Top 14 # Xem Nhiều Nhất Bà Bầu Bị Phù Chân Tay Sớm Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Tobsill.com

Bà Bầu Bị Phù Tay Chân Có Nguy Hiểm Không?

Bà bầu bị phù tay chân là hiện tượng thường thấy khi mang thai. Khi mang thai, các mẹ thường hay gặp các triệu chứng đau lưng, nhức mỏi, chân tay bị phù, nhất là vào các tháng cuối thai kì.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bà bầu bị phù tay chân

Khi mang thai, cơ thể người mẹ thường tăng từ 10- 12 kg. Điều đó sẽ gây sức ép rất lớn lên đôi chân. Đông thời, các dây chằng trong cơ thể phụ nữ mang thai thường lỏng và dễ bị dãn dẫn dến hiện tượng chân tay sưng phù

Cơ thể người mẹ khi mang thai thường tích nước nhiều hơn mức bình thường 50%, khiến cho đôi chân thường bị áp lực nhiều.

Thai nhi lớn, sẽ gây áp lực lên ổ bụng cũng như tĩnh mạch vùng chậu dẫn đến lượng máu chảy về tim bị tác động, làm cho hệ tuần hoàn bị ứ trệ.

Ngoài ra còn do một số yếu tố khác như: mẹ mang song thai, đứng hoặc ngồi ở một tư thế quá lâu, vận động mạnh gây áp lực lên vùng ổ bụng, ho, táo bón…

Bà bầu bị phù tay chân có nguy hiểm không?

Về cơ bản, hiện tượng bà bầu bị phù tay chân là một dấu hiệu hết sức bình thường khi mang thai, nhất là vào các tháng cuối của thai kì. Tuy nhiên, chúng ta không nên chủ quan với các dấu hiệu này.

Khi tình trạng phù tay chân diễn ra trong một thời gian dài sẽ khiến máu bị ứ tệ trong lòng tĩnh mạch, khiến van và hệ thống tĩnh mạch ở chi dưới bi giãn, khó có thể hồi phục lại sau khi sinh. Máu bị ứ trệ sẽ dẫn đến chân tay bị phù, kèm theo đau nhức, chuột rút, thậm chí bị rối loạn sắc tố da.

Các mẹ cần theo dõi và áp dụng các biện pháp giảm tình trạng chân tay bị phù. Tuy nhiên, nếu sau một thời gian mà vẫn không thuyên giảm, các mẹ cần đi thăm khám để được tư vấn và hỗ trợ điều trị, vì các mẹ có nguy cơ bị tiền giản giật.

Một số biện pháp bà bầu bị phù tay chân nên áp dụng

Các mẹ cần quan tâm chăm sóc đến bản thân mình và có thói quen sinh hoạt hợp lí để hạn chế tình trạng phù chân tay khi mang thai:

Tránh đứng hoặc ngồi lâu ở một tư thế, sẽ gây ra áp lực lên đôi chân

Không nên ngồi vắt chéo chân. Nên duỗi thẳng chân và gác chân khi ngồi

Nên nằm nghiêng khi ngủ, chú ý thay đổi sang hai bên để giảm bớt tác động lên tĩnh mạch. Gác chân lên một chiếc gối khi ngủ sẽ khiến các mẹ bầu thoải mái và có giấc ngủ ngon hơn.

Chọn các loại giày bệt, đế bằng phẳng, tránh trơn truợt. Không nên đi giày cao gót sẽ rất nguy hiểm.

Luyện tập các bài thể dục nhẹ nhàng để tăng độ dẻo dai cho cơ thể

Không nên nhịn tiểu sẽ làm cho tình trạng phù chân tay bị nặng hơn rất nhiều.

Có chế độ dinh dưỡng hợp lí. Thường xuyên ăn nhiều rau củ, các loại thịt, hải sản, protein…Đặc biệt nên ăn gan động vật để bổ sung sắt cho cơ thể.

