Top 9 # Xem Nhiều Nhất Bà Bầu Nên Tập Yoga Từ Tháng Thứ Mấy Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Tobsill.com

Bà Bầu Nên Tập Yoga Từ Tháng Thứ Mấy Để Tốt Cho Sức Khỏe?

Yoga là một môn thể thao rất tốt cho mọi người đặc biệt là với phụ nữ mang thai, nó giúp cho chị em có một sức khỏe dẻo dai, tinh thần thoải mái. Bởi vậy mà có rất nhiều người quan tâm việc bà bầu nên tập yoga từ tháng thứ mấy? Vậy để giải đáp thắc mắc trên mời các bạn theo dõi bài viết sau. Giải đáp thắc mắc bà bầu nên tập yoga từ tháng thứ mấy?

Mặc dù mang thai là thời gian các mẹ bầu cần được nghỉ ngơi, tránh làm việc lao động quá sức. Tuy nhiên việc vận động, tập luyện một số môn thể thao như đi bộ, yoga là cần thiết cho bà bầu.

Việc tập yoga cho các chị em trong thời kỳ mang thai là rất hữu ích, theo các chuyên gia và bác sĩ các mẹ bầu có thể tập yoga ngay từ những tháng đầu tiên của thai kỳ. Khi tập luyện các mẹ chỉ cần lưu ý chọn các bài tập, cường độ tập và thời gian tập phù hợp với thể trạng, sức khỏe và giai đoạn mang thai của mình là được.

Một số bài tập yoga phù hợp với từng giai đoạn trong thai kỳ

Như vậy với nội dung trên chúng ta đã biết được bà bầu nên bắt đầu tập yoga từ tháng thứ mấy. Tiếp theo chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn một số bài tập, động tác yoga phù hợp với từng giai đoạn mang thai.

Những bài tập yoga phù hợp với giai đoạn đầu – 3 tháng đầu mang thai. Khi mang thai ở 3 tháng đầu tiên, các mẹ có thể tập những động tác yoga sau để tốt cho sức khỏe và thai nhi.

Tư thế em bé: Đây là một trong những bài tập, động tác yoga cho bà bầu trong 3 tháng đầu mang thai được nhiều chuyên gia đưa ra. Tư thế em bé này giúp kéo giãn xương sống cũng như thư giãn vùng dưới lưng, giảm triệu chứng đau lưng của các mẹ khi mang thai.

Tư thế cây cầu

Tư thế cây cầu: Tư thế cây cầu này sẽ giúp cho các mẹ bầu giảm các triệu chứng đau cổ, lưng, tăng khả năng lưu thông khí huyết. Ngoài ra, tư thế này sẽ giúp cho các cơ quan nội tạng bên trong được mát xa rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu cũng như em bé.

Tư thế bò mèo. Tư thế này rất tốt cho việc xoa dịu các cơn đau ở lưng, đồng thời giúp cho cơ chân và cột sống của mẹ bầu được khỏe khoắn. Sự khỏe mạnh của hai bộ phận này sẽ giúp nâng đỡ bào thai trong 3 tháng giữa thai kỳ hiệu quả.

Các động tác yoga cho bà bầu 3 tháng cuối

Thiền, con bướm, nằm nghiêng… sẽ là những tư thế yoga rất tốt cho các mẹ bầu khi mang thai 3 tháng cuối.

Tư thế thiền: Tư thế này sẽ giúp các mẹ có thể kiểm soát được nhịp thở một cách dễ dàng. Đặc biệt khi mà nhịp thở là yếu tố rất quan trọng khi các mẹ chuẩn bị sinh con. Việc thở đúng cách sẽ giúp giảm thiểu tối ta những cơn đau do cơ thắt khi chuyển dạ và sinh nở thành công.

Tư thế ngồi con bướm: Đây là bài tập giúp các mẹ bầu sắp sinh dễ dàng mở khung xương chậu, nhờ đó mà quá trình chuyển dạ sẽ đỡ đau đớn, giúp các mẹ vượt cạn thành công.

Tư thế nằm nghiêng: Tư thế nằm nghiêng sẽ được thực hiện ở cuối buổi tập luyện bởi nó sẽ giúp các mẹ thư giãn, thả lỏng cơ thể sau các bài tập vừa thực hiện.

Bà Bầu Có Nên Tập Yoga Không, Tập Như Thế Nào Và Vào Tháng Thứ Mấy?

