang thai.

Thông thường chị em sẽ phát hiện thấy vết máu đỏ nhạt trong quần lót trước 1 đến 2 ngày hành kinh, đây chính là máu của bào thai. Do khi làm tổ, bào thai bám vào các lớp niêm mạc tử cung khiến chúng bị bong ra và chảy máu. Hiện tượng này có thể xuất hiện từ 1 đến 2 tuần sau khi quan hệ tình dục.

Vào thời gian đầu mang thai, khí hư của phụ nữ có sự thay đổi, cụ thể là xuất hiện nhiều khí hư có máu trắng đục. Đây là những biểu hiện hết sức bình thường như nếu khí hư có màu hoặc mùi lạ thì chị em nên đi khám phụ khoa để kiểm tra.

1.2. Thay đổi tiết dịch âm đạo và màu sắc vùng kín

Tiết dịch âm đạo thường ra nhiều hơn trong thời kỳ mang thai, đây là hiện tượng hết sức bình thường và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn chú ý không nên thụt rửa âm đạo bởi hành động này có thể khiến da bị kích ứng, làm mất cân bằng nồng độ pH tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Thay đổi màu sắc của vùng kín thường thể hiện vào tuần thứ 4 của thai kỳ. Ban đầu âm hộ thường có màu hồng nhưng khi có thai sẽ chuyển dần thành màu tím thẫm. Nguyên nhân là do mô ở những khu vực này được cung cấp lượng máu nhiều hơn bình thường.

1.3. Trễ kinh nguyệt

Trễ kinh nguyệt là dấu hiệu phổ biến nhất của việc mang thai. Nếu hơn 1 tháng kỳ kinh nguyệt chưa quay lại thì khả năng mang thai là rất cao. Kinh nguyệt sẽ không xuất hiện ít nhất là 9 tháng kể từ khi có thai. Tuy nhiên chế độ sinh hoạt cũng ảnh hưởng đến kỳ kinh nguyệt, ví dụ làm việc mệt nhọc hoặc căng thẳng kéo dài.

Trễ kinh nguyệt là dấu hiệu rõ ràng của việc mang thai

1.4. Cơ thể mệt mỏi

Đây cũng là một dấu hiệu mang thai mà bạn cần chú ý. Những bác sĩ chuyên khoa sản giải thích rằng nguyên nhân gây ra tình trạng này là do cơ thể người mẹ chưa quen với việc cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi.

Trong cơ thể thai phụ lúc này lượng hormone progesterone tiết ra nhiều hơn so với bình thường làm tăng thân nhiệt khiến tiêu hao nhiều năng lượng. Ngoài ra nhịp tim của người phụ nữ sẽ nhanh hơn do phải cung cấp oxy để nuôi dưỡng thai nhi. Chính vì những nguyên nhân trên khiến cơ thể bạn mệt mỏi và khó chịu vào thời gian đầu của thai kỳ.

1.5. Thay đổi khẩu vị

Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, bạn có thể có cảm giác thèm ăn nhưng không thèm một món nào đó cụ thể, thường thấy vị kim loại trong miệng và nhạy cảm hơn với mùi thức ăn. Có những trường hợp bị nhạy cảm với những mùi vị như cà phê, rượu, mùi gia vị,… thậm chí tất cả loại mùi.

1.6. Ốm nghén

Tình trạng ốm nghén xuất hiện thường xuyên khi thai nhi đạt 6 tuần tuổi, cảm giác buồn nôn có thể xuất hiện bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy chưa xác định được nguyên nhân chính xác nhưng có một giải thích khá hợp lý đó là sự gia tăng hormone chorionic gonadotropin và estrogen, cũng có thể là hormone tuyến giáp thyroxine

Ốm nghén thường xuất hiện rõ ràng khi thai nhi đạt 6 tuần tuổi

2. Các phương pháp kiểm tra có mang thai hay không?

Ngoài những biểu hiện trên thì còn một số dấu hiệu như đau ngực, đau lưng, chuột rút, thường xuyên tiểu tiện,… Do vậy để biết chính xác bản thân có mang thai hay không hãy tìm đến những biện pháp kiểm tra.

2.1. Sử dụng que thử thai để kiểm tra

Que thử thai là phương pháp được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Nguyên lý là kiểm tra nồng độ hormone hCG có trong nước tiểu của người thử (hCG là hormone được tiết ra khi trứng và tinh trùng kết hợp thành bào thai). Phương pháp này rất phổ biến và cho độ chính xác khá cao.

2.2. Xét nghiệm máu

Ngoài sử dụng que thử thai bạn có thể lựa chọn phương pháp xét nghiệm máu. Sau khi lấy mẫu, bác sĩ sẽ tiến hành đo lượng beta-hCG. Tùy thuộc vào giá trị của beta-hCG để kết luận có mang thai hay không. Kết quả của xét nghiệm có độ tin cậy tuyệt đối, thời gian đợi xét nghiệm khoảng 1,5 giờ.

Thời gian thích hợp nhất để thực hiện xét nghiệm là từ 1 đến 2 tuần sau khi quan hệ tình dục, nồng độ beta-hCG trong máu người mẹ sẽ đạt đỉnh vào khoảng tuần thứ 16 của thai kỳ.