Uống nhiều nước. Tránh ăn mặn

Ngoài ra, bạn có thể ngâm chân kết hợp với massage trước khi đi ngủ:

Ngâm chân bằng nước ấm pha muối

Ngâm chân bằng nước gừng

Ngâm chân bằng nước ngải cứu

Ngâm chân bằng nước hoa hồng

Ngâm chân bằng thảo dược ngâm chân của Anh Minh Đường.

Đây là một sản phẩm rất tốt được các mẹ bầu tin tưởng sử dụng vì những công dụng tuyệt vời của nó. Với thành phần được bào chế theo công thức gia truyền cùng các thảo dược từ thiên nhiên theo một tỷ lệ vàng như: xuyên khung, xương bồ, kê huyết đằng, quế chi, tang ký sinh, ngũ gia bì… và các dược liệu quý hiếm khác có tác dụng giúp giản nở mạch máu, lưu thông tuần hoàn máu nên sẽ khiến các mẹ bầu cảm thấy dễ chịu, giúp trị phù chân tay khi mang thai hiệu quả.

Để đạt được một kết quả tốt nhất, các mẹ cũng nên đọc kĩ một số lưu ý khi ngâm chân bằng thảo dược Anh Minh Đường.

Như vậy, bài báo vừa có một cái nhìn tổng quan về hiện tượng bà bầu bị phù chân tay. Hy vọng, đây sẽ là các thông tin hữu ích, để các mẹ bầu yên tâm hơn.

Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh!

Bà Bầu Bị Phù Chân

0 lượt xem

Hiện tượng phù chân khi mang thai

Lượng máu cũng như lượng chất lỏng trong cơ thể tăng lên khi mang thai.

Việc tích tụ chất lỏng trong cơ thể khiến bà bầu bị phù chân và các bộ phận khác.

Những thay đổi trong máu cũng khiến chất lỏng xâm nhập các mô.

Áp lực gia tăng lên các tĩnh mạch chậu và tĩnh mạch chủ khi tử cung lớn dần. Dòng máu ở chân lưu thông chậm dẫn đến ứ đọng làm chất lỏng từ tĩnh mạch xâm nhập vào các mô của bàn chân, mắt cá chân.

Với bà bầu mang đa thai hoặc bào thai có nước ối khá nhiều cũng có thể gây hiện tượng sưng chân, nhất là những ngày thời tiết nóng bức.

Bà bầu bị phù chân nhiều nhất vào khoảng tháng thứ 5 và tăng dần mức độ trong tam cá nguyệt thứ 3.

Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến phù chân khi mang thai:

Nhiệt độ mỗi trường xung quanh tăng cao

Hấp thụ quá nhiều muối

Chế độ ăn uống thiếu kali

Đứng trong thời gian dài

Hoạt động thể chất trong nhiều ngày

Uống cà phê hoặc thức uống chứa caffeine liên tục.

Nhận biết phù chân sinh lý hay phù chân bệnh lý khi mang thai

Phù chân ở mức độ vừa là hiện tượng bình thường. Khoảng 50% phụ nữ mang thai gặp tình trạng này ở bàn chân và mắt cá chân, đặc biệt là trong vài tháng cuối của thai kỳ. Mức độ sưng có thể thay đổi theo các thời điểm trong ngày và thời tiết, đôi lúc bà bầu sẽ cảm thấy chân phù to hơn vào buổi tối hay những hôm thời tiết nóng bức.

Tình trạng phù chân thường sẽ nhanh chóng biến mất sau khi sinh. Lúc này cơ thể sẽ bắt đầu loại bỏ chất lỏng dư thừa vì vậy mẹ bầu có thể thấy mình đi vệ sinh nhiều hơn và đổ mồ hôi nhiều trong mấy ngày đầu mới sinh.

Tuy nhiên mẹ bầu cần lưu ý nếu bị sưng đột ngột ở tay và mặt thì nên đến bệnh viện kiểm tra ngay vì đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật, một biến chứng thai kỳ rất nguy hiểm. Phù bệnh lý thường đi kèm với các triệu chứng như tăng huyết áp, tăng cân nhanh và xuất hiện đạm trong nước tiểu (protein niệu). Nếu bà bầu cảm thấy mình có các dấu hiệu trên thì nên đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán sớm nhất.

