Top 9 # Xem Nhiều Nhất Bà Bầu Bị Giảm Hồng Cầu Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Tobsill.com

Hồng Cầu Giảm Khi Mang Thai Có Tác Hại Gì?

Hồng cầu giảm khi mang thai hay tình trạng thiếu máu, thiếu sắt là hiện tượng thường xảy ra với các thai phụ. Do đó, khi đi khám thai định kì, chị em luôn phải làm xét nghiệm máu, đặc biệt trong 3 tháng đầu và mốc thai 20 tuần. Vậy hồng cầu giảm khi mang thai có tác hại gì?

Hồng cầu giảm khi mang thai nghĩa là gì?

Hồng cầu giảm hay còn gọi là tình trạng thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này sau mỗi chu kì khoảng 4 tháng, cũng như cung cấp oxy cho toàn cơ thể. Vì vậy, hồng cầu giảm hay thiếu máu thường gây ra triệu chứng khó thở và mệt mỏi điển hình.

Nhiều thai phụ có lượng sắt khá thấp do từng bị thất thoát chất sắt thông qua chu kì kinh nguyệt mỗi tháng trước khi mang bầu. Phụ nữ sẽ không có kinh nguyệt trong suốt 9 tháng thai kì nên đây là lúc cần bổ sung thêm vào nguồn dự trữ sắt cho những thời gian tiếp sau.

Nguyên nhân gây hồng cầu giảm khi mang thai

Các lý do gây ra giảm hồng cầu bao gồm:

Nồng độ huyết sắc tố trong máu ở mẹ có thể giảm rất đột ngột do nhu cầu tăng trưởng của bé.

Sự gia tăng thể tích máu trong thai kì cũng gây thiếu máu vì nồng độ huyết sắc tố giảm do bị pha loãng so với bình thường.

Chế độ ăn uống ít chất sắt. Thực đơn ăn kiêng hà khắc, hoặc chỉ ăn các loại thức ăn năng lượng thấp đều có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến thiếu máu.

Bà bầu nhẹ cân khi bắt đầu mang thai hoặc bà bầu nghén nặng sẽ có nguy cơ thiếu máu cao hơn những bà bầu khác.

Các loại mất máu như doạ sẩy thai, xuất huyết trước sinh hoặc các loại xuất huyết khác đều có thể là nguyên nhân của thiếu máu.

Nguy cơ thiếu máu cao hơn nếu mang đa thai.

Thời gian để nguồn sắt dự trữ tái bổ sung sẽ không đủ nếu thai kì lần này quá gần lần sảy thai trước.

Các bệnh lý mạn tính có liên quan đến máu cũng là nguyên nhân gây ra thiếu máu.

Triệu chứng cho thấy hồng cầu giảm khi mang thai

Da tái xanh, yếu ớt, thể trạng kém hơn bình thường.

Mệt mỏi bất thường, uể oải, kém khả năng chịu đựng.

Cảm thấy khó chịu, dễ bực tức.

Cảm thấy đuối và dễ nhiễm bệnh.

Dễ thấy khó thở, hụt hơi, đuối sức.

Nhức đầu, có thể ngất hoặc xỉu nhẹ.

Phần niêm mạc trong mi mắt dưới sẽ hồng nếu lượng hồng cầu bình thường và sẽ nhợt nhạt nếu thiếu máu.

Một số phụ nữ thiếu máu nặng khi mang thai thích ăn những thứ không ăn được như đất sét, cát, phấn…là vì cơ thể họ quá thiếu sắt trong khi những chất này liên quan đến quá trình hấp thu sắt và có thể giải quyết phần nào.

Hồng cầu giảm khi mang thai có tác hại gì?

Thiếu máu nhẹ khi mang thai thường chỉ ảnh hưởng đến người mẹ. Bản năng sinh tồn tự nhiên giúp thai nhi tự lấy đủ chất sắt để tăng trưởng và phát triển não bộ. Điều đó cộng với việc thay đổi quá trình tiêu hóa khiến thai phụ luôn có khả năng thiếu máu dù ăn uống đầy đủ.

