Top 7 # Xem Nhiều Nhất Bà Bầu Bị Đau Đầu Có Nguy Hiểm Không Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Tobsill.com

Bà Bầu Bị Đau Đầu Có Nguy Hiểm Không ?

Bà bầu bị đau đầu có nguy hiểm không ?

Trên thực tế thì hiện tượng bị đau đầu khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều mẹ bầu , có khoảng 80% phụ nữ gặp phải triệu chứng đau đầu khi mang thai và trong số đó thì đến 58% thai phụ bị đau nửa đầu trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Tuy nhiên, phổ biến không có nghĩa là không nguy hại, thường các mẹ bầu đau đầu đơn thuần sẽ kéo dài từ 5 ngày – 1 tuần, nếu hiện tượng đau đầu kéo dài hơn 2 – 3 tuần và các cơn đau mỗi lúc một dữ dội thì các mẹ cần đến gặp Bác sĩ để được thăm khám ngay.

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến hiện tượng đau đầu ở các mẹ bầu đó chính là sự thay đổi hormone trong cơ thể mẹ khi có thêm em bé.

Khi cơ thể mẹ mới có em bé thì nồng độ hormone của mẹ sẽ thay đổi mạnh mẽ dẫn đến tăng cơ kèm theo là ngoại hình, vóc dáng cũng thay đổi. Đau đầu được xem như một phản ứng của cơ thể đối với sự thay đổi trên.

Nếu như mẹ bầu đau đầu ở tam cá nguyệt đầu tiên cảm thấy đau đầu do sự thay đổi hormone thì ở 3 tháng cuối, khi cân nặng của bé thay đổi sẽ khiến mẹ bị đau đầu.

Điều đó được lí giải bởi khi trọng lượng bé tăng lên, quá trình lưu thông máu của toàn cơ thể cũng như hệ thần kinh chậm lại, máu được dẫn truyền lên não chậm hơn gây ra triệu chứng đau đầu cho mẹ.

Do lối sống thiếu khoa học

Một số thói quen, lối sống thiếu khoa học ở mẹ như ăn uống không đúng giờ, bỏ bữa, ít uống nước, hay sử dụng các loại nước có gas hay cafein, thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc,..khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh mẹ nhiều hơn dẫn đến đau đầu.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến đau đầu ở mẹ bầu mà các mẹ cần phải đặc biệt để tâm đó là do các mẹ đã mắc một số bệnh lý khi mang thai.

Một số căn bệnh nội khoa là nguyên nhân gây ra chứng đau đầu ở mẹ bầu như: bệnh viêm xoang, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm…

Một số cách giúp giảm đau đầu ở mẹ bầu

Để giúp các mẹ bầu giảm các cơn đau đầu thì chúng tôi muốn chia sẻ đến mẹ các biện pháp sau:

Đối với các mẹ bầu, việc uống đủ lượng nước từ 2 – 2,5 lít nước là rất cần thiết. Mẹ có thể uống nước lọc, nước ép trái cây tươi,….

Để tránh bị đói khi mang thai dẫn đến hạ đường huyết rồi gây đau đầu thì mẹ nên chia thành nhiều bữa trong ngày. Đồng thời mẹ không nên sử dụng các loại nước có gas, nước ép trái cây đóng chai, các loại đồ ăn nhanh,,…

Ngủ đủ giấc, nghỉ nghơi đúng cách

Tốt hơn nữa là mẹ nên có chế độ tập thể dục hợp lí với các bộ môn nhẹ như đi bộ, yoga, thiền,… sẽ rất tốt cho mẹ và bé. Ngoài ra, cách massage vùng đầu, vai gáy, gan bàn chân sẽ giúp lưu thông máu và giảm đau đầu hiệu quả hơn cho mẹ bầu.

Đến bệnh viện thăm khám và nhận sự tư vấn từ bác sĩ

Trường hợp các mẹ không biết chắc là mình bị đau đầu bình thường hay do các bệnh lí khác thì tốt nhất nên đến bệnh viện sớm để có thể được các bác sĩ chuẩn đoán.

Bà Bầu Bị Đau Nửa Đầu Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?

