Bà bầu ăn bánh gai được không?
Bánh gai là một loại bánh ngọt truyền thống của Việt Nam, có nguồn gốc từ vùng Đông Bắc Bộ. Nguyên liệu chính của bánh gai là gạo nếp, đậu xanh với lá gai quấn bên ngoài. Món bánh dân dã, mộc mạc này rất được yêu thích bởi hương thơm của lá gai, dai dai của vỏ bánh và ngọt dịu của nhân đậu. Không những ngon miệng, bánh gai còn chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Vậy bà bầu ăn bánh gai có tốt không?
Theo chuyên gia dinh dưỡng, bánh gai chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu rất tốt cho bà bầu. Phần lá gai quấn ngoài bánh cũng là nguyên liệu phổ biến trong Đông y có tác dụng an thai.
Thành phần dinh dưỡng có trong bánh gai
Thành phần dinh dưỡng có trong 100g bánh gai là:
Năng lượng 250.5 calo
Chất đạm 4.7g
Chất béo 2.5g
Bột đường 51.95g
Chất xơ 0.35g
Canxi 239.50mg
Sắt 11.80mg
Photpho 44.30mg
Kẽm 0.56mg
Công dụng khi bà bầu ăn bánh gai
1. Thai nhi phát triển khỏe mạnh
Kẽm có vai trò tăng sản sinh tế bào, từ giai đoạn mang thai đến quá trình phát triển của trẻ. Trong quá trình sinh học của cơ thể, kẽm có cấu trúc của tế bào 80 loại enzyme bao gồm các enzyme trong hệ thống vận chuyển, đồng hóa, thủy phân, xúc tác phản ứng gắn kết các chuỗi AND, đồng thời xúc tác các phản ứng sinh năng lượng khác. Vậy nên có thể nói kẽm có vai trò quan trọng cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Bà bầu ăn bánh gai là có thể cung cấp một lượng kẽm nhất định vào cơ thể rồi.
2. Cung cấp năng lượng cho cơ thể
3. Tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh
Hàm lượng sắt có trong bánh gai có tác dụng tăng cường và giúp hệ miễn dịch thêm khỏe mạnh. Sắt là một khoáng chất có vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch, đóng vai trò lớn trong sự hình thành protein cho các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Cơ thể đủ sắt sẽ giúp bạn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Ngược lại, nếu thiếu sắt sẽ gây có các tình trạng mệt mỏi, suy nhược, choáng váng, ốm đau,…vì lúc này hệ miễn dich của cơ thể đã không còn khỏe mạnh, không đủ khả năng bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân xấu như vi khuẩn, vi rút gây bệnh, khói độc, ô nhiễm.
4. Cải thiện tâm trạng
Theo nghiên cứu từ Đại học Cincinnati, Mỹ, đồ ăn ngọt có thể giúp con người giải tỏa cẳng thẳng và mệt mỏi. Nguyên nhân là do hoocmon dẫn đến căng thẳng là glucocorticoid sẽ giảm đi khi gặp đồ ngọt. Giai đoạn mang thai, bà bầu rất rơi vào trạng thái mệt mỏi, chán nản, căng thẳng, mệt mỏi và đây đều là những biểu hiện không hề tốt cho mẹ và bé. Chỉ với một miếng bánh gai bà bầu có thể cải thiện tâm trạng của mình tốt lên. Vị ngọt dịu nhẹ của bánh chắc chắn sẽ mang đến cho các mẹ cảm giác thoải mái và nhẹ nhàng hơn.
5. Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Bánh gai cũng chứa một hàm lượng chất xơ tốt cho cơ thể. Chất xơ giúp cho sự chuyển động của ruột dễ dàng hơn, tăng thể tích phân và giúp cải thiện việc đi tiêu, từ đó giảm và ngừa táo bón hay tiêu chảy. Cung cấp nhiều chất xơ cho cơ thể có thể làm giảm nguy cơ viêm ruột thừa, trĩ và sỏi thận, làm giảm axit dạ dày, nguy cơ trào ngược dạ dày và loét dạ dày.
