Top 8 # Xem Nhiều Nhất Bà Bầu Ngồi Bị Đau Xương Cụt Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Tobsill.com

Bà Bầu Bị Đau Xương Cụt, Nguyên Nhân Và Cách Giảm Đau Xương Cụt

Bà bầu bị đau xương cụt cũng là một biểu hiện khó chịu không kém những ốm nghén, táo bón hay ợ nóng. Vậy bị đau xương cụt khi mang thai phải làm sao ?

Cơn đau xương cùng xuất hiện thường xuyên; thậm chí đau âm ỉ đến cả tháng trời liền. Điều này khiến sự mệt mỏi, căng thẳng tăng lên; gây ra nhiều nguy hại tới tâm lý của bà bầu. Vậy đâu là cách giảm đau xương cụt khi mang thai hiệu quả nhất dành cho các chị em trong thai kì ?

Trước tiên, bạn cần tìm hiểu và bổ sung ngay cho mình những kiến thức cần thiết nhất về bất thường khi mang thai này

Bà bầu bị đau xương cụt có sao không ?

Đây là một hiện tượng xuất hiện rất phổ biến ở các mẹ bầu. Đa phần là đau xương cụt khi mang thai 3 tháng đầu; đặc biệt là tháng thứ 2 của thai kì. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp gặp phải triệu chứng này trong những tháng cuối thai kì.

Tình trạng bà bầu bị đau xương cụt không gây nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên có thể gây ra nhiều cảm giác khó chịu chịu cho bà bầu. Tùy vào sức khỏe và cơ địa của người phụ nữ mà mức độ cơn đau cũng có sự khác biệt.

Bị đau xương cụt khi mang thai là triệu chứng mà mẹ bầu cảm thấy đau ê ẩm hoặc nhói tại vùng mông hoặc hông. Tình trạng đau nhức có thể xuất hiện ở cả vùng háng, hai bắp chân, đầu gối; nhiều trường hợp còn bị đâu cả mắt cá chân nữa.

Các chị em đã hoặc đang mang thai và từng được thử qua cảm giác này đều có nhận xét chung. Triệu chứng đau đớn này đều xuất phát từ một điểm sau đó lan sang những vị trí xung quanh.

Có thể nói nếu trong thời kì mang thai bạn gặp phải tình trạng này một vài lần thì cũng không cần quá lo lắng. Bởi khi thai phát triển càng lớn, áp lực tác động đến các chi dưới càng lớn; đó chính là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau nhức.

Mức độ của cơn đau xương cụt sẽ còn tăng lên nhiều khi chị em chuẩn bị sinh em bé. Bên cạnh đó, cũng có người sau khi sinh vẫn còn có cảm giác đau đớn ở xương cụt.

Nguyên nhân đau xương cụt khi mang thai ?

Có nhiều chị em bị lẫn lộn giữa hiện tượng đau xương cụt với đau hông. Tuy nhiên, thực tế là xương cụt được hình thành từ 5 đốt sống hình tam giác kết nối với xương hông; nằm giữa xương sống và xương hông.

1. Sự biến đổi hormone khi mang thai

Khoảng thời gian 3 tháng đầu mang thai, cơ thể nữ giới sẽ sản sinh ra một loại hormone có tên gọi là relaxin và estrogen. Đây đều là các loại hormone có tác động tới các dây chằng xung quanh vùng xương cụt; hình thành nên những cơn đau nơi xương cụt.

2. Sự phát triển của thai nhi

Khi đến những tháng cuối của thai kì, phần đầu của thai nhi thường chèn vào xương cụt người mẹ. Điều này cũng có thể lý giải tại sao bà bầu bị đau xương cụt kèm theo cảm giác mệt mỏi.

Thời điểm này, bất cứ mọi vận động của mẹ bầu đều có thể dẫn đến đau đớn khó chịu. Từ những hoạt động thể dục thể thao như đi bộ, đạp xe… cho đến những thao tác đơn giản như ngồi xuống, đứng lên. Đó cũng là lý do tại sao chị em khi mang bầu cần chú ý cẩn thận khi làm bất cứ việc gì.