Bà bầu bị đau nửa đầu khi mang thai có nguy hiểm không? Sự thay đổi nồng độ tiết tố nữ estrogen khi mang thai có thể làm ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh trung ương khiến mẹ bầu có cam giác đau đầu hoặc đau nửa đầu, nhất là trong 3 tháng đầu và kể cả là 3 tháng cuối thai kỳ. Ngoài ra, các yếu tố như chế độ dinh dưỡng, môi trường sống, tính chất công việc,…cũng có thể là những nguyên nhân phụ.

Đau nửa đầu khi mang thai là một trong những triệu chứng phổ biến của thai kỳ và sẽ tự mất đi, nhưng cũng có một số trường hợp, đây lại là dấu hiệu báo nguy mà mẹ bầu cần phải hết sức “dè chừng”.

Sự thay đổi nồng độ tiết tố nữ estrogen khi mang thai có thể làm ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh trung ương khiến mẹ bầu có cam giác đau đầu hoặc đau nửa đầu, nhất là trong 3 tháng đầu và kể cả là 3 tháng cuối thai kỳ. Ngoài ra, các yếu tố như chế độ dinh dưỡng, môi trường sống, tính chất công việc,…cũng có thể là những nguyên nhân phụ.

Thông thường, triệu chứng đau nửa đầu đơn thuần khi mang thai không gây nguy hiểm cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Thế nhưng khi nó xuất hiện và kèm theo một số dấu hiệu khác như buồn nôn hoặc nôn nhẹ và cơn đau ngày càng tồi tệ hơn thì bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức, vì điều này đe dạo đến sự an toàn của thai nhi, rất có thể bạn đang đứng trước nguy cơ đối mặt với biến chứng tiền sản giật khi mang thai.

Điều trị chứng đau nửa đầu ở mẹ bầu

Khi điều trị chứng đau nửa đầu, mẹ bầu cần ghi nhớ tuyệt đối không được sử dụng bất cứ loại thuốc nào nếu không có sự chỉ định từ bác sĩ. Vì một số tác dụng phụ của thuốc có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc mà mẹ không thể lường trước được.

Tùy theo tình trạng của từng mẹ bầu, các bác sĩ sẽ ưu tiên sử dụng các nhóm thuốc đã được áp dụng rộng rãi với nhiều bệnh nhân và càng ít tác dụng phụ càng tốt.

Bà Bầu Bị Đau Hông Trái Có Nguy Hiểm Không?

by Lê Trang108 Views

Nguyên nhân bà bầu đau hông trái.

Khi bắt đầu bước vào thời kỳ thai nghén, cơ thể người mẹ có rất nhiều sự thay đổi. Một trong những số đó là tình trạng đau hông trái.

Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do tử cung lớn dần lên gây áp lực lên dây thần kinh hông. Đây là dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể chạy từ tử cung đến chân chi phối hoạt động của phần thân dưới. Bởi vậy khi tử cung lớn lên, sức ép lên dây thần kinh này càng lớn gây nên những cơn đau hông vô cùng khó chịu.

Nguyên nhân thứ hai khiến bà bầu bị đau hông trái là do đứng lên, ngồi xuống quá nhiều. Thai nhi đạp hay thúc đầu xuống gây những cơn co ở tử cung.

Thiếu canxi do cơ thể phải nuôi dưỡng thai nhi hay tăng cân quá đà gây áp lực lên khớp háng cũng là nguyên nhân gây nên những cơn đau nhức hông.

Theo thống kê thì những người lao động chân tay, thừa cân, mang đa thai hoặc có tiền sử đau hông sẽ rất dễ mắc phải tình trạng này.

Cải thiện đau hông trái ở bà bầu.

Dù những cơn đau hông không gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé nhưng sẽ gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vì thế nếu bà bầu bị đau hông bên trái thì nên thực hiện các biện pháp sau để cải thiện:

1. Luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng

Điều này sẽ giúp cơ thể được thả lỏng một cách thoải mái. Bà bầu nên chọn các môn như bơi lội, đi bộ yoga chp bà bầu… Kết hợp massage thư giãn nhẹ nhàng, ngâm mình với nước ấm.

Việc luyện tập còn giúp kiểm soát cân nặng, giảm phù nề và tăng cường ô-xy cho cơ thể. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy vận động điều độ sẽ kích thích thai nhi thay đổi vị trí, giảm áp lực lên xương chậu.

3. Tuyệt đối không đi giày cao gót.

Điều này sẽ khiến cơ thể mất cân bằng, xương chậu nghiêng làm vùng hông bị đau. Đặc biệt nó còn gây nguy hiểm cho thai nhi nếu bị trượt ngã. Ngoài ra, bà bầu cũng không nên mang giày, dép quá chật làm sưng kẽ chân. Tốt nhất mẹ bầu nên chọn loại đế bằng, phù hợp với kích thước chân.

