Top 9 # Xem Nhiều Nhất Bà Bầu 34 Tuần Mệt Mỏi Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Tobsill.com

Bà Bầu 34 Tuần Mệt Mỏi, Đau Bụng Xử Lý Thế Nào?

Home/Mang thai/Bà bầu 34 tuần mệt mỏi, đau bụng xử lý thế nào?

Bà bầu 34 tuần thường có dấu hiệu mệt mỏi, đau bụng là do thai nhi đã lớn nên các cơ và dây chằng phải chịu một lực nặng hơn. Do đó, mẹ bầu cần đi đứng nhẹ nhàng, nằm nghiêng về bên trái và nghỉ ngơi hợp lý.

Bà bầu 34 tuần có những thay đổi gì về sinh lý?

Khó ngủ: Bà bầu gần như là không thể nằm sấp và lại không nên nằm ngửa, vì thế lựa chọn duy nhất là nằm nghiêng một bên. Vấn đề là bạn chỉ có hai bên để thay đổi vì thế bạn sẽ cảm thấy đau ở hông và đùi. Hãy chất những chiếc gối êm ái xung quanh mình, và nên tìm mua một chiếc chăn độn bông để lót dưới ga trải giường. Cách này khá hữu hiệu cho giấc ngủ của bạn.

Đi vệ sinh nhiều hơn: tử cung của bạn bây giờ lớn đến nỗi bàng quan không kịp chứa nhiều nước đã vội giục bạn phải giải quyết rồi. Tránh việc ngồi bật dậy đột ngột khi đang nằm, phải để cho huyết áp bạn có thời gian tự điều chỉnh và bạn phải tìm mọi cách để hạn chế hết sức nguy cơ bị té ngã trong bóng tối.

Bạn nên khám thai hàng tuần để kiểm tra nước tiểu, huyết áp, cân nặng, và kích thước tử cung, lượng nước ối và kích thước nhau thai. Bác sĩ sẽ cho bạn biết ngày dự sinh trong thời gian này.

Cảm nhận rõ ràng về sự cử động của con: hãy dành cho mình những khoảng tĩnh lặng trong ngày, và trong những lúc này, bạn hãy vén áo lên và ngắm nhìn những chuyển động trong bụng mình.

Xương chậu của bạn bắt đầu tách và hở hơn ra trong những tuần cuối này, khiến bạn cảm thấy rất đau nhức. Bạn thường vô thức đặt tay lên lưng dưới, lên bụng, lên hông, và còn nhăn nhó nữa. Tắm nước ấm, xoa bóp và dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi phù hợp.

Nếu hiện tại em bé đã chúi đầu xuống xương chậu thì bạn sẽ thấy dễ thở hơn. Phổi và cơ hoành của bạn đã có thể giãn nở ra một chút và dịch chuyển dần về vị trí cũ.

Bé đã nặng khoảng 2.2 kg và dài khoảng 45 cm ở tuần này. Nếu bây giờ bé ra đời, bé sẽ không cần chăm sóc đặc biệt nữa và đã có thể tự hô hấp rồi. Tuy nhiên, có khả năng bé sẽ có chút vấn đề với việc bú sữa.

Ruột của bé chứa đầy phân, một hợp chất dinh dính như nhựa, màu đen, và chất này sẽ khiến ruột hoạt động lần đầu tiên trong đời. Một số em bé sẽ thải số phân này ngay trong bụng mẹ, và điều này có nghĩa là bé có chút vấn đề. Nếu tình huống này xảy ra, nước ối sẽ bị bẩn và chuyển từ màu trong sang màu pha xanh. Nếu bạn bị vỡ ối và bạn biết được điều này, bạn cần báo ngay cho bác sĩ hoặc hộ sinh của bạn.

Khung xương của em bé là một kết cấu phức tạp, và sẽ không hợp nhất lại khi chưa đủ tuần tuổi. Khi em bé sinh ra, khung xương bé nhất thiết phải xốp và uốn theo hình dáng ống dẫn thai của người mẹ. Nếu bạn mang thai lần đầu, thì lúc này đầu của em bé có thể đã bắt đầu chúi xuống vùng xương chậu của bạn.

