1. Tại sao bà bầu bị thiếu máu?
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, ngay cả khi có chế độ ăn uống đầy đủ, bà bầu vẫn có thể bị thiếu máu. Chính vì thế, bà bầu nên được kiểm tra thường xuyên.
Nồng độ huyết sắc tố có thể giảm do sự phát triển của thai nhi.
Thể tích huyết tương tăng nhiều tạo nên hiện tượng thiếu máu do pha loãng
Chế độ ăn uống thiếu sắt, các chế độ ăn kiêng, giảm lượng kalo đều có thể dẫn đến thiếu máu.
Các bà mẹ thiếu cân khi bắt đầu mang thai hoặc những người đã từng bị ốm nghén nặng cũng có nguy cơ này.
Mất máu do giảm thể tích huyết tương đe dọa sẩy thai, băng huyết sau sinh hoặc xuất huyết.
Mang đa thai như sinh đôi, sinh ba, sinh tư trở lên, nguy cơ thiếu máu sẽ cao hơn
Với người đã từng bị sẩy thai, nếu tiếp tục mang thai ngay sau đó, cơ thể sẽ không kịp bổ sung thêm sắt.
Trong lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm máu xem bạn có bị thiếu máu hay không. Một trong các xét nghiệm này là đo dung tích hồng cầu (hematocrit) với mục đích xác định phần trăm hồng cầu trong huyết tương. Xét nghiệm còn lại (hemoglobin) xác định số gram hemoglobin trong máu.
Dù không bị thiếu máu khi mới mang thai, bạn cũng có thể bị thiếu máu ở các giai đoạn sau của thai kỳ. Vì vậy, bạn sẽ được xét nghiệm máu lần nữa vào khoảng tháng thứ sáu hoặc thứ bảy. Hematocrit và hemoglobin hạ thấp một chút trong nửa sau của thai kỳ là điều bình thường vì khi đó lượng máu trong cơ thể tăng cao và lượng huyết tương, thành phần chất lỏng của máu, tăng nhanh hơn so với số lượng và kích thước hồng cầu. Tuy nhiên, đừng để hai chỉ số này hạ xuống quá thấp.
Tình trạng thiếu máu khi mang thai có thể không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào, đặc biệt nếu chỉ thiếu máu nhẹ. Một số triệu chứng có thể nhận thấy là thường mệt mỏi, cảm giác yếu trong người và chóng mặt. Đây cũng là những triệu chứng nhiều phụ nữ gặp phải khi mang thai dù có thiếu máu hay không nên rất khó xác định. Bạn cũng có thể thấy mình xanh xao hơn, đặc biệt là ở đầu ngón tay, dưới mi mắt và vùng môi. Các triệu chứng khác bao gồm tim đập nhanh, mạnh, thở gấp, đau đầu, chóng mặt, khó chịu và khó tập trung.
Ngoài ra, các thai phụ bị tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trầm trọng có thể thấy thèm ăn các vật thể phi thực phẩm như nước đá, giấy hoặc đất sét, còn gọi là hội chứng Pica. Nếu bạn cũng có những cơn thèm khác lạ như vậy, hãy mau chóng đến gặp bác sĩ.
3. Các triệu chứng của thiếu máu khi mang thai
Xanh xao, mệt mỏi
Cảm thấy mệt mỏi bất thường, và thiếu sức sống, khả năng chịu đựng kém.
Cảm thấy khó chịu, dễ cáu gắt
Cơ thể yếu đi và giảm sức đề kháng.
Khó thở. Dễ bị khó thở khi vận động như leo cầu thang.
Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu
Niêm mạc bên trong mi mắt dưới có màu đỏ nhạt hơn so với bình thường
Một số trường hợp hiếm gặp, bà bầu thèm ăn đất sét, cát hoặc phấn do cơ thể thiếu chất sắt. Tuy nhiên, những thứ này lại cản trở việc hấp thu sắt và làm cho cơ thể thiếu sắt hơn.
4. Các dạng thiếu máu ở bà bầu thường gặp
Trường hợp này chỉ số HCT thường giảm nhưng nồng độ Hb bình thường. Từ tuần thứ 6 của thai kỳ do thể tích của huyết tương tăng nhiều hơn lượng hồng cầu và hiện tượng giữ nước ở thai phụ tạo thành tình trạng thiếu máu tương đối hay còn gọi là “thiếu máu sinh lý của thai kỳ” hoặc “thiếu máu giả do pha loãng”.