Rất í t khi trẻ bị thiếu sắt lúc sinh. Bé lấy đủ sắt dự trữ cho vài tháng đầu tiên sau sinh nên sẽ không bị thiếu sắt trong giai đoạn này. Khi bé bắt đầu ăn các loại thức ăn đặc có chứa sắt như ngũ cốc, cơ thể sẽ có thêm nguồn sắt bổ sung.

Thiếu máu khi mang thai nếu không điều trị có thể dẫn đến sinh non hoặc nhẹ cân. Do đó, nếu gặp phải tình trạng thiếu máu, thai phụ có nhiều nguy cơ sinh non và em bé nhỏ con hơn so với tuổi thai.

Cách nào hạn chế hồng cầu giảm khi mang thai?

Bổ sung chất sắt dạng viên hoặc dạng nước. Bác sĩ cũng thường kê Ferrous Sulphate cho các bà bầu có nguy cơ thiếu máu.

Bổ sung axit folic. Có thể phối hợp với bổ sung sắt

Bổ sung vitamin B12 dạng viên hoặc bổ sung qua chế độ ăn. Nguồn dinh dưỡng nhiều B12 là các thực phẩm như trứng, thịt và sữa.

Bổ sung vitamin C cần thiết cho quá trình hấp thu sắt. Thức ăn là nguồn cung cấp vitamin C lý tưởng. Tuy nhiên, vitamin C sẽ tan trong nước chứ không dự trữ lâu trong cơ thể. Nếu chọn phương pháp bổ sung vitamin C qua chế độ ăn, cần đảm bảo ngày nào cũng sử dụng thực phẩm giàu vitamin C. Hai loại sắt, trong đó sắt heme iron là sắt có nhiều trong các loại thịt nhất là thịt đỏ; sắt non-heme iron được tìm thấy trong rau xanh như bông cải xanh, cải đường, đậu…

Nếu bà bầu có nồng độ sắt quá thấp, có thể bổ sung sắt bằng cách tiêm hoặc truyền máu. Nồng độ sắt sẽ trở về bình thường trong vòng vài tuần sau khi điều trị. Nếu không, thai phụ cần làm thêm một số xét nghiệm để tìm nguyên nhân khác gây thiếu máu.

Chị em vẫn nên bổ sung chất sắt sau khi đã sinh, do việc sinh đẻ làm mất máu khá nhiều. Xét nghiệm máu cần được thực hiện lại sau khi sinh được 6 tuần .

Sắt dạng viên uống có thể gây táo bón, khó chịu trong dạ dày và thay đổi màu phân thành xanh lá đậm hoặc đen. Chị em có thể hạn chế vấn đề này bằng cách ăn nhiều chất xơ và uống thêm nước.

Phòng ngừa thiếu máu dễ dàng hơn rất nhiều so với việc chữa bệnh thiếu máu. Ngay cả khi chế độ ăn đầy đủ thì bà bầu vẫn có thể thiếu máu như thường. Do đó việc khám thai định kì là vô cùng quan trọng. Nếu có kết quả chẩn đoán thiếu máu, chị em không nên quá lo lắng. Điều trị và theo dõi tốt, nồng độ sắt trong máu sẽ về mức bình thường. Nếu nồng độ sắt quá thấp, việc thay đổi thói quen sinh hoạt sao cho khoa học, tích cực sẽ hỗ trợ phục hồi tỷ lệ sắt cần thiết.

Ăn Gì Để Tăng Hồng Cầu !