Bà bầu cần tìm hình thức tập yoga nhẹ nhàng và phù hợp với sức khỏe

Lợi ích của yoga cho bà bầu

Yoga cho bà bầu thường hướng tới các bài tập thở, giãn cơ nhẹ nhàng, các tư thế đơn giản đi kèm thiền định ở cuối buổi tập. Các động tác cũng được điều chỉnh sao cho phù hợp với phụ nữ đang mang thai. Do đó, khi tập yoga trong thai kỳ, chị em cần tham khảo ý kiến bác sỹ và tìm đến các chuyên gia yoga có uy tín. Yoga mang lại một số hiệu quả sau với sức khỏe của bà bầu:

Cải thiện sự dẻo dai

Nên đọc

Yoga giúp thai phụ khỏe mạnh hơn cả về thể chất lẫn tinh thần. Nếu cơ bắp trở nên dẻo dai và linh hoạt, phụ nữ dễ thích nghi với cơn đau, co thắt khi sinh thường. Ngoài ra, yoga còn có lợi với sản phụ sau sinh, giúp chị em nhanh chóng cải thiện các cơ bụng và cơ sàn chậu.

Tăng cường tuần hoàn máu

Các động tác yoga giúp giãn cơ nhẹ nhàng giúp cải thiện lưu thông máu và ngăn ngừa tích trữ nước trong cơ thể.

Giảm stress

Yoga là hình thức vận động giảm căng thẳng, giúp thư giãn hiệu quả. Việc ổn định cảm xúc trong suốt thai kỳ sẽ đem lại nhiều tác dụng tích cực với người mẹ và thai nhi. Yoga giúp bà bầu giải tỏa lo lắng và chuẩn bị tinh thần trước khi sinh nở tốt hơn.

Cải thiện tư thế

Các bài tập yoga trong thai kỳ tác động vào cột sống, giúp mở rộng vai, từ đó giúp bà bầu có tư thế tốt hơn. Yoga cũng giúp giảm đau lưng ở phụ nữ đang mang thai.

Bà bầu nên tập yoga như thế nào?

Do nguy cơ sảy thai rất cao ở 3 tháng mang thai đầu tiên, yoga cho bà bầu nên bắt đầu từ tuần 14 của thai kỳ. Dù chưa có tài liệu chỉ ra tác hại của yoga ở phụ nữ mang thai 3 tháng, bà bầu vẫn cẩn thận hơn hết và cần đến các phòng tập có huấn luyện viên uy tín.

Thai phụ cần được hướng dẫn bởi chuyên gia khi tập yoga trong thai kỳ

Bài tập yoga phù hợp với phụ nữ mang thai là yoga phục hồi, Hatha yoga hoặc các tư thế được thiết kế riêng cho bà bầu. Các bài tập mạnh mẽ hoặc yoga nóng có thể gây nguy hiểm với phụ nữ có thai. Đặc biệt, thai phụ có nguy cơ sinh non hoặc mắc các bệnh nền không nên tập yoga hay thể thao trong thai kỳ.

Nếu bác sỹ sản khoa khuyên bạn tập yoga, hãy tham khảo các mẹo sau để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi:

Tập ở mức độ đơn giản

Bà bầu không nên tập bất cứ tư thế nào có độ khó cao, gây khó chịu khi luyện tập. Các tư thế không an toàn với bà bầu là: Cúi gập sâu, nằm úp sấp, tư thế không cân bằng hoặc dùng nhiều đến cơ bụng.

Tập nhẹ nhàng

Các dây chằng và tổ chức khớp ở phụ nữ mang thai lỏng và mềm hơn bình thường. Do đó, bạn không nên tập quá sức hoặc giãn cơ quá mạnh. Sau khi tập, bà bầu cũng nên có thời gian thả lỏng và phục hồi cơ bắp.

Tập chậm rãi

Phụ nữ mang thai chỉ nên vận động thể chất ở cường độ vừa phải khoảng 150 phút/tuần (tập trong 30 phút/ngày và trải đều các ngày trong tuần). Bạn có thể giảm tần suất tập yoga theo lời khuyên của bác sỹ.

Quỳnh Trang H+ (Theo Netdoctor)

Bà Bầu Nên Uống Canxi Từ Tháng Thứ Mấy?

Uống Canxi từ tháng thứ mấy để tốt cho thai nhi và mẹ bầu? Kinh nghiệm của mẹ Phương sau đây sẽ phần nào giúp mẹ giải đáp băn khoăn trên.

Xin chào mọi người, mình là Phương, hiện đang là bà mẹ của một bé 3 trai tháng tuổi. Vì mình không cao lắm, nên ngay khi mang thai bé đầu tiên mình đã quan tâm rất nhiều đến vấn đề làm sao để tăng chiều cao cho bé.