3. Căng cứng cơ khiến bà bầu bị đau xương cụt

Nguyên nhân đau xương cụt khi mang thai có thể đến từ sự căng cứng cơ vùng xương chậu, hông. Tình trạng căng cứng cơ này hình thành do việc sinh hoạt sai tư thế; vận động không khoa học. Hoặc cũng có thể là vì mẹ bầu đứng hoặc ngồi ở cùng một tư thế quá lâu.

4. Những căn bệnh gặp khi mang thai

Mắc phải những căn bệnh khi mang thai như xương khớp, ung thư vùng chậu hoặc rối loạn chức năng xương mu… cũng là một trong những nguyên nhân đau xương cụt khi mang thai; đặc biệt là chứng bệnh ung thư vùng chậu.

Bên cạnh đó, chị em mắc chứng rối loạn tiêu hóa, táo bón cũng có những tác động nhất định. Tạo thành những cảm giác không thoải mái ở vị trí xương cụt.

Vùng xương cụt xuất hiện những cơn đau từ nhẹ đến dữ dội.

Những cơn đâu liên tiếp ở lưng dưới hoặc ở hông.

Mức độ cơn đâu tăng dần ở vị trí cuối cột sống.

Cơn đau dữ dội hơn vào ban đêm; ảnh hưởng tới giấc ngủ của mẹ bầu.

Mức độ cơn đau biến đổi cùng với sự thay đổi tư thế.

Đau xương mu, đau ở khớp háng, đau lưng, hông, chân hay đầu gối.

Khi bà bầu vận động đi lại, đứng lên ngồi xuống, uốn người; thì những cơn đau cũng xuất hiện trở lại.

Mức độ đau đớn càng nặng hơn nếu bà bầu bị táo bón.

Bà bầu bị đau xương cụt tháng cuối có phải sắp sinh?

Có thể nói đây là một trong những chứng bệnh phổ biến nhất ở nữ giới. Bởi xương cụt (hay xương cùng) của chị em thường có kết cấu ngắn và rộng hơn ở đàn ông.

Theo thống kê, trong thời gian thai kì có đến hơn 80% bà bầu phải trải qua tình trạng đau xương cụt này; với rất nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Cũng bởi vậy, việc bà bầu bị đau xương cụt tháng cuối có phải sắp sinh không ? là chưa chắc. Để khẳng định có phải mẹ bầu sắp sinh hay không; phải quan sát thêm một vài triệu chứng khác như:

Bụng tụt xuống thấp.

Tần suất đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Đau mỏi lưng dưới.

Những cơn co chuyển dạ mạnh và xuất hiện dồn dập ở tử cung; với tần suất từ 5 – 7 phút trong ít nhất trong một tiếng.

Âm đạo tiết ra nhiều dịch nhờn có màu như lòng trắng trứng; hoặc dịch có lẫn máu hồng…

Vì sao tình trạng đau xương cụt nghiêm trọng hơn ?

Bà bầu bị đau xương cụt không phải là một căn bệnh nguy hiểm; tuy nhiên nó lại gây ảnh hưởng đến tinh thần và chất lượng cuộc sống của chị em. Có nhiều yếu tố khiến cho tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn, có thể kể đến như:

Hội chứng tăng động khớp (Hypermobility) là hiện tượng mà các khớp dễ dàng chệch ra khỏi vị trí đúng của nó.

Các mẹ bầu ngồi hoặc đứng quá lâu mà không thay đổi tư thế; vô tình tạo thành áp lực lớn hơn lên xương cùng.

Mẹ bầu đã từng gặp phải tình trạng này trong quá khứ hoặc đã từng bị chấn thương tại vị trí đó.

Bị nhiễm trùng bởi bất cứ nguyên nhân nào cũng là nguyên nhân hình thành áp lực lớn hơn lên vùng xương cụt; khiến cho những cơn đau trở nên nặng nề hơn.

Những chị em có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao, thừa cân hoặc béo phì trước khi mang thai.

Cách giảm đau xương cụt khi mang thai

Bà bầu bị đau xương cụt nên thay đổi tư thế ngủ

Bà bầu nên thay đổi tư thế ngủ phù hợp để giảm đau xương cụt khi mang thai. Theo đó, tư thế phù hợp với các chị em đó chính là nằm nghiêng về bên trái. Kèm theo đó là một cái gối đặt vào giữa 2 đùi; làm như vậy là để trọng lượng của cơ thể không bị dồn vào một chỗ.