Chế độ ăn uống đóng góp 1 phần rất quan trọng vào việc bổ sung hồng cầu cho cơ thể. Có thể bổ sung hồng cầu bằng cách uống thuốc sắt và một số loại thuốc. Tuy nhiên, thuốc tây lại khá nhìu tác dụng phụ cho cơ thể. Chỉ có việc bổ sung bằng những thực phẩm tự nhiên là vừa không lo tác dụng phụ lại khiến cơ thể mạnh khỏe. Đủ hồng cầu, đủ máu thì cơ thể mới khỏe mạnh, tránh mắc được bệnh tật và tăng sức đề kháng được. Có nhiều loại bệnh thiếu máu. Loại phổ biến nhất là thiếu máu do thiếu sắt. Các tế bào hồng cầu chứa một loại protein có lên là hemoglobin. Hemoglobin chứa đầy sắt, vậy nên nếu không có đủ chất sắt, cơ thể bạn sẽ không thể tạo ra hemoglobin, từ đó sẽ dẫn đến thiếu máu giàu oxy. Trong bài viết ngày hum nay, iunauan sẽ chia sẻ tới các nàng những thực phẩm giúp cơ thể tăng hồng cầu nhá

1. Rau xanh nhiều lá

Rau xanh, đặc biệt là màu xanh đậm, là một trong những nguồn cung cấp sắt nonheme tốt nhất. Chúng bao gồm:

Cải cầu vồng chứa folate, giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu folate. Trái cây họ cam, quýt cùng với đậu và ngũ cốc nguyên hạt cũng là nguồn cung cấp folate dồi dào. Nhưng những loại rau lá xanh lại có một ngược điểm là chứa hàm lượng oxalat cao. Oxalat là hợp chất ngăn cản sự hấp thu nonheme của cơ thể. Vitamin C cũng có khả năng giúp dạ dày hấp thu sắt. Ăn rau xanh với các loại thực phẩm chứa vitamin c như cam, ớt đỏ và dâu tây làm tăng khả năng hấp thu sắt.

2. Thịt gia súc và gia cầm

Tất cả thịt gia súc và gia cầm đều chứa chất sắt heme. Thịt đỏ, thịt cừu và thịt nai là những nguồn cung cấp heme tốt nhất. Gia cầm như gà, vịt thì có số lượng thấp hơn. Ăn thịt gia súc hoặc gia cầm với thực phẩm chứa sắt nonheme, chẳng hạn như rau lá xanh, có thể làm tăng sự hấp thu sắt của cơ thể.

3. Gan

Nhiều người thường né tránh các loại nội tạng, nhưng chúng thực chất lại là một nguồn cung cấp chất sắt tuyệt vời. Gan được cho là cơ quan nội tạng phổ biến nhất, giàu sắt và folate nhất. Một số loại nội tạng giàu sắt khác là tim, thận và lưỡi bò.

4. Hải sản

Một số hải sản cung cấp chất sắt heme. Động vật có vỏ như sò, trai và tôm là những nguồn cung tốt. Hầu hết cá đều chứa sắt. Những loại cá có hàm lượng sắt cao bao gồm:

Cá mòi, đóng hộp ngâm trong dầu;

Cá ngừ đóng hộp hoặc tươi;

Cá tuyết tươi;

Cá rô tươi.

Mặc dù cá hồi tươi hay đóng hộp đều là nguồn cung cấp sắt tốt nhưng cá hồi đóng hộp lại có hàm lượng canxi cao. Canxi liên kết với sắt và làm giảm sự hấp thu sắt của cơ thể. Thực phẩm giàu canxi không nên ăn cùng lúc với thức ăn giàu sắt. Các ví dụ khác về thực phẩm giàu canxi bao gồm:

5. Thực phẩm tăng cường

Nhiều loại thực phẩm được tăng cường chất sắt. Thêm những thực phẩm này vào chế độ ăn uống của bạn nếu bạn là người ăn chay hoặc đang cố gắng ăn các loại chất sắt khác:

Nước cam;

Ngũ cốc ăn liền;

Các loại thực phẩm làm từ bột tinh luyện tinh chế như bánh mì trắng;

Mì ống;

Thực phẩm làm từ bột ngô;

Gạo trắng.

