Top 12 # Xem Nhiều Nhất Bà Bầu Bị Táo Bón Có Dùng Được Thuốc Thụt Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Tobsill.com

Bà Bầu Bị Táo Bón Có Dùng Được Thuốc Thụt Không?

Dùng thuốc thụt hậu môn là biện pháp được nhiều người sử dụng khi bị táo bón không đại tiện được. Tuy nhiên phương pháp này có thể không an toàn đối với bà bầu. Vậy bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt không?

Bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt hậu môn không?

Nhiều bà bầu bị táo bón đã nghĩ đến phương pháp dùng thuốc thụt hậu môn để nhanh chóng đại tiện được vì lý do thuốc thụt hậu môn không hấp thụ qua đường uống, không ngấm được vào máu nên an toàn và không ảnh hưởng gì.

Thực tế lại không phải như vậy. Các chuyên gia cho hay khi bà bầu bị chứng táo bón hành hạ thì tuyệt đối không được dùng thuốc thụt tháo hậu môn bởi vì chúng không có lợi cho sức khỏe của thai nhi. Nói cách khác chúng có thể gây hại cho thai nhi.

Bà bầu bị táo bón không nên dùng thuốc thụt hậu môn vì sao?

Về bản chất thuốc thụt hậu môn là một dạng của thuốc nhuận tràng được điều chế dưới dạng gel hoặc dung dịch. Thuốc được đựng sẵn trong một tuyp nhựa hoặc chai có gắn sẵn đầu chuyên dụng để dễ dàng bơm thuốc vào sâu bên trong đại tràng.

Mục đích chính của thuốc thụt tháo hậu môn là bôi trơn hậu môn, kích thích đại tràng co thắt để đẩy phân ra ngoài một cách dễ dàng.

Thuốc thụt tháo hậu môn là một giải pháp điều trị nhanh chóng cho những bệnh nhân bị táo bón tuy nhiên bà bầu bị lại không nên sử dụng vì thuốc có thể gây ra một số tác hại cho thai nhi. Sử dụng thuốc bừa bãi có thể gây xảy thai hoặc dị tật cho thai nhi.

Mặc dù chúng ta không dùng trực tiếp qua đường uống nhưng khi đưa thuốc vào bên trong đại tràng là thuốc đã có thể ngấm vào cơ thể và gây ra một số tác hại nguy hiểm chẳng kém khi chúng ta dùng trực tiếp đường uống. Hơn nữa việc bà bầu lạm dụng thuốc trong thời gian dài cũng sẽ gây mất phản xạ rặn và khiến cho niêm mạc hậu môn dễ bị tổn thương, chảy máu.

Nếu như bà bầu bị táo bón mà áp dụng các phương pháp điều trị thông thường như thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt mà không cải thiện được tình trạng bệnh của mình thì nên đến những cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ hướng dẫn các phương pháp điều trị triệt để hơn. Nhiều khi không phải bệnh táo bón mà bà bầu đã mắc phải một số bệnh lý hậu môn trực tràng khác như trĩ, nứt kẽ hậu môn nên phải kiểm tra cụ thể ở những cơ sở y tế uy tín mới có thể điều trị dứt điểm bệnh được.

Không dùng thuốc thụt hậu môn vậy bà bầu bị táo bón phải làm sao?

Trước khi đại tiện mẹ bầu lấy tay xoa xung quanh rốn theo chiều kim đồng hồ để kích thích sự hoạt động của nhu động ruột, làm phân mềm hơn và dễ đại tiện hơn. Tuy nhiên các mẹ mang thai trên ba tháng mới nên sử dụng phương pháp này. Lưu ý xoa nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Khi bị táo bón mẹ bầu tuyệt đối cũng không nên rặn vì rặn có thể làm bà bầu bị sảy thai, nứt hậu môn dẫn đến bệnh trĩ và ung thư đại tràng.

Trước khi đại tiện bà bầu cũng nên ngâm hậu môn trong nước muối ấm và uống một ly nước chanh tươi có hòa với mật ong thì sẽ có cảm giác buồn đại tiện.

