Top 14 # Xem Nhiều Nhất Bà Bầu Ho Có Đờm Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Tobsill.com

Bà Bầu Ho Có Đờm Đặc

Ho là phản xạ bình thường của cơ thể để đẩy đờm, bụi bẩn, dị vật hay các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào đường hô hấp. Thông thường, đờm sẽ được sinh ra khi đường thở bị kích ứng hoặc bị viêm nhiễm được gọi chung là chất xuất tiết. Khi không được đào thải kịp thời, đờm sẽ tồn đọng trong cổ họng hoặc các phế nang khiến cho bà bầu bị ho có đờm.

Nếu bà bầu để tình trạng ho có đờm kéo dài quá 3 tuần sẽ trở thành bệnh mãn tính. Hiện tượng này thường xuất hiện kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu khác như:

Nguyên nhân khiến bà bầu ho có đờm đặc

Sự thay đổi hormone estrogen trong thai kỳ khiến cơ thể sản sinh nhiều đàm nhầy ở đường hô hấp. Chất nhầy cản trở đường lưu thông của không khí khiến bà bầu khó thở và kích thích các cơ co thắt trong cổ họng dẫn đến ho. Đây xác định là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng ho có đờm đặc ở bà bầu.

Hiện tượng thay đổi hormone trong thời gian mang bầu cũng khiến chị em bị suy giảm sức đề kháng. Lúc này hệ miễn dịch sẽ hoạt động kém hiệu quả trong việc ngăn chặn các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Đồng thời cơ thể của bà bầu cũng trở nên nhạy cảm hơn khi có sự thay đổi của thời tiết nên dễ bị ho có đờm hơn so với những người phụ nữ bình thường.

Một số bà bầu có cơ địa phản ứng quá mẫn với thực phẩm, khói thuốc lá, phấn hoa hay các yếu tố dị nguyên từ bên ngoài môi trường. Điều này có thể khiến hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ và giải phóng nhiều histamin gây ra phản ứng dị ứng ở đường thở, từ đó dẫn đến viêm, làm tăng tiết đờm, ho và các cơn ngứa ở cổ họng.

Một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi hay viêm mũi xoang… có thể khiến bà bầu bị ho có đờm đặc. Kèm theo dấu hiệu này, mẹ bầu còn có thể bị sốt, mệt mỏi trong người, chán ăn, khó thở, khó nuốt, dễ nôn ói khi ăn.

Bệnh cảm lạnh cũng gây ho có đờm ở bà bầu. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do virus gây ra.

Bệnh cảm lạnh trước tiên gây viêm mũi họng, đau và ngứa rát ở cổ họng, sau đó là hiện tượng tăng tiết dịch nhầy ở đường hô hấp trên và dưới. Ban đầu, đờm nhầy trong, lỏng nhưng khi bệnh tiến triển nặng, chất nhầy trở nên đặc hơn và trở nên đục, có màu vàng hoặc màu xanh lá cây. Kèm theo đó, bà bầu có thể bị ho kéo dài lên đến hơn 3 tuần nếu không được điều trị tốt.

Bên cạnh các nguyên nhân trên, bà bầu bị do có đờm còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý ở phổi như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, lao phổi hay ung thư phổi. Đây đều là những căn bệnh nguy hiểm phụ nữ mang thai nên thận trọng.

Bà bầu bị ho có đờm đặc có nguy hiểm cho thai nhi không?

Đây dường như là vấn đề được các mẹ quan tâm nhất. Việc bị bệnh trong thai kỳ là điều bất cứ mẹ nào cũng không mong đợi, tình trạng ho có đờm cũng không ngoại lệ bởi bất cứ vấn đề về sức khỏe nào ở mẹ bầu cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của em bé trong bụng.

Khi bị ho có đờm kéo dài, các cơn co thắt xảy ra thường xuyên khiến mẹ bị đau tức vùng ngực, đau họng, mệt mỏi, khó nuốt. Điều này có thể khiến bà bầu chán ăn, mất ngủ, suy kiệt sức khỏe, không dung nạp được đầy đủ dưỡng chất để thai nhi phát triển nên em bé sinh ra dễ bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân.