4. Tránh làm việc nặng.

Việc bà bầu bị đau hông phái bên trái một phần nguyên nhân là do khớp xương bị ảnh hưởng. Bởi vậy, phụ nữ mang thai không nên vận động quá mạnh, khiêng vật nặng.

5. Chế độ ăn uống giìa caxi.

Như đã nói ở trên việc thiếu canxi sẽ khiến bà bầu bị đau hông trái, khớp háng. Bởi vậy, thai phụ cần chú ý bổ sung canxi thông qua các thức ăn như tôm, cua… kèm theo các chất cần thiết như sắt, vitamin D, A, C…

Nằm xuống nghỉ ngơi, bà bầu bị đau hông trái sẽ nằm nghiêng về bên trái.

Nếu phải đứng liên tục thì nên dồn trọng tâm vào một chân rồi thay đổi liên tục khi mỏi.

Đi bộ nhẹ nhàng vào buổi tối để tránh đau hông lúc ngủ.

Thay đổi tư thế ngủ nghiêng về bên phải, kết hợp kê gối nhỏ ở vùng hông.

Dùng đai hỗ trợ nâng bụng để giảm áp lực lên vùng hông.

Sử dụng gạc ấm đắp lên vùng hông bị đau.

Thực hiện các bài tập thể dục giảm đau hông theo hướng dẫn của chuyên gia.

Nếu bà bầu bị đau hông trái quá nặng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau.

Những biểu hiện bất thường khi đau hông trái.

Tuy bà bầu bị đau hông bên trái là biểu hiện bình thường. Nhưng trong 3 tháng đầu một số trường hợp đau hông kèm các biểu hiện sau cần được xem là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm:

Đau hông trái dữ dội, cơn đau xuất hiện liên tục, xâm lấn sang vùng bụng trên hoặc dưới.

Chảy máu âm đạo.

Phần thắt lưng bị mỏi, khó chịu.

Thường xuyên chóng mặt, mệt mỏi.

Không cảm nhận được sự xuất hiện của thai nhi.

Vì vậy, khi bà bầu bị đau hông trái và kèm theo những biểu hiện trên cần được theo dõi, thực hiện các biện pháp chữa trị kịp thời để giúp cải thiện tình trạng sớm nhất.

Bà Bầu Bị Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Tháng Đầu Có Nguy Hiểm Không?

Bà bầu bị đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu có nguy hiểm không? Trong những tháng đầu mang thai, không ít mẹ bầu cảm thấy đau lâm râm ở vùng bụng dưới. Nhiều người cho rằng đây là dấu hiệu nguy hiểm, cảnh báo nguy cơ sảy thai cao. Tuy nhiên, hiện tượng đau bụng khi mang thai tháng đầu có bình thường hay bất thường còn tùy thuộc vào tính chất đâu và các dấu hiệu đi kèm.

1/ Đau bụng dưới khi mang thai như thế nào là bình thường?

Theo các chuyên gia, vào tháng đầu, hiện tượng đau bụng lâm râm khi mang thai là hoàn toàn bình thường. Đây là dấu hiệu cho thấy thai đang làm tổ. Đặc biệt vào những tuần đầu, cảm giác tưng tức càng rõ rệt hơn, khi thai đang tìm cách bám vào tử cung. Đau bụng dưới cũng có thể bị gây ra bởi cơn ốm nghén.

Thông thường, tình trạng này kéo dài âm ỉ khoảng 2-3 ngày, cảm giác đau không tăng lên, nhưng có xu hướng giảm đi. Trong 10 phụ nữ mang thai, hết 9 người sẽ xuất hiện cảm giác này khi thai bắt đầu đào sâu vào lớp niêm mạc tử cung để làm tổ.

Bước vào những tháng sau, khi thai lớn hơn, cảm giác đau bụng vẫn có thể xuất hiện. Nguyên nhân thường là do sự căng cơ và dây chằng, do phải nâng đỡ tử cung đang ngày càng lớn. Thông thường, mẹ bầu hay cảm thấy đau bụng khi ho, ngồi xổm hoặc đứng dậy. Hơn nữa, cảm giác đau cũng xuất hiện vào tháng cuối trước sinh do dịch vị tăng, bị đầy bụng.

