Top 5 # Xem Nhiều Nhất Bà Bầu Có Được Ăn Quả Lựu Không Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Tobsill.com

Bà Bầu Ăn Lựu Có Nên Ăn Hạt Không? Làm Sao Để Chọn Được Quả Lựu Tươi Ngon?

Bà bầu ăn lựu có nên ăn hạt không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu thời mang thai. Nếu lỡ mẹ nuốt phải hạt lựu thì có nguy hiểm không? Ăn lựu có tốt cho mẹ và bé trong thai kỳ hay không? Lựu có nằm trong danh sách ” trái cây cấm” khi mang thai không?

Quả lựu – thức quả ngon mắt, ngon miệng lại giàu dinh dưỡng

Theo quan niệm dân gian, mẹ bầu chăm ăn lựu, sinh con sẽ có má lúm đồng tiền. Em bé chào đời cũng trắng trẻo hồng hào. Dù quan niệm trên đúng hay sai, quả lựu cũng là một trong những loại trái cây mà các mẹ bầu không nên bỏ qua. Bởi không chỉ có hương vị thơm ngon, màu sắc bắt mắt, quả lựu còn rất tốt cho mẹ bầu và em bé.

Lựu là một trong những loại trái cây được khuyên dùng cho phụ nữ mang thai trong suốt 40 tuần của thai kỳ. Chứa nhiều chất dinh dưỡng, quả lựu đặc biệt chứa hàm lượng chất xơ cao, giàu vitamin, chất chống oxy hóa,… Thành phần quả lựu sở hữu nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể.

Tốt cho tim mạch, hạn chế nguy cơ tiền sản giật

Nước ép lựu giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn động mạch, giúp cơ thể tổng hợp cholesterol, giảm xơ vữa động mạch. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch.

Bên cạnh đó, lựu còn giúp cơ thể cải thiện khả năng tổng hợp cholesterol và tiêu huỷ các phân tử gốc tự do trong hệ thống các mạch máu. Tác dụng này của lựu giúp mẹ bầu giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim.

Mẹ bầu ăn lựu sẽ giúp giảm huyết áp trong quá trình mang thai. Do đó, giúp hạn chế nguy cơ mắc chứng tiền sản giật.

Tăng cường hệ thống miễn dịch cho mẹ bầu và em bé

Lựu rất giàu chất chống oxy hóa polyphenol. Dưỡng chất này sẽ bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây lão hóa. Cùng với vitamin C có tính kháng khuẩn, lựu sẽ giảm hiện tượng viêm nhiễm, tăng cường sức đề kháng, giảm vi khuẩn đường miệng, gây sâu răng và nhiễm khuẩn tụ cầu.

Bổ sung loại trái cây giàu vitamin C này trong thực đơn hàng ngày, cơ thể mẹ khỏe mạnh và có lợi cho sự phát triển của thai nhi nữa.

Cải thiện các vấn đề về da giúp mẹ bầu luôn xinh đẹp rạng rỡ

Chăm ăn lựu lúc mang thai, mẹ bầu sinh con sẽ trắng trẻo, hồng hào. Mẹ cũng sẽ được “hưởng lây”, có được làn da tươi sáng rạng rỡ. Ăn lựu thường xuyên sẽ ngăn cản các vết rạn da xuất hiện dưới tay, chân, bụng,… vì lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa.

Ngoài ra, nước ép lựu cũng có tác dụng rất tốt trong việc trị các vết thâm trên da.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa, hạn chế chứng táo bón trong thai kỳ

Tương tự như các loại rau củ và trái cây khác, lựu giúp các mẹ bầu hạn chế chứng táo bón thường gặp khi mang thai. Quả lựu chứa vitamin C, chất xơ và kali dồi dào. Cơ thể sẽ chống lại cảm lạnh và giữ cho hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh. Bổ sung nước ép lựu và hạt lựu vào chế độ ăn uống có thể giúp cơ thể mẹ chống lại một số loại vi khuẩn.