Vào buổi tối trước khi đi ngủ bà bầu nên ăn thêm 1-2 hũ sữa chua để các vi khuẩn có lợi phân giải thức ăn nhanh hơn, đồng thời đào thải các chất cặn bã được nhanh hơn.

nguồn: phòng khám chữa bệnh trĩ

Bà Bầu Bị Táo Bón Có Dùng Được Thuốc Thụt Để Thông Không?

Thứ Tư, 14-03-2018

Khi bị táo bón nhiều người thường mua thuốc thụt hậu môn về thông cho dễ dàng đi ngoài. Tuy nhiên bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt không? Vấn đề này cũng chính là thắc mắc được nhiều bà bầu gửi đến cho chuyên mục.

Thắc mắc của bạn Cẩm Nhung – Thanh Hóa: ” Chào bác sĩ! Em hiện đang mang thai được 27 tuần. Bắt đầu từ 2 tuần trở lại đây hầu như lần nào đi cầu em cũng bị táo bón, phải 3-4 ngày em mới đi ngoài một lần. Dù có cố gắng uống nhiều nước và ăn thêm rau củ quả nhưng tình trạng táo bón của em vẫn không được cải thiện là bao, hôm qua em còn bị đi cả ra máu nữa nên rất sợ. Nhiều lần em tính mua thuốc thụt về thông cho dễ đi mà cứ đắn đo mãi, sợ dùng thuốc con em có bề gì thì lại hối hận. Thế nên em mới viết thư muốn hỏi lại bác sĩ cho chắc ăn. Liệu em đang mang thai như vậy thì có nên dùng thuốc thụt không ạ?”

Tương tự bạn Vũ Thị Tình, 25 tuổi chia sẻ: ” Mới mang thai lần đầu nên vợ chồng em đều rất vui mừng. Tuy nhiên có nhiều vấn đề phát sinh làm em thấy mệt mỏi quá. Hết thời kì ốm nghén em lại bị chứng táo bón hành hạ. Em lên mạng tìm hiểu cách chữa thì thấy có nhiều mẹ chỉ nên dùng thuốc thụt hậu môn. Em cũng có mua sẵn thuốc về rồi nhưng chưa dám làm vì còn hơi sợ lỡ bơm cái thuốc này vào bị sảy thai hoặc ảnh hưởng đến con em. Bác sĩ có thể cho em biết bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt không vậy? Nếu không dùng được thuốc thì em phải làm sao? Em cảm ơn bác sĩ!

Vậy bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt không?

Về bản chất thuốc thụt hậu môn là một loại thuốc nhuận tràng được điều chế dưới dạng gel hoặc dung dịch. Thuốc được đựng sẵn trong một tuýp nhựa hoặc chai có gắn sẵn đầu chuyên dụng để dễ dàng bơm thuốc đi sâu vào trong đại tràng, mục đích nhằm bôi trơn ống hậu môn và kích thích đại tràng co thắt để đẩy phân ra ngoài một cách dễ dàng.

Sử dụng thuốc thụt hậu môn được xem là biện pháp cứu cánh hữu hiệu cho những người bị táo bón. Tuy nhiên trong trường hợp bạn đang mang thai thì hoàn toàn không nên dùng loại thuốc này chút nào, đặc biệt là khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Lý do bởi trong các loại thuốc này có thể chứa một số dược chất gây hại cho thai nhi. Việc tự ý sử dụng thuốc bừa bãi có thể dẫn đến nhiều hậu quả mà bạn không lường trước được như xảy thai, dị tật thai nhi… Hơn nữa việc lạm dụng thuốc kéo dài cũng gây mất phản xạ rặn và khiến cho niêm mạc hậu môn dễ bị tổn thương, chảy máu.

