Top 5 # Xem Nhiều Nhất Có Nên Uống Sữa Đậu Nành Trước Khi Mang Thai Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Tobsill.com

Uống Sữa Đậu Nành Trước Khi Mang Thai, Nên Hay Không Nên?

Phụ nữ nên uống sữa đậu nành trước khi mang thai, bởi vì đậu nành là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin các chất đạm và chất béo rất tốt cho cơ thể. Không những thế, đậu nành còn có tác dụng kích thích hormone sinh sản và quá trình rụng trứng. Ngoài ra trong đậu nành còn có chất isoflavones giúp làm dày nội mạc tử cung, góp phần tăng cao khả năng thụ thai cho các chị em.Có khá nhiều lời truyền miệng cho rằng, trước khi mang thai hoặc khi đang có kế hoạch mang thai cả phụ nữ lẫn nam giới không nên uống sữa đậu nành vì mọi người cho rằng đậu nành sẽ ảnh hưởng đến kết quả thụ thai không tốt. Nhưng trên thực tế chưa có một nguyên cứu khoa học nào cho thấy, uống sữa đậu nành trước khi mang thai gây ảnh hưởng xấu đến quá trình thụ thai. Ngược lại, trước khi mang thai các chị em phụ nữ cần tích cực bổ sung nhiều loại đậu này để tốt cho cơ thể.

1. Thành phần dinh dưỡng và cách chế biến sữa đậu nành

Thành phần dinh dưỡng có trong sữa đậu nành

Đậu nành là một trong những loại hạt trong nhà họ đậu, chứa nhiều vitamin như vitamin A, D, E và K… các dưỡng chất như tinh bột, chất đạm và chất béo.

Ngoài chứa các nhóm vitamin A, D, E, K các chất acid amin có lợi thì đậu nành còn chưa một lượng lớn nhóm vitamin B bao gồm B1, B2, B3 và B6. Các khoáng chất tốt cho mẹ bầu và trẻ nhỏ như Ca, Fe, Mg, Na…

Cách chế biến sữa đậu nành đơn giản

Bước 1: Đậu nành được loại bỏ các hạt lép, hư sau đó ngâm mềm và tách sạch vỏ.

Bước 2: Xay 500g đậu nành đã được ngâm mềm cùng với 1,5 lít nước

Bước 3: Lược bỏ sạch xác đậu, chỉ giữ lại phần nước.

Bước 4: Đun phần nước đậu, khuấy đều tay đến khi nước đậu sôi và bốc mùi thơm.

2. Tác dụng của việc uống sữa đậu nành trước khi mang thai

Đối với phụ nữ trước khi mang thai hoặc đang có ý định mang thai nên uống sữa đậu nành, thành phần trong đậu nành ngoài chứa nhiều dinh dưỡng còn chứa chất isoflavones giúp điều hòa ổn định nội tiết tố của phụ nữ, tăng khả năng rụng trứng, thụ thai. Đặc biệt, đối với các chị em phụ nữ có nội mạc tử cung mỏng hay được bác sĩ chẩn đoán khó thụ thai nên tăng cường uống sữa đậu nành để chất isoflavones giúp nội mạc tử cung dày hơn, từ đó khả năng thụ thai sẽ cao hơn. Uống sữa đậu nành giúp các chị em cải thiện làn da mịn màng, trắng trẻo hơn.

Theo nghiên cứu trong y học trong vấn đề điều trị vô sinh, đậu nành còn giúp chữa chứng ít tinh trùng cho nam giới. Giúp điều trị tình trạng vô sinh cho các cặp vợ chồng, điều trị tình trạng hiếm muộn con do lượng tinh trùng nam giới ít.

3. Nên uống sữa đậu nành như thế nào cho đúng cách?

Sữa đậu này là loại thức uống tốt cho sức khỏe, tuy nhiên các chị em cũng cần lưu ý uống thật đúng cách để không bị tác dụng ngược

Mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 300ml – 500ml sữa đậu nành và nên chia ra thành hai lần uống, bởi vì nếu lượng protein trong sữa đậu nành vượt quá mức cần thiết cho cơ thể trong một ngày có thể gây no bụng, khó tiêu, buồn nôn nguy hiểm hơn là xảy ra tình trạng xơ vữa động mạch.