Những lưu ý khi ăn lựu

Bà bầu ăn lựu có nên ăn hạt không?

Ăn lựu mang đến rất nhiều lợi ích cho mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, rất nhiều mẹ bầu vẫn thắc mắc liệu có nên ăn hạt lựu hay không. Trên thực tế, ăn hạt lựu mang lại nhiều lợi ích.

Hạt lựu chín có tác dụng chống vi khuẩn, chống oxy hóa. Bà bầu ăn hạt lựu sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào. Bên cạnh đó, hạt lựu còn chứa rất nhiều vitamin C và K. Vitamin C giúp tăng cường sức khỏe, tặng mẹ bầu làn da đẹp, thúc đẩy cơ thể sản xuất collagen. Vitamin K làm đông máu. Canxi giúp mẹ và bé duy trì xương chắc khỏe.

Ngoài ra, hạt lựu còn có tác dụng thanh thử, giải nhiệt, ngừa ra nhiều mồ hôi, chữa chứng đau đầu ở phụ nữ và giúp trẻ em tiêu hoá tốt. Trong đông y, hạt lựu sấy khô, tán nhuyễn là một vị thuốc có công dụng trị đại tiện ra máu, tiêu chảy kéo dài.

Thế nhưng, cũng giống như các loại hạt cứng khác, ăn hạt lựu cũng chứa nhiều nguy cơ. Hạt lựu tương đối cứng, có thể gây tắc ruột nếu ăn quá nhiều hạt lựu. Vì vậy, mẹ bầu cần cân nhắc kỹ khi ăn hạt lựu. Để an toàn, mẹ nên nhai hạt thật kỹ. Hoặc mẹ có thể sử dụng hạt đã sấy khô như một món ăn vặt. Để đảm bảo an toàn, mẹ có thể chọn sử dụng nước ép lựu thay vì ăn hạt lựu.

Khi nào mẹ bầu nên hạn chế ăn lựu?

Mặc dù cực kỳ tốt cho sức khỏe nhưng quả lựu lại chứa rất nhiều đường. Vì vậy, không phải ai cũng thích hợp ăn lựu thường xuyên. Mẹ bầu cần hạn chế ăn lựu nếu như có những vấn đề về sức khỏe như:

Viêm dạ dày

Sâu răng

Bị nóng trong người

Viêm phế quản

Cảm lạnh

Lượng đường trong máu cao.

Bật mí mẹo giúp mẹ chọn được quả lựu tươi ngon

Rõ ràng, lựu là một món dễ ăn và bổ dưỡng. Nhưng mẹ bầu cần chú ý lựa chọn những trái tươi ngon, có xuất xứ rõ ràng, tránh những loại trái cây đã bị ngâm thuốc, hóa chất độc hại.

Kích thước quả

Quả lựu ta có kích thước vừa phải, khoảng hơn nắm tay người lớn một chút, chứ không to như lựu Trung Quốc. Tuy nhiên, mẹ cũng nên tránh chọn lựu quá nhỏ. Lựu nhỏ còn khá non, xanh nên không ngọt, ăn có vị chát. Cũng có những quả lựu nhỏ chín già nhưng khi ăn sẽ rất khó bóc. Vị những quả này cũng không ngon, ít dưỡng chất hơn những quả khác.

Màu sắc vỏ

Một trái lựu ngon có vỏ trơn nhẵn, láng mịn và bóng mịn, căng nước. Quả lựu ta vỏ thường có màu hồng nhạt chứ không đỏ thẫm. Ngoài ra, những trái lựu có vỏ hơi rám, không hoàn hảo lại thường là quà già tới, hạt mẩy. Quả lựu già mọng nước và có vị ngọt dịu, chứa nhiều vitamin C cũng như các khoáng chất hữu ích cho cơ thể.