Hạn chế những hoạt động mạnh

Trong thời gian mang thai, chị em tuyệt đối cần tránh những hoạt động mạnh. Nếu các mẹ hay đi bộ tập thể dục hay trong đi lại bình thường; hãy hạn chế lại ngay khi xuất hiện những cơn đau ở xương cụt.

Không nên đứng ngồi quá lâu

Nếu mẹ bầu phải đứng hoặc ngồi trong thời gian dài vì tính chất công việc. Hãy nhớ thường xuyên thay đổi tư thế đều đặn; chắc chắn các mẹ sẽ có cảm giác thoải mái hơn đó.

Thỉnh thoảng, chị em cũng nên đứng lên và đi lại xung quanh chỗ ngồi của mình 1-2 phút. Thực hiện đều đặn nhiều lần trong ngày sẽ giúp tăng cường khả năng lưu thông máu và giúp các đốt xương linh hoạt hơn.

Nên ngồi thẳng để giúp trọng tâm cơ thể được cố định. Giảm tải áp lực đè nặng lên xương cụt. Nếu có thể, bà bầu hãy ngồi trên một quả bóng chuyên dụng trong tập thể dục.

Bà bầu bị đau xương cụt nên tham gia các hoạt động thể thao

Chị em hãy giữ cho mình một cân nặng cân đối; hạn chế tăng cân quá nhanh và quá nhiều. Vì nó sẽ làm gia tăng áp lực đè nén lên xương cụt; kèm theo đó là vô số ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.

Sử dụng đai hỗ trợ vùng bụng

Sử dụng đai hỗ trợ vùng bụng là cách tốt nhất để giảm bớt những áp lực đè nén lên vùng xương cùng. Giúp các chị em cải thiện được tư thế; cũng như giảm bớt căng thẳng mệt mỏi, đặc biệt là trong tam cá nguyệt cuối.

Chị em có thể tìm mua loại đai hỗ trợ vùng bụng này tại các shop mẹ và bé.

Các bài tập đơn giản cho bà bầu bị đau xương cụt

Bài tập Standing Pelvic Tilt:

Mẹ bầu đứng thẳng lưng, hai chân ngang vai. Thực hiện lặp lại động tác gồng mông lên rồi thả lỏng ra nhiều lần.

Chị em cần ngồi vắt chéo chân trên thảm hoặc trên giường; dùng tay trái nắm lấy chân phải. Tiếp theo, đặt lòng bàn tay còn lại lên sàn và xoay phần trên cơ thể về phía bàn tay này.

Giữ nguyên động tác này trong 5 giây rồi đổi sang làm tương tự với chân còn lại. Thực hiện động tác từ 8 – 10 lần.

Có thể nói, bộ môn bơi lội chính là bài tập hoàn hảo; có khả năng đóng góp không khác gì một thần dược ngăn ngừa đau xương sống trong thai kì.

Bà Bầu Bị Đau Xương Cụt Có Sao Không, Có Phải Sắp Sinh Không?

Bà bầu bị đau xương cụt có triệu chứng đau nhức hoặc nhói ở vùng mông hoặc hông. Cơn đau có thể lan xuống vùng háng, hai bắp chân, đầu gối kể cả mắt cá. Khi mang thai thì trên 80% mẹ bầu bị đau xương cụt ở mức độ nhiều ít khác nhau. Giảm đau xương cụt bằng cách ngâm mình trong nước ấm, không nên đứng và ngồi nhiều,…và nhiều biện pháp hiệu quả khác bên dưới. Đau xương…

Bà bầu bị đau xương cụt có triệu chứng đau nhức hoặc nhói ở vùng mông hoặc hông. Cơn đau có thể lan xuống vùng háng, hai bắp chân, đầu gối kể cả mắt cá. Khi mang thai thì trên 80% mẹ bầu bị đau xương cụt ở mức độ nhiều ít khác nhau. Giảm đau xương cụt bằng cách ngâm mình trong nước ấm, không nên đứng và ngồi nhiều,…và nhiều biện pháp hiệu quả khác bên dưới.

