Phù chân khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến. Tuy nhiên, ở những mức độ khác nhau hiện tượng này sẽ có thể gây ra những di chứng không tốt cho cả mẹ bầu và em bé. Vì vậy nhiều mẹ bầu rất lo lắng khi bị phù chân. Bài viết này hôm nay sẽ giải đáp các băn khoăn của các bạn về hiện tượng này.
Phù chân khi mang thai là gì?
Phù chân khi mang thai hay còn gọi là hiện tượng xuống máu chân là hiện tượng phổ biến nhiều bà bầu gặp phải ở cuối thai kỳ (thường từ tháng thứ 5 trở đi). Giai đoạn những tháng cuối của thai kỳ là giai đoạn tử cung lớn lên nhanh và chèn ép vào các bộ phận dưới của cơ thể mẹ bầu khiến máu ở chân khó lưu thông về tim hơn. Đồng thời sự thay đổi về nội tiết tố ở người mẹ cũng khiến cho tĩnh mạch bị giãn, điều này làm cho hệ tuần hoàn bị ứ trệ gây ra hiện tượng phù chân ở bà bầu.
Phù chân khi mang thai có sao không?
Hiện tượng phù chân khi mang thai là hiện tượng bình thường, tuy nhiên khi có các biểu hiện sau thì bà bầu nên đến gặp bác sĩ để có sự tư vấn và can thiệp kịp thời:
Phù chân kèm theo mặt cũng bị phù nề, sưng to nhiều so với trước đó.
Mắt có cảm giác sưng, khó chịu, khó khăn khi nhìn.
Thường xuyên đau đầu, đau bụng.
Bàn chân, mắt cá chân sưng to quá mức, có những dấu hiệu viêm loét.
Nên làm gì để hạn chế phù chân khi mang thai?
Bảo đảm đầy đủ chất đạm
Điều đầu tiên đó là bà bầu cần đảm bảo cung cấp đủ chất đạm cho cơ thể. Bà bầu nên ăn các thực phẩm giàu protein hàng ngày với lượng vừa đủ, ăn các thực phẩm bổ sung sắt như thịt bò, gan động vật,… để tránh tình trạng thiếu máu.
Hạn chế đồ ăn mặn
Trong suốt thai kỳ nên hạn chế ăn mặn, đặc biệt bị phù chân khi mang thai thì càng nên hạn chế. Bởi vì việc ăn mặn sẽ khiến thận phải hoạt động nhiều hơn. Bà bầu nên lựa chọn sản phẩm dễ tiêu, không ăn những loại thức ăn dễ gây đầy hơi vì nó khiến lưu thông máu kém, tình trạng phù nề sẽ nặng hơn.
Nằm nghiêng về 1 phía
Có thể hạn chế phù chân do nguyên nhân giãn tĩnh mạch bằng cách nằm nghiêng về một phía. Nên nằm nghiêng sang bên trái vì tĩnh mạch chủ ở phía bên phải cơ thể, việc nằm nghiêng sang bên trái sẽ hạn chế được áp lực lên tĩnh mạch. Đồng thời, khi bị phù chân khi mang thai bà bầu có thể kê chân cao lên một chút bằng gối cũng sẽ giúp đẩy mạnh lưu thông máu, xoa dịu chứng phù chân khá hiệu quả.
Không nên nhịn tiểu.
Việc mang bầu khiến tử cung to hơn đè lên các bộ phận như bàng quang làm cho cảm giác buồn đi tiểu sẽ nhanh hơn, vì vậy nhiều bà bầu thường nhịn tiểu trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, việc nhịn tiểu rất có hại, đồng thời nó còn làm cản trở quá trình lưu thông máu khiến mức độ phù chân càng nặng hơn.
Lựa chọn giày dép phù hợp và thoải mái ở chân
Khi bị phù chân sẽ làm cho đôi chân của bà bầu to lên, nhiều đôi giày, dép cũng vì thế trở nên chật. Việc đi giày dép chật sẽ làm cho đôi chân cảm giác bức bối, máu khó lưu thông khi bị phù chân khi mang thai. Vì vậy mẹ bầu nên lựa chọn giày dép có kích cỡ phù hợp, độ cao vừa phải, đi chắc chắn và thoải mái.
Vận động thể dục nhẹ nhàng
Một biện pháp cuối cùng nhưng vô cùng hữu ích đó là tập thể dục nhẹ nhàng ví dụ như đi bộ. Ai cũng biết việc đi bộ giúp cho mẹ bầu “vượt cạn” dễ dàng hơn, cơ thể khỏe khoắn hơn đồng thời nó còn giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Đây là một biện pháp rất hữu hiệu giảm các triệu chứng khó chịu của phù chân gây ra.