Lời khuyên dành cho mẹ:

Việc bị táo bón là điều khó tránh khỏi trong thai kì. Để hạn chế tình trạng này bà bầu nên điều chỉnh chế độ ăn uống cho hợp lý, bổ sung thêm chất xơ trong chế độ ăn, uống nhiều nước kết hợp với các hoạt động thể chất nhằm cải thiện khả năng tiêu hóa. Tuy nhiên trong trường hợp chứng táo bón kéo dài nhiều ngày mà áp dụng các biện pháp tự nhiên không đạt hiệu quả thì mẹ bầu nên đi khám để được bác sĩ kê cho những loại thuốc chống táo bón an toàn.

THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO BẠN

Bà Bầu Bị Táo Bón Có Dùng Được Thuốc Thụt? Đừng Chủ Quan, Nguy Hiểm Lắm Bầu Ơi!

Bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt hay không? Làm sao để nhanh chóng thoát khỏi cảm giác khó chịu này? MarryBaby mời bạn cập nhật ngay thông tin sau đây.

Bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt hay không là câu hỏi mà bà bầu nên quan tâm. Hiểu rõ việc này, bạn sẽ có cơ sở để chọn cho mình cách thoát khỏi tình trạng táo bón hiệu quả và an toàn cho cả mẹ lẫn bé.

Táo bón thai kỳ là tình trạng thường xảy ra ở các bà bầu. Hầu hết 50% trong số phụ nữ mang thai đều gặp phải chứng táo bón này. Nguyên nhân chủ yếu do:

Uống nhiều sắt, không cung cấp đủ chất xơ

Hormone thai kỳ làm giảm nhu động ruột

Mẹ bầu mệt mỏi, ít vận động

Áp lực của thai nhi lên xương chậu

Táo bón thai kỳ khiến bạn cực kỳ khó chịu và mệt mỏi. Tuy chúng không gây ra nguy hiểm tức thời nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nứt kẽ hậu môn, chảy máu trực tràng và những biến chứng khác ảnh hưởng xấu tới tình trạng của mẹ và của thai nhi. Dấu hiệu của táo bón thai kỳ thường có đặc điểm như sau:

Phân cứng và khô

Khó đi nặng, đi ít hơn 3 lần một tuần

Triệu chứng trên kéo dài trong nhiều tuần.

Để tránh táo bón thai kỳ, nhiều mẹ đã bổ sung vào chế độ dinh dưỡng đủ chất xơ và uống nhiều nước nhưng tình trạng không được cải thiện. Lúc này, bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt hay không?

Bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt hay không?

Thuốc dùng trong phương pháp thụt hậu môn là thuốc nhuận tràng trị táo bón có dạng gel. Chúng được đóng trong các ống nhựa, có đầu chuyên để bơm thuốc sâu vào trực tràng. Khi vào đây, thuốc bôi trơn ống hậu môn, khiến đại tràng co thắt để đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn.

2. Cảnh báo khi thụt hậu môn cho bà bầu

Vậy bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt? Phương pháp dùng thuốc thụt trị táo bón được đánh giá là nhanh và hiệu quả. Song, thuốc thụt chứa nhiều chất gây hại cho thai nhi, bà bầu không được tùy tiện sử dụng. Hay nói đúng hơn, bà bầu tuyệt đối không sử dụng thuốc thụt nếu chưa được bác sĩ đồng ý.

Nếu tùy tiện sử dụng, chưa có sự kiểm tra và giám sát của bác sĩ, bạn có thể gặp nguy hiểm:

Đối với phụ nữ mang thai ba tháng đầu, thuốc thụt làm tăng nguy cơ sảy thai.

Đối với phụ nữ ba tháng cuối thai kỳ, thuốc thụt gây ra các cơn co thắt dẫn tới chuyển dạ sớm.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là bà bầu không được phép dùng phương pháp thụt hậu môn để trị táo bón. Khi cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc thụt hậu môn phù hợp với tình trạng của mẹ bầu như:

Dầu khoáng: giúp cho ruột hấp thu nước từ từ, giúp phân mềm ra và dễ dàng thải ra ngoài.