Ở tuần 34 này, em bé sẽ dịch chuyển vào tư thế sẵn sàng để chui ra. Không còn đủ không gian trong tử cung để xoay trở nhiều, và cử động của em bé bị hạn chế. Nếu đến giờ mà em bé vẫn chưa chịu nằm chúc đầu xuống, thì bạn cần phải hỏi ý kiến bác sỹ hoặc hộ sinh của bạn.

Bà bầu 34 tuần thường hay mệt mỏi, đau bụng?

Việc xác định đau bụng dưới khi mang thai có nguy hiểm hay không tùy thuộc rất lớn vào các triệu chứng hoặc dấu hiệu đi kèm. Do đó, mẹ bầu cần cẩn thận quan sát để xác định vấn đề.

Vào tuần thứ 34, em bé của mẹ đã rất lớn và tất nhiên, các cơ cùng với dây chằng phải “hợp lực” với nhau để có thể nâng đỡ một khối lượng “khổng lồ” như thế. Do bị kéo dãn ra quá nhiều nên mẹ sẽ cảm thấy khu vực bụng của mình bị đau, mệt mỏi đây là điều hiển nhiên, chỉ khi mẹ không thấy đau mới là điều bất thường đấy.

Khi mẹ chuyển động như đứng ngồi hoặc vận động nặng sẽ có cảm giác mệt mỏi, đau bụng dưới rõ rệt hơn những lúc nằm và ngồi. Hoặc khi mẹ bị ho hoặc tác động mạnh lên cơ thể cũng sẽ khiến mẹ bị đau.

Tuy nhiên, nếu những cơn đau bụng có kèm theo những dấu hiệu “đáng ngờ” như cơn đau kéo dài và đau dữ dội, có chảy máu âm đạo, có giật và kèm theo sốt cao thì thai phụ cần nhanh chóng đi gặp bác sĩ và đến các cơ sở y tế gần nhất để khám và can thiệp kịp thời.

Bà bầu 34 tuần mệt mỏi, đau bụng xử lý thế nào?

Nên chú ý đứng lên ngồi xuống nhẹ nhàng. Đây cũng là một bài tập mà mẹ bầu có thể áp dụng để tập quen dần với những cơn đau. Tuy nhiên, mẹ không nên quá lạm dụng nó trong thời gian dài, mỗi ngày chỉ dành từ 4 đến 5 phút để tiến hành thao tác này mà thôi, khi cảm thấy đau nhói, mẹ cần nghỉ ngơi để giảm bớt sự khó chịu.

Khi đang nằm trên giường hoặc trên ghế, thai phụ hãy chú ý nằm nghiêng người và dậy từ từ. Dùng tay làm điểm tựa. Điều này sẽ giúp giảm áp lực cho cơ bụng dưới. Tránh việc ngồi dậy đột ngột, nó có thể khiến mẹ bị lật ngửa hoặc tạo sức ép cho thai nhi.

Nếu tính chất công việc buộc mẹ phải ngồi hoặc đứng nhiều thì mẹ nên tranh thủ thư giãn các cơ bằng cách thường xuyên di chuyển nhẹ nhàng. Đây là cách tốt nhất giúp thai phụ giảm stress cũng như giúp cơ thể mẹ không bị tê liệt, hỗ trợ lưu thông các mạch máu tốt hơn.

Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và đồ mát.

Cần kiêng các món cay và nồng vì chúng có thể là nguyên khiến mẹ bị đau dày dày và khó tiêu. Điều này cũng khiến mẹ bầu dễ bị đau bụng dưới hơn.

Nếu những cơn đau vượt ra ngoài sức chịu đựng của mẹ, mẹ có thể đến gặp bác sĩ để trò chuyện về vấn đề này và bác sĩ sẽ kê cho mẹ những loại thuốc giảm đau. Mẹ nên nhớ là tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc, vì các loại thuốc giảm đau có thể chứa một số chất gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Ngoài ra, trong khoảng thời gian này, mẹ không nên di chuyển xa, vì kể từ tuần thứ 34 trở đi, em bé có thể “đòi ra” bất cứ lúc nào đấy.