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, chất xơ có vai trò quan trọng trong điều trị và phòng ngừa những chứng bệnh mạn tính như bệnh tim mạch, thừa cân béo phì, tiểu đường, ung thư,…
Cách làm bánh gai thơm ngon, dinh dưỡng cho bà bầu
Ăn bánh gai đem đến nhiều lợi ích sức khỏe cho bà bầu. Để đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm, mẹ bầu hãy thử làm bánh gai tại nhà theo công thức đơn giản như sau:
Nguyên liệu
500g bột gạo nếp nghiền nhỏ
100g bột sắn nghiền nhỏ
400g lá gai
400g đậu (đỗ) xanh
100g dừa khô nạo
100g mỡ lợn
20g mè (vừng) rang
Lá chuối khô rửa sạch
Dây rơm, dây chuối khô hoặc lạt tre
Dầu ăn
Cách làm
Sơ chế phần lá
Lá gai tước bỏ phần sống lá, nhặt bỏ cuỗng già sau đó rửa sạch.
Đun một nồi nước sôi trên bếp, cho lá gai vào đun cùng khoảng 30 phút cho lá mềm rồi vớt ra để ráo.
Cho lá gai đã luộc cùng một ít nước vào cối giã nhỏ hoặc cho vào máy sinh tố xay nhuyễn, lọc qua rây bỏ phần xác, lấy nước.
Sơ chế phần thịt và vừng
Thịt mỡ luộc chín, xắt nhỏ. Cho thịt mỡ đã xắt nhỏ, đậu xanh xay nhỏ cùng dừa nạo vào một cái tô lớn trộn đều.
Rang vừng với lửa nhỏ, đều tay đến khi nghe tiếng nổ tách và mùi thơm là được.
Làm phần nhân bánh
Ngâm đậu xanh khoảng 4 – 5 tiếng để đậu mềm. Dùng tay chà sát hạt đậu để bong lớp vỏ (hoặc bạn có thể mau loại đậu xanh đã được lột vỏ sắn).
Cho đậu vào nồi hấp chín rồi cho vào cối hoặc máy xay xay nhuyễn.
Làm bột bánh
Cho bột gạo nếp, bột sắn, nước lá gai và 150g đường trắng vào khay hoặc to lớn, dùng tay nhào đều. Đến khi thấy các nguyên liệu đều, dẻo và quánh lại với nhau là được.
Nặn và gói bánh
Lấy một lượng bột bánh vừa đủ cho vào lòng bàn tay, cho nhân đậu xanh, thịt mỡ và dừa nạo vào giữa lớp bột. Sau đó vo và nắn đều lớp bột cho kín phần nhân bên trong.
Lăn phần bánh đã nặn qua lớp vừng.
Quét một lớp dầu lên lá chuối dùng gói bánh để sau khi luộc bột bánh không bị dính vào lớp lá. Sau đó dùng dây rơm, dây chuối khô hoặc lạt tre buộc chặc lại, tránh trường hợp vỏ bánh bị bung khi hấp.
Hấp bánh
Hấp cách thủy (hoặc luộc) số bánh đã gói trong khoảng 30 – 40 phút.
Sau khi bánh chín, vớt bánh ra để nguội là có thể dùng trực tiếp.
Bà bầu có thể thêm hoăc bớt phần nhân bánh (nhân chỉ gồm dừa, hoặc đậu xanh, hoặc chỉ có thịt heo), tùy theo sở thích.
Lưu ý khi bà bầu ăn bánh gai
Nếu không tự làm bánh gai tại nhà, bà bầu có thể mua ở ngoài hàng. Nhưng nhớ lựa chọn những cơ sở uy tín để bánh được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Xem xét kỹ phần bánh còn sử dụng được không, có bị mốc hay có mùi hôi chưa trước khi ăn.
Nguồn: Tổng hợp