Đau xương cụt trong thai kỳ tuy phổ biến, không gây nguy hiểm cho mẹ và bé nhưng có thể khiến thai phụ khó chịu, khổ sở trong suốt thai kỳ. Vậy bà bầu bị đau xương cụt nhiều có sao không? bà bầu bị đau xương cụt tháng cuối có phải sắp sanh không? Cách giảm đau xương cụt ở mẹ bầu như thế nào?

Bà bầu bị đau xương cụt có triệu chứng gì?

Mẹ bầu có thể cảm thấy đau nhức hoặc nhói ở vùng mông hoặc hông nếu bị đau xương cụt. Cơn đau có thể lan xuống vùng háng, hai bắp chân, đầu gối kể cả mắt cá.

Thường cảm giác đau bắt nguồn từ một điểm rồi lan rộng ra xung quanh mà không cách nào kiểm soát được.

Bà bầu bị đau xương cụt do những nguyên nhân nào?

Sự thay đổi cơ thể của mẹ bầu trong thai kỳ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các cơn đau ở vùng xương cụt.

Khi mẹ mang thai trọng tâm cơ thể cũng nghiêng về phía sau, điều này ảnh hưởng đến các khớp nhỏ ở đốt sống lưng. Chính sự tác động này làm cho các cơ, màng gân và dây chằng thường xuyên phải chịu áp lực trở nên căng và xuất hiện các tổn thương mãn tính. Xương cụt cũng bị chung tác động này.

Ngoài ra chính sự thay đổi vị trí các cơ quan nội tạng của mẹ bầu khi mang thai, chúng dịch lên trên để chừa khoang bụng cho thai nhi và hạ xuống sau khi mẹ sinh con cũng khiến cho xương cụt và vùng thắt lưng bị ảnh hưởng và gây ra đau.

Mẹ bầu bị đau xương cụt tháng cuối có phải sắp sinh?

Xương cụt là phần dưới cùng của xương sống. Nó được cấu tạo bởi năm đốt sống tạo thành hình tam giác nối với xương hông. Đau xương cụt không hẳn sẽ là bệnh nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Đây là căn bệnh đặc trưng của phái nữ vì xương cùng (còn gọi là xương cụt) của phái nữ ngắn và rộng hơn nam giới. Đặc biệt, đến giai đoạn mang thai thì trên 80% thai phụ phải đối diện với chuyện đau xương cụt này ở mức độ nhiều ít khác nhau.

Do đó, mẹ bầu bị đau xương cụt tháng cuối chưa chắc là dấu hiệu báo mẹ sắp sinh. Mà dấu hiệu mẹ bầu sắp sinh còn kèm theo một số biểu hiện khác như: bụng tụt xuống thấp, đi tiểu nhiều, đau mỏi lưng dưới, bạn sẽ thấy tử cung xuất hiện các cơn co chuyển dạ mạnh và liên tục, cách nhau từ 5 – 7 phút ít nhất trong một giờ, âm đạo tiết nhiều dịch như lòng trắng trứng hoặc dịch lẫn máu hồng,…

Mẹ bầu bị đau xương cụt phải làm sao?

– Ngâm mình trong nước ấm cũng là một cách để giảm cơn đau cho mẹ bầu.

– Nên uống đủ sữa và uống bổ sung canxi theo chỉ định của bác sĩ để giúp xương khỏe mạnh.

– Vận động nhẹ nhàng với một vài động tác hông dành cho mẹ bầu cũng có thể cải thiện được điều này. Nên giữ hai chân di chuyển cùng hướng khi đi lại. Kiêng nhẫn và cổ vũ mình vượt qua cơn đau này, tất cả đều là sự hi sinh dành cho bé yêu.

– Cuối cùng nếu đau quá mức mẹ nên đến khám bác sĩ để có thể được tư vấn loại thuốc giảm đau an toàn.

mới mang thai bị đau xương cụt

đau xương cụt khi mang thai 3 tháng đầu

bà bầu tháng cuối bị đau xương cụt

đau xương cụt có phải sắp sinh

bà bầu đau xương cụt có sao không

Đau Xương Cụt Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Như Thế Nào?