Bà bầu nên làm gì khi bị phù chân?

Một số cách giúp giảm nhẹ tình trạng bị phù chân khi mang thai mà các mẹ có thể áp dụng. Đó là:

Xoa bóp vùng bị phù chân. Xoa bóp tạo áp lực lên các khu vực sưng tấy sẽ giúp làm giảm phù chân.

Phương pháp bấm huyệt. Đây là một cách vừa giúp giảm phù chân vừa giúp bà bầu thư giãn tinh thần.

Chế độ ăn khoa học: Uống đủ nước mỗi ngày và ăn những thức ăn lành mạnh, đáp ứng đủ dinh dưỡng khi mang thai bao gồm một lượng nhỏ đạm như thịt, trứng, cá, đậu đi kèm với rau xanh và trái cây sẽ giúp bà bầu giữ cân nặng ở mức hợp lý và ngăn ngừa phù chân. Ngoài ra, nên hạn chế muối, đường, chất béo mà thay vào đó ưu tiên cho các món thanh đạm.

Thay đổi thói quen vận động, sinh hoạt. Bà bầu có thể tập nâng cao chân, xoay mắt cá chân, cử động ngón chân thường xuyên để giảm nhẹ tình trạng phù. Tránh đứng, ngồi quá lâu hay ngồi vắt chéo chân. Nên mặc đồ, đi các loại giày thoải mái khi mang thai. Đi bộ các quãng ngắn để ngăn máu tích tụ ở phần dưới của cơ thể.

Thể dục đều đặn ở mức độ phù hợp tình trạng thai: đi bộ, yoga cho bà bầu, hít thở, các bài tập kegel… (Trước khi tập, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia).

Sưng Phù Tay Chân Khi Mang Thai, Tháng Thứ Mấy Mới Bắt Đầu Bị ?

Hiện tượng phù tay phù chân kèm theo sự tê tay chân ở bà bầu là hiện tượng khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Tùy theo cơ địa của mỗi người thì tình trạng này có thế đến sớm hoặc muộn hơn. Nhưng triệu chứng này thường xuất hiện ở tháng thứ 5, 6 hoặc ở tam cá nguyệt thứ 3.

Các mẹ bầu rất lo lắng vì điều này xảy ra. Tuy nhiên, mẹ bầu bị phù tay phù chân là hiện tượng sinh lý khá bình thường không cần băn khoăn sợ hãi và cũng không ảnh hưởng gì đến thai nhi… Nào hãy cùng Nhật ký mẹ bầu tìm hiểu nguyên nhân và các giải pháp về hiện tượng này ngay thôi.

1/ Biểu hiện của sự sưng phù tay chân khi mang thai là như thế?

Phù chân khi mang thai biểu hiện rõ ràng nhất là phần chân từ cổ chân đến bàn chân bị sưng lên, phù nề, các ngón chân cũng hơi múp múp so với bình thường.

Chẳng hạn như lúc chưa có thai các bạn thường đi giày dép size 37 nhưng bây giờ chúng ta mang thì có vẻ hơi chật chật rồi đó. Phù tay là chị em thấy rõ từ lòng bàn tay đến các ngón tay cũng múp múp so với bình thường.

Thỉnh thoảng sẽ cảm thấy tê tay và biểu hiện rõ nhất là khi cầm vật gì cũng thấy mỏi và tê. Chỉ muốn buông chúng ra thôi. Triệu chứng này không gây đau đớn gì nhưng lại cảm thấy bất tiện và không thoải mái trong hoạt động hàng ngày.

2/ Vậy đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng sưng phù tay chân khi mang thai ?

– Khi mang thai, cơ thể chúng ta sẽ tăng lên từ 10 – 15 kg, thậm chí có người tăng lên 20 kg. Vì cơ thể tăng cân, trọng lượng của mẹ bầu gây áp lực chèn ép lên đôi chân, các mạch máu, cản trợ tuần hoàn máu dẫn đến tình trạng phù nề. Thêm vào đó, nội tiết thay đổi thời hàm lượng muối tăng nhưng lượng kali giảm cũng khiến cho chân, tay của bà bầu trở nên nặng nề và kém linh hoạt.