Hình dáng

Lựu ta ngon có hình dáng tròn tương đối. Quả cầm chắc tay, không méo mó biến dạng hay có vết thâm do va chạm. Vỏ quả nổi gồ rõ hình những hạt bên trong chắc chắn sẽ mọng nước.

Mùa lựu

Mùa nào thức đó. Để có được những quả lựu tươi ngon, mẹ cần lưu ý chọn quả đúng mùa. Mùa lựu ở Việt Năm bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 1, tháng 2 năm sau. Đây là thời điểm trái lựu ngon nhất, mọng nước, hàm lượng chất dinh dưỡng cao, ít chất bảo quản.

Như vậy, mẹ đã biết mẹo chọn lựa được những quả lựu tươi ngon bổ dưỡng. Lựu là một trong những loại trái cây rất tốt, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và vitamin cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Mẹ nhớ thường xuyên bổ sung lựu vào thực đơn của mình nhé.

Bà bầu ăn lựu có nên ăn hạt không? Bà bầu cũng có thể yên tâm ăn hạt lựu. Hạt lựu chín có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng chống vi khuẩn, chống oxy hóa và tác dụng tẩy giun hiệu quả. Nhưng mẹ nên nhai kỹ hạt nhé!

Nếu không quen ăn hạt lựu, mẹ có thể chọn thưởng thức nước ép lựu thay vì ăn trực tiếp. Nước ép lựu chứa nhiều vitamin và khoáng chất, cũng như axit folic cần thiết cho các bà mẹ mang thai. Đặc tính chống viêm có chứa trong lựu cũng giúp cải thiện lưu lượng máu cho cả mẹ và thai nhi. Kali trong nước ép lựu ngăn ngừa chuột rút thường gặp trong quá trình mang thai. Thậm chí, lựu còn được cho là có thể ngăn ngừa sinh non.

Xem thêm:Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Ăn Lựu Khi Mang Thai Có Tốt Không? Mỗi Ngày Mẹ Bầu Được Phép Ăn Bao Nhiêu Quả Lựu?

Dân gian truyền tai nhau mẹo nhỏ để con có má lúm đồng tiền xinh xắn là mẹ nên ăn lựu khi mang thai. Tuy nhiên, thức quả ngon mắt này có phù hợp cho thai kỳ không? Bà bầu ăn lựu được không? Và nếu ăn được thì mẹ bầu nên giới hạn số lượng quả là bao nhiêu?

Lựu – thức quả đỏ mọng đầy dưỡng chất

Cây lựu (thạch lựu) được biết đến với tên khoa học là Punica granatum L. Tây Nam Á là vùng đất xuất xứ khởi nguồn của loài cây lâu năm này.

Hoa lựu có màu đỏ rất đẹp, tươi thắm như lửa. Sắc rực rỡ nổi bật này đã từng được Nguyễn Du nhắc đến trong câu thơ: “Ngoài tường lửa lựu lập lòe đơm bông”.

Quả lựu mang đến những giá trị dinh dưỡng gì?

Lựu là trái cây được đánh giá cao về hàm lượng dinh dưỡng. Cụ thể, trung bình trong 100g phần ăn được của quả lựu có chứa:

79.6 g nước

70 KCal

0.6 g Protein

16.2 g Carbohydrate (đạm)

0.3 g chất béo

2.5 g chất xơ

259 mg Kali

3mg Natri

70 µg Đồng

0.70 mg Sắt

3 mg Magie

6 mg Vitamin C

0.6 mg Vitamin B5

0.1 mg Vitamin B6

0.6 mg Vitamin E

4.6 µg Vitamin K

Ở Việt Nam, lựu được trồng nhiều để lấy quả ăn, làm cây cảnh và làm thuốc chữa bệnh. Theo các nghiên cứu Đông y, vỏ quả lựu có vị chua, chát, tính ấm giúp chỉ tả, chỉ huyết, khử trùng. Vỏ thân và vỏ rễ lựu vị đắng chát, tính ấm, giúp sát trùng, tẩy giun sán.