6. Đậu

Đậu là nguồn cung cấp sắt tốt cho cả người ăn chay và người ăn thịt. Chúng cũng rẻ tiền và có thế thay đổi nhiều loại linh hoạt. Một số loại đậu giàu sắt là:

7. Hạt

Nhiều loại hạt là nguồn cung cấp sắt rất tốt. Chúng có hương vị tuyệt vời của riêng mình hoặc vẫn ngon khi được rắc lên xà lách hoặc sữa chua. Một số loại hạt và hạt có chứa sắt là:

Hạnh nhân cũng là một nguồn chất sắt tốt. Chúng là một phần tuyệt vời của chế độ ăn uống lành mạnh, nhưng vì chúng cũng giàu canxi, nên chúng có thể không làm tăng nồng độ chất sắt của chúng mình nhiều

Giảm Tiểu Cầu Khi Mang Thai

Giảm tiểu cầu bệnh lý do các yếu tố miễn dịch

Đó là những trường hợp phá tiểu cầu do tự miễn có thể thấy ở bệnh: giảm tiểu cầu do tự miễn (ITP), bệnh lupus ban đỏ, hội chứng tự miễn kháng phospholipid.

+ Bệnh ITP mạn tính thường gặp ở các phụ nữ tuổi sinh đẻ, nên cũng có thể thấy ở các phụ nữ mang thai. Thai nhi hoặc trẻ sơ sinh của các bà mẹ này cũng có khả năng bị giảm tiểu cầu có triệu chứng hoặc không có triệu chứng vì các kháng thể chống tiểu cầu có thể được truyền qua cơ thể trẻ qua nhau thai.

Phương pháp điều trị thông thường nhất cho các thai phụ bị ITP cũng như các hội chứng giảm tiểu cầu do tự miễn khác là: truyền tĩnh mạch kháng thể miễn dịch liều cao và cắt lách.

Cắt lách được chỉ định cho các thai phụ bị ITP với các biểu hiện chảy máu và nguy cơ chảy máu cao sau khi các phương pháp điều trị khác đã không mang lại hiệu quả mong muốn. Nhưng chúng ta cũng nên biết rằng, các phẫu thuật trong thời kỳ mang thai có thể gây tác hại lớn tới cơ thể thai phụ và thai nhi, đặc biệt là: chảy máu nặng, sẩy thai, đẻ non…

+ Bệnh lupus ban đỏ và hội chứng kháng thể chống phospholipid ( cũng xảy ra ở khoảng 3- 40 % bệnh nhân bị lupus ban đỏ), hiện tượng giảm tiểu cầu có thể gặp trong khoảng 2 % bệnh nhân. Đặc biệt, hội chứng kháng thể chống phospholipid còn có khả năng gây đông máu, tắc mạch máu dẫn đến hoại tử. Việc điều trị giảm tiểu cầu trong các trường hợp này về cơ bản cũng giống như trường hợp ITP ở thai phụ.

Giảm tiểu cầu bệnh lý do các yếu tố về vi mạch

+ Hội chứng tan máu: với các triệu chứng thường thấy như đau vùng thượng vị, mệt mỏi trầm trọng, buồn nôn, ói mửa, nhức đầu, sốt, tăng huyết áp, phù nề và to gan. Xét nghiệm máu thấy giảm tiểu cầu, tăng bilirubin và tăng AST. Các tổn thương ở thành mạch máu dẫn đến hiện tượng kết tủa của tiểu cầu và ứ đọng của fibrin đã dẫn đến hiện tượng tiêu thụ và phá các tế bào máu.