Từ khóa:

thai 34 tuần

thai 34 tuần gò nhiều

thai 33 tuần nặng bao nhiêu kg

thai 34 tuần là bao nhiêu tháng

thai nhi 34 tuần đạp nhiều

thai 34 tuần bị đau bụng dưới

đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối

Thai Nhi 30 Tuần Tuổi: Mẹ Dễ Mệt Mỏi, Cáu Giận

Tác giả bài viết: Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung – Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Thai nhi 30 tuần tuổi nặng khoảng 1,32kg (kích thước cỡ bằng một cây bắp cải cỡ lớn), chiều dài của con ước chừng khoảng 40cm.

Thai nhi bao quanh bởi hơn 700ml nước ối, nhưng thể tích nước sẽ giảm khi con lớn hơn và chiếm nhiều chỗ hơn trong tử cung của mẹ. Thị lực của bé tiếp tục phát triển, tuy nhiên có vẻ như em bé không thích điều đó, bởi thậm chí sau khi sinh ra, bé sơ sinh vẫn nhắm nghiền mắt để ngủ gần như cả ngày. Khi em bé mở mắt, mắt con sẽ phản ứng lại với sự thay đổi ánh sáng nhưng chỉ đạt 1/20 thị lực, nghĩa là bé chỉ nhận ra các vật cách con vài chục cm (mức thị lực thông thường ở người lớn sẽ là 20/20).

Xem video: Cuộc sống của thai nhi 3 tháng cuối

Cuộc sống mẹ bầu 30 tuần thay đổi thế nào?

Vào giai đoạn này, thai phụ thường cảm thấy có chút mệt mỏi, đặc biệt là chứng khó ngủ, mất ngủ. Bà bầu cũng sẽ cảm thấy vụng về hơn lý do là bởi không chỉ cơ thể mẹ tăng cân, mà trọng lượng thai đang dồn xuống bụng làm thay đổi trọng lượng cơ thể mẹ. Thêm vào đó, hormone trong cơ thể mẹ thay đổi cũng làm cho dây chằng trở lên lỏng lẻo hơn, vì vậy các khớp xương cũng mất đi phần vững chắc, điều đó làm mất sự cân bằng của cơ thể bà bầu.

Ngoài ra, việc dây chằng giãn ra có thể khiến cho chân thai phụ bị phù lên, vì vậy mẹ nên mua những đôi giày có kích cỡ rộng với đế giày thấp để cảm thấy thoải mái hơn. Ngoài ra, sự kết hợp những triệu chứng khó chịu và những thay đổi về hormone có thể dẫn tới việc những cảm xúc lên xuống thất thường.

Kiến thức cho mẹ: Tìm hiểu về những nỗi lo khi sinh con

Vào giai đoạn này, rất nhiều mẹ lo lắng về chuyện sinh con như:

Tôi có thể chịu đựng được con đau đẻ không?

Một số thai phụ chọn đẻ không đau bằng cách gây tê màng cứng nhưng cũng có rất nhiều bà mẹ sinh con mà không cần sự hỗ trợ của thuốc. Họ chấp nhận sự đau đớn, khó chịu và họ học các kĩ năng để kiểm soát cơn đau đó. Việc tham gia các lớp tiền sản được tổ chức tại các bệnh viện có thể giúp các thai phụ biết cách hít thở và cách rặn khi sinh. Với sự chuẩn bị và giúp đỡ đúng cách, một số bà mẹ đã nhận thấy sinh con tự nhiên là hoàn toàn có thể.

Câu trả lời này còn phụ thuộc vào sức khỏe thai kỳ của bạn đặc biệt là một vài tuần trước khi sinh nở. Bạn có thể phải sinh mổ nếu sức khỏe bạn không cho phép đẻ thường hoặc thai nhi có bất cứ vấn đề gì như ngôi thai ngược hoặc em bé quá lớn… Bạn nên nghe theo chỉ định của bác sĩ theo dõi và đỡ đẻ cho bạn để có ca sinh an toàn nhất.