Tương tự như cây dừa, hầu hết các bộ phận của cây lựu đều được tận dụng tối đa.

Ăn lựu khi mang thai có tốt không?

Lựu có nhiều tác dụng tốt cho mẹ bầu, cụ thể là:

Điều trị thiếu máu

Chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng khiến phụ nữ thiếu máu khá nhiều. Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cũng cần “huy động” lượng lớn máu để hình thành và nuôi dưỡng thai nhi. Vì thế, thiếu máu là tình trạng xảy ra thường xuyên ở mẹ bầu. Hàm lượng haemoglobin trong lựu sẽ giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng này.

Quả lựu mọng nước nên tạo cho người ăn cảm giác no. Đồng thời, tác dụng này cũng có khả năng ức chế sự thèm ăn và giúp chống béo phì hiệu quả. Uống nước ép lựu mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu duy trì cân nặng ổn định, không phải vất vả giảm cân sau sinh.

Đồng thời, lựu chứa nhiều các chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do. Quá trình tái tạo tế bào diễn ra nhanh hơn, tuổi thọ tăng thêm, tốc độ lão hóa chậm lại. Cơ thể sử dụng nhiều oxy sẽ khỏe mạnh hơn, duy trì độ tươi trẻ lâu hơn. Các nếp nhăn, tàn nhang sẽ bị hạn chế tốc độ xuất hiện. Tình trạng nổi mụn trứng cá, phát ban, … cũng được thuyên giảm rõ rệt.

Bổ sung vitamin C, B

So với táo, lượng vitamin C trong lựu cao gấp 2 lần. Vitamin C dồi dào giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch. Mẹ có thể ngăn ngừa khả năng mắc bệnh từ vi khuẩn và nấm cho cả mẹ lẫn con.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Nước lựu chứa nhiều axit amin và nguyên tố vi lượng giúp tăng cường chức năng tiêu hóa. Chất xơ trong lựu cũng giúp nhuận tràng. Mẹ bầu sẽ được cải thiện chứng táo bón, giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ, … Ăn một quả lựu giúp cung cấp 45% nhu cầu chất xơ cần cho cơ thể trong 1 ngày.

Giảm huyết áp

Tiền sản giật là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ, dẫn đến huyết áp cao. Lựu có khả năng làm mềm các mạch máu, ổn định huyết áp và lượng đường trong máu, giảm cholesterol.

Vì vậy, bà bầu bổ sung quả lựu vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ hỗ trợ tốt trong việc giảm tình trạng này.

Duy trì sức khỏe răng miệng

Ngừa viêm nhiễm tự nhiên

Viêm khớp dạng thấp và viêm khớp xương thường xảy ra ở phụ nữ. Trong khi đó, lựu lại giàu chất chống viêm khớp nên có tác dụng giảm viêm. Tránh được tình trạng viêm, xương sẽ phát triển tốt hơn. Nếu mẹ bầu được cải thiện mật độ xương thì quả lựu cũng tạo điều kiện tốt nhất cho sự hình thành hệ xương của thai nhi.

Các tác dụng khác

Quả lựu sẽ giảm nguy cơ đau tim, làm giảm mức cholesterol xấu trong máu của mẹ bầu và thai nhi. Tăng cường tế bào não, cải thiện trí nhớ, chống lại bệnh Alzheimer, … cũng là những tác dụng nổi bật.

Những lưu ý nếu mẹ ăn lựu khi mang thai

Bà bầu ăn lựu được không?

Là một loại quả giàu dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ lại dễ ăn, lựu được nhiều mẹ bầu yêu thích. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn lựu nếu mẹ có những vấn đề sau:

Viêm dạ dày, sâu răng, bệnh răng miệng. Nếu mẹ bầu muốn ăn lựu, mẹ bầu phải đánh răng sạch sẽ ngay sau khi ăn xong.