Hội chứng tan máu có thể dẫn đến một số hậu quả rất nghiêm trọng cho cả thai phụ và thai nhi như: đông máy rải rác, bong nhau thai, suy thận cấp và suy hô hấp. Tỷ lệ tử vong cho thai phụ có thể lên đến 30% và cho thai nhi gần tới 20%. Điều trị bằng truyền hoặc thay thế huyết tương (plasma) và asprin liều nhỏ có khả năng làm ổn định sức khỏe của thai phụ và thai nhi, song nên chấm dứt quá trình thai nghén là phương pháp tối ưu nhất nếu bào thai ở tuổi qua 34 tuần hoặc trong trường hợp có những đe dọa cho tính mạng của thai phụ và thai nhi.

+ Hội chứng nhiễm độc thai nghén: thường được chia làm hai giai đoạn tiền sản giật và sản giật với các triệu chứng điển hình là: phù nề, tăng đạm niệu, và tăng huyết áp. Hiện tượng giảm tiểu cầu có thể xảy ra cho khoảng 15-20% sản phụ bị nhiễm độc thai nghén.

+ Hội chứng TTP: Với các biểu hiện: tan máu, giảm tiểu cầu, các rồi loạn về thần kinh, sốt và tổn thương ở thận.

+ Hội chứng tan máu tăng ure huyết – HUS: với các triệu chứng điển hình: rối loạn tuần hoàn ngoại vi do huyết khối, giảm tiểu cầu và suy thận cấp.

Với hai hội chứng TTP và HUS, chữa bệnh bằng truyền huyết tương hoặc lọc huyết tương là phương pháp điều trị tối ưu có thể làm giảm tử vong và di chứng cho cả thai phụ và thai nhi.

– Ngoài hai nhóm bệnh lý kể trên, một số rối loạn thời kỳ thai nghén như: tắc mạch ối, nhau bong non, vỡ tử cung… có thể dẫn đến hiện tượng vón cục máu rải rác và giảm tiểu cầu. Với các trường hợp này, ngoài các phương pháp điều trị sản khoa thích hợp, việc truyền tiểu cầu có thể cần thiếu nếu các nguy cơ chảy máu xuất hiện.

Tóm lại, việc hiểu biết về nguyên nhân và cơ chế của hiện tượng giảm tiểu cầu trong thời kỳ thai nghén, cả trường hợp sinh lý cũng như bệnh lý sẽ giúp chúng ta chẩn đoán kịp thời và ứng phó một cách hữu hiệu, hợp lý để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của thai phụ và thai nhi.

Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Cho Mẹ Bầu Bị Giảm Tiểu Cầu Trong Thai Kỳ

Giảm tiểu cầu khi mang thai thường xuất hiện vào các tuần cuối của thai kỳ. Mẹ bầu nên nắm vững các biểu hiện cũng như hướng điều trị kịp thời nhằm đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Giảm tiểu cầu khi mang thai là như thế nào?

Tiểu cầu là những tế bào máu đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Giảm tiểu cầu xảy ra khi số lượng tiểu cầu thấp trong máu.

Bệnh giảm tiểu cầu có thể nhẹ và gây ra một vài dấu hiệu hoặc triệu chứng. Trong những trường hợp hiếm, số lượng tiểu cầu có thể quá thấp gây ra chảy máu nội tạng nguy hiểm.

Thông thường tình trạng giảm tiểu cầu sẽ được phân thành 3 cấp độ:

Trung bình: số lượng tiểu cầu từ 50.000 – 100.000

Nặng: số lượng tiểu cầu < 50.000.

Theo các chuyên gia sản khoa, phần lớn các bà bầu chỉ bị giảm tiểu cầu nhẹ. Nhưng trong trường hợp số lượng tiểu cầu của mẹ bầu ở mức dưới 80.000 thì bạn cần tham vấn ý kiến của bác sĩ.