Việc mẹ cần làm khi mang thai 30 tuần

– Lên lịch khám thai tuần 32 – tuần thai quan trọng

– Chọn bác sĩ đỡ đẻ

– Chọn nơi sinh phù hợp với nơi ở của mẹ bầu, tình trạng thai kỳ của bạn, điều kiện kinh tế của bạn, có được cơ quan bảo hiểm y tế (mà bạn đăng ký) chấp nhận thanh toán hay không.

– Lên kế hoạch sắm đồ sơ sinh cho con

Nguồn: http://khampha.vn/me-va-be/thai-nhi-30-tuan-tuoi-me-de-met-moi-cau-gian-c32a661499.html

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung (Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh) (Khám Phá)

Để Bà Bầu Không Mệt Mỏi Chờ Khám Thai

Có thể nói việc khám thai, siêu âm thai tại những bệnh viện phụ sản tuyến đầu chưa bao giờ dễ dàng. Có không ít bà bầu ngán ngẩm cảnh phải “bế bụng” xếp hàng dài khám thai.

Các bà bầu chen chúc, xếp hàng từ sáng sớm để khám thai là hình ảnh không hề hiếm gặp tại các bệnh viện. Thời gian chờ đợi cùng các thủ tục hành chính lấy đi không ít thời gian và sức lực của các bà mẹ.

Chính từ thực trạng đó, đã có những dịch vụ khám thai trọn gói ra đời. Nhiều mẹ bầu đã dùng dịch vụ chăm sóc khám thai trọn gói như là một giải pháp để tiết kiệm thời gian, giảm mệt mỏi và căng thẳng trong thai kỳ.

Để được yên tâm và an toàn tuyệt đối trong suốt thai kỳ, vợ chồng anh Tùng (Hà Đông, Hà Nội) đã quyết định đăng ký dịch vụ khám thai trọn gói. Anh cho biết, dịch vụ này khiến vợ chồng tôi an tâm hơn vì bé được theo dõi, chăm sóc có hệ thống ngay từ trong bụng mẹ.

Với gói khám thai đi theo chuẩn quốc tế, mẹ và bé sẽ kiểm soát được trọn vẹn từng tuần tuổi, sự lớn lên trong môi trường an toàn nhất. Đây cũng là gói khám mà các nước trên thế giới đang áp dụng cho các bà mẹ mang thai.

– Ở tam cá nguyệt thứ nhất (từ 5-12 tuần): bà bầu cần siêu âm và các xét nghiệm cần thiết để xác định sự có mặt bình thường của thai trong tử cung; đánh giá thể lực của người mẹ để có những tư vấn phù hợp về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt; đồng thời xác định và sàng lọc dị tật (nếu có).

– Bước sang tam cá nguyệt thứ hai (từ 13-24 tuần), các xét nghiệm sinh hóa máu, nước tiểu và siêu âm có tác dụng theo dõi sự phát triển của bào thai và sức khỏe của người mẹ.

– Tam cá nguyệt thứ ba (từ tuần thai thứ 25-40), kết quả thăm khám sẽ giúp tiên lượng được cuộc đẻ, bác sỹ chuyên khoa sẽ đưa ra lời khuyên cho mẹ bầu và người nhà phối hợp thực hiện để cơn chuyển dạ được an toàn “mẹ tròn con vuông”.

Bên cạnh việc được khám thai theo kỳ hẹn, các mẹ bầu còn được tư vấn, chăm sóc thai đặc biệt bởi các y bác sĩ sản phụ khoa có nhiều năm kinh nghiệm ở những vấn đề sau:

– Dinh dưỡng thai nghén;

– Sinh hoạt, lao động khi mang thai;

– Những dấu hiệu bất thường khi mang thai;

– Sử dụng thuốc khi mang thai;

– Vệ sinh thai nghén;

– Chuẩn bị cho cuộc sinh và dấu hiệu chuyên dạ;

– Nuôi con sữa mẹ;

– Những dấu hiệu nguy hiểm của bé sơ sinh cần trợ giúp;

– Tư vấn nơi sinh an toàn cho mẹ và con.