Mình đã dành thời gian rất nhiều để nghiên cứu về nhu cầu Canxi cho mẹ và bé trong từng giai đoạn thế nào, chế độ ăn uống ra sao. Thật may mắn là mình đã thành công. Bé nhà mình hiện tại vừa tròn 3 tháng tuổi, cao 60cm, nặng 5,5kg, vừa chuẩn với bảng chiều cao của WHO đưa ra.

Mẹ bầu dễ gặp các vấn đề sau nếu thiếu Canxi:

Vấn đề về răng, xương khớp: như đau răng, tê răng, chân tay nhức mỏi, tê buốt khi thay đổi thời tiết.

Đau lưng, chuột rút: Phụ nữ mang thai nếu cảm thấy đau lưng, hay bị chuột rút, tê chân tay khi ngồi yên một vị trí thì có thể do bị thiếu Canxi

Mất ngủ: Thiếu Canxi trong giai đoạn này có thể khiến phụ nữ mang thai dễ bị mất ngủ, trằn trọc thâu đêm, hay đổ mồ hôi trộm

Thai nhi bị suy dinh dưỡng, còi xương bẩm sinh, dị hình: Mẹ bầu thiếu Canxi có thể sinh con ra gầy còi, ốm yếu, suy dinh dưỡng, dị hình, dị tật hay khò khè bẩm sinh

Ngoài ra, thiếu Canxi trong thời điểm này còn là nguyên nhân tiềm tàng khiến phụ nữ mắc các bệnh về xương khớp như loãng xương khi tiền mãn kinh hoặc có thể loãng xương sớm.

Như thế có thể thấy rằng, việc bổ sung Canxi đầy đủ cho phụ nữ mang thai là vô cùng cần thiết và quan trọng.

Bổ sung Canxi đầy đủ giúp mẹ bầu có thể duy trì ổn định nhịp tim, giảm các cơn đau nhức, mỏi người, ngủ ngon hơn, tăng cường sữa sau sinh và hỗ trợ quá trình đông máu tốt hơn.

Mẹ có thể uống Canxi ngay từ tháng thứ 1, tuy nhiên trong 3 tháng đầu nhu cầu Canxi vẫn còn ở mức trung bình nên tốt nhất mẹ bầu cần hỏi ý kiến bác sĩ để xác định hàm lượng phù hợp.

Thậm chí trong trường hợp lượng Canxi mẹ đưa vô không đủ, thai nhi sẽ có xu hướng rút Canxi từ mẹ để phục vụ cho quá trình hình thành cơ thể hoàn chỉnh. Đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ‘mất xương” ở một số người.

Lượng Canxi mẹ bầu cần bổ sung có xu hướng tăng dần theo sự phát triển của thai nhi. Việc cung cấp Canxi đầy đủ Canxi sẽ đảm bảo được sức khỏe cho cả mẹ và bé, tránh tình trạng trẻ sinh ra bị thiếu Canxi bị còi xương bẩm sinh, bị dị tật kém hoàn hảo.

Nhu cầu canxi của bà bầu qua các tháng tuổi của trẻ

Bên cạnh việc uống Canxi từ tháng thứ mấy, các mẹ cũng cần biết nhu cầu Canxi cần thiết kể từ giai đoạn vừa mang thai đến khi sau sinh như sau:

Thai kỳ từ 0 đến 12 tuần: Mẹ bầu cần được bổ sung 800mg Canxi/ ngày.

Thai kỳ từ 13 đến 26 tuần: Mẹ bầu cần được bổ sung 1000mg Canxi/ ngày.

3 tháng cuối thai kỳ: Lúc này là thời điểm mà mẹ cần bổ sung tối đa lượng Canxi để thai nhi có thể hoàn thiện hệ thống xương, hộp sọ cũng như các cơ quan khác. Lượng Canxi mà mẹ cần mỗi ngày khoảng 1500mg.

Sau sinh: Lúc này mẹ vẫn cần bổ sung Canxi để Canxi hoà lẫn vào sữa cho bé hấp thụ. Nhu cầu Canxi sau sinh cũng khoảng từ 1200mg đến 1500mg Canxi/ ngày.