– Đứng quá lâu, đi quá nhiều và ngồi lâu một chỗ cũng gây nên tình trạng này. Một số bà bầu hay có thói quen ngồi gác chân, chéo chân hoặc khoanh chân dẫn đến hiện tượng sưng phù và tê.

– Chế độ ăn uống của mẹ bầu thiếu canxi và kali.

– Hội chứng đường hầm cổ tay : Khi rãnh cổ tay bị sưng phù dẫn đến dây thần kinh bị co mạnh. Đồng thời sẽ khiến đầu ngón tay bị tê kèm theo cảm giác nóng nóng.

– Đi giày cao gót hoặc dép cao cũng là nguyên nhân làm bà bầu bị phù.

– Khi bụng càng lớn thì thai nhi cũng lớn theo. Điều này khiến tử cung của bạn sẽ trở nên lớn hơn, đặt áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới, tĩnh mạch bơm máu trở lại tim từ các chi dưới. Điều đó, gây áp lực càng lớn thì tình trạng phù chân xuất hiện nhiều.

– Ngoài ra cũng do các nguyên nhân khác như là làm việc nhiều, ít nghỉ ngơi, nhiệt độ cao, dùng nhiều cafeine.

3/ Giải pháp cho các mẹ bầu khi bị sưng phù tay chân khi mang thai.

– Buổi sáng khi thức dậy, các mẹ hãy xoay đều bàn tay, thực hiện những bài tập thể dục khởi động các khớp tay, khớp chân để máu lưu thônng tốt. Nếu xuất hiện tình trạng tê trong lúc ngủ thì chị em hãy thay đổi tư thế nằm ngay, sẽ giúp các mạch máu được lưu thông tốt.

– Bổ sung các thực phẩm giàu canxi như là tôm, cua, trứng, sữa, cá … Đừng quên bổ sung kali nhé các mẹ , vì chất kali sẽ làm giảm tình trạng sưng phù đó. Các thực phẩm giàu kali như chuối, khoai lang, khoai tây, đậu đen, đậu trắng, sữa chua, củ cải … Hạn chế ăn quá nhiều tinh bột thay vào đó ăn rau củ quả.

– Hạn chế ăn quá mặn, muối sẽ khiến cơ thể mình trữ nước gây ra phù chân tay nghiêm trọng. Cho nên bạn nên cắt giảm nêm nếm bằng muối trong thực đơn bữa ăn của mình.

– Nếu tình trạng tê tay có liên quan đến sự thiếu hụt canxi trong cơ thể cần phải đi khám bác sỹ. Khi bị sưng và tê thì nhờ ông xã của bạn chờm lạnh cũng giúp giảm sưng và đau. Không nên chườm nước nóng vì có thể làm tình trạng sưng tăng thêm. Ngoài ra, kêu người thân hoặc anh chồng massage nhẹ nhàng tay chân cho mình, giúp lưu lượng máu được lưu thông sẽ cảm thấy dễ chịu.

– Khi đi ngủ nên kê gối gác chân và khi ngồi cũng cần ghế nhỏ ở dưới để kê chân cho thoải mái và lưu thông máu dễ dàng. Tuyệt đối không nên đứng quá lâu hoặc ngồi chéo chân.

– Uống đủ nước, mỗi ngày mẹ bầu cần uống đủ 2 – 2,5l. Có nhiều phụ nữ suy nghĩ rằng uống nước nhiều sẽ gây trữ nước và làm sưng phù. Điều này là không phải đâu nha, uống nước sẽ giải phóng bớt lượng nước bị giữ và giúp trao đổi chất trong cơ thể được tốt hơn.

– Đừng để cơ thể bị nóng: chúng ta nên tránh ở nắng quá lâu, thân nhiệt tăng có thể làm tình trạng bị phù khi mang thai trở nên nặng nề hơn.