5

/

5

(

4666

bình chọn

)

1. Tình trạng đau xương cụt

Các đốt sống cụt là phần xương thấp nhất trong hệ thống xương cột sống của cơ thể với các đốt sống nhỏ dính lại với nhau tạo nên.

Mặc dù các đốt sống cụt rất nhỏ nhưng lại có tác dụng quan trọng, phối hợp với khung chậu để nâng đỗ trọng lượng cơ thể, giữ cân bằng khi ngồi và tạo đường cong cho các hoạt động linh hoạt của cơ thể.

Ngoài ra các xương cụt này còn giúp nâng đỡ và ổn định cột sống, có vai trò trong các hoạt động đi đứng, ngồi. Theo ước tính, phụ nữ bị đau xương cụt cao gấp 5 lần so với nam giới.

Đau xương cụt là hiện tượng đau xảy ra xung quanh cấu trúc xương đáy cột sống, có thể do chấn thương, ngồi quá lâu hoặc đau do quá trình sinh nở.

2. Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đau xương cụt, cụ thể:

2.1. Quá trình mang thai và sinh nở

2.2. Chấn thương

Khi chịu tác động mạnh tới đáy côt sống có thể gây tổn thương xương cụt, đặc biệt trong trường hợp chơi thể thao hoặc ngã tiếp xúc mông.

Trong hầu hết các trường hợp tổn thương xương cụt chỉ gây bầm tím. Tuy nhiên khi gặp chấn thương nghiêm trọng có thể dẫn tới trật khớp hoặc gãy xương.

2.3. Chấn thương lặp đi lặp lại

Bạn có thể gặp phải tình trạng đau xương cụt nếu thường xuyên tham gia bộ môn đạp xe hay chèo thuyền do cơ thể liên tục phải đẩy người về phía trước và kéo dài cơ cột sống. Nếu lặp lại nhiều lần, các cơ và dây chằng quanh xương cụt có thể bị căng ra, không còn giữ được xương đúng vị trí, gây đau đớn, khó chịu.

2.4. Tư thế xấu

Ngồi không đúng tư thế trong thời gian dài, đặc biệt với những đối tượng làm việc văn phòng, lái xe sẽ gây áp lực lên xương cụt.

2.5. Thừa cân, béo phì, thiếu cân

Thừa cân béo phì làm gia tăng áp lực lên xương cụt khi ngồi trong khi nếu gầy quá, mỡ mông không đủ ngăn xương cụt cọ xát với các mô xung quanh cũng dẫn tới hiện tượng đau nhức.

2.6. Lão hóa tự nhiên

Các mô sụn tự nhiên dần hao mòn theo tuổi tác dẫn tới các khớp xương cọ xát với nhau, dẫn tới cảm giác đau, không chỉ ở cột sống cổ, cột sống lưng mà còn ở cột sống đáy chậu.

2.7. Nhiễm trùng

Hiếm khi nhiễm trùng xảy ra ở đáy cột sống hoặc mô mềm nhưng cũng có những trường hợp gây ra bệnh cầu trùng như áp xe pilodinal (thường phát triển ở khe mông)

2.8. Ung thư

Đây cũng là nguyên nhân hiếm gặp của tình trạng đau xương cụt, có thể là ung thư xương hoặc ung thư đến giai đoạn di căn.

2.9. Các bệnh lý

Đối với đau xương cụt ở nữ có thể do bất thường vị trí nằm của tử cung, viêm nhiễm đường tiết niệu, hoặc bệnh phụ khoa hoặc do đặt vòng tránh thai.

Ngoài ra, nguyên nhân bị đau xương cụt có thể do các bệnh lý như thoái hóa đốt sống cùng, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, hẹp ống sống, gai cột sống, trượt cột sống, loãng xương…

3. Triệu chứng

Các dấu hiệu đau xương cụt bao gồm:

Những cơn đau nhức, thỉnh thoảng đau nhói.

Cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi ngồi xuống, chuyển từ ngồi sang đứng, đứng trong thời gian dài…

Khó ngủ, ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày như lái xe,cúi gập người.

Một số trường hợp có kèm theo biểu hiện đau lưng, đau chân, đau mông và hông.