Theo PGS TS Vũ Bá Quyết – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề thiếu máu ở phụ nữ mang thai là do thiếu máu thiếu sắt. Tại thời điểm có bầu, nhu cầu sắt ở người mẹ sẽ cần nhiều hơn để cung cấp cho thai nhi.
Nhu cầu sẽ tăng nhiều nhất ở quý 2 và quý 3 của thai kỳ khi tăng gấp 5-7 lần so với thông thường. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như:
Chế độ ăn uống không hợp lý, mẹ có bầu nhưng vẫn thực hiện chế độ ăn kiêng vì sợ ảnh hưởng đến cân nặng sau này, hoặc vì nghén mà ăn uống thất thường. Trong chế độ ăn hàng ngày, mẹ sử dụng các thực phẩm có chứa chất làm giảm hấp thu sắt như tanin, phytat trong chè, cà phê, nước uống có ga,…
Mẹ bầu gặp các bệnh về đường ruột làm giảm khả năng hấp thu sắt vào cơ thể.
Bệnh thường gặp ở những tháng cuối thai kỳ, nếu sau sinh không được điều trị thì sẽ có chiều hướng nặng thêm. Mẹ nên uống bổ sung sắt (có 60mg sắt nguyên tố/ngày) trong suốt thời kỳ mang thai đến ít nhất 4 tuần sau sinh. Tích cực ăn các thực phẩm giàu sắt như thịt, trứng, cá…, các loại đậu, ngũ cốc, trái cây tươi, rau có lá xanh,… Sự hấp thu sắt còn nhờ vào một số chất hỗ trợ trong khẩu phần ăn gồm: vitamin C, thức ăn giàu protein (thịt, cá, thức ăn biển, trứng,..).
Nguyên nhân chính là do thiếu dinh dưỡng, thường gặp 3 tháng cuối thai kỳ. Bệnh thường gây thiếu máu nặng với các triệu chứng: số lượng hồng cầu giảm, tăng kích thước và tăng nguyên hồng cầu ra máu ngoại biên kèm protein huyết giảm.
Ở tháng cuối thai kỳ, những huyết sắc tố lạ của thai nhi sẽ tác động lên tế bào nội diệp của nhau thai, tạo ra kháng thể gây phá hủy hồng cầu người mẹ. Triệu chứng của bệnh bao gồm sốt, đau lưng, hạ huyết áp, nặng có thể đi tiểu ra máu.
Xét nghiệm cho ra kết quả tủy tăng sinh mạnh nên nguyên hồng cầu ra máu ngoại biên nhiều, test coombs dương tính. Chống thiếu máu ở trường hợp này bằng cách truyền máu tùy vào thể trạng của mẹ, thông thường sau sinh bệnh sẽ khỏi.
Thông thường, thiếu máu dạng này khó biết được nguyên nhân cụ thể và hay gặp ở phụ nữ sau sinh đẻ nhiều lần, ở những tháng cuối của thai kỳ. Bệnh ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, chẩn đoán bệnh xác định dựa trên hình ảnh huyết học. Điều trị chủ yếu bằng cách bổ sung vitamin B12 và Axit Folic, sau sinh sẽ trở lại bình thường, nếu không điều trị bệnh sẽ nặng thêm.
Bệnh rất ít khi gặp, thông thường sẽ xuất hiện ở 3 tháng đầu thai kỳ. Bệnh cực nguy hiểm bởi cả 3 dòng tế bào máu đều bị giảm gây nên tình trạng thiếu máu, nhiễm trùng và nguy cơ xuất huyết trong cả thai kỳ nhất là với thai phụ không khảm thai sớm, khám thai định kỳ hàng tháng. Bệnh có thể khỏi nhưng thường tái phát, chỉ điều trị khi có triệu chứng hay diễn tiến bệnh trầm trọng.
5. Hậu quả của thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai
Thiếu máu gây nên tình trạng thiếu ôxy ở các tổ chức, đặc biệt ở một số cơ quan như tim, não làm cho năng suất lao động của những người bị thiếu máu thấp hơn hẳn những người bình thường. Khi tình trạng sắt được cải thiện thì năng suất lao động cũng tăng lên rõ rệt. Người ta cũng nhận thấy tình trạng thiếu sắt tiềm tàng (chưa có biểu hiện thiếu máu) cũng làm giảm khả năng lao động.