Bị nóng trong người, lượng đường trong máu cao. Lựu có thành phần làm cơ thể nóng lên, tích tụ nhiều đường.

Viêm phế quản, cảm lạnh

Mỗi ngày, mẹ chỉ nên ăn duy nhất 1 quả lựu để kiểm soát tốt lượng dưỡng chất đưa vào cơ thể.

Ăn lựu tốt nhất nên bỏ hạt?

Nếu muốn tận dụng hết những dưỡng chất có trong quả lựu, mẹ có thể ép lấy nước. Đồng thời, để tránh nhàm chán, mẹ nên kết hợp với các loại trái cây khác như: quýt, xoài, lê, …

Bà Bầu Ăn Lựu Có Tốt Không? Tác Dụng Của Quả Lựu Đối Với Bà Bầu Là Gì?

Những lợi ích tác dụng của quả lựu đối với bà bầu?

Bà bầu ăn hạt lựu giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trong suốt quá trình mang thai, các bà bầu nên ăn đều đặn 2 quả lựu mỗi ngày, sẽ cung cấp khoảng 400mg – 600mg Folate. Khi được cung cấp đủ nhu cầu Folate, thai nhi sẽ phát triển thuận lợi và phòng tránh được dị tật ống thần kinh. Tùy theo sở thích các mẹ có thể ăn hoặc ép nước lựu uống để không bị ngán.

Mẹ bầu ăn hạt lậu Cung cấp nguồn năng lượng dồi dào

Nên ăn lựu vào tháng thứ mấy? Thực tế, thời điểm lý tưởng nhất để bà bầu ăn quả lựu là từ 3 tháng giữa và duy trì đến khi sinh. Nhờ cung cấp đầy đủ Folate từ quả lựu, bà bầu sẽ được bổ sung thêm từ 2000 – 2200 calo đều đặn mỗi ngày. Nhờ vậy, cơ thể mẹ sẽ luôn duy trì được hoạt động bình thường.

Ăn hạt lựu giúp các mẹ nâng cao hệ miễn dịch

Bà bầu ăn lựu có tốt không? Những trường hợp mẹ bầu từng có tiền sử mắc bệnh tiểu đường thì cần tránh ăn nhiều lựu. Cũng tương tự ổi, cam, quýt,… lựu chứa lượng lớn vitamin C, giúp bà bầu nâng cao khả năng miễn dịch. Bên cạnh đó, thai nhi cũng được bảo vệ khỏi sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus gây bệnh.

Phòng ngừa thiếu máu, sinh non

Theo bác sĩ Thanh Hà, lựu là một trong những loại quả mà phụ nữ mang thai không thể bỏ qua. Nó bổ sung cho bà bầu một lượng sắt nhất định, phòng ngừa tình trạng thiếu máu và sinh non. Bên cạnh việc bổ sung sắt bằng viên uống thì ăn quả lựu cũng là một phương án thay thế hiệu quả. Đặt biệt, uống viên sắt thường xuyên sẽ dễ gây nóng, nếu kết hợp ăn lựu sẽ giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn.

Ngăn chặn hiện tượng chuột rút

Bên cạnh việc cung cấp nhiều dưỡng chất như: Sắt, vitamin c, Folate, Calo… bà bầu uống nước ép lựu khoảng 240ml mỗi ngày sẽ giúp cơ thể bổ sung khoảng 538mg kali, giảm thiểu hiện tượng chuột rút trong thai kỳ, nỗi ám ảnh của các mẹ bầu. ⇒ Vậy bà bầu ăn lựu có tốt không? bà bầu có nên ăn lựu không? Chúng tôi sẽ lý giải ngay sau đây.

Bà bầu ăn lựu có tốt không?