Chỉ nên uống sữa khi đã được nấu chín, đun sôi. Tuyệt đối không nên pha trộn sữa đậu nành với các loại đường nâu hay mật ong vì các chất axit hữu cơ trong đường nâu kết hợp với các chất trong sữa đậu nành sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và hệ tiêu hóa.

Không nên ăn các loại cam, quýt trước khi uống sữa đậu nành vì chúng rất dễ kết hợp, gây kết tủa trong dạ dày và làm cho tình trạng đầy bụng dẫn đến tiêu chảy.

4. Các trường hợp không nên uống sữa đậu nành

Các trường hợp không nên uống sữa đậu nành khi thấy hệ thống tiêu hóa trong cơ thể không ổn định, dạ dày có dấu hiệu đau hay đầy bụng. Nếu trường hợp uống sữa đậu nành khi đang bị đau dạ dày sẽ khiến dạ dày tiết nhiều axit sẽ gây ra hiện tượng buồn nôn.

Ngoài ra nếu đang mắc các chứng bệnh như, gout, ung thư vú hay bệnh thận cũng không nên uống sữa đậu nành vì khi uống sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Ngọc Hoài tổng hợpMẹ – Bé – Tags: uống kẽm trước khi mang thai

Có Nên Uống Sữa Đậu Nành Khi Chuẩn Bị Mang Thai?

sas.cmd.push(function() { sas.render(“44269”); });

Mỗi hạt đậu nành nhỏ bé nhưng có giá trị dinh dưỡng rất cao, trong thành phần sữa đậu nành có cả 3 loại chất dinh dưỡng sinh năng lượng là protein, lipid, glucid. Hàm lượng protein trong đậu nành cao và có đến 18 loại axit amin, trong đó có đủ tất cả các loại axit amin thiết yếu. Ngoài ra, đậu nành còn chứa nhiều vitamin nhóm B, E, K cùng chất khoáng như K, Ca, P, Sắt, Mg, Mn, Zn, Cu, Se. Vì vậy, tiêu thụ đậu nành có tác dụng làm giảm cholesterol, tốt cho tim mạch và hệ tiêu hóa, phòng ngừa loãng xương. Đặc biệt, isoflavone có trong đậu nành – tương tự như estrogen ở nữ giới, giúp chị em phụ nữ ngăn ngừa các bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng…

Uống sữa đậu nành sẽ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai?

Với vô vàn tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe là thế nhưng sữa đậu nành nói riêng và các sản phẩm chế biến từ đậu nành nói chung đều bị gắn mác ” cấm sử dụng” đối với những cặp vợ chồng muốn có con. Theo những nghiên cứu khoa học mới nhất thì chưa có một kết luận nào chứng minh sữa đậu nành gây tác hại đối với phụ nữ đang trong giai đoạn chuẩn bị thụ thai hoặc gây ảnh hưởng đế khả năng sinh lý của nam giới.

Ngược lại, chất này còn có vai trò trong việc giúp cho cơ thể điều hòa các hormone sinh sản đồng thời kích thích quá trình rụng trứng ở nữ và điều trị chứng tinh trùng ít ở nam giới. Đây được xem là một tín hiệu mới để khoa học tiếp tục nghiên cứu lợi ích của đậu nành trong lĩnh vực hỗ trợ điều trị vô sinh.

Chất isoflavones có chức năng như hormone nội tiết tố nữ. Khi đi vào cơ thể, nó sẽ làm dày lớp nội mạc tử cung, giúp tăng khả năng thụ thai và khiến trứng sau khi thụ tinh làm tổ chắc chắn hơn trong tử cung. Vì thế, phụ nữ có lớp nội mạc tử cung mỏng (dưới 8-10 mm) – khiến trứng khó làm tổ thì nên bổ sung sữa đậu nành hàng ngày.