Uống Canxi vào buổi sáng giúp hấp thụ Vitamin D và chuyển hóa Canxi tốt hơn

Bổ sung Canxi là điều cần thiết, tuy nhiên mẹ bầu cần chú ý một số điều sau:

Lượng Canxi: Nhu cầu của mẹ trong từng giai đoạn mang thai lại khác nhau, cần sự tư vấn của bác sĩ và bổ sung cho đúng. Thiếu Canxi có thể khiến chị em phụ nữ đau nhức xương, mệt mỏi, tăng nguy cơ mất xương. Tuy nhiên, thừa Canxi trong cơ thể cũng gây ra các bệnh nguy hiểm không kém như sỏi thận, viêm tiết niệu, đau dạ dày vv…

Chú ý uống vào buổi sáng, sau khi ăn và uống sữa khoảng 1 – 2 tiếng: Điều này giúp tránh xung đột chức năng giữa các chất dinh dưỡng hay Canxi có trong thực phẩm và viên Canxi. Hơn nữa, uống Canxi buổi sáng giúp khả năng hấp thụ Canxi được tốt hơn vì có sự hỗ trợ của Vitamin D từ ánh nắng tự nhiên. Đây cũng là thời điểm thích hợp để hạn chế việc bạn mắc các bệnh về sỏi thận, viêm tiết niệu khi uống Canxi.

Chỉ nên tắm nắng trong khoảng từ 7 đến 9 giờ sáng để tránh tia nắng độc hại.

Uống Canxi cần có sự kết hợp thực phẩm chứa Canxi để tăng hiệu quả tối đa cho cơ thể như hải sản, thịt bò, cua bể, trứng vv… Tuy nhiên mẹ lưu ý giãn cách thời gian uống Canxi sau 2 giờ ăn để tránh việc một số thực phẩm có thể cản trở sự hấp thụ Canxi của cơ thể.

Uống Canxi kết hợp Vitamin D3 và MK7 cũng là điều vô cùng quan trọng mà các mẹ bầu cần ghi nhớ. Chỉ uống Canxi không thôi thì cơ thể chỉ có thể hấp thụ được khoảng 10%. Cần phải có sự hỗ trợ của Vitamin D3 và MK7 để đưa Canxi vào trong xương, răng.

5. 5 sai lầm phổ biến khi các mẹ bầu uống Canxi

Việc bổ sung Canxi cho phụ nữ mang thai cần hỏi ý kiến từ các bác sĩ chuyên môn để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Tự ý bổ sung Canxi có thể khiến bạn chọn sai loại Canxi, uống quá liều thậm chí là gây xung đột Canxi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai phụ và bé.

Bổ sung Canxi cần phải đúng liều lượng, đúng thời điểm, đúng cách thì mới thực sự có hiệu quả.

Bổ sung sai nhu cầu Canxi khiến cơ thể cả mẹ và bé vừa bị thiếu Canxi lại tăng nguy cơ mắc các bệnh về sỏi thận. Lâu dần mẹ bầu ngày càng gầy gò, mệt mỏi, bé sinh ra bị thiếu cân, suy dinh dưỡng bẩm sinh.

Uống Canxi vào chiều tối khiến Canxi dễ bị tích đọng lại trong cơ thể vì lúc này cơ thể ít vận động. Đặc biệt uống Canxi sau 9 giờ tối càng tăng nguy cơ mắc sỏi thận, viêm tiết niệu, đau dạ dày vì lượng Canxi dư không kịp đào thải đi qua đường tiêu hoá và bị mắc kẹt tại thận.

Sắt là thành phần khoáng chất bổ sung cho máu rất cần thiết trong giai đoạn mang thai của người phụ nữ. Tuy nhiên, việc bổ sung Sắt hay các loại sữa này cùng lúc với viên uống Canxi lại khiến hai chất này bài trừ, cản trở lẫn nhau. Cơ thể không thể hấp thụ được cả Sắt lẫn Canxi.

Một số thực phẩm có chứa axit oxalic (oxalat) như hạnh nhân, đậu phộng, mâm xôi, dâu tây, củ cải, rau diếp, đậu bắp, socola, nước ngọt vv… có thể cản trở khả năng hấp thu Canxi. Đây cũng là nguyên nhân gây nên chứng bệnh sỏi thận, khó thở, ngộ độc thậm chí còn ảnh hưởng tới gan nếu sử dụng quá nhiều.

Vì vậy mẹ nên hạn chế sử dụng những thực phẩm này hoặc uống Canxi sau 2 tiếng dùng thực phẩm này để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Bà Bầu Nên Uống Nước Mía Từ Tháng Thứ Mấy?

Bà bầu nên uống nước mía từ tháng thứ mấy thì tốt cho sức khỏe của mẹ mà lại bổ sung thêm dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của thai nhi?

Giải đáp thắc mắc xung quanh vấn đề bà bầu nên uống nước mía từ tháng thứ mấy có nhiều lời khuyên khác nhau. Từ kinh nghiệm dân gia kết hợp với nghiên cứu khoa học, các chuyên gia dinh dưỡng có rằng mẹ bầu có thể uống nước mía từ những ngày đầu thai kỳ.

