Trứng vịt lộn (hay hột vịt lộn) là món ăn được chế biến từ quả trứng , mà bên trong đã hình thành đủ bộ phận của con vịt non khoảng 17-21 ngày tuổi. Trứng vịt lộn là một trong những món ăn nhẹ bình dân ở Việt Nam. Trứng thường được luộc chín, ăn cùng với gia vị khác nhau, tùy vào mỗi vùng miền.
Câu trả lời là có nhưng không nên ăn quá nhiều.
Mẹ bầu nên ăn trứng vịt lộn bởi những công dụng tuyệt vời của món ăn này mang lại. Một quả trứng vịt lộn cung cấp khoảng 182 kcal, 13,6g protein, 12,4g lipit, 82mg canxi, 212mg photpho, 600mg cholesterol… Trong trứng vịt lộn có chứa nhiều photpho, canxi, protein,… vô cùng phù hợp để bồi bổ sức khỏe mẹ bầu. Thậm chí, hàm lượng chất sắt trong trứng vịt lộn còn nhiều hơn trong trứng gà. Không chỉ vậy, trứng vịt lộn cũng chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe như vitamin A, B, C…
Trứng vịt lộn là loại thực phẩm vô cùng tốt cho các mẹ đang bị suy nhược cơ thể, hay đau đầu chóng mặt, thiếu máu mệt mỏi. Lượng canxi dồi dào có trong loại thực phẩm này cũng sẽ là một trợ thủ đắc lực. Giúp thai nhi tăng cân nhanh, lớn đạt chuẩn trong bụng mẹ qua từng giai đoạn.
Tuy nhiên, các mẹ chỉ nên ăn một lượng trứng vịt lộn vừa phải. Cái gì quá cũng không tốt phải không ạ. Không nên vì những công dụng này mà bổ sung quá nhiều có thể gây ra tác dụng ngược không hề tốt cho sức khỏe.
Tác hại khi mang thai ăn nhiều trứng vịt lộn
Ăn trứng vịt lộn liên tục trong nhiều ngày, nhiều bữa có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu. Làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì và các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường cho mẹ bầu.
Ngoài ra, hàm lượng vitamin A trong trứng vịt lộn cũng khá cao. Nếu ăn quá nhiều có thể gây tình trạng dư thừa vitamin A trong thai kỳ. Điều này rất nguy hiểm đối với sự phát triển của thai nhi.
Vì vậy, mẹ bầu chỉ nên ăn nhiều nhất 2 quả trứng vịt lộn trong 1 tuần. Và không nên ăn liền 2 quả cùng một lúc.
Thực hư việc bà bầu ăn trứng vịt lộn, con sinh ra chân dài da trắng
Thực tế là chuyện con cao hay không, sinh ra có nhiều tóc hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như gen di truyền, chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động, môi trường xung quanh,…
Trẻ sẽ chỉ phát triển chiều cao vượt trội khi bảo đảm được tất cả những yếu tố trên. Cũng như được bố mẹ chăm sóc hợp lý, có được chế độ dinh dưỡng đa dạng, đủ chất.
Lưu Ý Khi Mẹ Bầu Ăn Trứng Vịt Lộn
– Mẹ nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng mà không nên ăn vào buổi tối. Vì trứng vịt lộn có hàm lượng đạm và cholesterol cao. Khi ăn vào buổi sáng cơ thể sẽ dễ hấp thu bởi các hoạt động trao đổi chất được diễn ra cả ngày. Còn khi ăn vào buổi tối, quá trình trao đổi chất diễn ra ít hơn nên dễ gây đầy bụng, khó tiêu.
– Đối với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao hoặc các bệnh tim mạch, nên hạn chế không ăn trứng vịt lộn để tránh tình trạng tắc nghẽn mạch máu do lượng cholesterol cao.
– Khi ăn trứng vịt lộn, mẹ bầu không nên ăn cùng lúc các loại thực phẩm nhiều vitamin A như gan động vật hoặc uống bổ sung vitamin A. Bởi trứng vịt lộn đã chứa rất nhiều vitamin A rồi.
– Trứng vịt lộn khi ăn nên được rửa sạch và luộc chín kỹ.
Có thể mẹ nên tìm biết :Mới Sinh Nên Ăn Gì – Kinh Nghiệm Cho Mẹ Sau Sinh