2/ Khi nào đau bụng lâm râm là thất thường?

Mặc dù đau bụng lâm râm khi mang thai tháng đầu là dấu hiệu bình thường, nhưng không phải nó không tiềm ẩn những rủi ro nguy hiểm, nhất là khi đi kèm những triệu chứng sau. Bạn nên đi thăm khám ngay lập tức để được theo dõi và chữa trị kịp thời:

Đau bụng dữ dội kèm theo tình trạng ra máu đen lợn cợn như bã cà phê, đi ngoài, buồn nôn, ói mửa, choáng váng, mệt mỏi, suy kiệt do chảy máu trong, ngất xỉu. Tất cả những dấu hiệu này cho thấy rất có thể mẹ bầu đang chửa ngoài dạ con.

Đau bụng từng cơn, cảm giác đau không có xu hướng giảm dần, nhưng lại tăng lên, khoảng cách cơn đau càng lúc càng dồn dập và đột ngột biến mất. Kèm theo đó là hiện tượng ra máu tươi kèm máu cục. Đây là những dấu hiệu của hiện tượng dọa sảy và sảy thai. Mẹ bầu sẽ hết đau bụng khi thai hoàn toàn bị đẩy ra khỏi buồng tử cung.

Ở những tuần đầu tiên của thai kỳ, hầu như thai phụ nào cũng có cảm giác đau tức ở vùng bụng dưới. Đây là hiện tượng bình thường, thai phụ không cần lo lắng. Bởi đây là dấu hiệu thai đang tìm cách làm tổ trong buồng tử cung. Ngoài cảm giác bị đau bụng dưới, thai phụ sẽ có thêm cảm giác chóng mặt và buồn nôn, nôn ọe.

Khi thai lớn hơn 1 chút, cụ thể vào vào khoảng 1 – 3 tháng đầu, cảm giác đau này sẽ dữ dội hơn. Nguyên nhân là do sự căng cơ và dây chằng vì phải nâng đỡ thai nhi đang ngày càng lớn trong buồng tử cung. Triệu chứng đau này sẽ tăng lên khi thai phụ ngồi xổm, đứng dậy đột ngột hoặc ho. Bên cạnh đó, cơn đau vùng bùng dưới cũng có thể xuất hiện vào những tháng cuối của thai kỳ. Và đó là do dịch vị trong dạ dày tá tràng tăng. Tuy nhiên, hiện tượng bị đau bụng dưới khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những biến chứng thai kỳ nguy hiểm mà thai phụ không biết. Chẳng hạn:

– Thai ngoài tử cung: Đau vùng bụng dưới bên trái khi mang thai là dấu hiệu đầu tiên của biến chứng thai ngoài tử cung. Trong trường hợp này, thai phụ sẽ thấy đau dữ dội hoặc từ cơn, âm đạo chảy máu bất thường, kèm theo nôn mửa dữ dội.

– Dọa sảy thai: Trong trường hợp này, do cổ tư cung co bóp mạnh nên thai phụ sẽ thấy vùng bụng dưới đau theo từng cơn, kèm theo co giật, bụng dưới nặng trĩu, và âm đạo chảy máu cục to.

– Tiền sản giật: Đau bụng dưới liên tục, kèm theo huyết áp tăng, chân tay và cơ thể bị phù nề là những biểu hiện của biến chứng này. Trường hợp này rất nguy hiểm, có thể khiến cả thai phụ và thai nhi tử vong, do đó khi gặp những dấu hiệu này thì cần đến gặp bác sĩ ngay lập tưc.

– Khác: Bên cạnh những biến chứng này, thì bong nhau, đau ruột thừa khi mang thai, mang thai kèm theo khối u, sảy thai, hoặc động thai,…cũng là những biến chứng thai kỳ có biểu hiện là đau vùng bụng dưới.

Tóm lại, bị đau bụng dưới khi mang thai là hiện tượng nguy hiểm. Thai phụ và gia đình nên hết sức lưu tâm, nếu thấy những cơn đau bụng dưới kéo dài và đi kèm với những dấu hiệu bất thường như xuất huyết âm đạo, cơ thể phù nề, ngất, nôn mửa dữ dội,…thì cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu để muộn, tình mạng thai phụ và thai nhi sẽ bị đe dọa.Mẹ – Bé – Tags: bà bầu bị đau bụng