Về giá trị dinh dưỡng mía được xem như là ngôi nhà lưu trữ tất cả các dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai. Với thành phần khoàng 70% là các loại đường tự nhiên, mía còn có protein, chất béo, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và gần 30 loại a-xít hữu cơ khác. Đây là một trọng những thức uống lý tưởng đối với bà bầu.

Uống đúng cách, nước mía tốt cho cả thai kỳ

Không giống như nước dừa, có nhiều lời truyền miệng không tốt về việc mẹ bầu không nên uống trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nước mía có những câu chuyện tích cực hơn và thực tế uống nước mía rất tốt nếu đúng cách.

Hạn chế ốm nghén trong tam cá nguyệt thứ 1

Trong quá trình mang thai, thời gian ốm nghén trong tam cá nguyệt đầu tiên khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi nhất. Chính lúc này, nước mía là thức uống thích hợp nhất. Theo nghiên cứu, uống nước mía giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái và hạn chế tình trạng nghén.

Vì vậy, ngoài bữa ăn chính, mẹ bầu có thể uống thêm nước mía tăng cường năng lượng, đặc biệt là khi mệt mỏi, nóng bức không ăn được nhiều.

Ngăn ngừa nguy cơ táo bón trong tam cá nguyệt thứ 2

Táo bón là nỗi lo của rất nhiều mẹ bầu trong quá trình mang thai. Giờ đây, mẹ có thể yên tâm quẳng gánh lo này qua một bên. Kali có trong nước mía là một “loại thuốc trị táo bón” hiệu nghiệm, nó giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ở dạ dày.

Ngoài ra, hệ miễn dịch khi mang thai của mẹ yếu hơn bình thường. Trong nước mía có chứa một lượng chất chống ôxy hóa thúc đẩy cơ thể tăng cường chất đề kháng, phòng chống các loại bệnh.

Thêm dinh dưỡng cho thai nhi trong tam cá nguyệt thứ 3

Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao cho thai nhi cũng như giúp cơ thể đỡ mệt mỏi hơn mẹ có thể uống thêm nhiều nước mía. Mỗi lần dùng khoảng 200ml, 2 ngày/lần, trong tháng cuối có thể đều đặn uống mỗi ngày 1 ly.

Lưu ý khi uống nước mía

Bà bầu không nên uống quá nhiều nước mía một lần, hạn chế uống vào buổi tối & buổi sáng sớm vì nước mía có thể làm lạnh bụng, khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu.

Không uống quá nhiều: Bất kỳ món ăn nào, thức uống nào cho bà bầu nếu bổ sung vừa đủ thì tốt, uống nhiều dễ phản tác dụng. Nước mía có nhiều công dụng nhưng nếu uống nước mía thay nước lọc không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Thai phụ nên bổ sung thêm rất nhiều chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau.

Không sử thuốc khi uống nước mía: Nếu mẹ đang sử dụng một vài loại thực phẩm chức năng hay thuốc chống đông máu thì không nên uống với nước mía vì cản trở tác dụng của Policosanol có trong nước mía và thuốc không có tác dụng.

Không bảo quả nước mía trong tủ lạnh: Mẹ nên ước lượng uống bao nhiêu ép nước bấy nhiêu, không nên bảo quản lượng nước dư trong tủ lạnh bởi đây là loại nước có lượng đường cao, dễ tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, có thể gây rối loạn tiêu hóa.

Ngoài ra, bà bầu đi ngoài trời nắng nóng cũng không nên uống ngay nước mía quá lạnh vì mẹ dễ bị bệnh viêm họng, cảm cúm, sốt hơn.

Một số cách pha chế nước mía ngon

Khi nước mía kết hợp cùng một số loại của quả như tắc, cam, cà rốt sẽ cho ra hương vị thơm ngon mới. Mẹ bầu có thể áp dụng thử tại nhà.

Nước mía chanh/tắc: Ép nước mía với 1 quả tắc hoặc chanh cho ra ly nước mía thơm hơn, ngon ngọt hơn.

Nước mía cam: Mùi vị của cam rất nhẹ dịu, thơm mát, trong cam chứa nhiều vitamin C nên ly nước mía cam sẽ rất tuyệt vời cho những ai yêu thích cam.

Nước mía cà rốt: Kết hợp cà rốt với nước mía sẽ cho ra mùi vị độc đáo, làm cho nước mía cà rốt ngon hơn bao giờ hết.