Nghiêm trọng hơn, các cơn co thắt ở tử cung có thể xảy ra khi bà bầu bị ho có đờm nặng, kéo dài. Hậu quả là bà bầu có nguy cơ cao bị động thai, xảy thai, sinh non. Cùng với đó, nếu ho đờm xảy ra do nhiễm trùng mà không được điều trị kịp thời cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực không tốt cho thai kỳ.

Chính vì vậy, khi bị ho có đờm đặc, bà bầu không nên chủ quan để tình trạng này kéo dài. Cần đi khám bác sĩ và có biện pháp can thiệp ngay để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Cách điều trị an toàn cho bà bầu ho có đờm đặc

1. Chữa ho có đờm cho bà bầu bằng mật ong

Mật ong được xem là phương thuốc giảm ho, tiêu đờm tự nhiên an toàn nhất cho bà bầu. Nguyên liệu này có đặc tính sát khuẩn tự nhiên nên sẽ giúp làm sạch cổ họng, hỗ trợ tiêu diệt virus, vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, thành phần đường tự nhiên cùng các vitamin E, C trong mật ong còn có tác dụng làm dịu kích ứng trong đường thở, giảm sưng, chống viêm và cải thiện sức đề kháng cho bà bầu.

Mỗi khi lên cơn ho, bà bầu hãy lấy 1 thìa cà phê mật ong ngậm trong miệng và từ từ nuốt từng ít một xuống cổ họng. Thực hiện 3 – 4 lần trong ngày cơn ho đờm sẽ được xoa dịu đáng kể.

Quất hay tắc chứa rất nhiều vitamin C và tinh dầu có đặc tính sát khuẩn tốt. Để trị ho có đờm đặc hiệu quả hơn, mỗi ngày bà bầu có thể lấy 5 quả quất xanh bổ đôi, cho vào chén cùng với mật ong và đem hấp cách thủy.

Chia hỗn hợp làm 3 lần dùng. Mỗi lần uống 2 thìa cà phê nước mật ong và quất. Nên nhai nuốt cả xác bởi phần này cũng có dược tính tốt.

2. Uống trà hoa cúc giảm ho có đờm ở bà bầu

Hoa cúc là dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, giảm ho. Nguyên liệu này thường được sử dụng pha trà uống hàng ngày để trị ho cho bà bầu, trẻ em hay bất cứ đối tượng nào đều cho tác dụng tích cực.

Cách sử dụng:

Lấy 2 – 3 thìa bông hoa cúc khô bỏ vào ấm pha trà

Đun nước sôi rồi đổ vào ấm, đậy nắp kín lại

Chờ khoảng 20 phút có thể rót trà ra uống

Nếu trong nhà có sẵn mật ong, bà bầu có thể thêm vào khoảng 2 thì cà phê. Mật ong vừa làm tăng hương vị thơm ngon cho món trà, vừa giúp bà bầu trị bệnh hiệu quả hơn.

3. Uống nhiều nước ấm cũng giúp bà bầu giảm ho có đờm đặc

Cơ thể bị thiếu nước sẽ khiến cổ họng bị khô và làm tăng hiện tượng tiết đờm. Chính vì vậy, khi bị ho có đờm đặc, bà bầu nên chú ý uống nhiều nước hơn so với ngày thường. Đây chính là cách đơn giản để xoa dịu cơn ho và làm loãng đờm bám dính trong thành họng.

Tốt nhất, bà bầu nên ưu tiên sử dụng nước ấm được đun sôi để nguội. Có thể thay thế một phần bằng nước trái cây, rau củ để bổ sung thêm vitamin cho cơ thể có sức đề kháng tốt hơn.

Tuyệt đối tránh uống nước lạnh, nước ngọt có ga hay các thức uống có tính kích thích như cà phê, chè đặc.

4. Mát xa lòng bàn chân bằng tinh dầu khuynh diệp

Khu vực lõm ở gan lòng bàn chân là nơi chứa huyệt dũng tuyền. Sử dụng dầu nóng mát xay, day ấn huyệt này đúng cách đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu như:

Giải độc

Nâng cao chức năng thận

Giữ ấm cho toàn bộ cơ thể

Kích thích lưu thông máu

Chống mệt mỏi

Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Làm giảm cơn ho có đờm dai dẳng ở mẹ bầu

Với cách này, bà bầu bị ho có đờm đặc nên duy trì thực hiện vào mỗi tối. Trước tiên nên ngâm chân vào nước ấm để làm nóng huyệt. Sau đó, thấm khô chân, thoa một chút dầu khuynh diệp vào vị trí huyệt dũng tuyền và mát xa nhẹ nhàng vài phút. Sử dụng ngón tay cái day ấn vào huyệt cho đến khi có cảm giác lòng bàn chân tê ran thì ngưng. Lặp lại tương tự cho bên chân còn lại, sau vài ngày sẽ thấy tình trạng ho đờm được cải thiện đáng kể.