Với rất nhiều những lợi ích kể trên, dĩ nhiên lựu là loại trái cây rất tốt cho phụ nữ mang thai. Về lo ngại bà bầu ăn lựu có nên bỏ hạt không? Thực tế, bà bầu có thể ăn hạt lựu nhưng cần phải nhai thật kỹ để ngăn ngừa táo bón, đau dạ dày. Theo các chuyên, hạt lựu chín chứa khá nhiều thành phần dinh dưỡng, có khả năng kháng khuẩn và chống oxy hóa. Dù vậy, để không bị táo bón do ăn lựu, mẹ bầu nên nhai kỹ hạt. Ngoài ra, hiện nay bạn có thể dễ dàng tìm thấy những loại hạt lựu sấy khô được bán trên thị trường. Bạn có thể mua dùng làm thức ăn vặt sẽ rất ngon. Vị của lựu sấy khô thơm ngon và dễ ăn nên mẹ bầu không cần lo ngại gì cả.

Những món ăn đa dạng từ quả lựu cho mẹ bầu

Rửa sạch nguyên liệu gồm rau xà lách, táo, lê và thái nhỏ vừa ăn.

Lựu bóc lấy hạt

Sau đó, mẹ cho tất cả rau quả vào một cái tô và cho vào ít nước cốt chanh, mật ong rồi trộn đều lên.

Để nguyên trong khoảng 5 – 10 phút rau thấm đều gia vị, khi ăn bạn chuẩn bị một ít sốt mayonnaise hoặc 1 quả trứng gà để làm món ăn thêm hấp dẫn.

Nước ép lựu Với món nước ép lựu nguyên chất, bạn cũng có thể kết hợp với sữa chua và những loại nước ép trái cây khác.

Cách thực hiện:

Bạn rửa sạch những trái lựu, lấy hạt bên trong.

Cho hạt lựu vào máy ép hoặc máy xay để ép lấy nước. (Nếu sử dụng máy xay sinh tố, sau khi xay xong bạn phải lọc qua rây lấy nước).

Cuối cùng, mẹ cho ít đường, đá, và 2 lát chanh vào ly nước ép lựu để hương vị hấp dẫn hơn.

Lựu với súp rau củ quả

Sự kết hợp giữa hạt lựu và rau củ quả giúp bà bầu ngon miệng hơn và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Bạn có thể chế biến món súp rau củ quả đa dạng hoặc chỉ súp lựu cũng rất ngon.

Hạt lựu kết hợp với các loại rau củ quả giàu dinh dưỡng giúp bà bầu ăn ngon miệng hơn trong suốt thai kỳ. Các mẹ có thể làm món súp rau của quả hoặc súp lựu không vẫn rất ngon và đảm bảo đủ chất.

Bà bầu ăn lựu cần lưu ý những gì?

Bà Bầu Ăn Lựu Có Tốt Không? Ăn Lựu Có Tác Dụng Gì?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng trong 100rg phần ăn được của quả lựu có chứa 79,6g nước, 70kcal, 16,2g chất đạm, 02,5g chất xơ, 0,3g chất béo còn lại là vitamin và khoáng chất.

Khi mang thai sức đề kháng của mẹ bầu sẽ yếu hơn bình thường nên ăn lựu giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể mẹ bầu rất tốt, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh nhờ nguồn cung cấp vitamin C dồi dào từ lựu.

Hợp chất phytochemical trong lựu có tác dụng cân bằng huyết áp trong cơ thể, rất tốt cho hệ tim mạch. Ngoài ra nhờ hợp chất này sẽ làm được nguy cơ tiền sản giật do huyết áp tăng vào 3 tháng cuối của thời kỳ mang thai.

Ăn lựu khi mang thai còn có tác dụng rất tốt đối với hệ xương của mẹ và con.

Nhờ nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa dồi dào nên khi ăn lựu có tác dụng tái tạo các tế bào da giúp cho làn da của mẹ bầu sáng mịn và khỏa mạnh.

Vì vậy, lựu là thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu trong thời kỳ mang thai.