Lưu ý cho các cặp vợ chồng khi uống sữa đậu nành

– Cái gì nhiều quá cũng không tốt. Vì vậy, mỗi ngày bạn chỉ nên uống từ 300 – 500 ml sữa chia làm hai lần uống. Khi uống quá nhiều sữa đậu nành đồng nghĩa với việc bạn đã cung cấp cho cơ thể một lượng protein vượt quá mức quy định. Điều này sẽ gây ra những “tác dụng ngược” như: suy giảm chức năng thận, gây chướng bụng, khó tiêu thậm trí tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.

– Nên sử dụng sữa đậu nành được sản xuất theo quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không nên sử dụng sữa ở những nơi không rõ nguồn gốc, xuất xứ vì chúng thường được pha với chất phụ gia độc hại gây nguy hiểm cho sức khỏe.

– Không pha các loại đường nâu trong sữa đậu nành. Các axit hữu cơ trong đường nâu kết hợp với protein làm mất các dưỡng chất trong sữa và ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa.

– Không bỏ trứng vào uống chung với sữa đậu nành. Protein trong trứng khi gặp “trypsine” trong đậu nành sẽ tạo ra những chất khiến cơ thể khó hấp thu, làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa.

– Tránh ăn cam, quýt trước khi uống sữa vì axit trong cam quýt cùng với protein gây kết tủa ở ruột dẫn đến đầy bụng khó tiêu hay tiêu chảy.

– Để tăng thêm công dụng của sữa đậu nành, khi uống sữa, các bạn có thể ăn kèm với các loại thực phẩm có chứa nhiều tinh bột như bánh mì, bánh ngọt. Dịch vị được cơ thể tiết ra khi hấp thụ tinh bột sẽ giúp cho các dưỡng chất trong sữa đậu nành được hấp thụ hoàn toàn.

Những trường hợp không nên uống sữa đậu nành

Tuy sữa đậu nành rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu bạn thuộc vào những trường hợp sau đây thì không nên uống sữa đậu nành khi chuẩn bị mang thai:

– Người bị bệnh đau dạ dày khi uống sữa đậu nành sẽ kích thích dạ dày bài tiết axit gây đau bụng, khó chịu, buồn nôn.

– Người bị các bệnh gout, bệnh thận, ung thư vú cũng không nên uống sữa đậu nành vì nó có thể khiến bệnh trở nặng hơn.

Như vậy, việc uống sữa đậu nành không hề ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản như nhiều người vẫn nghĩ. Do đó, thay vì tin vào các thông tin truyền miệng không chính xác, các ông bố bà mẹ tương lai vẫn hoàn toàn được hưởng thụ những giá trị dinh dưỡng tốt của sữa đậu nành.

Conlatatca.vn

Uống Sữa Đậu Nành Trong Khi Mang Thai: Nên Hay Không Nên?

Chào bác sĩ, em 25 tuổi, đang mang bầu ở tuần thứ 16. Thời gian trước khi mang bầu em thường xuyên uống sữa đậu nành. Khi có bầu em vẫn tiếp tục uống. Tuy nhiên, một số người lại khuyên em không nên uống vì không tốt cho cả mẹ và thai nhi. Hiện tại em rất lo lắng có nên tiếp tục uống hay không và uống như thế nào đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con. Em có nên tiếp tục uống đậu nàng nữa không, mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em cảm ơn bác sĩ! (Dương Hồng Hạnh).

Hồng Hạnh thân mến!

Sữa đậu nành là nước thức uống được rất nhiều chị em yêu thích bởi những công dụng tuyệt vời của nó mang lại. Tuy nhiên, có nhiều chị em trong thời gian mang thai lo lắng và không biết có nên chọn thức uống này trong quá trình mang thai hay không.