5. Điều trị ho có đờm cho bà bầu an toàn bằng tỏi

Chiết xuất từ tỏi chứa nhiều allicin. Chất này hoạt động tương tự nhiên một loại kháng sinh, vừa giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh đường hô hấp cho bà bầu, vừa có tác dụng chống oxy hóa, ngăn chặn tác hại của các gốc tự do tới niêm mạc cổ họng, cải thiện sức đề kháng cho cơ thể. Sử dụng tỏi đúng cách sẽ giúp mẹ bầu giảm ho đờm một cách tự nhiên mà không phải lo ngại về tác dụng phụ.

Lấy 1 củ tỏi lột sạch vỏ, đem giã nát. Thêm vào 15ml mật ong, trộn đều lên rồi cho hỗn hợp vào nồi nước đang sôi hấp cách thủy. Chắt nước uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 5 ml.

Tỏi được đem bọc vào trong giấy bạc hoặc nướng trực tiếp trên than cho chín. Sau đó, bạn tách bỏ hết lớp vỏ bên ngoài, giã nát, hòa chung với một ít nước ấm để uống. Đều đặn sử dụng tỏi nướng mỗi ngày 2 lần cho đến khi cơn ho đờm chấm dứt hoàn toàn.

6. Bài thuốc từ nghệ cho bà bầu ho có đờm đặc

Cuối cùng, một mẹo trị bệnh tự nhiên mà bà bầu bị ho có đờm không nên bỏ quá đó chính là dùng củ nghệ. Với thành phần phong phú curcumin, nghệ có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa mạnh. Nó giúp làm lành tổn thương do viêm nhiễm trong đường thở, giảm tiết đàm và phản xạ ho ở bà bầu.

Cách sử dụng như sau:

Lấy 1 củ nghệ tươi giã nát. Sau đó pha thêm vào 3 thìa nước đun sôi để nguội và lọc qua rây lấy nước nghệ uống.

Hoặc nếu trong nhà không có sẵn nghệ tươi, bà bầu có thể lấy 1 thìa cà phê bột nghệ pha chung với sữa hoặc nước ấm uống mỗi ngày 2 lần. Khi uống nên nhấm nháp từ từ từng ít một để tinh chất nghệ thấm sâu vào khu vực bị tổn thương và phát huy được hiệu quả tối ưu nhất.

Khi nào bà bầu bị ho có đờm nên dùng thuốc điều trị?

Sử dụng thuốc tân dược là điều tối kỵ đối ở phụ nữ mang thai bởi không ít các loại thuốc đều có thể gây ra tác dụng phụ xấu cho mẹ bầu và thai nhi. Chính vì vậy, bà bầu chỉ nên nghĩ đến việc sử dụng thuốc khi cần thiết, chẳng hạn như:

Bị ho có đờm đặc lâu ngày không khỏi

Ho nhiều dẫn đến mệt mỏi, ăn ngủ kém

Ho đờm kèm theo sốt cao, nôn ói nhiều

Đã áp dụng các mẹo tự nhiên nhưng không có hiệu quả

Trong trường hợp này, trước tiên chị em nên tới bệnh viện khám để xin ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc. Sau khi thăm khám kỹ càng, bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân, triệu chứng và tình trạng sức khỏe của từng người để chỉ định một số loại thuốc an toàn, có thể dùng được cho bà bầu ho có đờm đặc.

Bạn cần biết

Trị Ho Có Đờm Cho Bà Bầu

20/04/2017

NTP

Khi mang thai thì việc hạn chế sử dụng thuốc là điều cần thiết của các bà bầu. Nhất là việc tránh sử dụng các loại kháng sinh. Vì vậy khi bà bầu bị ho có đờm thay vì sử dụng thuốc kháng sinh thì thay vào đó là sử dụng các mẹo vặt dan gian để chữa trị ho có đờm cho bà bầu rất hiệu quả mà lại an toàn cho các mẹ.