Thiếu máu tăng nguy cơ đẻ non, tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của mẹ và con. Những bà mẹ bị thiếu máu có nguy cơ đẻ con nhẹ cân và dễ bị chảy máu ở thời kỳ hậu sản và sinh ra những đứa con có tình trạng dự trữ sắt thấp. Vì vậy, người ta đã coi thiếu máu, thiếu sắt trong thời kỳ thai nghén là một đe dọa sản khoa.
6. Thiếu máu ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Thiếu máu ở mức độ nhẹ không gây nguy hiểm cho trẻ, mà chỉ ảnh hưởng đến mẹ. Trẻ sơ sinh luôn tự đảm bảo lượng sắt hấp thụ cho cơ thể mình để phát triển và thúc đẩy tăng trưởng não bộ. Điều này dễ dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt cho người mẹ ngay cả khi người mẹ có chế độ ăn uống đầy đủ. Trẻ sơ sinh dự trữ sắt trong những tháng đầu tiên để đảm bảo nhu cầu về sắt. Các thực phẩm rắn như ngũ cốc tăng cường, cũng được khuyến khích sử dụng cho trẻ sáu tháng tuổi, giúp tăng lượng sắt,đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Trẻ sơ sinh thường không bị thiếu sắt. Thông thường, trẻ khi mới sinh ra hay bị vàng da do việc điều chỉnh hàm lượng sắt dự trữ về mức bình thường. Sau khi sinh, một số hồng cầu chứa huyết sắc tố bị vỡ, gây ra vàng da tạm thời. Do trẻ sơ sinh cần một hàm lượng huyết sắc tố cao để chuyển oxy từ mẹ tới bé qua nhau thai.
Thiếu máu không được điều trị có thể dẫn đến sinh non. Trẻ sơ sinh của các bà mẹ bị thiếu máu thường nhẹ cân và tiềm ẩn nguy cơ sinh non hoặc thai chậm phát triển.
Nếu bạn được chẩn đoán là thiếu máu cũng đừng nên quá lo lắng. Bởi vì khi được điều trị và theo dõi thường xuyên, hàm lượng sắt sẽ trở lại mức bình thường. Nếu hàm lượng sắt của bạn rất thấp, bạn cần phải có sự điều chỉnh thói quen sinh hoạt như thay đổi giờ làm việc của bạn, nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn, có một chế độ ăn uống đầy đủ để cải thiện tình trạng thiếu máu.
7. Bà bầu thiếu máu nên ăn gì?
Chuối là nguồn thực phẩm dồi dào sắt và khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu. Ăn chuối vào bữa sáng là sự lựa chọn hoàn hảo để điều trị và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, chuối còn giúp chị em giảm triệu chứng táo bón hiệu quả.
Các loại hạt sấy khô như hạnh nhân, hướng dương, hạt bí, óc chó, hạt lanh… là nguồn chất sắt dồi dào để ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Bạn nên ăn những loại hạt này thay cho đồ ăn vặt hàng ngày.
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bột yến mạch có công dụng ngăn ngừa thiếu máu trong thai kỳ. Yến mạch là nguồn dự trữ tuyệt vời các chất xơ hòa tan, protein và các vitamin nhóm B, thiamin, riboflavin và B6. Ngoài ra, yến mạch còn cung cấp sắt, canxi, magie, selen và phốt pho. Không chỉ ngăn ngừa thiếu sắt, bột yến mạch còn rất có lợi cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu.
Không chỉ dồi dào sắt, chà là còn chứa nhiều potasium, magnesium, canxi, selenium, các sinh tố nhóm B và có nhiều chất xơ như các loại quả khô khác. Chà là được biết đến là loại trái cây có công dụng sản xuất hemoglobin. Chị em có thể ăn như một món ăn ngọt hàng ngày ngắm tăng sản xuất hồng cầu. Quả chà là rất phổ biến trong các món mứt dịp tết nguyên đán ở Việt Nam.
Bông cải xanh (súp lơ xanh) là loại rau lá xanh thẫm được khuyến khích sử dụng nhiều nhất trong thời gian mang thai. Bông cải xanh có giá trị dinh dưỡng rất lớn, là nguồn thực phẩm rất giàu sắt, protein, canxi, crom, carbohydrate, vitamin A và vitamin C.
Mỗi phần thịt bò chứa 2,5-3mg sắt. Sắt từ động vật được coi là heme-sắt (cơ thể dễ hấp thu hơn). Phần nạc của thịt bò thường giàu sắt hơn phần chứa gân hoặc chất béo. Vì thế, nên loại bỏ gân – mỡ bò trước khi chế biến. Bà bầu nên bổ sung thịt bò vào chế độ ăn hàng ngày để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Sắt từ nguồn động vật cũng dễ dàng hấp thụ hơn từ thực vật.