4. Đau xương cụt có nguy hiểm không?

Đau xương cụt có nguy hiểm hay không phụ thuộc vào mức độ đau, tình trạng sức khỏe, tuổi tác, giới tính và nguyên nhân gây ra.

Trên thực tế, nếu đau xương cụt do các chấn thương vật lý gây ra, người bệnh không nên quá lo lắng, chỉ cần hạn chế vận động, nghỉ ngơi, sau một thời gian, triệu chứng sẽ tự khỏi. Trường hợp đau xương cụt do một số bệnh lý (xương khớp, phụ khoa…) gây ra không nguy hiểm tính mạng, thế nhưng vẫn phát sinh những biến chứng như: đau nhức kéo dài, hạn chế vận động, teo cơ, liệt chi dưới… nếu không được điều trị kịp thời.

5. Khi nào nên đến gặp bác sĩ

Nếu các dấu hiệu đau không thuyên giảm sau khi sử dụng những biện pháp điều trị đơn giản tại nhà, bạn nên xem xét tới các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời trong trường hợp sau:

Các cơn đau không cải thiện, thậm chí còn diễn biến nặng.

Có thể bị chảy máu, nóng sốt

Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, đau nhức, đặc biệt khi ngồi xuống, đứng lên, cúi người.

Nếu không chữa trị kịp thời, các cơn đau kéo dài sẽ ảnh hưởng tới khả năng vận động của người bệnh, tránh những biến chứng nguy hiểm như đau xương cụt mãn tính, teo cơ, yếu liệt hai chân…

6. Chẩn đoán

Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, kiểm tra các nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau, các dấu hiệu đau và tiền sử bệnh để loại trừ nguyên nhân gây bệnh. Trong một số trường hợp có thể kết hợp phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng như chụp Xquang, chụp MRI…

7. Điều trị

Có một số phương pháp điều tri có thể giảm đau xương cụt. Biện pháp đơn giản tại nhà được khuyến nghị đầu tiên.

7.1. Tự chăm sóc tại nhà

Để hạn chế cơn đau, bạn có thể thay đổi tư thế và những vật dụng sau:

Sử dụng đệm được thiết kế đặc biệt dành cho xương cụt, giúp giảm áp lực lên xương sống khi ngồi.

Tránh ngồi lâu, nên cố gắng đứng dậy và đi lại thường xuyên

Mặc quần áo thoải mái, tránh quần áo nó hoặc quần dài có thể gây áp lực lên xương sống

Sử dụng phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm cơn đau bộc phát

Uống thuốc giảm đau không kê đơn

Hãy thử thuốc nhuận tràng trị táo bón nếu cơn đau trở nên tồi tệ hơn

7.2. Vật lý trị liệu

Nếu cơn đau không cải thiện sau một vài tuần, bạn có thể tham khảo phương pháp vật lý trị liệu

Có nhiều cách vật lý trị liệu được bác sĩ chỉ định để giảm cơn đau xương cụt cho bạn như:

Nhiệt trị liệu

Điện trị liệu

Đèn chiếu hồng ngoại

Châm cứu

Bấm huyệt….

Ngoài ra các bác sĩ sẽ hướng dẫn những bài tập luyện tác dụng tới khung xương chậu để giảm cảm giác đau xương cụt gây ra.

7.3. Thuốc điều trị đau xương cụt

Các loại thuốc giảm đau có thể sử dụng:

Thuốc giảm đau chống viêm (NSAIDs) như ibuprofen, paracetamol đối với trường hợpđau nhẹ đến trung bình.

Nếu cơn đau trầm trọng hơn, có thể sử dụng giảm đau liều mạnh như tramadol. Tuy nhiên tramadol có thể gây ra tác dụng phụ như táo bón, đau đầu, chóng mặt.

Thuốc giãn cơ dùng trong trường hợp có hiện tượng cơ cứng các cơ quan xung quanh vùng chậu như Mydocalm, Myonal…

Thuốc giảm đau thần kinh ở mức độ nhẹ đến trung bình: Neurotin, Codein…

Tuy nhiên, điều trị bằng thuốc tây được ví như “con dao 2 lưỡi”, bởi nếu lạm dụng thì có thể phải gánh chịu nhiều tác dụng phụ như ảnh hưởng tới chức năng gan, thận, hệ tiêu hóa… Vì thế, người bệnh không nên tự ý sử dụng mà cần theo đúng chỉ định của bác sĩ.