Có thể nói, sữa đậu nành cung cấp đầy đủ và cân đối các axit amin cần thiết, giàu canxi, sắt, folat, vitamin A, PP, D, Riboflavin và B12 … giúp thai nhi phát triển tốt; giảm nguy cơ sinh non, nhẹ cân, còi xương và hạn chế tình trạng loãng xương ở mẹ.

Ngoài ra, chất béo trong đậu nành chứa nhiều axit béo linoleic, linolenic, omega-3 là những axit béo không no thiết yếu, giúp tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng, ngăn ngừa vơ vữa động mạch, điều chỉnh huyết áp. Bên cạnh đó, sữa đậu nành còn có các chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp kiểm soát đường huyết và giảm cholesterol máu, chống táo bón.

Vì vậy, bà bầu có thể uống sữa đậu nành trong thời gian mang thai. Không những vậy, sữa đậu nành còn ung cấp cho bà bầu một lượng protein và các chất dinh dưỡng khác như vitamin A, D, Riboflavin và B12 đáng kể. Hàm lượng protein trong sữa đậu nành không có nhiều cholesterol và chất béo như các nguồn protein từ động vật. Sữa đậu nành cũng chứa nhiều canxi và chất xơ nên giúp hạn chế tình trạng loãng xương ở mẹ bầu, giảm nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở thai nhi, giảm tình trạng táo bón ở mẹ.

Tuy nhiên trong thời gian mang thai bạn không nên uống quá nhiều và cũng cần phải tuân thủ nguyên tắc:

– Không nên dự trữ sữa đậu nành trong bình hoặc trong tủ lạnh lâu để uống vì nó sẽ bị biến chất, hư hỏng, thậm chí nhiễm khuẩn gây các bệnh về đường tiêu hóa.

– Không nên pha sữa đậu nành với đường đỏ vì một số axit hữu cơ có trong đường đỏ kết hợp với protein trong sữa sẽ gây nên tình trạng đầy, chướng bụng. Không uống quá 500ml sữa đậu nành cùng lúc.

– Nếu uống sữa đậu nành khi đói mà không ăn kèm với bất kỳ thực phẩm nào thì protein trong đậu nành sẽ phân hủy, không phát huy được vai trò bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Vì thế không uống lúc đói.

– Tuyệt đối không ăn cam, quýt trước hoặc sau khi uống sữa đậu nành vì axit có thể kết hợp với protein của đậu nành gây kết tủa ở ruột, gây đầy bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy.

– Trước khi uống sữa đậu nành cần được đun sôi kỹ, đảm bảo vệ sinh.

Chúc mẹ con bạn vui khỏe!

Nguồn: afamily

Bà Bầu Có Nên Uống Sữa Đậu Nành?

Mặc dù là một loại sữa tốt nhưng có lời đồn rằng uống sữa sữa đậu nành khi mang thai sẽ làm ảnh hưởng giới tính thai nhi. Vì vậy nhiều chị em thắc mắc bà bầu có nên uống sữa đậu nành không?

Đậu nành – thực phẩm giàu dinh dưỡng

Đậu nành và các thực phẩm chế biến từ đậu nành chứa một lượng lớn protein, sắt, kẽm rất tốt cho sức khỏe con người. Ngoài ra, trong đậu nành có chứa các loại axit béo như omega-3, linoleic, linolenic…Đây đều là những axit béo không no giúp tăng cường quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, điều chỉnh huyết áp.

Một số công trình nghiên cứu gần đây cũng cho thấy đậu nành còn có công dụng giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ rất hiệu quả.

Bà bầu uống sữa đậu nành có lợi ích gì?

Nếu bạn còn đang thắc mắc bà bầu có nên uống sữa đậu nành hay không thì chúng tôi có thể trả lời rằng: nếu biết cách uống sữa đậu nành đúng cách, loại sữa này rất tốt cho bà bầu.

Isoflavone có trong sữa đậu nành không làm ảnh hưởng đến giới tính thai nhi như nhiều người vẫn lo lắng

– Sữa đậu nành cung cấp một lượng lớn protein lành mạnh vì không có nhiều cholesterol và chất béo như các nguồn protein từ động vật.