Nguyên nhân gây ho ở bà bầu

Viêm họng, ho, sổ mũi là chứng bệnh thường gặp ở nhiều phụ nữ khi mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Bà bầu thường có những triệu trứng như ho, đau họng, sốt… mang thai đã mệt, khi có các triệu chứng như thế còn khiến các bà bầu khó chịu và mệt mỏi hơn.

Lý do mà các bà bầu dễ bị mắc các bệnh viêm họng gây ho trong giai đoạn đầu của thai kỳ bởi vì lúc này nội tiết tố trong cơ thể có sự thay đổi. Không những thế, ở những trường hợp các bà mẹ bị ốm nghén không ăn uống được cũng làm giảm đi sức đề kháng. Vậy nên phụ nữ mang thai rất dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn, virus trong đó có viêm họng.

Ngoài ra, có sự thay đổi từ tử cung, việc tử cung gây áp lực lên phía bụng, khiến cho dịch dạ day trào ngược lên đường hô hấp cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm họng, ho, sổ mũi ở phụ nữ mang thai.

Những lưu ý khi chữa trị ho có đờm cho bà bầu.

Bệnh ho có đờm không phải là một căn bệnh khó điều trị, nhưng đối với phụ nữ mang thai, sử dụng bất cứ loại thuốc nào cũng là điều cần cân nhắc và cẩn trọng nhất là thuốc kháng sinh, thành phần chủ yếu có trong các loại thuốc chữa trị bệnh ho có đờm. Một số loại thuốc giảm đau hay thuốc hạ sốt đều có thể gây ra các trình trạng dị tật cho thai nhi trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Bài thuốc dân gian trị ho có đờm cho bà bầu

Chanh và muối : thái những lát chanh nhỏ, mỏng sau đó trộn với muối hạt và ngậm. Mỗi ngày các bà mẹ nên cố gắng ngậm ít nhất là 5 lần. Nếu ngại ngậm thì các bà mẹ có thể sử dụng dung dịch gồm chanh với nước muối rồi súc miệng.

Quả việt quất : sử dụng nước ép quả việt quất thêm một chút đường và nước cũng là cách trị ho có đờm hiệu quả.

Gừng, chanh và mật ong : sử dụng hỗn hợp gồm nước chanh, mật ong và nước gừng với tỉ lệ là 3:1:1 khuấy đều lên và nhấp từng ngụm nhỏ. Mỗi ngày nên uống 3 lần sẽ làm giảm viêm họng nhanh chóng.

Quất hấp với mật ong : đây là một phương pháp khá phổ biến dùng 23 quả quất xanh cắt đôi để nguyên vỏ và hạt. Sau đó thêm vào đó là mật ong đem hấp cách thủy đến khi quất chín.

Cam nướng : dung một quả cam mang đi rửa sạch, dùng đũa khoét một lỗ nhỏ ở giữa quả cam và cho vào đó một chút muối. Sau đó cho vào lò nướng trong vòng 15 phút. Khi cho ra khỏi lò cần ăn cam ngay. Vỏ cam có thể sử dụng để hãm trà uống hàng ngày.

Mẹ Bầu Bị Ho Có Đờm

Bà bầu ho có đờm đặc thường do sự thay đổi về hoóc môn và sức đề kháng bị suy giảm trong thai kỳ. Áp dụng ngay 4 mẹo hay này để giúp mẹ chóng khỏi bệnh và đảm bảo an toàn cho thai nhi. Hãy theo dõi nhé!

Những dấu hiệu cần thận trọng khi bà bầu ho có đờm đặc

Phụ nữ mang thai dễ mắc nhiều bệnh lý đường hô hấp, biểu hiện là tình trạng ho có đờm. Nguyên nhân có thể là do:

– Sức đề kháng suy giảm bị suy giảm trong quá trình mang tha i.

– Những thay đổi về hoóc môn thai kì khiến cơ thể mẹ bầu dễ sản sinh ra nhiều chất đờm hơn.