7.4. Phẫu thuật

Điều trị đau xương cụt bằng phương pháp ngoại khoa được áp dụng trong những trường hợp đau xương cụt do bệnh lý như thoát vị đĩa đệm thắt lưng, viêm khớp vùng chậu, viêm xương cụt… Những bệnh này thường gây chèn ép thần kinh, tủy sống và phá hủy sụn khớp.

Phương pháp này khá tốn kém và cần nhiều thời gian để bình phục. Một số biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật như mất nhiều máu, nhiễm trùng vết mổ… Vì vậy bạn nên trao đổi với bác sĩ để tìm ra phương án hiệu quả nhất.

7.5. Một số bài thuốc dân gian chữa đau xương cụt

7.5.1. Bài thuốc bằng lá lốt

Cách thực hiện:

Sử dụng 5-10g lá lốt khô.

Rửa sạch và sắc với 3 bát nước, tới khi còn một bát

Chia đều hai bữa uống sáng và chiều

Công dụng:

Lá lốt có công dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, giảm đau hiệu quả.

7.5.2. Bài thuốc với cây dây đau xương

Cách thực hiện:

Dây đau xương rửa sạch, cắt nhỏ, sao nóng

Ngâm thảo dược theo tỉ lệ 1:5, cứ 1 kg dây đau xương ngâm với 5 lít rượu, để trong vòng 1 tháng

Sử dụng mỗi lần một chén nhỏ khoảng 15ml uống ngày 3 lần để triệu chứng thuyên giảm.

Công dụng:

Dây đau xương được sử dụng như một nguyên liệu dược trong Đông y để chữa những triệu chứng của bệnh tê thấp, đau xương, đau người. Ngoài ra, cây còn được dùng làm thuốc bổ. (Theo Wikipedia)

7.5.3. Bài thuốc từ cây cỏ xước

Cách thực hiện:

Sử dụng 40g rễ cỏ xước, sơn kỳ lương, cỏ mực mỗi vị 20g, cây bùa ngải, thương nhĩ tử mỗi vị 12g, cây xuyến chi 30g.

Sắc tất cả thảo dược trên với 1 lít nước tới khi còn hai bát nước

Chia đều làm 3 lân uống trong ngày.

Công dụng:

Cỏ xước có đặc tính giảm đau, chống sưng viêm. Khi kết hợp với các thảo dược có hiệu quả trong việc đẩy lùi cơn đau xương cụt.

7.5.4. Lá ngải cứu

Theo Y học cổ truyền, lá cây ngải cứu chứa nhiều chất kháng khuẩn và tinh dầu giúp giảm đau hiệu quả. Bên cạnh đó, ngải cứu chứa hoạt chất Cineol, Tricosanol, Tetradecatrilin… có tác dụng giảm cơn đau thần kinh nhanh chóng.

Cách thực hiện:

Ngải cứu sao vàng với muối, cho vào túi vải

Chườm nóng lên vùng xương cụt 5-10 phút.

Nếu nguội có thể sao lại và tiếp tục chườm.

Thực hiện 2 lần/ngày, kéo dài 2-3 ngày để giảm đau nhức, khó chịu.

8. Cách phòng tránh

Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xương khớp đã đưa ra lời khuyên hữu ích để hạn chế tình trạng bệnh.

Cụ thể:

Điều chỉnh tư thế, ngồi thẳng lưng, hóp bụng, thẳng cổ, lưng hơi cong

Nếu đau dữ dội khi đứng dậy có thể hướng người về phía trước, cong lưng trước khi đứng

Ngồi trên gối đặc biệt dành cho bệnh nhân đau xương cụt giúp giảm cơn đau

Hạn chế mang vác vật nặng sai tư thế

Tăng cường tập thể dục thể thao, tránh những hoạt động ảnh hưởng nhiều tới xương cụt như đạp xe, đua thuyền

Lên kế hoạch nghỉ ngơi hợp lý

Không rặn khi đại tiện, rất dễ tới tình trạng đau xương cụt

Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu canxi, chất xơ, tăng cường hệ xương khớp, phòng tránh các bệnh lý xương khớp

Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, đồ ăn nhanh

Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích

Ngay khi có dấu hiệu bất ổn, nếu chưa rõ nguyên nhân nên đi thăm khám để được biết tình trạng bệnh.