– Giá trị dinh dưỡng của sữa đậu nành cùng hàm lượng protein, Riboflavin, vitamin A, D, B12 bằng với sữa bò. Trong trường hợp mẹ bầu bị dị ứng sữa bò, biện pháp uông sữa thay thế chính là sữa đậu nành.

– Canxi trong sữa đậu nành ngăn ngừa nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân cho mẹ bầu, đồng thời giúp hạn chế tình trạng loãng xương cho chị em.

– Ngoài ra, sữa đậu nành làm từ hạt đậu tương rất giàu chất xơ sẽ giảm bớt triệu chứng táo bón cũng như kiểm soát lượng đường trong máu cho thai phụ.

Vì sao có tin đồn sữa đậu nành gây ảnh hưởng đến giới tính thai nhi?

Bản thân đậu nành có chứa isoflavone – một hoạt chất có trong hạt đậu tương. Hoạt chất này có hoạt tính estrogen – một loại hormone giới tính nữ. Nhiều người lo ngại estrogen trong đậu nành sẽ ảnh hưởng tới đến chức năng sinh sản của các bé trai như làm teo tinh hoàn, gây vô sinh. Tuy nhiên, hiện nay chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh lo ngại trên là sự thật.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy chất isoflavone có trong đậu nành được hấp thụ qua nhau thai người hay những đứa trẻ sử dụng sữa công thức làm từ đậu nành bị ảnh hưởng sức khỏe. Vì vậy mẹ bầu có thể yên tâm uống sữa đậu nành mà không cần lo lắng về vấn đề giới tính thai nhi hay băn khoăn bà bầu có nên uống sữa đậu nành.

Nếu không uống được sữa bò mẹ bầu có thể dùng sữa đậu nành thay thế

Mẹ bầu uống sữa đậu nành như thế nào mới đúng?

– Liều lượng uống: 1 cốc sữa đậu nành chứa khoảng 50 mg isoflavone – một chất chống oxy hóa. Các nhà khoa học khuyên rằng không nên bổ sung quá 100 mg isoflavone vào cơ thể mỗi ngày. Vì vậy, thai phụ chỉ cần uống 1 cốc sữa đậu mỗi ngày là hợp lý. Uống đúng liều lượng sẽ không làm ảnh hưởng đến việc hấp thu các chất dinh dưỡng khác, tránh bị đầy hơi, khó tiêu.

– Phải đun sôi sữa đậu nành khi uống: Việc này giúp loại bỏ các chất ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa đề phòng mẹ bầu bị đau bụng, buồn nôn.

– Bà bầu không nên uống sữa đậu nành khi đói: Mẹ bầu nên ăn thức ăn nhẹ trước khi uống sữa đậu nành. Còn nếu uống khi đói thì các protein có lợi trong đậu nành sẽ bị chuyển hóa thành nhiệt lượng và tiêu hủy, mẹ bầu sẽ không hấp thu được các dưỡng chất này.

– Không dùng kết hợp sữa đậu nành với một số thực phẩm: như trứng (tạo ra chất kết tủa khiến cơ thể không hấp thụ được các chất dinh dưỡng); đường nâu (ảnh hương đến hệ tiêu hóa).

Khi nào mẹ bầu không nên uống sữa đậu nành?

Nếu chị em mang thai đang gặp các vấn đề sau đây thì không nên uống sữa đậu nành:

Mẹ bầu bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng: Hàm lượng protein trong sữa đậu nành khiến tình trạng hen suyễn, viêm mũi thêm nặng hơn.

Chị em có các bệnh về đường tiêu hóa: Mẹ bầu thường bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu không nên uống sữa đậu nành.

Bị bệnh thận: Oxalat có trong sữa đậu nành có thể kết hợp với canxi gây sỏi thận.

Theo Phương Thanh (T/h) (Khám phá)