– Hướng dẫn tắm bé trong tháng đầu

Khắc Phục Sự Mệt Mỏi Của Bà Bầu Nơi Công Sở

Khi mang thai tốc độ làm việc không được như trước, bạn nên nghỉ giải lao vài phút sau mỗi giờ làm

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều biến đổi về nội tiết. Có người cảm thấy mệt mỏi, chỉ muốn nghỉ ngơi. Ngược lại, nhiều người rất khỏe, làm đến cận ngày sinh. Vậy giải pháp nào giúp các thai phụ làm việc thật hiệu quả?

Làm việc trong thai kỳ khiến các bà mẹ tương lai đối mặt với nhiều khó khăn. Vài bí quyết sau giúp bạn vượt qua những vấn đề thường gặp để làm việc hiệu quả và không mệt mỏi.

– Xoa dịu những cơn buồn nôn: Trong 14 tuần đầu mang thai, phụ nữ thường bị buồn nôn khi tiếp xúc với một số mùi hoặc thức ăn. Tốt nhất, nên tránh xa khu vực căng-tin hoặc những mùi khó chịu. Khi có cảm giác buồn nôn, hãy nhâm nhi chút thực phẩm chứa hàm lượng carbohydrate cao như snack, bánh quy… Ngậm viên kẹo the, nhấm nháp chút trà sâm hoặc nhấp vài giọt chanh cũng giúp thai phụ khống chế tình trạng này.Ngoài ra, uống quá ít nước cũng là nguyên nhân gây buồn nôn. Vì thế, nên thường xuyên bổ sung nước cho cơ thể. Buổi sáng, bạn tranh thủ dậy sớm, sắp xếp mọi việc để thong thả hơn trước khi ra khỏi nhà. Vội vã sẽ khiến bạn mệt mỏi và tăng tình trạng buồn nôn.–– Năng lượng trong ngày sẽ có lúc trồi sụt bất thường: Nếu bạn thường mệt mỏi khi chiều về, nên sắp xếp thực hiện những việc quan trọng vào buổi sáng. Lưu ý khi cử động: Do tính chất công việc, đôi khi bạn phải đứng ngồi lâu hoặc di chuyển liên tục. Những tư thế trên gây không ít phiền toái cho bà bầu. Chống lại cảm giác mệt mỏi: Khi mang thai, phụ nữ khó duy trì tốc độ làm việc suốt ngày như trước. Để không ảnh hưởng đến tiến độ chung, nên nghỉ giải lao khoảng vài phút sau mỗi giờ làm. Hãy nhắm mắt và thả lỏng cơ thể, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu.

Hãy chú ý những điều sau:

– Nếu công việc đòi hỏi phải ngồi liên tục, sau 1,5 – 2 giờ, thai phụ nên đi tới, đi lui khoảng 3 – 5 phút. Khi ngồi, nhớ thả lỏng tay, đặt chiếc gối mềm sau lưng. Cách này giúp giảm áp lực lên lưng khi trọng lượng cơ thể ngày càng tăng. Ngoài ra, có thể đặt chân lên chiếc hộp hoặc ghế để thoải mái hơn.– Nếu bạn phải di chuyển hoặc đứng nhiều, các cơ sẽ căng, thường bị chuột rút hoặc tê chân. Để khắc phục, thai phụ nên đứng trên một chân trụ. Chân kia đặt lên ghế hoặc hộp cứng, sau đó đổi chân. Nên mang giày thấp, mềm, vừa vặn.– Khi cần cúi xuống hoặc nhấc đồ vặt, bạn nên khuỵu một bên gối, không cúi gập người. Sau đó, từ từ dùng tay lấy đồ và đứng lên bằng lực ở tay, chân chứ không phải từ lưng, Hạn chế xoay vặn mình khi đang thao tác. Nếu cần nhấc vật nặng, nên nhờ người khác làm giúpLưu ý: Khi mang thai, bạn hãy thông báo với sếp, đồng nghiệp càng sớm càng tốt, ít nhất trong 15 tuần đầu. Đồng thời, nên cho biết thời gian nghỉ sinh để cấp trên sắp xếp công việc khi bạn vắng mặt. Họ có thể giúp bạn hiểu hơn về chế độ thai sản, nghỉ phép để đi khám định kỳ… Điều này rất quan trọng để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. .

(Theo TT & GĐ)