Các mẹ có biết rằng chỉ ½ bát rau bina nấu chín có chứa đến 3,2 mg sắt và nhiều dưỡng chất có lợi khác như beta-carotene, folate, vitamin C và canxi. Rau bina rất dễ chế biến và hầu như phù hợp với khẩu vị ăn của tất cả mọi người. Chị em có thể xào loại rau này với thịt sẽ rất ngon miệng đấy.
Thành phần dinh dưỡng trong bí ngô khá đầy đủ với nhiều protein, carotene, vitamin, amino axit, canxi, sắt… Nghiên cứu gần đây cho thấy, kẽm trong bí ngô trực tiếp ảnh hưởng tới chức năng thành thục của hồng cầu; chất sắt lại là nguyên tố vi lượng cơ bản tạo ra hemoglobin giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể, giúp mẹ bầu tránh được bệnh thiếu máu.
Trứng gà là nguồn thực phẩm dồi dào chất dinh dưỡng như protein, canxi, photpho, sắt, chất khoáng, các men, hormone và nhiều vitamin có lợi cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe bà bầu. Đặc biệt hầu như các chất dinh dưỡng trong quả trứng gà đều tập trung ở lòng đỏ. Ngoài ra, lòng đỏ trứng có cả các vitamin tan trong nước (B1, B6) và vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, K) rất tốt cho bà bầu. Mỗi tuần mẹ bầu có thể ăn từ 3-4 quả trứng gà.
Chị em có biết rằng trong 100g ngao có tới 23mg sắt. Do đó, ngao được chế biến chín thành soup ngao, ngao hấp, ngao xào sả ớt… là món an toàn và bổ dưỡng cho bà bầu.
8. Thực phẩm bà bầu thiếu máu không nên ăn?
Dù là một dưỡng chất rất quan trọng trong việc hình thành xương, răng cho thai nhi nhưng canxi lại làm giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể mẹ bầu gây thiếu máu.
Tương tự như canxi, oxalat gây cản trở khả năng hấp thụ sắt của cơ thể nên mẹ bầu bị thiếu máu cũng nên cẩn thận trong việc bổ sung oxalat và sắt. Một số loại thực phẩm chứa oxalat như rau chân vịt, rau mùi tây, socola, trà, cải xoăn, củ cải, …
Để tránh làm cản trở khả năng hấp thụ sắt của oxalat, mẹ bầu có thể dùng đồng thời thêm thực phẩm giàu vitamin C để cải thiện điều này.
Trà, cà phê, nước ép trái cây, … cũng có thể gây cản trở quá trình hấp thu sắt của cơ thể vì trong chúng có chứa một loại polyphenol gọi là tannin. Cách để mẹ bầu có thể giải quyết tình trạng này là trước và sau khi bổ sung sắt khoảng 2 giờ đồng hồ, mẹ bầu tuyệt đối tránh xa các loại thức uống có chứa tannin.
9. Lưu ý khi bổ sung thực phẩm giàu chất sắt cho bà bầu
Để nhận được nhiều sắt từ thực phẩm, bạn cần lưu ý những điểm sau khi ăn:
Không uống cafe hay trà khi ăn. Chúng chứa thành phần gọi là phenol có thể ngăn cản hấp thu sắt.
Ăn những thực phẩm giàu vitamin C (như cam, dâu tây, súp lơ), đặc biệt là ăn rau xanh giàu sắt như đậu đỗ (chứa vitamin C có thể tăng hấp thu sắt gấp 6 lần).
Rất nhiều đồ ăn lành mạnh ức chế sắt (làm giảm lượng sắt mà cơ thể thu được từ thực phẩm sử dụng cùng với thực phẩm khác cùng lúc). Chất phytates trong ngũ cốc và cây họ đậu; oxalate trong thực phẩm đậu nành và rau chân vịt; canxi trong những thực phẩm sữa cũng là ví dụ làm ức chế sắt. Tất nhiên không phải bạn cắt giảm thực phẩm trên trong chế độ ăn. Đơn giản là ăn chúng với những chất hỗ trợ sắt (thức ăn chứa vitamin C hoặc lượng nhỏ thịt, cá).
Do canxi trong những sản phẩm sữa có thể giảm hấp thu sắt, nếu bạn phải bổ sung canxi hoặc antacid có chứa canxi, nên uống chúng giữa hai bữa ăn.