– Một số loại thức ăn có thể làm tăng sự sản sinh chất nhầy ở bà bầu và gây ra tình trạng ho có đờm. Ví dụ như phô mai, sữa…

Tuy nhiên nếu mẹ bầu bị ho có đờm kéo dài nhiều ngày, ho nhiều, đờm trở nên đặc quánh, có màu xanh thì đây có thể là những dấu hiệu cho thấy đường hô hấp đã bị nhiễm khuẩn ở mức độ nặng. Mẹ cần đi khám để có cách chữa trị kịp thời nhằm đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Mẹ bầu bị ho có đờm – Cách xử lý để mẹ nhanh khỏi

Khi mang thai, các loại thuốc đều có ảnh nhất định đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ khi mà não bộ của bé đang được hình thành.

Chính vì vậy, ngay khi mẹ bầu thấy mình có các hiện tượng như ho, hắt hơi, sổ mũi, ra đờm, … thì cần chú trọng đến các liệu pháp làm giảm ho và đờm bằng thành phần tự nhiên, an toàn trước.

Một số cách thường được áp dụng để chữa ho và đờm cho mẹ bầu trong thai kỳ như:

– Thường xuyên uống nước ấm: Ngay khi thức dậy và trong ngày. Nhấp nước ấm liên tục có thể giúp làm loãng đờm hiệu quả.

– Uống nước chanh, mật ong và các loại hoa quả có vị chua: giàu vitamin C nhằm bổ sung vitamin và khoáng chất, giúp cơ thể tăng cường khả năng kháng khuẩn tốt.

– Hành tây hấp: Dùng hành tây hấp lấy nước và uống từ 3-4 ngày cũng có thể giúp tiêu đờm, chữa ho.

– Xúc miệng, rửa mũi bằng nước ấm pha muối loãng: Thực hiện 2 lần/ngày, khi mới ngủ dậy và trong ngày để họng luôn được sạch sẽ, giúp giảm tình trạng bị ho và có đờm được nhanh chóng.

Mẹo hay giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng, phòng chống cảm cúm, ho nhiều trong thai kỳ

Mang thai là giai đoạn khá nhạy cảm về sức khỏe nên mẹ bầu rất dễ có nguy cơ mắc các bệnh khi thời tiết chuyển mùa

Mẹ nên áp dụng ngay những cách này để cơ thể có thêm sức đề kháng trong suốt quá trình bầu bí.

– Thực hiện chế độ ăn uống khoa học với nhiều rau, củ quả để bổ sung vitamin và khoáng chất. Các thực phẩm giàu sắt và kẽm được xem là yếu tố quan trọng trong thực đơn chống cúm, tăng sức đề kháng của mẹ bầu.

– Mang thai nhưng mẹ vẫn nên vận động, tập thể dục: Đây là cách để giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh, ngăn chặn cảm lạnh cùng những bệnh nhiễm trùng, thúc đẩy bài tiết độc tố trong cơ thể mẹ và tăng tốc độ tổng hợp kháng thể.

– Tự bảo vệ sức khỏe của mình bằng việc đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài, tránh tiếp xúc với những người có bệnh, vệ sinh cơ thể sạch sẽ.

– Phòng chống các bệnh dễ xảy ra trong thai kỳ bằng việc tiêm vắc xin đầy đủ trước khi mang thai.

Hy vọng, với những chia sẻ về cách chữa ho có đờm và tăng sức đề kháng cho bà bầu như trên sẽ giúp ích cho các mẹ có những thông tin bổ ích trong việc chăm sóc sức khỏe của mình, tạo điều kiện tốt nhất để sinh ra những em bé thông minh, khỏe mạnh và đáng yêu.

Xem thêm:

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Những Điều Cần Lưu Ý Khi Bà Bầu Ho Có Đờm

– Thời kỳ mang thai, sức đề kháng của bà bầu giảm đi rõ rệt nên những căn bệnh thông thường như ho, cảm lạnh rất dễ tấn công. Việc điều trị ho có đờm trong thời kỳ mang thai như thế nào là mối bận tâm của nhiều thai phụ.

Nguyên nhân gây ho có đờm khi mang thai

Sự thay đổi nội tiết trong cơ thể khi mang thai làm suy giảm hệ miễn dịch là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh ho của bà bầu trong thời kỳ đầu. Ở thời kỳ mang thai, bà bầu rất dễ bị lây nhiễm các loại vi khuẩn, vi rút từ môi trường hay những người xung quanh. Thêm vào đó, sự thay đổi của thời tiết từ mưa sang nắng, nóng sang lạnh… càng làm tăng nguy cơ khiến bà bầu bị ho khi mang thai.