Phụ nữ mang thai có thể bị giảm tiểu cầu ở mức độ nhẹ. Trong quá trình thai kỳ, hệ miễn dịch của mẹ bầu thường trở nên suy yếu hơn. Khi đó nó sẽ bắt đầu tấn công chính tiểu cầu của cơ thể, vì cho rằng nó là vật thể lạ ngoài cơ thể.

Kháng thể do cơ thể bệnh nhân sản xuất gắn với tiểu cầu, đánh dấu tiểu cầu để chuẩn bị phá huỷ. Lách, cơ quan giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng, nhận ra kháng thể và loại bỏ tiểu cầu bị đánh dấu ra khỏi cơ thể.

Hậu quả của sự nhầm lẫn này là sự giảm tiểu cầu trong máu ngoại vi hơn mức bình thường. Phụ nữ mang thai mắc xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát nhẹ vẫn có thể mang thai và sinh con bình thường.

Tuy rằng những kháng thể chống tiểu cầu có thể đi qua nhau thai vào máu thai nhi và ảnh hưởng đến tiểu cầu của thai nhi. Trong một vài trường hợp, trẻ có thể được sinh ra với lượng tiểu cầu thấp.

Nếu xảy ra tình trạng này, bác sĩ sẽ theo dõi bé trong nhiều ngày, vì tiểu cầu của trẻ có thể giảm trước khi nó bắt đầu tăng. Thường thì tiểu cầu sẽ tăng mà không cần chữa trị, nhưng nếu lượng tiểu cầu quá thấp, việc điều trị sẽ giúp trẻ hồi phục nhanh hơn.

Trong đa số trường hợp, mẹ bầu bị giảm tiểu cầu sẽ dễ bị chảy máu ở nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng như: Chấm xuất huyết ngoài da, bầm da, chảy máu nướu răng, chảy máu mũi, tiểu máu, ói máu, xuất huyết não, …

Các biểu hiện này có thể không rõ ràng. Do đó, tốt nhất là mẹ bầu nên đi khám để được xét nghiệm lượng tiểu cầu cụ thể xem mình có thực sự mắc bệnh hay không.

Quá trình khám và xét nghiệm đối với mẹ bầu bị giảm tiểu cầu thường có các bước như sau:

Đầu tiên, bác sĩ khám toàn thân để tìm các dấu vết bầm tím hoặc nổi mề đay, một trong các triệu chứng tiểu cầu thấp. Bác sĩ có thể hỏi bạn về bệnh sử gia đình và tình trạng sức khỏe, cũng như các loại thuốc bạn đang sử dụng.

Sau đó bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm công thức máu đầy đủ (CBC). Bác sĩ cần biết số lượng tế bào máu tổng thể, cùng với số lượng tiểu cầu. Họ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm đông máu để xác định thời gian máu đông và các yếu tố ảnh hưởng.

Sóng âm thanh được sử dụng giúp bác sĩ kiểm tra lách có bị to không. Sinh thiết tủy xương và hút tủy được thực hiện để xác nhận các nghi ngờ cho những vấn đề của hệ thống tủy xương.

Giảm tiểu cầu có xu hướng xuất hiện vào các tuần cuối của thai kỳ (tuần 28 đến tuần thứ 36). Với một số phụ nữ, bệnh sẽ khỏi sau khi sinh con nhưng cũng có nhiều mẹ bầu gặp biến chứng nguy hiểm ngay trước thời điểm dự sinh.

Theo các bác sĩ chuyên môn, việc điều trị bệnh phải phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các trường hợp nhẹ không cần điều trị mà chỉ cần theo dõi thường xuyên.

Với mẹ bầu bị giảm tiểu cầu khi mang thai ở mức độ nghiêm trọng thì cần thường xuyên khám kiểm tra và uống thuốc định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, để tăng lượng tiểu cầu, mẹ bầu cần hết sức chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Trong đó ưu tiên các loại rau củ quả giàu vitamin A, vitamin C, thực phẩm chứa nhiều chất béo tốt và các loại ngũ cốc nguyên hạt.