Lợi khuẩn: giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giảm nguy cơ bị nhiễm trùng cho bà bầu

Thuốc thụt cà phê: là cách làm sạch ruột, thải độc gan nhưng vẫn cần ý kiến của bác sĩ bởi vì caffeine là chất kích thích

Thuốc thụt microlax: hiệu quả nhanh, chỉ trong 30 phút sau khi sử dụng.

Bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt, câu trả lời là không được tùy ý sử dụng. Nhưng nếu bị táo bón thai kỳ, trước khi sinh, bà bầu có cần thụt hậu môn không?

Trong quá trình sinh nở, táo bón có thể gây phiền phức cho bà bầu, bởi mẹ bầu cần phải rặn. Lúc này, việc thụt hậu môn trước sinh sẽ giúp tránh nhiễm trùng (do bị vấy phân) cho mẹ và bé, giảm thời gian chuyển dạ, giảm cơn đau đẻ cho mẹ bầu. Tuy nhiên, việc thực hiện thụt hậu môn cần diễn ra đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Thay vì phải hỏi bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt hay không, bạn nên phòng tránh táo bón thai kỳ từ xa, bằng cách bổ sung vào chế độ dinh dưỡng thực phẩm bổ sung sắt, nhiều chất xơ, ăn sữa chua, uống đầy đủ nước 2 – 3 lít nước mỗi ngày, tập thể dục thường xuyên…

Vinh An

Mang Thai 5 Tháng Nhưng Bị Táo Bón Nặng Có Nên Dùng Thuốc?

Nguyễn Trần Hải Anh (28 tuổi, Hà Nam) hỏi: Tôi đang mang bầu 5 tháng nhưng thời gian gần đây tôi rất hay bị táo bón. Tôi có ăn nhiều rau với uống nhiều nước và ăn sữa chua nhưng không thấy đỡ. Tôi cũng dùng men tiêu hóa nhưng sợ lạm dụng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Mong bác sĩ tư vấn thêm.

– Bác sĩ Phan Thành Nam, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, trả lời: Với phụ nữ mang thai, tình trạng táo bón nghĩa là thai phụ đi tiêu ít hơn 3 lần trong tuần. Nguyên nhân là do hormon thai kỳ làm giảm hoạt động của nhu động ruột; thai phụ sử dụng viên sắt bổ sung, quá trình mang thai khiến bà mẹ mệt mỏi, ngại vận động. Ngoài ra, quá trình phát triển của thai nhi cũng làm gia tăng áp lực lên khung xương chậu, gây sung huyết, làm tình trạng táo bón gia tăng.

Với người có tiền sử từng bị táo bón trước đó hay mắc hội chứng ruột kích thích thì tình trạng này càng thêm trầm trọng. Táo bón thai kỳ sẽ gây khó chịu nhiều khi đi vệ sinh và nếu bà bầu phải dùng sức rặn, ít nhiều tạo áp lực cho tử cung nên sẽ tác động không tốt tới sức khỏe, nhất là khi tuổi thai đã lớn. Thậm chí những động tác gắng sức kéo dài sẽ làm cơ thể mẹ bầu mệt mỏi, ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, thai phụ còn có nguy cơ loét trực tràng, nứt hậu môn, phì đại ruột già, bệnh trĩ và có ung thư biểu mô ruột kết.

Để cải thiện tình trạng táo bón trong thai kỳ, các bà mẹ nên có chế độ ăn cân bằng, bổ sung nhiều chất xơ như: đậu, ngũ cốc, trái cây tươi và rau xanh; uống nhiều nước đồng thời tránh những đồ uống có chứa chất kích thích; tập thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên; dành thời gian và tập thói quen đi tiêu đều đặn. Thai phụ chỉ nên sử dụng thuốc nhuận tràng khi đã cố gắng thay đổi chế độ ăn, lối sống nhưng vẫn không có hiệu quả. Tuy nhiên, cũng không nên lạm dụng và cần theo chỉ định của thầy thuốc. Trong trường hợp nếu không có kết quả, bạn cần đi khám chuyên khoa tiêu hóa.