Ho khi mang bầu thường làm tăng tiết màng nhầy khiến chị em bị nghẹt mũi dẫn đến ho (cả ho khan và ho có đờm). Nếu không được ngăn chặn kịp thời bệnh có thể dẫn tới viêm đường hô hấp trên, ảnh hưởng tới sức khỏe của bà mẹ và thai nhi.

Các biện pháp giảm ho cho bà bầu

Mang thai không thể dùng thuốc quá nhiều vì có thể để lại những di chứng không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, khi bị ho các bà mẹ nên sử dụng các bài thuốc dân gian để điều trị ho để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho mẹ và bé.

Dùng một thìa bột nghệ khuấy đều với nửa cốc nước, một chút muối tinh khuấy đều uống mỗi ngày một lần trong khoảng ba ngày. Đây là cách bảo vệ họng khỏi bị viêm.

Trị ho cho bà bầu bằng quả cam rửa sạch, dùng đũa khoét một lỗ nhỏ ở chính giữa quả cam, cho muối vào trong sau đó nước cam trong khoảng 15 phút và ăn cam ngay khi còn đang nóng.

Ngoài ra có thể cắt nhỏ vỏ cam và bỏ vào ấm trà dùng hãm để uống hằng ngày.

Dùng khoảng ba đến bốn quả quất bỏ hạt, cho vào bát, đổ mật ong ngập quất trộn đều đem hấp khoảng 10 đến 15 phút. Để quất nguội dùng từ hai đến ba lần mỗi ngày. Khi uống nên ngậm khoảng 5 giây để quất trôi từ từ xuống cổ họng, giúp giảm viêm, giảm ngứa họng.

Bà bầu bị ho do dị ứng gây viêm tấy họng có thể lấy một quả ổi đem nướng lên, ăn mỗi ngày một lần trong khoảng ba đến bốn ngày sẽ có hiệu quả rõ rệt.

Có thể dùng vỏ quýt cùng cam thảo, rễ cỏ tranh, thêm khoảng ba thìa mật ong đem hấp cách thủy và uống hàng ngày. Có thể pha loãng với nước đun sôi để ấm cho dễ nuốt.

Bà bầu không nên ăn gì khi bị ho Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc dân gian kể trên, bà bầu cũng cần lưu ý nên kiêng một số thực phẩm sau khi mang thai.

Bà bầu không nên ăn đồ ăn bảo quản trong tủ lạnh hoặc đồ đông lạnh chưa qua rã đông hoặc làm nóng. Nếu ăn uống quá nhiều thực phẩm lạnh, cũng có thể gây tổn thương tì vị, khiến chức năng tì bị suy giảm.

Không nên ăn đậu phộng, hạt dưa, sô-cô-la, dừa, mía khi bị ho. Nếu ăn cá, tôm, cua khi đang bị ho thì sẽ khiến bệnh càng nặng hơn.

Phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên hút thuốc. Trong khói thuốc có chứa khoảng 4.000 chất độc trong đó có tới 43 chất có thể gây bệnh ung thư. Vì vậy, bà bầu cần tránh xa môi trường có khói thuốc lá.

Phụ nữ khi mang thai cần hết sức cẩn thận, tránh những nơi có thể lây nhiễm các bệnh đường hô hấp, có chế độ dinh dưỡng đủ chất nhằm nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật. Đặc biệt, khi bà bầu bị ho cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và có biện pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.

Ngừa táo bón khi mang thai theo cách của người Nhật Cách điều trị bệnh thủy đậu cho phụ nữ đang mang thai Không thể bỏ qua những lưu ý này khi chăm sóc bệnh nhân ung thư tụy

Táo bón bà bầu, hay còn gọi là táo bón thai kỳ là hiện tượng phổ biến, gây nên nhiều áp lực về tinh thần và sức khỏe trong giai đoạn mang thai cho phụ nữ.

Thủy đậu có thể trở thành một mối lo lớn đối với những người phụ nữ mang thai. Vì vậy làm thế nào để phòng ngừa và điều trị bệnh thủy đậu cho phụ nữ đang mang thai?

Việc chăm sóc bệnh nhân ung thư tụy cần phải được lên kế hoạch cụ thể, vì tâm lý họ rất khác người thường, rất dễ nhạy cảm và buồn rầu.