Phương pháp này có thể phát hiện chính xác mang thai từ giai đoạn đầu, không những thế còn phát hiện được bất thường trong tử cung hoặc trong thai trứng. Dựa vào phân tích mẫu máu còn phát hiện những nguy cơ gây sảy thai, bệnh lây truyền từ mẹ sang con,…

Khi mang thai cơ thể phụ nữ sẽ có nhiều sự thay đổi, ở giai đoạn đầu thường có những biểu hiện tiêu biểu mà MEDLATEC đã liệt kê bên trên. Do đó muốn biết chính xác mình có mang thai hay không thì cần dùng đến những phương pháp kiểm tra. Ngoài que thử thai thì xét nghiệm máu đang được lựa chọn nhiều bởi tính chính xác và những lợi ích đi kèm.

Xét nghiệm máu kiểm tra mang thai có độ chính xác 100%

Nếu cần tư vấn thêm về dấu hiệu mang thai cũng như các vấn đề sức khỏe khác, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn 24/7 từ các bác sĩ hàng đầu trong ngành.

Mang Thai 6 Tuần Bị Ra Máu Nâu Có Phải Dấu Hiệu Sảy Thai?

Một sáng thức dậy, bỗng dưng phát hiện quần lót của mình có những đốm máu nhỏ màu nâu, hẳn mẹ bầu sẽ vô cùng hoang mang và lo lắng không biết thai nhi có đang gặp vấn đề gì không. Trên thực tế, hiện tượng mang thai 6 tuần bị ra máu nâu không hề hiếm gặp. Trên 10 mẹ bầu thì có đến 7 mẹ gặp phải tình trạng này ở những tháng đầu thai kỳ.

Vì sao mẹ bầu mang thai 6 tuần bị ra máu nâu?

Màng rụng

Trong 2 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu bị ra máu nâu có thể là do lớp niêm mạc trong lòng tử cung bị bong ra, gây chảy máu nhẹ. Đây chỉ là một hiện tượng sinh lý bình thường trong quá trình mang thai nên không có gì nguy hiểm.

Mẹ bầu mắc các bệnh viêm nhiễm âm đạo

Bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, lậu,…

Nhiễm HPV

Viêm âm đạo

Polyp cổ tử cung

Khi mang thai, nồng độ hormone trong cơ thể tăng lên khiến nội mạc cổ tử cung mọc lên một cục thịt thừa (Polyp), và dẫn đến xuất huyết. Hiện tượng này có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà mẹ bầu cần phải được phẫu thuật cắt bỏ phần thịt thừa ấy đi.

Quan hệ tình dục khi mang thai hoặc do thao tác của bác sĩ khi khám thai

Sảy thai

Trong 3 tháng đầu, phôi thai vẫn còn được cấy vào tử cung và vẫn chưa ổn định hoàn toàn. Độ phân tách giữa phôi và cổ tử cung có thể khiến cho các mạch máu trên bề mặt bị vỡ. Gây ra hiện tượng chảy máu nâu ở âm đạo. Nếu lượng máu chảy ra nhiều, kéo dài 2 – 3 ngày kèm theo các triệu chứng đau bụng, đau lưng dưới,… có thể mẹ đã bị sảy thai.

Mang thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là một trong những mối đe dọa nguy hiểm với các mẹ bầu. Mẹ bầu mang thai ngoài tử cung sẽ gặp phải hiện tượng ra máu nâu kèm các triệu chứng đau bụng dữ dội, buồn nôn, nôn, chóng mặt, nhịp tim nhanh hoặc chảy nhiều máu.

Nhau thai ở vị trí bất thường

Nếu nhau thai làm tổ ở vị trí thấp và chèn ép lên cổ tử cung, mẹ bầu sẽ khó sinh thường và dễ chảy máu trong khi mang thai. Đây cũng là một trong nguyên nhân của việc mang thai 6 tuần bị ra máu nâu.

Thai trứng

Thai trứng là hiện tượng nhau thai không phát triển bình thường mà biến thành những túi nhỏ chứa đầy nước như chùm nho. Có 2 trường hợp xảy ra: Với trường hợp thai trứng toàn phần, trứng sẽ phát triển thành một khối không có phôi thai; còn ở trường hợp thai trứng bán phần, có phôi thai bất thường, đa số sẽ chết và tự sẩy trong 3 tháng đầu. Ra máu nâu là một trong những dấu hiệu của thai trứng.

Thai lưu

Nếu thai đã chết mà còn lưu lại trong tử cung trên 48 giờ sẽ gây ra tình trạng chảy máu âm đạo một lượng ít có màu đỏ sẫm hoặc nâu.

Mang thai 6 tuần bị ra máu nâu có nguy hiểm không?

Dịch máu nâu có kèm mùi hôi

Máu nâu bị đông đặc

Lượng máu chảy ra nhiều và tăng dần đến mức mẹ phải dùng băng vệ sinh

Thời gian chảy máu nâu kéo dài trên 1 tuần

Ngứa vùng sinh dục

Mẹ bầu sốt hoặc ớn lạnh

Đau bụng dữ dội kèm nôn ói nhiều, vã mồ hôi, chóng mặt

Cảm giác đau rát khi tiểu hay quan hệ tình dục

Cần làm gì nếu mang thai 6 tuần bị ra máu nâu?

Hạn chế đi lại, không tập thể dục hay vận động mạnh, khuân vác nặng trong thai kỳ, không đứng hoặc ngồi quá lâu

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, không bỏ bữa, không ăn uống linh tinh

Giữ cho bộ phận sinh dục sạch sẽ bằng cách làm sạch vùng kín với nước thường xuyên và cẩn thận