– Chọn giày dép bệp rộng rãi thoải mái và chắc chắn. Tránh mang dép lào sẽ bị trơn trượt té.

Hiện tượng phù nề chân tay sẽ không có gì đáng lo lắng hay ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này quá mức và gây sung tê và đau làm mọi cách mà không giảm thì các mẹ hãy nên đi gặp bác sỹ để được thăm khám và chăm sóc sức khoẻ cho cả mẹ và bé. Chúc các chị em bầu có một thai kỳ thật khoẻ mạnh!!!

(Visited 9.298 times, 28 visits today)

Vì Sao Các Bà Bầu Bị Phù Chân

Các bà bầu trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ thường gặp phải hiện tượng phù chân hay còn gọi là “xuống máu chân”, đây là một hiện tượng sinh lý khi mang thai nhưng cũng gây không ít bất tiện và mệt mỏi cho các mẹ. Thêm vào đó, sưng phù có thể là tín hiệu ban đầu của tiền sản giật, một hội chứng cao huyết áp trong thai kỳ và rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây chứng phù chân ở các bà bầu

Ở những phụ nữ có thai có hai nguyên nhân quan trọng gây ra phù chân, thứ nhất đó là: Sự cản trở máu trở về tim: Khi có thai, càng về những tháng cuối thai nhi sẽ lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu làm cho máu khó chảy trở về tim được. Ngoài ra sự cản trở máu về tim có thể do: Mặc đồ quá chật; Có thai và thai lớn; Chơi các môn thể thao nặng làm gia tăng áp lực trong ổ bụng hay trong lồng ngực như tập tạ, khiêng vác nặng; Ho nhiều và ho lâu trong các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; Táo bón thường xuyên là nguyên nhân thường gặp ở người lớn tuổi; Ngồi lâu hoặc ngồi bắt chéo chân ở nhân viên văn phòng; Dư cân và béo phì; sự rối loạn của các nội tiết tố trong thời kỳ mang thai cũng làm giãn thành tĩnh mạch, góp phần vào sự ứ trệ tuần hoàn và làm máu về tim khó khăn hơn.

Nguyên nhân thứ hai gây ra phù chân cho các mẹ đó là giảm hoạt động bơm máu của cơ vùng chân, có thể do:Bệnh nhân phải đứng làm việc hoặc ngồi lâu trong một thời gian dài; Thói quen mang giày cao gót ở phụ nữ; Bệnh nhân bị liệt chân do tai biến mạch máu não hay do các bệnh về thần kinh.

Hai yếu tố này làm máu ứ trệ trong lòng của tĩnh mạch chân, tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch và thoát dịch ra ngoài gây phù. Nếu không được điều trị kịp thời càng gần đến ngày sinh thai phụ càng bị phù nhiều hơn và các van tĩnh mạch cũng như hệ thống tĩnh mạch chi dưới bị suy giãn ra và không hồi phục được ngay cả sau khi sinh.

– Trước tiên, phải đảm bảo cung cấp nguồn đạm cho cơ thể. Mỗi ngày mẹ bầu nên ăn đủ lượng thực phẩm giàu protein chất lượng cao, chẳng hạn như thịt, cá, tôm, trứng, sữa, các thực phẩm động vật và các loại đậu… Thai phụ để phòng tránh thiếu sắt, nên chú ý ăn gan động vật từ 2 – 3 lần/ tuần để bổ sung sắt.

– Hạn chế ăn mặn vì nó làm tăng áp lực lên thận. Khi bị sưng phù bạn nên lựa chọn những thức ăn dễ tiêu, không ăn thức ăn đầy hơi (như gạo nếp, khoai lang, hành tây, khoai tây, vv), để đảm bảo không gây đầy hơi, lưu thông máu kém sẽ làm tăng phù nề. – Bạn có thể làm giảm bớt áp lực lên các tĩnh mạch bằng cách nằm nghiêng về một phía. Vì tĩnh mạch chủ ở phía bên phải cơ thể, nên nằm nghiêng về phía bên trái giúp làm giảm áp lực. Khi ngủ, đặt gối để kê chân cũng là một giải pháp xoa dịu và giảm chứng phù chân hiệu quả.