Ngăn ngừa ung thư: flavonoid là một chất chống oxy hóa trong lựu có tác dụng ngăn ngừa hình thành các gốc tự do trong cơ thể và giảm nguy cơ phát triển các tế bào xấu, giúp cơ thể phòng chống mắc bệnh ung thư như: ung thu vu, ung thư tuyến tiền liệt.

Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể: lựu là nguồn cung cấp dồi dào các loại vitamin như vitamin A, C, E và các chất chống oxy hóa cao gấp 3 lần rượu vang và trà xanh có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, đặt biệt là khả năng kháng khuẩn và kháng virus.

Tăng cường sức khỏe tim mạch: lựu có chứa các thành phần chống oxy hóa có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu giúp máu được lưu thông tốt hơn và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch như: đột quỵ, cơn đau thắt ngực…

Làm đẹp da: do lựu là trái cây chứa nhiều loại vitamin cũng như các chất chống oxy hóa nên uống nước ép lựu giúp ngăn ngừa tình trạng nếp nhăn, nám, tàn nhang hiệu quả mang lại làn da đẹp và rạng rỡ hơn.

Chống béo phì: lựu có chứa nhiều nước nên ăn lựu giúp giảm cảm giác thèm ăn hỗ trợ duy trì cân nặng rất tốt.

Ngăn ngừa thiếu máu: ăn lựu còn giúp giảm các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, suy nhược do trong lựu có chứ hàm lượng sắt đáng kể để bổ sung cho cơ thể.

Có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường: đối với người mắc bệnh tiểu đường thì uống nước ép lựu có tác dụng giảm xơ cứng động mạch giúp giảm nguy cơ các bệnh mạch vành.

Tốt cho sức khỏe răng miệng: do lựu có chứa các dưỡng chất kháng khuẩn kháng virus nên bổ sung nước ép từ lựu giúp cơ thể ngăn ngừa tối đa các vấn đề về răng miệng.

Có lợi cho khả năng tình dục và sinh sản: với nguồn cung cấp các chống chống oxy hóa dồi dào thì lựu giúp cân bằng oxy hóa trong cơ thể và cân bằng oxy hóa trong cả nhau thai. Vì vậy nên uống nước ép lựu có tác dụng hỗ trợ khả năng sinh sản ở nữ giới. Còn đối với nam giới thì có thể kích thích tăng nồng độ nội tiết tốt testosterol, đây là nội tiết tố chính điều khiển vấn đề quan hệ tình dục.

Ngoài ra lựu còn được sử dụng để điều trị ho, viêm họng, rối loạn tiêu hóa…

Ăn lạc có béo không? Ăn lạc có tốt cho bà bầu?

Ăn rau ngót có tốt không? Ăn rau ngót có tốt cho bà bầu hay không?

Ăn lựu có nên bỏ hạt hay không?

Có nhiều không biết được những công dụng từ hạt lựu mang lại nên nhiều người khi ăn thường có thói quen bỏ hạt vô tình mất đi những lợi ích cho sức khỏe.

Chuyên gia cho biết hạt lựu có giá trị dinh dưỡng rất cao, mang lại nhiều lợi ích như: chống vi khuẩn, chống oxy hóa, tẩy giun, giải nhiệt, ngừa ra mồ hôi, chữa chứng đau đầu ở phụ nữ và giúp hệ tiêu hóa của trẻ em hoạt động tốt hơn…

Tuy nhiên thì chuyên gia cũng lưu ý để tránh tình trạng khó tiêu, tác ruột thì khi nuốt hạt lựu thì cần phải nhai kỹ trước khi nuốt. Còn với trẻ em thì không nên nuốt hạt lựu, đặt biệt với người tiểu đường hay bị viêm dạ dày cũng không nên ăn tránh làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.

+ Pomegranate: https://en.wikipedia.org/wiki/Pomegranate

+ Pomegranate for Pregnant Women: https://healthyeating.sfgate.com/pomegranate-pregnant-women-2489.html

Hashtag: #bsphukhoagioi #phongkhamdakhoayhocquocte