XEM THÊM:

Phải Làm Gì Khi Bà Bầu Bị Đau Nhức Xương Khớp

– Do tình trạng tăng cân và khối thai phát triển.

+ Tăng cân: Hầu như khi bầu bí, các chị em thường cố gắng ăn nhiều hơn để nuôi dưỡng thai nhi, vì vậy việc tăng cân không kiểm soát cũng là một chuyện rất dễ hiểu. Khi tăng cân, thì hệ xương cột sống sẽ phải chịu nhiều sức ép hơn.

+ Do khối thai phát triển: Càng về những tháng cuối thai kỳ, thai phát triển càng nhanh. Khi thai to sẽ đè ép lên vùng lưng và vùng xương chậu rất nhiều, các hệ cơ xương này bị chèn ép lâu ngày sẽ gây đau mỏi, nhức nhối.

– Do thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể

Trong thời kỳ mang thai, noãn hoàng sẽ tiết ra nhiều progesterone và estrogen để nuôi dưỡng thai nhi và làm giãn dây chằng ở xương chậu. Vì vậy mà các khớp và dây chằng nối với xương chậu bị lỏng lẻo khiến các mẹ bầu cảm thấy đau nhức khi đi lại hoặc ngồi lâu.

– Do thiếu canxi: Canxi là khoáng chất rất cần thiết để tạo nên bộ khung của thai nhi. Trong suốt quá trình mang thai, đứa bé sẽ được nhận canxi từ người mẹ. Chính vì vậy, nếu lượng canxi không đủ sẽ gây ra đau nhức xương khớp ở mẹ.

– Do tính chất công việc: Nhiều người làm việc văn phòng không có thói quen đi lại, ngồi nhiều sẽ thấy nhức mỏi lưng, vai gáy. Tuy nhiên, cũng nhiều trường hợp phải làm lụng vất vả gây ra tình trạng đau xương khớp.

2. Các biểu hiện mà mẹ bầu thường gặp khi bị đau xương khớp.

– Hay gặp nhất là tình trạng đau vùng lưng dưới.

– Khi thai lớn nhiều sẽ dẫn đến đau vùng hông và vùng chậu.

– Mỏi cổ.

– Đau chân và bàn chân, nhất là tháng cuối thai kỳ.

3. Những điều cần làm khi bà bầu bị đau nhức xương khớp.

– Nếu tình trạng đau quá nặng thì cần dùng can thiệp y tế như dùng thuốc giảm đau, tuy nhiên không phải thuốc nào cũng dùng được cho phụ nữ có thai, vì vậy mà trước khi dùng thuốc, nên đưa bà bầu đi khám bác sĩ để được tư vấn một cách tốt nhất.

– Nhu cầu canxi của phụ nữ có thai là rất lớn, vì vậy, nên ăn những thực phẩm chứa nhiều canxi như trứng, tôm, cua,..và bổ sung thêm chế phẩm canxi từ bên ngoài.

– Tập thể dục thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ thư giãn, đặc biệt tham gia các lớp tập yoga rất tốt cho phụ nữ có thai.

– Dẫn chồng đi nghe bác sĩ tư vấn và cho học các bài học xoa bóp để có thể mát xa cho vợ, biện pháp này khá hữu hiệu, vừa làm tăng tình cảm vợ chồng, vừa giúp vợ bầu bớt đau xương khớp.

– Khi nằm ngủ, cần giữ đúng tư thế như nên nằm nghiêng người, kê thêm một cái gối mỏng mềm dọc theo sống lưng.

– Ngoài các biện pháp trên thì thói quen ăn uống là vô cùng quan trọng, nhu cầu dinh dưỡng của bà bầu sẽ tăng lên gấp đôi người bình thường, cần chú ý ăn uống đủ chất, bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất như vitamin C, A, và uống thêm sắt để tăng sức đề kháng của cơ thể.