– Mẹ bầu không nên nhịn tiểu vì nước tiểu trữ trong bàng quang cũng làm tăng mức độ sưng phù.

– Không nên mang giày, dép quá chật vì chính những đôi giày, dép sẽ là nguyên nhân phát sinh của chứng viêm tấy kẽ chân, chai, sần ngón chân…Các vết chai sần được hình thành như những đốm da cứng để chống lại sự ma sát của giày dép lên chân. Thời gian mang giày chật càng lâu thì những vết chai này cũng dày lên, sạm đen đi khiến đôi chân mất đi vẻ đẹp và cảm giác bức bối, bó chặt đôi bàn chân sẽ làm bạn không thoải mái. Không nên sử dụng những đôi dày cao gót vì độ cao của giày cũng ảnh hưởng tới xương, khiến cho cơ thể của bạn không được cân bằng, xương chậu bị nghiêng đi khiến đau nhiều ở vùng lưng dưới, thậm chí còn mang lại những hậu quả tai hại cho thai nhi nếu chẳng may bạn bị trẹo chân ngã.Bạn nên tìm mua cho mình loại giày phù hợp với kích thước chân và độ cao vừa phải ở khoảng 1-3 cm. Những khi có điều kiện như ngồi trong phòng làm việc hay ở nhà thì nên để chân được thư giãn bằng cách cởi giày, dép ra mà thay bằng dép mềm đi trong nhà.

– Không nên đứng quá lâu vì trọng lượng cơ thể lúc đó dồn hết xuống chân sẽ làm cho bạn càng thêm nhức nhối, đau mỏi đôi chân. Bà bầu cũng không nên ngồi lâu. Trong giờ làm việc bạn nên giành một chút thời gian giải lao bằng cách co duỗi hai chân thường xuyên giúp khí huyết được lưu thông.

– Không nên ngồi xếp bằng hoặc chân nọ bắt chéo chân kia, vì các tư thế này có thể ngăn cản quá trình tuần hoàn máu xuống hai chân, dễ dẫn đến tình trạng bị tê chân.

– Những dụng cụ hữu ích hàng ngày như bàn chải mềm để chải sạch móng chân hay xơ mướp làm mềm da chân, loại bỏ những tế bào chết, những vết chai sần, xà bông dưỡng ẩm vừa làm sạch từng kẽ chân, vừa mang lại cảm giác mềm mại. Đôi chân của bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và trở lên sạch sẽ. Bạn nên thường xuyên massage đôi chân tạo cảm giác thoải mái và giảm phù nề rất hiệu quả.

– Càng về gần cuối thai kỳ, đôi chân sẽ thường xuyên bị mỏi và đau hơn, Trước khi đi ngủ hãy ngâm đôi chân vào trong nước ấm có pha một chút muối loãng. Bạn sẽ có cảm giác thoải mái dễ chịu, giấc ngủ được sâu hơn.– Trong thai kỳ các mẹ bầu nên thường xuyên đi bộ nhẹ nhàng vào buổi tối để dễ dàng hơn cho quá trình vượt cạn. Sự vận động nhẹ nhàng không những tốt cho thai nhi mà còn tốt cả cho các bà mẹ. Bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng hay xoay bàn chân để tăng lưu thông máu huyết, ngăn ngừa việc giãn các mạch máu, làm mạnh cơ và đồng thời giảm thiểu những cơn đau.

– Các mẹ bầu có thể áp dụng bài tập sau: ngồi xếp bằng chân trái, lưng thẳng, cánh tay trái ôm chặt đầu gối phải và tay phải nhấc bàn chân phải lên khỏi mặt đất. Xoay quanh cổ chân theo một vòng tròn lớn và gập bàn chân lại, tiếp theo là xoay từng ngón chân theo chữ O trong không khí, sau đó đổi chân. Tập đều đặn mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần trong 10 phút chắc chắn cảm giác đau mỏi sẽ ít hơn.